Giáo án Ngữ văn 6 - Trọn bộ năm 2008 - 2009

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng,kì ảo của hai truyện.

- Kể được hai truyện.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên : - Soạn bài.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài trước.

- Tài liệu, đồ dùng học tập: bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con trai chia tay nhau lên rừng, xuống biển (hoặc tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu).

2. Học sinh:

- Soạn văn bản (phần đọc và hiểu văn bản).

- Tập đọc, kể, tóm tắt truyện.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra vở, SGK, vở bài soạn:

3. Bài mới: giáo viên giới thiệu bài:

 

 

doc160 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trọn bộ năm 2008 - 2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 – BÀI 1 Tiết 1- VĂN BẢN: CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên và Bánh chưng, bánh giầy. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng,kì ảo của hai truyện. - Kể được hai truyện. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên : - Soạn bài. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài trước. - Tài liệu, đồ dùng học tập: bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con trai chia tay nhau lên rừng, xuống biển (hoặc tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu). Học sinh: - Soạn văn bản (phần đọc và hiểu văn bản). - Tập đọc, kể, tóm tắt truyện. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra vở, SGK, vở bài soạn: Bài mới: giáo viên giới thiệu bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng *HĐ1: Giúp học sinh hiểu sơ lược về khái niệm “Truyền thuyết”. ? Em hiểu “Truyền thuyết” là loại truyện ntn. (Lớp chọn giảng thêm SGV/35). *HĐ 2: Đọc, kể văn bản - Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm. ? Em có thể chia truyện thành mấy đoạn (3 đoạn). Giáo viên nhận xét, góp ý cách đọc. ? Em hãy kể tóm tắt truyện ? Các em lưu ý thêm chú thích 1, 2, 3, 5, 7. *HĐ 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản ? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ của Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng. ? Em hiểu “Ngủ tinh”, “Hồ tinh”, “Mộc tinh” là loài vật ntn. ? Qua đó em thấy tài năng và công việc của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa ntn. - Giáo viên: Quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang đời sống của người Việt, khai phá vùng biển, rừng, đồng bằng. ? Em thấy việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ? Việc sinh nở của Âu Cơ ntn ? Em hiểu từ “khôi ngô” ntn? Đặt câu có từ “khôi ngô” ? Sự kỳ lạ của việc kết duyên và sinh nở ấy có ý nghĩa gì - Giáo viên: đó là sư kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên, của hai giống nòi xinh đẹp, phi thường " tự hào. ? Giờ đây em hiểu thêm về từ “đồng bào” ntn. - Giáo viên “một bọc” chuyển sang âm hán “đồng bào” cùng sinh ra trong một bào thai. “Nhiễu điều … thương nhau cùng” “Bầu ơi … chung một giàn” ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ntn và để làm gì ? Việc này có ý nghĩa ntn ?Theo em người Việt Nam là con cháu của ai ? Em hiểu ntn là chi tiết tưởng tượng kì ảo và vai trò, ý nghĩa của những chi tiết này trong truyền thuyết. Giáo viên: Nt tiêu biểu SGV/38 ? Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”. - Ý nghĩa: SGV/38. *HĐ 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Ghi nhớ. - Giáo viên: Tổng kết, khái quát về đề tài, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện. *HĐ 5: Thực hiện phần Luyện tập ? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc như truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì. - Người Mường: Quả trứng to nở ra người. - Người Khơ me: Quả bầu mẹ " Sự gần gũi về cội nguồn, sự giao lưu về văn hoá giữa các dân tộc. ? Em hãy kể diễn cảm truyện - Học sinh đọc phần chú thích (*) SGK/7. - Học sinh trả lời - Một học sinh đọc truyện - Học sinh trả lời. - 3 học sinh đọc 3 đoạn theo cách chia đoạn. - 1 học sinh kể. - 1 học sinh khác nhận xét - Học sinh theo dõi nhanh theo SGK - Học sinh theo dõi nhanh SGK, phát biểu. - Học sinh trả lời theo chú thích SGK/7 - Học sinh thảo luận nhanh - Học sinh đọc đoạn 2. - Học sinh trả lời - Học sinh giải thích từ rồi đặt câu - Học sinh trả lời nhanh (lớp chọn). - Học sinh trả lời, có thể suy nghĩ để mở rộng thêm về ca dao. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Chia 4 nhóm thảo luận, 2 nhóm trả lời, 2 nhóm nhận xét, xen kẽ. - Học sinh thảo luận nhanh theo bàn " trả lời. - Học sinh đọc. - Về nhà ghi phần Ghi nhớ SGK/8 vào vở - Học sinh trao đổi nhanh, trả lời. - 1 học sinh lên bảng vừa kể theo tranh. I. Đọc - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1.Chú thích: Định nghĩa: Truyền thuyết – SGK/7. II.Tìm hiểu, phân tích tác phẩm: 1. Giới thiệu nhân vật: a. Lạc Long Quân - Mình rồng,con trai thần Long Nữ, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ diệt trừ yêu quỉ. - Dạy dỗ nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. b. Âu Cơ: - Dòng họ Thần Nông - Xinh đẹp tuyệt trần " Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ 2. Cuộc tình duyên kì lạ: a. Âu Cơ sinh con - Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, đẹp đẽ " kì lạ b. Chia nhau cai quản các phương - Năm mươi con xuống biển. - Năm mươi con lên rừng - Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau "đoàn kết, thống nhất. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/8 III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/8 IV. Luyện tập: 1/ SGK 8 4. Củng cố: “ Học sinh đọc phần “Đọc thêm” " SGK/ 8,9. 5. Dặn dò: Học thuộc định nghĩa : “truyền thuyết” và Ghi nhớ Soạn văn bản: Bánh chưng, bánh giầy Tiết 2- VĂN BẢN: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY I. Mục tiêu cần đạt: (Hướng dẫn đọc thêm) - Theo tiết 1 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn bài, dặn dò học sinh soạn, đọc, kể văn bản. - Nếu có điều kiện có thể cho học sinh xem những tranh ảnh về cảnh nhân dân ta chở lá dong,chở gạo, xay đỗ, gói bánh chưng, bánh giầy. 2. Học sinh : - Soạn kĩ phần Đọc – hiểu văn bản - Đọc kể tóm tắt tác phẩm. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là”truyền thuyết” ? Em hãy kể tóm tắt truyện “Con Rồng, cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của truyện. Bài mới: giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng *HĐ1: Học sinh đọc văn bản, tìm hiểu các chú thích khó. Tóm tắt truyện. - Giáo viên đọc mẫu văn bản - Giáo viên nhận xét ngắn gọn ? Em hãy kể tóm tắt truyện ? Nhận xét về phần kể của bạn. ? Đọc chú thích, chú ý chú thích 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, giáo viên kết hợp hỏi, phân tích trong phần Tìm hiểu văn bản . *HĐ 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận ? Vua Hùng chọn người nối dõi trong hoàn cảnh nào. ? Nhà vua chọn người nối ngôi với ý định ra sao và bằng hình thức gì. - Giáo viên: Điều vua hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài " đặc điểm của truyện cổ dân gian – giải đố là một trong những khó khăn với các nhân vật. ? Các em có hiểu ý của vua Hùng không ? Em hãy đọc thầm đoạn văn sau “Các lang ai cũng muốn…lễ Tiên Vương” ? Em hãy gọi tên chi tiết ấy và em thường gặp trong truyện nào nữa. - Chi tiết “thử tài”: truyện Tấm Cám, Em bé thông minh. ? Chi tiết thử tài có ý nghĩa gì trong các truyện dân gian - Tạo tình huống để các nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng. - Tạo sự hứng thú, hồi hộp cho người đọc, người nghe. ? Thần đã mách bảo Lang Liêu điều gì. ? Vì sao trong các con của vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ. ? Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần (tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể hoặc không tìm giúp lễ vật ngay). ? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương. ? Em hiểu nghĩa của từ “Tổ tiên”, “Tiên Vương”, “Tượng trời”, “Tượng đất”. ? Ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”. *HĐ 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần Ghi nhớ SGK/12 và yêu cầu về nhà chép vào vở, học thuộc. *HĐ 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập. ? Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy ? Đọc chuyện, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao. - Giáo viên hướng tới hai chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa. SGV/42 - 3 học sinh đọc truyện theo 3 đoạn. - 1 học sinh kể, 1 học sinh khác nhận xét. - Cả lớp cùng đọc phần chú thích. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh tranh luận nhanh, phát biểu. - Học sinh tự đọc thêm, suy ngẫm, trả lời. - Học sinh trao đổi nhanh, trả lời. - Học sinh tìm chi tiết trả lời. - Học sinh trả lời. - Học sinh suy ngẫm trả lời - Học sinh suy ngẫm trả lời. - Học sinh đọc nhanh SGK, trả lời - 4 nhóm thảo luận, 2 nhóm trả lời, 2 nhóm nhận xét. - 2 học sinh đọc - Học sinh thảo luận theo bàn, 1 học sinh lên bảng trả lời. - 3 học sinh trả lời theo sự cảm nhận, suy nghĩ của mình I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: II. Tìm hiểu, phân tích tác phẩm: 1.Câu đố của Hùng Vương - “Người nối ngôi ta, phải nối chí ta” " ý của vua Hùng: giặc trong phải đề phòng, dân ấm no ngai vàng mới vững 2. Cuộc thi tài, giải đố - Không có gì quí bằng hạt gạo, hãy lẫy hạt gạo làm bánh " Đề cao nghề nông. - Bánh hình tròn – tượng Trời. - Bánh hình vuông – tượng Đất " Lang Liêu thông minh, tài giỏi. - Tế Trời đất, Tiên Vương " Đề cao tín ngưỡng thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên. III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK/12 IV. Luyện tập: 1/12: Đề cao nghề nông đề cao sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta. - Giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. - 2/12 4.. Củng cố: ? Đọc, ghi nhớ ? Em biết truyện nào có nội dung, ý nghĩa tương tự như truyện “Bánh chưng, bánh giầy” (Nàng Út làm bánh ót). 5.. Dặn dò: Học ghi nhớ Làm bài 4, 5 SBT/ Xem trước bài : từ và cấu tạo từ Tiếng Việt Tiết 3- TIẾNG VIỆT: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt, cụ thể là: - Khái niệm về từ. - Đơn vị cấu tạo từ (tiếng) - Các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn bài, dặn dò học sinh xem bài trước - Đồ dùng dạy học: Bảng phân loại theo mẫu SGK/13 2. Học sinh: - Xem trước bài - Bút lông III. Tiến trình bài dạy: 1, 2, 3 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng *HĐ 1,2: Lập danh sách từ và tiếng trong câu, phân tích đặc điểm của từ. ? Đọc câu văn SGK/13 ? Trong văn bản nào ? Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu vừa đọc, biết rằng mỗi từ được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo ? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau. (Gợi ý: ? Mỗi loại đơn vị được dùng để làm gì ? Khi nào một tiếng được coi là một từ ? Cho ví dụ minh hoạ) ? Tiếng là gì ? Em có thể định nghĩa từ là gì ? Học sinh đọc SGK/13 *HĐ 3: Phân loại các từ ? Học sinh đọc câu văn SGK/13 ? Trong văn bản nào ? Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại. - Giáo viên treo bảng phân loại theo mẫu SGK/13 *HĐ 4: Phân tích đặc điểm của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ (phân biệt từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép). ? Quan sát trên bảng, căn cứ vào số tiếng trong mỗi từ, từ có thể chia làm mấy loại. ? Thế nào là từ đơn, từ phức. Cho thêm VD ? So sánh giữa các VD về từ ghép, từ láy em thấy giữa các tiếng trong mỗi loại có gì giống và khác nhau về mặt ý nghĩa. Gợi ý: a. (? Từ ghép được tạo ra bằng cách nào ? Từ láy) b. (? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau) ? Thế nào là từ ghép, từ láy ? Tìm hiểu thêm VD *HĐ 5: Hệ thống hoá kiến thức ? Nhắc: đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì. ? Học sinh đọc ghi nhớ 2. SGK/14 ? Đọc lại 2 ghi nhớ *HĐ 6: giáo viên hướng dẫn Luyện tập ? Học sinh đọc câu hỏi bài 1 SGK/14 ? Các từ “nguồn gốc, con cháu” thuộc kiểu câu tạo nào. ? Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc (Gợi ý: giải nghĩa từ nguồn gốc). ? Tìm thêm những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc. ? Đọc yêu cầu bài 3 ? Giáo viên nhắc lại nội dung câu hỏi ? Thi tìm hiểu nhanh các từ láy tả tiếng cười, tiếng nói, dáng điệu - Học sinh đọc - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Tiếng dùng để tạo từ. - Từ để tạo câu. - Khi một tiếng dùng để tạo từ " tiếng " câu. VD: mưa - Học sinh trả lời - Học sinh đọc (1 học sinh ) - 1 học sinh lên bảng điền từ thích hợp vào bảng phân loại còn lại điền vào SGK. - Học sinh trả lời được ngay, tìm thêm VD về từ đơn, từ phức. - Học sinh thảo luận theo nhóm. *Giống nhau: Mỗi từ có 2 tiếng trở lên, ít nhất một tiếng có nghĩa. *Khác nhau: - Từ ghép: ghép các tiếng có nghĩa. - Từ láy: chỉ 1 tiếng có nghĩa, tiếng kia láy lại. - Học sinh trả lời - Học sinh trả lời 2 học sinh đọc 1 học sinh đọc - 1 học sinh đọc - 1 học sinh trả lời miệng - Học sinh tự tra từ điển, trao đổi nhanh. - Học sinh trả lời - 1 học sinh đọc - học sinh trao đổi nhanh, đại diện 2 học sinh trả lời. - Chia 4 nhóm tìm, đại diện từng nhóm lên bảng trình bày, ,,,,, nhận xét I. Tìm hiểu bài: 1. Từ là gì: VD1: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. (12 tiếng, 9 từ) " Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 2. Phân loại: Kiểu cấu tạo từ Ví dụ TỪ ĐƠN $ 1 tiếng Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, có, và, tục… TỪ PHỨC $ 2 tiếng TỪ GHÉP $ Các tiếng q.hệ về nghĩa Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy TỪ LÁY $ Các tiếng q.hệ láy âm Trồng trọt 3.. Đơn vị cấu tạo từ là tiếng II. Bài học: Ghi nhớ III. Luyện tập: 1/14: a. Nguồn gốc, con cháu: từ ghép b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn c. Con cháu, cha mẹ, ba má, chú bác … 3/14,15: - Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp… - Chất liệu làm bánh : bánh nếp, bánh tẻ… 5/15: a. ha hả, sằng sặc, ha ha… b. khàn khan, oang oang… c. co ro, lừ đừ… 4.. Củng cố: ? Từ là gì ? Đơn vị câu tạo từ là gì ? Phân loại từ ? Cho VD minh hoạ ? Đọc thêm SGK/15 5.. Dặn dò: Học bài Làm bài 2,4 SGK/14,15 Xem trước bài tiếp theo * RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 4- TẬP LÀM VĂN GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. Mục tiêu cần đạt: - Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết. - Hình thành sơ bộ các khái niệm, văn bản, mục đích giao tiếp và phương thức biểu đạt. II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn bài - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài - Các loại văn bản khác nhau dùng làm giáo cụ trực quan. Có thể tìm một bản thông báo, bản quảng cáo đã dán nơi công cộng, có thể tìm thiếp mời, giấy mời, hoá đơn. 2. Học sinh: chuẩn bị bài, đọc kỹ trước phần Ghi nhớ III. Tiến trình bài dạy: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: ? Từ là gì ? Đơn vị cấu tạo từ là gì ? Phân loại từ ? Cho VD minh hoạ 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * HĐ 1: Gồm một chuỗi các sự việc như sau: ? Trong cuộc sống, khi có một tư tưởng, nguyện vọng (muốn khuyên nhủ, có lòng yêu mến bạn…) mà câu biểu đạt cho mọi người hay ai đó thì em phải làm thế nào. - Có thể nói một tiếng, một câu hay nhiều câu " giao tiếp. ? Giao tiếp là gì ? Đọc ghi nhớ (1) SGK/17 ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu em phải làm gì. - Sự biểu đạt đầy đủ, trọn vẹn. " tạo lập văn bản " nói có đầu có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ. ? Em hãy đọc câu ca dao SGK/16 ? Em hãy nhận xét theo các câu hỏi như sau: ? Câu ca dao sáng tác ra để làm gì ? Nó muốn nói về vấn đề gì (chủ đề). ? Nội dung của câu số 2 có làm trọn vẹn ý cho câu 1 - Hai cầu 6 và 8 liên kết với nhau ntn (về luật thơ và ý). ? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Theo em câu ca dao đó có thể coi là một văn bản chưa. ? Văn bản là gì ? Em hãy đọc Ghi nhớ 2 SGK/17 * HĐ 2: Mở rộng: hỏi các câu d, đ, e. ? Giáo viên lần lượt hỏi các câu d, đ, e SGK/16 * HĐ 3: - Giáo viên: Mỗi kiểu văn bản có những mục đích giao tiếp khác nhau. ? Học sinh nhìn nhanh SGK/16 ? Có mấy kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. ? Mục đích giao tiếp của mỗi kiểu văn bản ? Em hãy nêu VD về mỗi phương thức biểu đạt. ? Em hãy đọc ghi nhớ (2) ? Đọc lại toàn bộ phần Ghi nhớ SGK /17 * H Đ 4: Thực hiện phần bài (luyện) tập theo dõi dựa vào sách nêu câu hỏi, học sinh trả lời. ? Muốn xin phép sử dụng sân vận động thì cần có văn bản gì. ? Muốn tường thuật bóng đã thì dùng văn bản gì. *H Đ5: Thực hiện 2 bài tập trong SGK Bài tập 1 SGK/17,18 ? Em hãy đọc bài 1 ? Giáo viên nêu câu hỏi - Giáo viên xác nhận đúng, sai ?Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao - Học sinh trả lời (sẽ nói, hay viết). - 1 học sinh đọc - Học sinh suy ngẫm nhanh, trả lời. - 1 học sinh đọc - Học sinh có thể trao đổi nhanh theo nhóm, bàn rồi trả lời - Chủ đề: giữ chí cho bền - Câu 2 nói rõ thêm cho câu 1 - 1 học sinh đọc - 3 học sinh trả lời - Nhiều học sinh lấy các VD khác nhau. - 1 học sinh đọc - 1 học sinh đọc - Học sinh trả lời (hành chính công vụ) - Học sinh trả lời (tường thuật) - 1 học sinh đọc - Học sinh trả lời (5 học sinh ) I. Tìm hiểu bài: 1. Văn bản và mục đích giao tiếp Ví dụ: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. - Chủ đề: giữ chí cho bền - Vần: yếu tố liên kết - Mạch lạc: quan hệ câu sau, giải thích, làm rõ ý thêm cho câu trước. " khuyên nhủ " là một văn bản 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản a. Tự sự (lớp 6) b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Nghị luận đ. Thuyết minh e. HCCV II. Bài học: Ghi nhớ SGK /17 III. Luyện tập: 1/ SGK 17, 18: a. Tự sự b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm e. Thuyết minh 4. Củng cố: ? Văn bản là gì ? cho ví dụ ? Có mấy kiểu văn bản thường gặp 5. Dặn dò Học bài Soạn văn bản : Thánh Gióng * RÚT KINH NGHIỆM: TUẦN 2 – BÀI 2 Tiêt 1- VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Nắm rõ được nội dung, ý nghĩa của một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. Kể lại được truyện này. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Soạn bài. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài trước Đồ dùng: sưu tầm các bức tranh, bài thơ, đoạn thơ về Thánh Gióng 2. Học sinh: Soạn văn bản Kể truyện Sưu tầm các bức tranh, bài thơ, đoạn thơ về Thánh Gióng III.. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản là gì ? Có mấy kiểu văn bản ? Văn bản “Con Rồng, cháu Tiên” và “Bánh chưng bánh giầy” thuộc kiểu văn bản nào? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * HĐ 1: Hướng dẫn học sinh đọc, kể, tìm hiểu các chú thích. - Khi đọc chú ý dọng điệu thay đổi theo diễn biến truyện. - Giáo viên đọc mẫu đoạn “Từ đầu … nằm đấy”. ? Em hãy kể tóm tắt truyện. ? Em có nhận xét gì về giọng kể và nội dung của truyện. ? Em hãy đọc các chú thích 1, 2, 4, 6, 10, 11, 17, 18, 19. ? Truyện có tiêu đề là “Thánh Gióng” vậy em hiểu nghĩa của từ này ntn. * HĐ 2: Hướng dẫn học sinh trả lời - Thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc – tìm hiểu văn bản . Chú ý câu hỏi 2, 3, 4 là quan trọng nhất. ? Trong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính. ? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Em hãy đọc thầm, nhanh liệt kê ra những chi tiết đó. ? Em thấy sự ra đời của Thánh Gióng ntn ? Theo em tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là xin đi đánh giặc có ý nghĩa ntn. - Ý thức đánh giặc tạo cho Thánh Gióng những khả năng, hành động khác thường. - Gióng là hình ảnh nhân dân bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà có nguy biến thì họ rất mẫn cán, cứu nước… ? Các em hãy đọc thầm đoạn “càng lạ … càng cứu nước”. Ý nghĩa của việc bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé. * Giáo viên lên cung cấp cho học sinh những dị bản khác nhau liên quan đến chi tiết này. SGV /58. ? Theo em Thánh Gióng khác với các vị thần trong truyện thần thoại ntn. - Giáo viên: Gióng là vị thần sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân. ? Em đọc đoạn Thánh Gióng ra trận đánh giặc “Giặc … lên trời”. Tìm chi tiết, câu văn miêu tả cụ thể sự ra trận của Thánh Gióng. ? Theo em chi tiết “Gióng vươn vai thành tráng sĩ “ có nghĩa gì. - Giáo viên: liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian " nhân vật khổng lồ " sự phi thường. - Sự trưởng thành vượt bậc, thay đổi tư thế,tầm vóc của mình " cứu nước trong cơn nguy biến. ? Em nghĩ gì về việc Gióng đòi sứ giả tâu với vua rèn ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Gậy sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. - Giáo viên có thể liên hệ đến câu nói của Hồ Chủ Tịch “Ai có súng …” ? Vì sao đánh tan giặc xong Thánh Gióng cởi áo giáp sắt để lại và cưỡi ngựa bay thẳng về trời. Chi tiết này có ý nghĩa gì về phẩm chất của người anh hùng. ? Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. * Giáo viên: Gióng- hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc (VN – người anh hùng đầu tiên). - Gióng – người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng. - Gióng – lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong chống giặc ngoại xâm. ? Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện này có liên quan đến sự thật lịch sử nào. - Thời đại Hùng Vương… SGV/60 * HĐ 3: Ghi nhớ ? Em hãy đọc phần Ghi nhớ SGK/23 (3 ý chính). ? Đọc phần đọc thêm SGK/24. ? Em có thể đọc những câu thơ, văn khác viết về Thánh Gióng của các nhà văn, nhà thơ khác. - Giáo viên có thể đọc. *HĐ 4: Giáo viên hướng dẫn học thực hiện sinh phần luyện tập. ? Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em. - Giáo viên tôn trọng, khuyến khích sự cảm nhận của học sinh xong cần định hướng: + hình ảnh đẹp cần phải có ý nghĩa về nội dung, nghệ thuật. + Gọi tên (ngắn gọn) hình ảnh đó và trình bày lí do học sinh thích. ? Tại sao hội thi trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khoẻ Phù Đổng” - 3 học sinh đọc 3 đoạn tiếp theo. - 1 học sinh kể -1 học sinh nhận xét - 1 học sinh đọc, còn lại theo dõi SGK. - 1 học sinh trả lời 2 – 3 học sinh trả lời cho đầy đủ. - Học sinh thảo luận theo nhóm bàn (ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước). - Học sinh trả lời - Học sinh trao đổi theo nhóm, bàn (Sức mạnh: nhân dân). -1 học sinh đọc - 1- 2 học sinh tìm chi tiết - Học sinh thảo luận theo nhóm, tổ. - 2 tổ nêu ý kiến, 2 tổ nhận xét, bổ sung (nếu có). - Học sinh thảo luận theo nhóm bàn. - Học sinh thảo luận theo nhóm bàn " nhiều ý kiến học sinh phát biểu. - Học sinh thảo luận theo nhóm, tổ, đại diện 2 nhóm nêu ý kiến, 2 nhóm nhận xét (Học sinh thường dựa ghi nhớ SGK trả lời). - Học sinh suy ngẫm, 2 – 3 học sinh phát biểu. - 2 học sinh đọc. - 1 học sinh đọc. - 2 -3 học sinh phát biểu. - 2 – 3 học sinh phát biểu - 1 – 2 học sinh phát biểu I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: II. Tìm hiểu, phân tích tác phẩm: 1. Sự ra đời của Thánh Gióng - Bà mẹ ướm thử vào vết chân lạ " thụ thai " 12 tháng sau sinh ra Thánh Gióng. - Lên 3 tuổi không … đấy " kì lạ. 2. Thánh Gióng trưởng thành và đánh giặc - “Ngươi về tâu … đánh tan lũ giặc này” " Lòng yêu nước, sức mạnh thần kỳ. - Bà con vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé. " khát khao tự do, sự đoàn kết, nhất trí. - Chú bé lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. " Người anh hùng có sức mạnh phi thường. - Gậy sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc. " Thắng giặc trong mọi hoàn cảnh. 3. Dấu tích lịch sử - Đền thờ làng Gióng. - Hồ ao, bụi tre đằng ngà. - Làng Cháy. III. Tổng kết: Ghi nhớ IV. Luyện tập: 1/24 2/24 - Hội thi dành cho lứa tuổi học sinh . - Biểu tượng sức mạnh phi thường: rèn thể lực, sức khoẻ tốt. 4. Củng cố: ? Kể diễn cảm truyện ? ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ? Nếu vẽ tranh về hình ảnh Thánh Gióng em sẽ vẽ ntn. 5. Dặn dò: Học bài Làm bài 2/SBT Xem bài mới * RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 2 – TIẾNG VIỆT : TỪ MƯỢN I. Mục tiêu cần đạt: Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau: - Hiểu được thế nào là tự mượn. - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong nói, viết . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Soạn bài, xem thêm tư liệu. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài trước. 2. Học sinh: - Xem đọc kỹ các câu hỏi trong bài III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em thích nhất chi tiết nào nói về Thánh Gióng ? vì sao ? Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * HĐ 1: Giáo viên giải thích hoặc cho học sinh giải thích từ: trượng, tráng sĩ " từ mượn là gì. ? Đọc câu văn ? trong văn bản nào. ? Dựa vào chú thích của bài “Thánh Gióng”, em hãy giải thích ý nghĩa của các từ “trượng”, “tráng sĩ”. ? Có từ nào tương đương với 2 từ trên không. *HĐ 2: Xác định nguồn gốc của từ. ? Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu. ? Thế nào là từ mượn ? Đọc Ghi nhớ (1) SGK/25 ? Đọc các từ SGK /24 ? Trong số các từ đó, từ nào được mượn từ tiếng Hán, từ nào được mượn từ những ngôn ngữ khác. ? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt mượn từ đâu ? Bên cạnh đó Tiếng Việt còn mượn từ của những ngôn ngữ nào khác nữa. * HĐ 3: Nhận xét cách viết các từ mượn ? Khi viết các từ mượn em thấy có những cách viết nào. - Giáo viên : + các từ mượn đã được Việt hoá như từ thuần Việt (từ Hán

File đính kèm:

  • docNgu van lop 6 Tron bo nam hoc 20082009.doc