Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 97 đến 110 năm 2012

A. mục tiêu cần đạt:

ã Củng cố, kiểm tra kiến thức từ đầu học kỳ II

ã Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn, dùng từ

B. Chuẩn bị của GV- HS:- Giáo viên: Soạn đề, đáp án

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ôn tập của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra giấy làm bài của hs

3. Bài mới :

* Hoạt động 1: Giáo viên đọc đề , chép lên bảng

- Hs chép vào giấy kiểm tra

A . Đề bài :

1. Chép thuộc lòng đoạn thơ “ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ :

“ Anh đội viên thức dậy

.

Bác nhón chân nhẹ nhàng “

Hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của anh đội viên trong đoạn thơ ?(Nêu cảm nhận khái quát )

2. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lừo em cho là đúng nhất .

a) Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ?

- Không nên bắt nạt người yếu hơn mình để rồi ân hận .

- Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn mình .

- Không nên ích kỷ chỉ biết mình mà không giúp người yếu hơn .

- Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình .

b) Hình ảnh “ Những cây tô mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước “ có ý nghĩa ntn ?

A. Tả cảnh thiên nhiên ở đoạn sông qua thác .

B. Tả cảnh thiên nhiên ở hai bờ đoạn sông qua thác .

C. Vừa miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vỹ oai nghiêm , vừa biểu hiện tâm trạng hào hứng , phấn chấn và mạnh mẽ của con người đã vượt qua thác ghềnh nguy hiểm tiếp tục đưa con thuyền tiến về phái trước .

D. Báo hiệu thuyền đã vượt qua thác dữ .

2. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi “ /

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 97 đến 110 năm 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :02/02/2012 Tiết 97 : kiểm tra văn A. mục tiêu cần đạt: Củng cố, kiểm tra kiến thức từ đầu học kỳ II Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn, dùng từ B. Chuẩn bị của GV- HS:- Giáo viên: Soạn đề, đáp án - Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ôn tập của giáo viên. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra giấy làm bài của hs 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giáo viên đọc đề , chép lên bảng - Hs chép vào giấy kiểm tra A . Đề bài : Chép thuộc lòng đoạn thơ “ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ : “ Anh đội viên thức dậy …………………….. Bác nhón chân nhẹ nhàng “ Hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của anh đội viên trong đoạn thơ ?(Nêu cảm nhận khái quát ) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lừo em cho là đúng nhất . Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ? Không nên bắt nạt người yếu hơn mình để rồi ân hận . Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn mình . Không nên ích kỷ chỉ biết mình mà không giúp người yếu hơn . ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình . Hình ảnh “ Những cây tô mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước “ có ý nghĩa ntn ? Tả cảnh thiên nhiên ở đoạn sông qua thác . Tả cảnh thiên nhiên ở hai bờ đoạn sông qua thác . Vừa miêu tả cảnh thiên nhiên hùng vỹ oai nghiêm , vừa biểu hiện tâm trạng hào hứng , phấn chấn và mạnh mẽ của con người đã vượt qua thác ghềnh nguy hiểm tiếp tục đưa con thuyền tiến về phái trước . Báo hiệu thuyền đã vượt qua thác dữ . Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi “ / B/ Biểu điểm : Chép thuộc đầy đủ , chính xác đoạn thơ ( 2 đ) Sai 1 tiếng trừ 1/4 đ / sai 1 câu trừ 1/2 đ Sai 10 từ trở lên không cho điểm . Cảm nhận : 2 đ Bác Hồ như một người cha hiền từ , chăm sóc đàn con một cách ân cần chu đáo.(1 đ ) Nêu những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương , sự chăm sóc chu đáo ( 1 đ) Mỗi câu đúng cho 1,5 đ a) D b) C 3. Viết đoạn văn ( 3 đ ) - Đúng hình thức đoạn văn : đue số câu , các câu liên kết chặt chẽ ( 1 D ) - Đúng nội dung : + Đáng trách + Đã biết hối hận => sẽ trở thành người tốt ( 2 đ ) GV : giám sát , động viên hs làm bài - Hướng dẫn về nhà :- Tự đánh giá kết quả bài làm kiểm tra của mình . - Ôn tập lý thuyết văn miêu tả giờ sau trả bài kiểm tra bài số 5 *********************************** Ngày soạn : 02/02/2012 Tiết 98 : trả bài làm văn tả cảnh (viết ở nhà) A/ Mục tiêu : Giúp học sinh nhận rõ ưu , nhược điểm trong bài viết của mình , các em sẳ chữa và củng cố thêm lý thuyết về văn miêu tả . Rèn kỹ năng nhận xét , quan sát , so sánh miêu tả . B/ Chuẩn bị : Chấm bài , hệ thống những ưu điểm , nhược điểm trong bài viết của học sinh . C / Tiến trình : 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu phương pháp bài văn tả cảnh 3. Bài mới : I / Gọi hs đọc đè bài -> ghi lên bảng ? Đọc đề bài ? Nêu yêu cầu của đề bài Thể loại : tả cảnh sinh hoạt Đối tượng : Giờ ra chơi trên sân trường II / Nhận xét chung : 1. Ưu điểm : Nhìn chung hs nắm được cách làm một bài văn miêu tả cảnh gắn với sinh hoạt . - đã làm nổi bật cảnh thiên nhiên , sinh hoạt của con người trong giờ ra chơi taịo sân trường . - Một số em biết quân sát chọn lọc hình ảnh , biết liên tưởng sử dụng hình ảnh nhân hoá trong bài viết . Đi sâu miêu tả những chi tiết tiêu biểu nổi bật . - Đa số học sinh viết bài có bố cục 3 phần rõ ràng đúng theo yêu cầu dàn ý của bài miêu tả cảnh . 2. Tồn tại : - Nhiều em chưa biết chọn lọc hình ảnh , miêu tả chung chung , dàn chải , miêu tả có tính chất nửa vời làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán . - Mốt số bài viết quá sơ sài , lôn xộn , lan man , từ dùng thiếu chính xác . - Cá biệt có bài bố cục chưa rõ ràng , chữ viết cẩu thả , trình bày bẩn , mắc lỗi dùng từ , lỗi câu . III / Kết quả : Khá , giỏi : Trung bình : Yếu : Kém : - Hướng dẫn - Tự chữa lỗi mắc phải trong bài viết . ********************************** Ngày soạn : 03/02/2012 Tiết 99 : Văn bản lượm (Tố Hữu) A. mục tiêu cần đạt:- Nắm được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật - Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự B. Chuẩn bị của GV- HS:- Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, - Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ :? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Đêm nay bác không ngủ ”. Hình ảnh Bác hiện lên qua bài thơ như thế nào? 3. Bài mới : Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế quê hương đánh Pháp, tình cờ gặp cậu bé Lượm – chú bé liên lạc, nhí nhảnh, vui tươi. ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên chiến trường công tác. Xúc động nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục, Tố Hữu viết bài thơ tự sự ghi lại chuyện này. Bài thơ được in năm 1949, sau đưa vào tập thơ Việt Bắc (1946 –1954) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung ? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu? ? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? I . Giới thiệu chung : - Tố Hữu ( Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920, mất cuối năm 2002. - Là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. - Bài thơ được sáng tác năm 1949 Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản II . Tìm hiểu văn bản : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung GV : Bài thơ theo thể thơ gì? Tìm một bài thơ cùng thể thơ? GV : Chia bố cục? Nội dung từng phần? HS : chia làm 3 phần GV : Ngay từ đầu tác giả giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ để rồi giới thiệu hình ảnh Lượm hồn nhiên có ý nghĩa gì? HS : Gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt và thời gian ngắn ngủi, tác giả vẫn kịp nhận ra chú bé Lượm đáng yêu, hồn nhiên. Điều đó cho thấy hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả. GV : Hình ảnh Lượm được miêu tả tập trung ở những câu thơ nào? Qua những sự kiện gì? Tại sao khi miêu tả trang phục chỉ miêu tả xắc và calô? HS : Đó là những trang phục riêng, đặc sắc của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến làm công tác liên lạc. GV : Dáng điệu của Lượm được đặc tả bằng những từ ngữ nào? Nhận xét? GV : Đọc những câu thơ miêu tả cử chỉ của Lượm. Nhận xét về Lượm? GV : Nhận xét chung về hình ảnh Lượm? Cảm nghĩ của em? HS : Đọc những khổ thơ tiếp. So sánh nhịp điệu với những khổ thơ đầu tiên ? Tác dụng của sự thay đổi ? à Giảng : Nếu ở 5 khổ thơ đầu nhà thơ miêu tả hình ảnh Lượm hông nhiên thì đến phần sau, sự hi sinh dũng cảm của Lượm càng khiến người đọc yêu mến cảm phục. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế, Lượm ơi ! Câu thơ bị ngắt làm đôi diễn tả sự đau đớn tột độ như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ GV : Hoàn cảnh lần này thế nào? Lượm hiện lên ra sao? GV : Đọc khổ thơ nói về sự hi sinh của Lượm. Đó là sự hi sinh như thế nào? Hình ảnh Lượm ra sao? Bình : Lời thơ như tiếng nấc nghẹn ngào. Hình dung lại mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy. Lượm đã hi sinh thật anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên : Sự hi sinh của Lượm thật cao đẹp. Không dừng lại lâu ở niềm xót thương, nhà thơ đã cảm nhận sự hi sinh của Lượm thật thiêng liêng, cao cả như một thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao trùm quanh em và linh hồn bé nhỏ đó đã hoá thân vào với cỏ cây, thiên nhiên, đất nước. GV : Mở đầu phần cuối là một câu hỏi : “ Lượm ơi! Còn không? ”. Hãy tìm câu trả lời trong bài thơ? HS : Ngay sau câu hỏi là câu trả lời : “ chú bé loắt choắt -- vàng”. Hai khổ thơ trở lại với hình ảnh Lượm ở đoạn đầu chính là một lời khẳng định : Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương đất nước. GV : Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm? Bài thơ gây ấn tượng sâu sắc về Lượm – một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, dũng cảm, Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mọi thế hệ Việt Nam. GV : Nhận xét về thể thơ, từ ngữ? Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. GV : Sự linh hoạt về kiểu câu có tác dụng gì? Một số câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách đậm nét. GV: Nhận xét về các cách gọi tên nhân vật Lượm? Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện những sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể và nhân vật Lượm. H: đọc phần ghi nhớ Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập HS suy nghĩ viết đoạn văn rồi trình bày trước lớp. Đọc và tìm hiểu chung. a. Đọc: b.Tìm hiểu thể thơ: Thơ 4 chữ, nguồn gốc từ thể vè dân gian (vè con dao, nu na nu nống) c) Bố cục : 3 phần Từ đầu – “ đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu. Tiếp à “ giữa đồng”: chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh dũng cảm của chú bé Lượm. Còn lại : hình ảnh Lượm còn sống mãi. 2. Phân tích : a.Hình ảnh Lượm – chú bé liên lạc hồn nhiên, đáng yêu : ( Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ). - Trang phục : cái xắc xinh xinh, calo đội lệch. - Dáng điệu : loắt choắt, đầu nghênh, nghênh à nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch. - Cử chỉ : chân thoăn thoắt, như chim chích, huýt sáo, cười híp mí. à nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời. - Lời nói : “ Cháu đi liên lạc Thích hơn ở nhà” à Tự nhiên, chân thật. ố Đoạn thơ với nhịp điệu nhanh, cùng nhiều từ láy gợi hình góp phần thể hiện hình ảnh Lượm _ một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu_. b) Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng : - Hoàn cảnh : khó khăn, nguy hiểm, khẩn cấp. - Hình ảnh Lượm : dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm. - Hi sinh : dũng cảm, thiêng liêng, cao cả. c) Hình ảnh Lượm trong lòng mọi người : Hai khổ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi à khẳng định Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước. * Ghi nhớ III . Luyện tập : Viết đoạn văn miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Gợi ý : Miêu tả Không gian Thời gian Hoàn cảnh Hành động của Lượm Sự hi sinh của Lượm. 4- Dặn dò: - Học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Mưa ******************************* Ngày soạn :03/02/2012 Tiết: 100 Mưa (Trần Đăng Khoa) (Tự học có hướng dẫn) A. Mục tiêu cần đạt : - Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế con người được miêu tả trong bài thơ. - Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu nhiên nhiên, đặc biệt là phép nhân hoá. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, - Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung Học sinh tự tìm hiểu về tác giả Trần Đăng Khoa Giới thiệu về tác giả trước lớp. GV: Bài thơ viết theo thể thơ gì? Nhịp thơ? Tả cảnh gì? Giọng đọc nào phù hợp? HS: Thể thơ tự do. Nhịp ngắn, nhanh. Tả cảnh mưa mùa hạ. Giọng đọc nhanh, dồn dập. Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích. GV: Nhận xét trình tự miêu tả? GV: Bài thơ miêu tả cảnh gì? HS: Miêu tả cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. GV: Nhận xét gì về cảnh và vật được miêu tả? HS: Rất phong phú, sinh động. Tác giả không chỉ tả trực tiếp cơn mưa với sấm chớp, nước mưa mà còn tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chỉ qua những trạng thái, hoạt động này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng thật cụ thể và tác động của cơn mưa toàn bộ cảnh vật trên mặt đất. GV: Nét nghệ thuật nào nổi bật? HS: Nhân hoá. GV: Hình ảnh nhân hoá nào ấn tượng nhất với con? Phân tích giá trị? HS: lựa chọn. Phân tích. GV gợi ý: “ông trời- Mặc áo giáp đen- Ra trận…” đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương GV: Nhận xét về khả năng quan sát cảm nhận, tưởng tượng của tác giả? HS: Khả năng quan sát, cảm nhận chính xác, tinh tế với tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên, trẻ thơ; sự tưởng tượng, liên tưởng pgong phú, mạnh mẽ, bất ngờ, hợp lí. (Học sinh lấy ví dụ từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như các tai cỏ gà rung lên để nghe ngóng; cành tre, lá tre rung mạnh trong gió được so sánh với việc gỡ mái tóc rối). GV: Cuối bài thơ xuất hiện hình ảnh gì? Con người hiện lên qua những câu thơ ấy như thế nào? I- Đọc và tìm hiểu chung Thể thơ tự do; câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh, dồn dập diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt của cơn mưa rào mùa hạ. Trình tự: thời gian và các hành động, trạng thái của sự vật, loài vật từ lúc sắp mưa đến trong cơn mưa. II- Phân tích Nội dung: Bài thơ miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cưn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật trước và trong cơn mưa. Nghệ thuật Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác. Tài năng quan sát và miêu tả tinh tế. Nhiều động từ mạnh, từ láy gợi hình gợi cảm cao được sử dụng hợp lý. Câu thơ ngắn, nhịp nhanh dồn dập. Hình ảnh ẩn dụ khoa trương à Làm nổi bật tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, sưc mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ con người. 4- Dặn dò:- Học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị bài: Hoán dụ. ************************* Ngày soạn :03/02/2012 Tiết 101 : Tiếng việt hoán dụ A. Mục tiêu cần đạt: - Nắm được khái niệm hoán dụ và các kiểu hoán dụ. - Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ… - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là ẩn dụ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng? Có mấy kiểu ẩn dụ? 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu hoán dụ là gì? Học sinh đọc ví dụ. Những từ in đậm chỉ ai? áo nâu, áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai? ? Giữa áo nâu với nông thôn, áo xanh với thị thành có mối quan hệ gì? VD: - Đầu xanh – tuổi trẻ. - Đầu bạc – tuổi già. - mày râu - đàn ông. - má hồng - đàn bà. -> Quan hệ này là quan hệ khách quan ( tất yếu) Khác mối quan hệ trong phép ẩn dụ: quan hệ chủ quan dựa trên phép tương đồng, không tất yếu. ? So sánh cách diễn đạt ở ví dụ 1 với cách diễn đạt sau? - Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đứng lên. -> Cách diễn đạt này chỉ thông báo sự kiện không có giá trị biểu cảm. Vậy thế nào là hoán dụ? Tác dụng của hoán dụ? Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu hoán dụ. H: Đọc ví dụ 1 ? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến sự vật nào? đó là mối quan hệ gì? H: đọc ví dụ b. ? Một và ba gợi cho em liên tưởng đến cái gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào? VD: Em đã sống bởi vì em đã thắng! Cả nước bên em quanh giường nệm trắng Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa Sông thu bồn giọng hát đò đưa - Tố Hữu- ? Xác định và chỉ rõ mối quan hệ của phép hoán dụ? - Cả nước: Quan hệ vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. ? Có mấy kiểu hoán dụ? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập So sánh ẩn dụ và hoán dụ?HS trả lời : Giống : gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. Khác : ẩn dụ : quan hệ tương đồng Về hình thức: có hàng râm bụt. Về cach thức Về phẩm chất: thuyền về có nhớ Về cảm giác: thấy nắng giòn tan VD: Con sóng giữa lòng sâu Con sóng trên mặt nước ơi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được. - Xuân Quỳnh - I . Hoán dụ là gì? 1. Ví dụ: áo nâu liền với áo xanh. 2. Nhận xét. áo nâu – nông dân áo xanh – công nhân quan hệ gần gũi thành thị - người sống ở thành thị quan hệ gần - Cách diễn đạt này có giá trị biểu cảm cao. ố Hoán dụ * Ghi nhớ Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó. Tác dụng : Tăng sức gợi hình, gợi cảm. II. Các kiểu hoán dụ : 1. Ví dụ:a) Bàn tay ( một bộ phận của cơ thể) dùng để thay thế cho người lao động nói chung. à Quan hệ bộ phận – toàn thể a/một, ba ( số lương cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung.) à Quan hệ cụ thể – trừu tượng b/đổ máu ( dấu hiệu thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát ) được dùng chỉ chiến tranh. à Quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật. c/Nông thôn – những người sống ở nông thôn. Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng. *Ghi nhớ. III. Luyện tập :Bài tập 1: Làng xóm – người nông dân à vật chứa đựng - vật bị chứa đựng mười năm – thời gian trước mắt trăm năm – thời gian lâu dài à cái cụ thể – cái trừu tượng áo chàm – người dân Việt Bắc à dấu hiệu của sự vật – sự vật trái đất – nhân loại à vật chứa đựng – vật bị chứa đựng Bài tập 2 SGK * 84 HS kẻ bảng so sánh: Giống-khác-cho ví dụ Hoán dụ : quan hệ gần gũi. Bộ phận với toàn thể Vật chứa với vật bị chứa. Dấu hiệu: Sự vật. Cụ thể – trìu tượng. Ví dụ: Cả làng quê đường phố Cả lớn nhỏ gái trai Đám người đi càng dài Càng dài càng đông mãi. - Thanh Hải- 4- Dặn dò - Hệ thống kiến thức toàn bài. - Chuẩn bị bài Tập làm thơ bốn chữ. ******************************** Ngày soạn:05/02/2012 Tiết 102 : Tập làm văn tập làm thơ bốn chữ A. mục tiêu cần đạt: - Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ - Nhận diện được thể thơ này khi đọc và học thơ ca. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung Hoạt động 1: kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm thơ bốn chữ Phân tích đoạn thơ mẫu: Chú bé/ loắt choắt(VL, trắc) Cái xắc/ xinh xinh (VL, bằng) Cái chân/ thoăn thoắt(VL,T) Cái đầu/nghênh nghênh(VC,B) Ca lô/ đội lệch (VL/T). Mồm huýt/sáo vang(VC/B) Như con chim chích (VC/T) Nhảy trên đường vàng(VC/B). Học sinh đọc thêm một vài bài thơ, đoạn thơ bốn chữ, kể ra các chữ cùng vần. Chỉ ra vần chân : hàng – trang núi – bụi Vần liền : đoạn 2 Vần cách: đoạn 1 Chữa lỗi sai : sưởi – canh đò – sông Học sinh đọc thơ đã làm ở nhà GV : Theo em, để làm được thơ 4 chữ cần chú ý những gì? Bài tập : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp về thanh điệu và đảm bảo nội dung. Mỗi mùa xuân đến Lộc biếc chồi xanh Sương đọng ( long lanh) Ngàn hoa khoe sắc Ngày hè ( rực nắng ) Phượng đỏ rợp trời Trống trường nghỉ ngơi Ve ngân tiếng hát Thu sang ( dịu mát ) Thoang thoảng hương nhài Chiếc lá thuộc bài Rơi trong ( trang vở ) Đông sang bỡ ngỡ Từng bước sụt rùi Ngõ trúc ( bờ tre ) Vàng rơi sắc lá Bốn mùa sắc lạ Bốn mùa hương quen ước mình là hạt ươm lên bốn mùa ? Từ bốn đến sáu học sinh đọc đoạn thơ 4 chữ của mình đã làm ở nhà, tự mình phân tích. H: nhận xét, sửa chữa. G: Sửa lại. I . Kiểm tra phần chuẩn bị: II. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ: * Yêu cầu : 1 . Nội dung : định viết về vấn đề gì? đối tượng noà ? 2 . Nghệ thuật : - Nhịp: chẵn đều 2/2. - Vần: Kết hợp các kiểu vần chân , lưng, bằng, chắc, liền cách. + Vần lưng: còn gọi là “yêu vận” là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ. VD: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa Một buổi trưa nắng dài bãi cát. - Tố Hữu- + Vân chân còn gọi là “cước vận” vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng dấu sự kết thúc của dòng thơ. VD: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi + Vần liền là vần được gieo liên tục ở các dòng thơ VD:Nghé hành nghé hẹ Nghé chẳng theo mẹ Thì nghé theo đàn Nghé chớ đi càn Kẻ gian nó bắt. - Đồng dao- + Vần cách: Là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ. VD:Cháu đi đường cháu Chú lên đường ra Đến nay tháng sáu Chợt nghe tin nhà Tập làm thơ bốn chữ Thực hành :Học sinh tự sáng tác khổ thơ. Sau đó trình bày trước lớp - HS nhận xét - GV : đánh giá, xếp loại Bài làm của học sinh : Bốn mùa Mỗi mùa xuân đến Chim hót líu lo Chấp chới cánh cò Trên đồng lúa mát Ve ngân tiếng hát Chào đón mùa hè Gió thổi hàng me Đung đưa dưới nắng Mùa thu lá rụng Rơi khắp vườn nhà Cúc đã nở hoa Trăng soi vằng vặc Thời gia sẽ nhắc Mùa đông đến rồi Vắng bóng mặt trời Hàng cây trụil lá Bốn mùa hoa nở Bốn mùa hương bay Bởi mùa yêu dấu Chúng ta tường ngày. 4- Dặn dò - Nắm được đặc điểm của thơ bốn chữ. - Làm bài thơ bốn chữ gồm 10 câu. **************************** Ngày soạn : 05/02/2012 Tiết 103- 104 : Văn bản cô tô - Nguyễn Tuân - A. Mục tiêu cần đạt:- Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. - Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả. B. Chuẩn bị của GV- HS: - Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, - Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc bài thơ “ Lượm”. Hình ảnh Lượm hiện lên trong bài thơ như thế nào? ? Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ. 3. Bài mới : Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô - tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn Nguyễn Tuân thu nhận được qua chuyến ra thăm đảo Hoạt động của thầy và trũ Nội dung Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chung H: Đọc phần chú thích sao. ? Em hãy giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Tuân? I . Giới thiệu chung: 1. Tác giả - Nguyễn Tuân ( 1910 –1987), Quê ở Hà Nội. - Cây bút tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt, là nhà văn nổi tiếng về thể tuỳ bút. 2. Tác phẩm- Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản II . Đọc và tìm hiểu bố cục: Hoạt động của thày và trũ Nội dung GV : Hướng dẫn đọc : Câu văn của NT thường dài, khó đọc. Khi đọc cần ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn. H: Giải thích các từ khó. GV : Chia bố cục ra làm mấy phần ? nội dung từng phần? HS : 3 phần: Phần 1 : Từ đầu à “ mùa sóng ở đây.” Phần 2 : Tiếp à “ là là nhịp cánh” Phần 3 : Còn lại. 1.Đọc 2.Giải thích từ khó Thể loại : ký ( thuộc kiểu văn bản tự sự ) 3.Bố cục : 3 đoạn Đoạn 1 : vẻ đẹp, trong sáng của đảo Cô Tô sau cơn bão Đoạn 2 : bức tranh tuyện đẹp của cảnh mặt trời mọc trên biển. Đoạn 3 : Cảnh sinh hoạt buổi sáng sớm trên đảo. III- Tìm hiểu văn bản : Hoạt động của thầy và trũ Nội dung Đọc đoạn 1 : GV : Đây là bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão. Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả ? GV : Những hình ảnh ấy gợi lên với màu sắc như thế nào? nhận xét về từ ngữ được sử dụng ( từ loại? Tác dụng? ) GV: Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời, biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Song có lẽ ấn tượng nhất là cảnh mặt trời mọc trên biển ( giáo viên đọc đoạn tiếp ) ? Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được quan sát và miêu tả theo trình tự nào? GV : Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh thế nào? Đọc câu văn miêu tả? GV : Mặt trời được miêu tả như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? à Hình ảnh so sánh giàu chất tạo hình và hài hoà màu sắc khiến mặt trời sáng rực lên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ vĩ. GV : Ngoài ra, bầu trời, chân trời được miêu tả ra sao? GV : Cảnh mặt trời mọc được liên tưởng với hình ảnh nào ? à Liên tưởng độc đáo, từ ngữ hình ảnh vừa trang trọng vừa nên thơ tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ, đường bệ, phồn thịnh và bất diệt. ? Sau khi mặt trời mọc, có hình ảnh gì xuất hiện trên bầu trời? ? Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả? * Qua đoạn văn này, ta thấy rõ tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả. ? Tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc như thế nào? - Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo rình mặt trời lên. ? Qua hành động đó ta thấy được thái độ gì của tg đối với thiên nhiên? G: Chúng ta vừa tìm hiểu cảnh bình minh trên đảo Cô Tô, vậy con người và cuộc sống nơi đây như thế nào chúng ta sang phần 3... GV : Để miêu tả hình ảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn đã chọn điểm không gian nào ? HS : Cái giếng nước ngọt giữa đảo. GV : Tại sao chọn cái giếng để miêu tả cảnh sinh hoạt? Cảnh sinh hoạt diễn ra như thế nào? HS : Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước, là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo : đông vui, tấp nập, bình dị, GV : Trong con mắt tác giả, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt? HS : Đông vui, tấp nập, thân tình. ? Trong bài ký có xuất hiện một anh hùng lao động của đảo, đó là ai? Và anh đang làm gì? GV : Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt … gợi cho con cảm nghĩ gì về cuộc sống con n

File đính kèm:

  • docNGU VAN 6 (tiet 97-110).doc
Giáo án liên quan