Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Nguyễn Du – Tổ Ngữ Văn

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :

- Khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức đã lĩnh hội từ đầu năm.

- HS tự đánh giá ưu, khuyết, những chỗ hỏng của mình để kịp thời khắc phục.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- Thầy : Chấm, sửa bài và soạn những lỗi HS hay mắc để sửa chữa, phấn màu, bảng phụ ,

- Trò: nhớ lại bài thi, ôn lại kiến thức HKI.

C TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TRẢ BÀI:

1. GV phát bài cho HS .

2. Cho HS đọc lại đề -> GV cùng HS thảo luận đề bài ( như tiết 67, 68) -> GV ghi bảng

3. Cho HS đọc từng câu trắc nghiệm -> GV đặt câu hỏi cho HS trả lời -> GV kết luận và cho HS ghi ngắn gọn.

4. GV ghi vào bảng phụ những đoạn trích, những kiến thức để giúp HS sửa sai.

5. GV đọc những bài văn mẫu của những HS khá giỏi chi các HS khác nghe.

E. HƯỜNG DẪN VỀ NHÀ:

- Soạn bài : “ Bài học đường đới đầu tiên”

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Nguyễn Du – Tổ Ngữ Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra : Theo lịch của nhà trường Tuần: 17 Tiết 67+68 : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI KÌ ************************ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Hệ thống háo những kiến thức trong chương trình ngữ văn 6 – tập I. - Có ý thức ôn tập và tự giác làm bài theo năng lực của minh. ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN DO NHÀ TRƯỜNG RA ) Ngày soạn : 20.01.2006 Ngày giảng : 22.01.2006 Tuần: 18 Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kì I ************************ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : Khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức đã lĩnh hội từ đầu năm. HS tự đánh giá ưu, khuyết, những chỗ hỏng của mình để kịp thời khắc phục. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ Thầy : Chấm, sửa bài và soạn những lỗi HS hay mắc để sửa chữa, phấn màu, bảng phụ , Trò: nhớ lại bài thi, ôn lại kiến thức HKI. C TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN TRẢ BÀI: 1. GV phát bài cho HS . 2. Cho HS đọc lại đề -> GV cùng HS thảo luận đề bài ( như tiết 67, 68) -> GV ghi bảng 3. Cho HS đọc từng câu trắc nghiệm -> GV đặt câu hỏi cho HS trả lời -> GV kết luận và cho HS ghi ngắn gọn. 4. GV ghi vào bảng phụ những đoạn trích, những kiến thức để giúp HS sửa sai. 5. GV đọc những bài văn mẫu của những HS khá giỏi chi các HS khác nghe. E. HƯỜNG DẪN VỀ NHÀ: - Soạn bài : “ Bài học đường đới đầu tiên” Ngày soạn : 20.01.2006 Ngày giảng : 22.01.2006 Tuần: 19 Tiết 76 : Tìm Hiểu Chung Về Văn Miêu Tả ************************ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : -Nắm được những hiểu biết chung nhất về miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này - Nhậân diện được đoạn văn bài văn, miêu tả - Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả . B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu - Trò : Soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : - Phó từ là gì ? Có mấy loại phó từ ? Đó là những loại phó từ nào ? - Đặt câu có phó từ . Nêu ý nghĩa và công dụng của no.ù 2.Giới thiệu: Eâm đã được học đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”, theo em trong đoạn trích ấy, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào là chính ?Trong phần đầu của đoạn trích, sở dĩ em hình dung rõ hình ảnh của Dế mèn là nhờ ngòi bút miêu tả đặc sắc của tác giả, Vậy để hiểu thế nào là văn miêu tả, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 3.Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động Ghi bảng Cho học sinh đọc 3 tình huống (SGK) GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống (15 -20’) -> chia nhóm cho học sinh thảo luận : (- Nhóm 1, 2: tình huống 1 - Nhóm 3,4: tình huống 2 - Nhóm 5,6: tình huống3) H.Tình huống 1 đặt ra cho em điều gì ? (tả con đường vào nhà em ) H. Vậy để người khách đến đúng nhà em mà em không phải quay về thì em sẽ tả như thế nào ? (tả con đường đến nhà em tên gì ? Ở nhà mấy? Rẻ trái hay rẻ phải ? Đường có đặc điểm gì ? Nhà em có cửa, cổâng, tường được sơn màu gì ? Trước nhà có trồng cây hoặc hoa gì ? Sự khác biệt nhà em với nhà bên cạnh là gì ?) H. Nêu yêu cầu của tình huống3 ? Em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào ? (sẽ tả : áo may kiểu gì , màu gì , vải gì , có hoa hay hình thù thế nào > tay áo ngắn hay dài, cóù cổ hay không ) H. Nêu yêu cầu của tình huống 3 ? Với tình huống này em sẽ giải quyết ra sao ? (người lực sĩ rất to, khoẻ, bắp thịt nổi ro từng tảng, có thể nhấc một vật khoảng 100 kg dễ dàng) H. Trong những tình huống trên , em đã phải dùng văn miêu tả . ®Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự.? ® học sinh thảo luận theo nhóm ® đại diện trình bày trước lớp ® học sinh khác nhận xét ® giáo viên kết luận. GV cho ví dụ gợi ý : + Để bạn biết em nuôi cá vàng loại gì, chậu nuôi cá là loại chậu như thế nào ? + Một bạn ở quê, em gặp trong dịp về quê, hỏi về ngôi trường em đang học .. H. Qua các tình huống trên , theo em khi nào ta dùng văn miêu tả ? (khi cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó về một sự vật, một người mà người được giới thiệu chưa nhận ra, chưa trông thấy, chưa hình dung được ...) H. Vậy em hiểu thế nào là văn miêu tả ® học sinh trả lời ® giáo viên chốt ý , ghi bảng H. Vậy để người nghe, người đọc hình dung được ...thì người viết phải làm gì ? (phải biết quan sát và dẫn ra được hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nhất của sự vật, con người được miêu tả ) Cho học sinh đọc bài tập 2 : 15 /SGK H. Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miêu tả Dế mèn và Dế Choắt rât sinh đôïng . Em hãy chỉ ra hai đoạn đó học? (Đoạn 1 : Bởi tôi ăn uống...đứng đầu thiên hạ... Đoạn 2 ...cái chàng Dế Choắt như ...như hàng tôi”) Cho học sinh đọc lại hai đoạn trên H. Qua đoạn văn 1, em thấy Dế mèn có điểm gì nổi bậc ? (một chàng dế đẹp, khoẻ mạnh) H. Những chi tiết và hình ảnh nào cho thấy điều đó (đôi càng mẫm bóng, cái vuốt cứng, nhọn,đạp phanh phách...màu nâu bóng mỡ..) H. Dế Choắt trong đoạn 2 hiện lên như thế nào ?Có điểm gì khác Dế Mèn ? Chỉ ra những chi tiết , hình ảnh nói lên điều đó ? ( Gầy còm, ốm yêu, bệnh hoạn ...-> Gầy gò, lêu ngêu ... như gã nghiện thuốc phiện (tác giả dùng từ ngữ tả , hình ảnh cụ thể -> tác gỉa có tài quan sát,am hiểu về loại vật (dế)-> chứng tỏ nhà văn quan sát rất kỉ ) H. Vây theo em đặc điểm quan trọng nhất của miêu tả là gì ? ® học sinh trả lời ® giáo viên chốt ý cho học sinh đọc ghi nhớ - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 ® chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận (mỗi nhóm một đoạn văn(SGK).® sau khi đại diện trả lời ® giáo viên ghi ý chính lên bảng - Cho học sinh đọc , xác định yêu cầu bài tập 2 H. Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đêùn thì em sẽ nêu những đặc điểm nổi bật nào ? H. Nếu tả khuôn mặt mẹ em sẽ chú ý đến đặc điểm nào của mẹ ? ® cho học sinh thảo luận theo bàn ® đại diện đọc lên ® giáo viên cùng học sinh khác nhận xét ® dành khoảng 5’ cho học sinh viết đoạn . ® GV tóm tắt, ghi ý chính I. Thế nào là văn miêu tả: - Tái hiện, giới thiệu, làm nổi bậc đặc điểm, tính chất tiêu biểu của sự vật, con người . * Ghi nhớ: 16 / SGK. II. Luyện tập: 1/16: * Đ1: Đặc tả Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên cường tráng, to khoẻ, mạnh mẻ. * Đ2 : Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc tên Lượm: nhanh nhẹn viu vẻ, hồn nhiên * Đ3 : Miêu tả một vùng bãi ven ao hồ ngập nước sau cơn mưa: một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. 2. Đề luyện tập : a. Những đặc điểm nổi bậc của mùa đông (miền Nam) - Khí trời lạnh lẽo, gió thổi, bụi bay. - Cây cối trơ trụi, lá vàng rụng - Ngày ngắn, đêm dài - Hoa cúc quỳ nở. b. Những đặc điểm nổi bậc trên khuôn mặt mẹ - Sáng và dẹp. - Hiền hậu - Nghiêm nghị - Vui vẻ, lo âu, trăn trở *Hướng dẫn về nhà - Học bài – hoàn thành bài tập . - Soạn : “ Sông nước Cà Mau” –œ@&?— Ngày soạn : 22.01.2006 Ngày giảng : 24.01.2006 Tuần: 20 Tiết 77: sông nước cà mau ********************************************* A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Cảm nhận được sự phong phú và đọc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau. - Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả .. B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu - Trò : Soạn bài, sưu tầm tranh về vùng sông nứơc Cà Mau C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là văn miêu tả? Hãy tìm một đoạn văn miêu tả trong các văn bản em đã học - Để làm nổi bật được những đặc điểm của sự vật ta cần có những năng lực gì ? 2.Giới thiệu: Bài văn “ Sông nước Cà Mau” được viết theo phương thức miêu tả...hiện lên bức tranh vùng sông nước cà Mau 3.Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động Ghi bảng - Gọi học sinh đọc chú thích * (SGK) H. Hãy nêu một vài nét về tác giả Đoàn Giỏi? Cho biết xuất xứ của đoan trích ? Em biết gì về truyện “Đất rừng phương Nam” GV nói thêm: Đây là tác phẩm xuất sắc nhấât của văn VHTN nước ta .Từ khi ra mắt bạn đọc (1957)nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tâïn ngày nay. Tác phẩm đượcin lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công- bộ phim có tên : “Đất phương Nam”. - GV hướng dẫn ® gọi học sinh đọc . H. Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? (miêu tả khá hoàn chỉnh về sảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam của Tổ quốc. Trình tự miêu tả: đi từ ấn tượng chung về vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh các kênh rạch, sông ngòi với kênh rạch hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt sông ) H. Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục văn bản ? ( 3 đoạn : +Đ1: Từ đầu® “ một màu xanh đơn điệu” : những ấn tượng chung ban đầu về tự nhiên vùng Cà Mau +Đ2: tiếp® “ khói sóng ban mai” : nói về các kênh rạch ở vùng cà Mau, con sông Năm Căn rộng lớn . +Đ3:Đoạn còn lại :đặt tả chợ Năm Căn ). H. Hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả ? Vị trí này có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả? (trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch ® thuận lợi : miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo trình tự tự nhiên hợp lý) GV : Trong văn bản này , tác giả nhập vai người kể chuyện , xưng “tôi” trong “Đất phương Nam” , người kể chuyện là chú bé An H. Tìm những chi tiết trong văn bản nói lên ấn tượng chung ban đầu của tác giả về vùng sông nước Cà Mau?(sông ngòi kênh rạch bủa giăng..mạng nhện ; trên thì trời xanh biếc, dưới thì...sắc xanh cây lá ) ® Cho học sinh gạch chân trong SGK : H. Để miêu tả ấn tượng ban đầu ấy, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt nào ? (miêu tả) H. Tác giả đã dung giác quan nào để quan sát và miêu tả? (bằng sự cảm nhận của thính giác và thị giác ; Đặc biệt cảm giác về màu xanh bao trùm, tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió) H. Tác giả đã phối hợp giữa các biện pháp nghệ thuâït rất thích hợp, đó là biện pháp nghệ thuật nào? H. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật ấn tượng ban đầu của mình về vùng Cà Mau, đó là ấn tượng gì ? (một không gian rộng lớn, mênh mông của vùng đất này, với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời, nước, rừng cây.Không gian ấy khi mới tiếp xúc thì dễ có cảm giác về sự đơn điệu , triền miên) _ GV chuyển ý sang mục 2 - Gọi học sinh đọc lại đoạn 2 ® giáo viên treo bảng phụ có ghi sẳn đoạn đó . H. Đọc đoạn văn em có thấy tác giả có dùng phép miêu tả ở đoạn đầu không ?Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác? (có miêu tả, vận dụng những hiểu biết tường tận về địa lý, ngôn ngữ địa phương để thuyết minh, giải thích địa danh, cách đọc tên dòng sông, kênh rạch) Gọi học sinh đọc các chú thích :2, 3, 4, 5, 6 H. Em có nhận xét gì về cách gọi tên các con sông, dòng kênh,..? Điều đó giúp em hiểu gì về tự nhiên, con người ở đây ?(không gọi theo các danh từ mỹ lệ mà theo đặc điểm riêng biệt của nó để gọi thành tên ® thiên nhien còn rất hoang dã, tự nhiên, phong phú ; con người rất gần vơí thiên nhiên nên giản dị , chất phác) GV : Phần chính của đoạn 2 này là đặc tả dòng sông Năm Căn. H. Tìm những chi tiết miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông ? ® học sinh chỉ ra ® giáo viên gạch chân vào bảng phụ ® học sinh gạch vào sgk (con sông hơn ngàn thước, nước chảy ầm ầm,,,như thác ; cá nước bơi từng đàn...đầu sóng trắng ; rừng đước dựng lên ...vô tận ) Gạch chân các cụm từ : thoát qua, đổ ra, xuôi về H. Những cụm từ này là những cụm từ loại gì ? (cụm động từ ) H. Xác định động từ trung tâm ? Ta có thể thay đổi các động từ , cụm động từ này được không ? Vì sao ? (động từ trung tâm : thoát, đổ, xuôi ® không thể thay đổi, vì sẽ làm lạc nội dung , sự diễn đạt trạng thái, hoạt động của con thuyền trong mỗi khung cảnh ) GV giúp học sinh giải nghĩa các động từ trung tâm. + Thoát: Vượt qua khó khăn, nguy hiểm. + Đổ : từ con sông nhỏ ra sông lớn + Xuôi: con thuyền nhẹ nhàng, xuôi theo dòng nước êm ả H. Qua hoạt động của con thuyền ...em thấy dòng sông Năm Căn có tính chất như thế nào ? (cây đứơc dài mọc theo baĩ...màu xanh lá mạ , màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,..) H.Tác giả diễn tả màu xanh của rừng đước bằng những từ loại nào ? (bằng tính từ) H. Chỉ ra những tính từ đó ? { xanh (3 lần) : chỉ 3 mức độ, sắc thái ; những sắc thái ấy cùng chỉ một màu xanh ® miêu tả các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau} Cho học sinh đọc bằng mắt đoạn 3 SGK H. Tìm những chi tiết , hình ảnh miêu tả chợ Năm căn (những đống gỗ cao như núi, những bếùn vận hà nhộn nhịp ... phố nổi ) H. Em hãy chỉ ra sự độc đáo của chợ Năm Căn (chợ họp ngay trên sông, nhà bè như những khu phố nổi ngồi trên thuyền có thể mua đủ mọi thứ ; đủ các dân tộc, đa dạng về màu sắc, trang phục, giọng nói,..) - Cho học sinh gạch chân vào SGK H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác gải qua đoạn này, nhất là qua các chi tiết trên ? - GV treo hình về chợ Năm Căn. H. Hãy quan sát và miêu tả chợ Năm Căn bằng lời qua các hình ảnh trong tranh? Nêu cảm nhận của em về chợ Năm Căn ?® Gọi học sinh nêu cảm nhận ® giáo viên chốt ý ghi bảng. H. Qua bài văn này em học được gì về phương pháp miêu tả của tác giả ? (nghệ thuật miêu tả bao quát, cụ thể, sinh động...) H. Học đoạn trích em cảm nhận được gì về Cà Mau- vùng đất cực Nam của Tổ quốc? ® khuyến khích học sinh hình dung và nêu cảm nhận riêng của mình. - GV tổng kết, cho học sinh đọc ghi nhớ (SGK) - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1(SGK) - Gợi ý cho học sinh viết đoạn trong 5’ ® đại diện đọc, giáo viên sửa chữa, uốn nắn - Cho học sinh đọc xác định yêu cầu bài tập 2 - GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu thêm về sông ngòi, địa danh ở quê hương qua sách báo, qua những lời nói của cha mẹ, gia đình I. Giới thiệu 1. Tác giả :SGK 2. Tác phẩm: - Trích : “Đất rừng phương Nam” - Đã dựng thành phim II. Đọc, tìm hiểu văn bản: 1. Ấn tượng chung về tự nhiên vùng Cà Mau - Cảm nhận qua thính giác, thị giác, cảm giác. ®Tả xen với kể, liệt kê, điệp từ, tính từ...chỉ màu sắc, trạng thái, cảm giác. => không gian rộng lớn, mênh mông bao trùm lên màu xanh của nứoc, trời, cây cối. 2. Sông nước Cà Mau. - Miêu tả, thuyết minh, giải thích địa danh. - Gọi tên sông theo đặc điểm riêng của nó. ® Tự nhiên hoang dã, phong phú, con người chất phác, giản dị ,gần gũi với thiên nhiên. *Sông Nam Căn - Động từ , cụm động từ được dùng theo trình tự thích hợp, diễn tả trạng thái học sinh của con thuyền. ® Rộng lớn, hùng vĩ 3. Cảnh chợ Năm Căn Tác giả quan sát kỉ lưỡng, vừa bao quát, vừa cụ thể. ® Sự trù phú, tấp nập đông vui, độc đáo của vùng chợ Năm Căn III. Tổng kết * Ghi nhớ: 23/SGK. IV. Luyện tập 1. Viết đoạn văn: 2. Kể tên sông ở địa phương *Hướng dẫn về nhà - Học bài. - Hoàn thành bài tập . - Soạn bài : “So sánh” –œ@&?— Ngày soạn : 02.02.2006 Ngày giảng : 03.02.2006 Tuần: 20 Tiết 78 SO SÁNH ********************* A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra sự so sánh đúng tiến đến những so sánh hay B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu - Trò : Soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : - Đứng trước cảnh vùng sông nước Cà Mau, tác giả có ấn tượng gì? - Nhờ đâu tác giả có ấn tượng đó? - Nêu những chi tiết , hình ảnh miêu tả chợ Năm Căn? Qua đó, em cảm nhận gì về chợ Năm Căn và vùng sông nước Cà Mau? 2.Giới thiệu: Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta bắt gặp nhiều lời nói, câu văn bóng bẩy, hàm súc, lời ít mà ý nhiều. gọi cho người nghe, người đọc một hình ảnh, một cảm xúc, một ấn tượng.. 3.Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động Ghi bảng GV treo bảng phụ có hai VD ® gọi học sinh đọc H. Trong VD trên đâu là tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ? ® học sinh trả lời ® giáo viên nhận xét , gạch chân. H.Trong mỗi phép so sánh trên đây, hãy chỉ ra sự vật, sự việc được so sánh với nhau ? ( “Trẻ em” được so sánh với “búp được cành ; “rừng đước” với “hai dãy trường thành vô tận” mà không phải là vật khác? (vì trẻ em với búp được cành có nét tương đồng, gần giống nhau : đều là non nớt, ở giai đoạn ban đầu, đầy sức sống ; rừng đước mọc dày, nhiều, cao, lớp này nối lớp kia...trông giống như một bức trường thành dài, cao...) H. Qua tìm hiểu trên em hãy cho biết so sánh là gì ? ® học sinh trả lời ® giáo viên chốt ý , ghi bảng - GV treo bảng phụ có ghi cách diễn đạt nghĩa của hai VD được nhưng không dùng phép so sánh ® giáo viên gọi học sinh đọc H. Hãy so sánh với hai VD được và rút ra nhận xét ? ® học sinh thảo luận ® đại diện trả lời (giống: cách diễn đạt có dùng phép so sánh , gợi được hình ảnh, đặc điểm của sự vật (trẻ em, rừng đước)thông qua hình ảnh: búp bê được cành, dãy trường thành..) H. Qua đó, em hãy nêu tác dụng của phép so sánh . - GV chốt ý , cho học sinh đọc ghi nhớ 1 (SGK) - GV treo bảng phụ có kẻ mô hình phép so sánh H. Em hãy lên bảng điền những tập hợp từ chứa phép so sánh của hai VD phần II. Tìm và điền thêm một số VD khác Vế A (SV được so sánh Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (SV dùng để so sánh Trẻ em Rừng đước Công cha Nghĩa mẹ Đội bông Dựng lên cao ngất như như như như như thể búp trên cành hai dãy...vô tận núi Thái Sơn nước trong nguồn đội bông được đầu Ngoài từ : “như”là phổ biến nhất dùng để so sánh, en hãy kể thêm một số từ kháccũng được dùng để so sánh. Đặt câu với những từ đó. - Cho học sinh đọc mục II3 (25/SGK) -? học sinh thảo luận , đại diện trả lời ® giáo viên kết luận (Vế B được đảo lên trước Vế A ; ở VD a là cách giải nghĩa từ : thay từ so sánh bằng hai dấu chấm.) (- Trường Sơn nghĩa là chí lớn ông cha ; Cửu Long nghĩa là lòng mẹ bao la sóng trào) H. Em hãy sắp xếp theo trật tự bình thường rồi đọc lên. (chí lớn ông cha như Trường Sơn lòng mẹ bao la như Cửu Long Con như không chịu khuất như tre mọc thẳng) H. Qua mô hình cấu tạo của phép so sánh và mục II3 , em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh ? ® GV chốt ý , cho học sinh đọc ghi nhớ (SGK) - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 1 /25. GV gợi ý cho học sinh tìm thêm VD theo mẫu, mỗi mẫu ít nhất hai VD - Có thể cho học sinh làm bài tập 3 để phân loại các phép so sánh trong bài tập 3... - Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 2 . - Đây là bài tập khá đơn giản, GV gọi học sinh yếu lên bảng làm (có thể cho điểm nêu học sinh làm tốt ) Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu bài tập 4 Gọi 2 học sinh lên bảng viêt, học sinh ở dưới viết vào vở nháp® giáo viên đọc cho học sinh viết Sau khi viết xong giáo viên cùng học sinh sửa hai bài trên bảng , học sinh tự sửa vào vở mình Thu 5 bài lấy điểm miệng chấm I. So sánh là gì? *VD: Mục I.1(24/SGK) a. Trẻ em như búp trên cành. b. Rừng dựng lên cao ngất như ... vô tận. -> Đối chiếu hai sự vật, hai sự việc có nét tương đồng với nhau. -> Câu văn ngắn gọn , hàm súc, tăng sức gợi hình, gợi cảm. * Ghi nhớ 1 (24/SGK) II. Cấu tạo của phép so sánh. * Mô hình đầy đủ: - Gồm bốn yếu tố nhưng có thể lược bỏ một ít. - Có thể biến đổi ít nhiều. * Ghi nhớ2: (25/SGK) III. Luyện tập: *1/25: Cho VD: a. So sánh đồng loại: Thầy thuốc như mẹ hiền (người-người) Người là cha, là bác, là anh. b. So sánh khác loại. Người đông như kiến. Học sinh ùa ra như đàn chim vỡ tổ. * 2/26: Điền từ : Khoẻ như voi. Đen như cột nhà cháy. Trắng như bông. Cao như cây sào. * 4/ 27 : Viết chính tả: *Hướng dẫn về nhà - Học bài - Hoàn thành bài tập - Soạn bài “Quan sát, tưởng tượng... trong văn miêu tả” –œ@&?— Ngày soạn : 02.02.2006 Ngày giảng : 04.02.2006 Tuần: 20 Tiết 79-80: quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả @@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh : -Thây được vai trò và tác dụng của quan sát tưởng tượng , so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng và so sánh và nhận xét khi miêu tả - Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản được trong đọc và viết bài văn miêu tả B. CHUẨN BỊ: - Thầy: Giáo án, bảng phụ, phấn màu - Trò : Soạn bài C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : - So sánh là gì ? Cho VD? - Nêu mô hình cấu tạo của phép so sánh ? Cho VD và phân tích ? 2.Giới thiệu: Dẫn vào bài bằng câu hỏi : “ để làm nổi bật được những đặc điểm của sự vật, cần phải có những năng lực gì ?”... 3.Hoạt động của thầy và trò: Hoạt động Ghi bảng - GV giới thiệu các thao tác miêu tả trong 10’ - Cho học sinh đọc đoạn văn miêu tả( 27/SGK) - Cho học sinh đọc 3 câu hỏi mục 2 (28/ SGK) ->học sinh xác định yêu cầu từng câu hỏi và thảo luận theo nhóm 10’ + Nhóm 1, 2: câu a + Nhóm 3, 4: câu b + Nhóm 5, 6: câu ïc - Gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày -® giáo viên cùng học sinh nhận xét bổ sung. (1a.Tái hiện hình ảnh ốm yếu , tội nghiệp của chú bé Dế Choắt (đối lập với hình ảnh khoẻ mạnh của Dế Mèn ) b. Đặc tả quang cảnh vừa đẹp thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau c. Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo vào mùa xuân) 2.Những đặc điểm nổi bậc đó được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong mỗi đoạn: Đ1: Người gầy gò”, dài lêu nghêu’” “ngẩn ngẩn, ngơ ngơ” Đ2: “càng đổ dần”.. “ gió muối” : tả vẻ đẹp thơ mộng Tiếp theo ...hết : tả vẻ đẹp mênh mông hùng vĩ -Đ3 : Cây gạo sừng sững như... khổng lồ ; hàng ngàn...trong nắng . Chào mào ...ồn mà vui -> Cần có năng lực quan sát liên tưởng, so sánh 3 Câu văn có sự liên tưởng so sánh trong mỗi đoạn: Đ1: So sánh dá

File đính kèm:

  • docgiao an van 6 ky 2.doc
Giáo án liên quan