Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7, 8 - Làm văn: Tìm hiểu chung về văn tự sự

LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS nắm vững thế nào là văn tự sự vai trò của phương thức này trong cuộc sống và giao tiếp

- Tích hợp với phần Văn bản qua Thánh Gióng,với Tiếng Việt qua bài Từ mượn

- Bước đầu rèn kỹ năng nhận nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học

- Giáo dục cách cách sắp xếp các sự việc theo trật tự nhất định

B.CHUẨN BỊ:

- 1 số văn bản tự sự

- Chuẩn bị các nội dung bài học

C. LÊN LỚP:

 1.On định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 7, 8 - Làm văn: Tìm hiểu chung về văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Ngày soạn: 07/09/07 Tiết: 7,8 Ngày dạy: 11/09/07 LÀM VĂN: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS nắm vững thế nào là văn tự sự vai trò của phương thức này trong cuộc sống và giao tiếp - Tích hợp với phần Văn bản qua Thánh Gióng,với Tiếng Việt qua bài Từ mượn - Bước đầu rèn kỹ năng nhận nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học - Giáo dục cách cách sắp xếp các sự việc theo trật tự nhất định B.CHUẨN BỊ: - 1 số văn bản tự sự - Chuẩn bị các nội dung bài học C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh - GV gọi HS đọc các ví dụ SGK - Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì?và người kể phải làm gì? - HS người nghe muốn biết một câu chuyện, một nhân vật, sự việc - Người kể phải nói rõ câu chuyện đó, nhân vật đó, sự việc đó. - Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, người kể phải nói, kể những việc làm tốt của Lan, về cách đối xử tốt với bạn bè, về sự cố gắng của Lan trong học tập và lao động… có thế người nghe mới hiểu Lan là người tốt - Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, truyện cho ta biết những điều gì? - HS thảo luận trả lời: - Liệt kê các chuỗichi tiết trong truyện (từ chi tiết mở đầu đến chi tiết kết thúc) - Qua đó cho ta biết truyện thể hiện nội dung chủ yếu gì? - Truyện Thánh Gióng thể hiện chủ đề gì? - Từ thứ tự các sự việc đó em hãy suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là gì? - HS trả lời: Chuyển tiết 8 - HS đọc mẩu chuyện: Ong già và thần chết: - Cho biết phương thức tự sự thể hiện như thế nào?câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì? - Bài thơ sau đây có phải tự sự không? Vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng - HS kể lại câu chuyện dựa vào bài thơ; thông qua những diến biến chính. - Hai văn bản SGK có nội dung tự sự không?vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì? - Hai văn bản đều có nội dung tự sự với ý nghĩa kể chuyện, kể việc, - Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử Nội dung bài học I/Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ: 1.Ví dụ: SGK - Người nghe muốn biết một câu chuyện, một nhân vật, sự việc - Người kể phải nói rõ câu chuyện đó, nhân vật đó, sự việc đó. - Người kể phải nói, kể về những việc làm tốt của Lan, cách đối xử với bạn bè… thì người nghe mới hiểu Lan là người tốt 2.Ví dụ 2: - Truyện Thánh Gióng - Chi tiết mở đầu: vợ chồng ông lão nghèo đã về già mà vẫn không có con - Diễn biến câu chuyện: - Bà vợ giẫm phải vết chân lạ - Thụ thai khác thường - Gióng ra đời 3 năm không biết nói, biết cười - Nghe tiếng sứ giả reo, câu nói đầu tiên là đòi đánh giặc - Cả làng giúp đỡ Gióng, lớn nhanh, phi thường, đánh giặc - Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí đuổi giặc đến chân núi Sóc Sơn, - Thắng giặc, bay về trời - Chi tiết kết thúc: sự tích tre đằng ngà, làng cháy - Chủ đề: tinh thần đoàn kết đánh giặc giữ nước của người Việt cổ II/LUYỆN TẬP 1.Đọc chuyện: - Phương thức tự sự trong truyện: - Kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba - Y nghĩa:ca ngợi trí thông minh biến báo, linh hoạt của ông già, cầu được ước thấy 2. Đọc bài thơ: - Đó chính là bài thơ tự sự, vì diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc - Mục đích chế diễu tính tham ăn của mèo, đã khiến mèo tự sa vào bẫy của chính mình. 3.Hai văn bản SGK a.Huế khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba b.Người Au Lạc đánh tan quân xâm lược: - Hai văn bản đều có nội dung tự sự với ý nghĩa kể chuyện, kể việc, tự sự ở đây có vai trò giới thiệu tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử 4. Củng cố – Dặn dò: - Thế nào là văn tự sự? Đặc điểm của văn tự sự? - Giải thích vì sao người Việt thường cho rằng mình thuộc dòng dõi con rồng cháu tiên? - Về nhà học bài, soạn bài Sơn tinh thủy tinh ------------------------------------------------------@------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 2 TIET 7,8.doc