Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62: Mẹ hiền dạy con - Nguyễn Đình Thành – Giáo viên trường THCS Trần Phú

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Giúp học sinh hiểu được thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh tử. Hiểu cách viết truyện gắn với cách viết kí, viết sử thời trung đại.

2.Tích hợp với phân môn tiếng việt ở khái niệm: tính từ và cụm tính từ. Tập làm văn ở các kỹ năng viết bài văn kể chuyện sáng tạo ngắn.

3. Giáo dục H qua nội dung ý nghĩa của bài học.

II. CHUẨN BỊ.

 

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. Kể lại truyện con hổ có nghĩa ở ngôi thứ nhất? Cảm nhận của em về con hổ, người kiếm củi tên Mỗ và về bà đỡ Trần? Tại sao tác giả không chọn con sói con sư tử

3. Bài mới. Đây là một truyện trong sách Liệt nữ truyện. Tức là truyện về các bậc liệt nữ (người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng) của Trung Quốc xưa được Ôn Như Nguyễn văn ngọc và Tử An Trần Lê Nhân chọn dịch in trong sách Cổ học tinh hoa (tinh hoa của văn học cổ). Được tái bản nhiều lần. Riêng truyện này đã nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 62: Mẹ hiền dạy con - Nguyễn Đình Thành – Giáo viên trường THCS Trần Phú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2007 Ngày dạy: /12/2007 Tiết 62 Mẹ hiền dạy con I. mục tiêu bài học  1.Giúp học sinh hiểu được thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh tử. Hiểu cách viết truyện gắn với cách viết kí, viết sử thời trung đại. 2.Tích hợp với phân môn tiếng việt ở khái niệm: tính từ và cụm tính từ. Tập làm văn ở các kỹ năng viết bài văn kể chuyện sáng tạo ngắn. 3. Giáo dục H qua nội dung ý nghĩa của bài học. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kể lại truyện con hổ có nghĩa ở ngôi thứ nhất? Cảm nhận của em về con hổ, người kiếm củi tên Mỗ và về bà đỡ Trần? Tại sao tác giả không chọn con sói con sư tử… 3. Bài mới. Đây là một truyện trong sách Liệt nữ truyện. Tức là truyện về các bậc liệt nữ (người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng) của Trung Quốc xưa được Ôn Như Nguyễn văn ngọc và Tử An Trần Lê Nhân chọn dịch in trong sách Cổ học tinh hoa (tinh hoa của văn học cổ). Được tái bản nhiều lần. Riêng truyện này đã nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc cũng như ở nước ta. Giáo viên đọc mẫu một đoạn gọi 2, 3 học sinh đọc tiếp theo giải từ khó trong chú thích? Học sinh chú nghe và đọc tiếp theo cô I. Đọc, kể, giải từ, bố cục truyện * Đọc * Giải từ Tìm một số từ đồng âm "tử"? -Tử: Thầy: Mạnh tử, Khổng tử - Con: Thiên tử, Phụ tử - Chết: Bất tử, Tử sĩ… ? Bố cục truyện? (kể theo mạch thời gian -5 sự việc chính) * Bố cục: 5 sự việc chính II. Hướng dẫn tìm hiểu truyện Lập bảng tóm tắt? giáo viên kiểm tra bài soạn ở nhà của lớp. Nếu sai hoặc thiếu thì bổ sung? Tổ trưởng báo cáo bảng tóm tắt Gọi 2 học sinh đọc bảng đó? ? Vì sao Mạnh tử hồi nhỏ cứ ở đâu lại bắt chước cách sống ở đó? Hs suy nghĩ độc lập trả lời * Mạnh tử lúc bé: luôn bắt chước cách sống vì Mạnh tử nói riêng và trẻ em nói chung còn ngây thơ, luôn bắt chước, không phân biệt tốt xấu- các hoạt động đều là rập khuôn máy móc à nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ thành quen và thành tính cách con người ? Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì ? * Ba sự việc đầu: chọn môi trường sống có lợi tránh bất lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Hãy tìm một vài câu tục ngữ có nội dung tương ứng? Thảo luận nhóm- trả lời tự do Gần mực thì đen, gần….ở bầu thì… Đi với bụt mặc…. Tóm tắt sự việc thứ tư? ? Lần nay bà mẹ đã làm gì với con? Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình với con? Hs suy nghĩ trả lời * Lần 4: nói dối Sửa sai: đi mua thịt cho con ăn Không chỉ nghĩ mà bà còn sửa chữa bằng cách nào? ? ý nghĩa ở sự việc thứ tư là gì? Giáo viên kể chuyện Tăng Sâm (sgk) Hs trả lời -àý nghĩa: không được dạy con nói dối, phải dạy chữ tín - đức tính thành thật. Sự việc gì xảy ra ở lần cuối cùng? Làm thế nào để con thấm thía bài học Hs suy nghĩ trả lời * Lần 5: Bà không giảng giải, khuyên ngăn nhiều lời à bà mẹ thông minh, hiền từ mà nghiêm khắc đã chọn một biện pháp bất ngờ và quyết liệt: Cắt tấm vải bà đang dệt. ? Hành động và lời nói đã thể hiện động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con ? Hs độc lập suy nghĩ - trả lời câu hỏi Vì thương con, muốn con nên người nên: + Thái độ: rất cương quyết, dứt khoát, không một chút nương nhẹ. + Tính cách: quyết liệt + Tác dụng: hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở thành bậc "Đại hiền". ? Qua đây, em hình dung ra mẹ Khổng tử là người như thế nào ? Hs suy nghĩ à Mẹ Khổng Tử: Thông minh, khéo léo tinh tế trong việc dạy dỗ giáo dục con. * Bài học trong việc dạy con Có thể rút ra bài học gì về phương pháp giáo dục trẻ em của nhà giáo dục cổ đại Trung Hoa ấy? + Kết hợp giữa tình thương, tâm lí trẻ thơ + Tạo môi trường g.dục phù hợp đối tượng + Trước hết phải dạy đạo đức-à dạy con lòng say mê học tập + Kiên trì, khéo léo, nói đi đôi với làm Hsinh nói tóm tắt ghi nhớ (153) Hs nói tóm tắt + Giáo dục bằng nêu gương, bằng hành động vừa dịu dàng vừa cương quyết. * Ghi nhớ (sgk 153) III. Luyện tập (Học sinh về nhà làm) Học sinh khá giỏi: viết một đoạn văn ngắn thể hiện niềm cảm phục của em với bà mẹ. Dặn dò: Làm bài, học bài. Chuẩn bị bài sau: tính từ và cụm tính từ. Ngày soạn: 17/12/2007 Ngày dạy: /12/2007 Tiết 63 Tính từ và cụm tính từ I. mục tiêu bài học. 1.Giúp học sinh nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản, cấu tạo của cụm tính từ * Tích hợp với phần văn ở bài "Mẹ hiền dạy con",Tập làm văn ở bài "Kể chuyện tưởng tượng" 2. Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại, phân tích tính từ và cụm. Sử dụng tính từ và cụm để đặt câu và dựng đoạn. 3. Có ý thức sử dụng tính từ và cụm tính từ trong việc viết văn. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Cho động từ - Phát triển thành đoạn - Thành câu? Nêu rõ 3 phần cụm? Vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ ? cho một ví dụ? 3. Bài mới. Tìm tính từ trong các câu (153) Học sinh suy nghĩ trả lời I. Cụm động từ là gì? Ví dụ 1: tính từ (153) a) Bé; oai b) Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi… Giáo viên gợi ý để học sinh kể thêm một số tính từ? Học sinh trả lời Ví dụ khác: a) Chỉ màu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng.. b) Chỉ mùi vị: Chua, cay, mặn, ngọt.. c) Chỉ hình dáng: gày gò, lừ đừ, thoăn thoắt… So sánh với động từ? Về khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp? Học sinh suy nghĩ Động từ Tính từ Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn .. Kết hợp tốt Kết hợp tốt Hãy, đừng, chớ .. Kết hợp tốt Còn hạn chế Làm chủ ngữ Giống nhau Giống nhau Làm vị ngữ Phổ biến Hạn chế * Ghi nhớ (154) Gọi học sinh tóm tắt ghi nhớ (154) Học sinh tóm tắt ghi II. Các loại tính từ Những từ nào (ví dụ 1) có khả năng và (không có khả năng) kết hợp với các từ chỉ mức độ? Có thể thảo luận nhóm -àđại diện 2 nhóm lên bảng ghi * Từ chỉ mức độ kết hợp VD:rất bé, rất oai Tính từ chỉ đặc bé lắm, oai lắm điểm tương đối * Từ không kết hợp VD: rất vàng hoe Tính từ chỉ đặc hơi vàng ối điểm tuyệt đối. Nhắc lại hai loại tính từ để rút ra ghi nhớ (154) Học sinh đọc * Ghi nhớ (154) Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ: Học sinh vẽ III. Cụm tính từ Mô hình cấu tạo cụm tính từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau trước 1 trước 2 Trung tâm 1 Trung tâm 2 sau 1 sau 2 vốn đã rất yên tĩnh nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không Phụ ngữ trước chỉ cái gì? Tìm thêm ví dụ:"không, chưa, "… -àChỉ quan hệ thời gian, tiếp diễn tương tự, mức độ, đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. * Phụ ngữ sau chỉ cái gì? tìm thêm ví dụ: "như" -à Biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất. Gọi học sinh tóm tắt ghi nhớ * Ghi nhớ : (155) IV/ Luyện tập Bài 1 (155) tìm cụm tính từ: * Sun sun như con đỉa * Chẵn chẵn như cái đòn càn * bè bè như cái quạt thóc * sừng sững như cái cột đình * tun tủn như cái chổi sể cùn + Các tính từ đều là từ láy tượng hình, gợi hình ảnh. Hình ảnh mà các từ láy đó gợi ra đều là những vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một sự vật lớn lao, mới mẻ như con voi. + Đặc điểm chung của 5 ông thầy: nhận thức hạn hẹp, chủ quan. Bài 3 (155) so sánh cách dùng động và tính từ. * gợn sóng êm ả * nổi sóng * nổi sóng dữ dội * nổi sóng mù mịt *giông tố kinh khủng kéo đén, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Các động từ và tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn…để biểu hiện sự thay đổi của cá vàng trước những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. Bài 4(156) Quá trình thay đổi từ không đến có rồi lại từ có trở lại không.. * Cái máng lợn đã sứt -à mới -à sứt mẻ * một túp lều nát -à nhà đẹp -à lâu dài to lớn-à cung điện nguy nga -à lều nát. Hướng dẫn học bài ở nhà : Học kỹ bài Chuẩn bị bài sau: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Ngày soạn: 17/12/2007 Ngày dạy: /12/2007 Tiết 64 Trả bài tập làm văn số 3 I. mục tiêu bài học. 1. Trả bài, nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh qua bài viết số 3. 2. Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu khi viết văn tự sự kể truyện đời thường. 3. Có ý thức rèn luyện, biết suy nghĩ, đào sâu kiến thức để viết được một bài văn hay. II. chuẩn bị. - Sổ lớp, sổ điểm cá nhân. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại đề bài, nêu lại định hướng bài làm của mình. 3. Bài mới. A. Định hướng dàn ý. 1. Về hình thức. - Bài viết có bố cục 3 phẩn rõ ràng. đúng văn tự sự và đúng dạng văn kể chuyện đời thường. - Đúng yêu cầu của đề bài, văn phong sáng sủa, có tình cảm chân thật, không cần hư cấu, không cần tạo ra những tình tiết li kì, phức tạp. 2. Về nội dung: - H kể được về một buổi tối thứ 7 ở gia đình mình, những biểu hiện thường nhật của cuộc sống, liệt kể tất cả các chi tiết , biết chọn lọc khắc sâu những chi tiết tiêu biểu (gia đình quây quần bên mâm cơm, chị hay anh đi học về hoặc bố đi làm xa về) - Nêu được những cảm xúc chân thật, những rung động thực sự về cảnh xum họp đầm ấm của gia đình sau một tuần làm việc vất vả. - Những chi tiết nhỏ nhưng lại có tác dụng lớn như không phải học bài, được xem tivi, được bố hay anh chị cho đi chơi ….. - Những suy nghĩ cái nhân để mở ra một tuần mới. B. Nhận xét. 1. ưu điểm. - Đa phần học sinh có số gắng trong việc viết một bài văn hoàn chỉnh. - Đa số các bài viết có bố cục ba phần rõ ràng. đúng yêu cầu của đề bài - Đã khai thác được bữa cơm tối thứ bảy ở nhà, nêu được nững nhân vật chủ chốt phải có trong gia đình như ông, bà, bố, mẹ …. 2. Nhược điểm. - Còn thiếu tính sáng tạo. Những chi tiết khai thác còn quá chân thực như hiện thực tại nhà mình mà không biết hư cấu , tưởng tượng. - Không lồng vào đó những chi tiết miêu tả, biể cảm. Do đó không bộc lộ được cảm xúc của mình về bài viết. - Nhiều bài văn còn mang tính hình thức, thậm chí lấy cốt giống hệt của bạn. - Một số bài viết còn quá sơ sài, chưa có kĩ năng viết văn, thậm chí không biết viết chữ (Đông, Huy, Hải, Tuyến, Mạnh, Tuấn) C. Đọc một số bài văn mẫu, một số bài viết tốt (Trung, Dân, Dũng, Mão); đọc một số bài viết khong tốt (Dung, Đông) D. Gọi điểm. Ngày soạn: 17/12/2007 Ngày dạy: /12/2007 Tiết 65 thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng I. mục tiêu bài học 1. Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một lương y chân chính, chẳng những đã giỏi nghề nghiệp mà quan trọng hơn cả là có lòng nhân đức, khoan dung. 2. Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích truyện trung đại. 3. Qua phẩm chất vô cùng cao đẹp của lương y, giáo dục H lòng nhân ái, lòng khoan dung. II. chuẩn bị. III. tiến trình bài dạy. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện mẹ hiền dạy con trong ngôi kể thứ nhất vai bà mẹ? Vì sao mẹ Mệnh tử cũng là một đại hiền? Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con trong ngôi kể thứ nhất vài Mạnh Tử? Theo em, tác giả viết truyện này nhằm mục đích gì? 3. Bài mới. Đọc chú thích trang 163 Học sinh đọc I. Tìm hiểu về tác giả, đọc, giải từ khó, bố cục. 1.Tác giả và hoàn cảnh sáng tác. Giáo viên đọc - học sinh đọc tiếp… Xem chú thích (163) cho hs gạch sgk những ý chính Giải từ khó (17 từ). Khi giảng nên kiểm tra bất kì từ nào Hs đọc ? Chủ đề của truyện là gì? Bố cục truyện? chia làm mấy đoạn? Hs suy nghĩ trả lời Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. 2. Kể tóm tắt theo bố cục. ?Kể toán tắt đoạn Mở? Học sinh kể a) Mở truyện….trọng vọng: Giới thiệu tên, chức vụ, công đức cụ lương y. ?Tóm tắt đoạn thân? b) Thân:….mong mỏi. Diễn biến câu chuyện qua một tình huống gay cấn thử thách. ?Kể đoạn cuối c) Kết: hạnh phúc chân chính lâu dài của gia đình vị lương y. II. Tìm hiểu truyện ?Tác giả giới thiệu vị lương y họ Phạm ntn? bằng giọng điệu lời văn ntn? (Trang trọng, thành kính, ngợi ca)? Hs suy nghĩ trả 1) Vị lương y họ Phạm * Được người đời trọng vọng Vì sao vị lương y được người đời trọng vọng? Trọng vọng? tìm từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa (kính phục, nể trọng)? Học sinh chia nhóm thảo luận * Công lao: + Không tiếc tiền bạc, của cải, tích thuốc để chữa giúp người nghèo. ? Kể những hành động để nói lên công lao của cụ? Đại diện nhóm lên trả lời + Không kể phiền hà chữa bệnh cho người nghèo ngay tại nhà và coi đó là việc thường ngày. ? Nhưng có một tình huống đặc biệt của cụ được cháu ngoại kể rất tỉ mỉ - đó là gì? Hs trả lời + Cứu sống hàng ngàn người trong nhiều năm đói kém ? Kể lại đoạn truyện một cách diễn cảm? Hs kể 2. Tình huống đặc biệt ? Trước cách xử sự của Thái y, thái độ của viên sứ giả Anh Vương diễn biến ntn? đã đặt Cụ trước sự lựa chọn ntn? Sự lựa chọn đó đã nói lên phẩm chất gì. Học sinh suy nghĩ trả lời - Đi chữa bệnh cho người dân thường trước rồi mới chữa cho bậc quý nhân.-à khằng định quyết tâm chủ kiến của mình dù là bị đe doạ, cảnh cáo mắc tội khi quân. ? Thái độ của vua diễn biến ra sao trước cách xử sự của Thái y? Vua là người ntn? (Lúc đầu tức giận, về sau nghe Thái y tường trình thì ca ngợià vua nhân đức và sáng suốt). ? Thái y đã xử sự lại ntn?Kết quả ra sao (lấy tấm lòng chân thành để giải trình thuyết phục vua à thắng lợi của y đức của bản lĩnh của lòng nhân ái và trí tuệ Hs trả lời à* Quyền uy không thắng nổi y đức * Coi tính mạng của người bệnh quan trọng hơn tính mạng mình. * Câu nói: "Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảng khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát…"thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử. - Lời văn kết thúc truyện nói về con cháu của Thái y cùng sự ngợi khen dựa trên thuyết nhân quả và theo quan niệm truyền thống của dân tộc:ở hiền gặp lành đã tạo nên sự thăng hoa cho y đức của cụ Theo em cách kể chuyện xây dựng nhân vật hấp dãn người đọc ở những điểm gì? (truyện ca ngợi vị lương y nhằm giáo dục con cháu và người đọc phải tu dưỡng đạo đức. Hấp dẫn người đọc ở sự chân thật giản dị) * Ghi nhớ (165) III. Luyện tập: bài 1 (165) so sánh -à tất cả đều thống nhất ở việc đề cao y đức lên trên hết, trước hết đối với tất cả những ai trong nghề chữa bệnh cứu người. Bài 2 (165) có hai cách dịch Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Đúng nhưng chưa đủ, dễ hiểu vì chỉ có tấm lòng tốt mà không giỏi nghề thì có thể giết oan người Chú trọng đến y đức và cả chuyên môn nghề nghiệp -àvừa giỏi nghề vừa nhân ái.

File đính kèm:

  • docvan 6 (5).doc