Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Thạnh Đông

1. Mục tiêu:Giúp HS.

a. Kiến thức:

- Hoạt động 1: Tạo hứng th học tập.

- Hoạt động 2:

+ Học sinh biết: Một số nt chính về tc giả, tc phẩm.

+ Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ v bố cục của bi.

- Hoạt động 3:

+ Học sinh biết: Biết được tiếng nĩi đầy tình cảm v trch nhiệm đối với thin nhin, mơi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-t- xơn.

+ Học sinh hiểu: ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường.

- Hoạt động 4:

+ Học sinh biết: biết lm bi tập

b. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được:Biết cch đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi- át- xơn.

- Học sinh thực hiệnt hnh thạo: Pht hiện v nu được tc dụng của một số php tu từ trong văn bản.

c. Thái độ:

-Thĩi quen: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , yêu quê hương, đất nước.

- Tính cch : Tích hợp giáo dục môi trường:Nng cao ý thức giữ gìn v bảo vệ mơi trường.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống; kĩ năng làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường; kĩ năng giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị của những bức thư.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33 Tiết:125, 126 ND: 15/4/2013 BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ. 1. Mục tiêu:Giúp HS. a. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Một số nét chính về tác giả, tác phẩm. + Học sinh hiểu: nghĩa của một số từ khĩ và bố cục của bài. - Hoạt động 3: + Học sinh biết: Biết được tiếng nĩi đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, mơi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át- xơn. + Học sinh hiểu: ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường. - Hoạt động 4: + Học sinh biết: biết làm bài tập b. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được:Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi- át- xơn. - Học sinh thực hiệnt hành thạo: Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. c. Thái độ: -Thĩi quen: Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên , yêu quê hương, đất nước. - Tính cách : Tích hợp giáo dục môi trường:Nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ mơi trường. - Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống; kĩ năng làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường; kĩ năng giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị của những bức thư. 2. Nội dung học tập: - Ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường thiên nhiên. 3.Chuẩn bị: GV: Tranh minh họa (nếu có). .HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. àHoạt động 1: Để giúp các em thấy được cái hay của một bức thư có nội dung liên quan đến việc bảo vệ mơi trường, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung của văn bản“ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. àHoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. ˜GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc, gọi HS đọc. ˜GV nhận xét, sửa sai.  Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? l Văn bản là bức thư của thủ lĩnh Xi-at-tơn gửi Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ. l Bức thư của thủ lĩnh da đỏ thuộc kiểu văn bản nhật dụng về chủ đề thiên nhiên và môi trường. ˜Lưu ý một số từ ngữ khó SGK.  Bức thư chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? ˜ 3 phần: - Từ đầu… tiếng nói của cha ông chúng tôi: Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. - Tiếp đến “đều có sự ràng buộc”: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng. - Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai. àHoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích VB. Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là “những điều thiêng liêng”. ˜ Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý không thể tách rời với sự sống của người da đỏ (là máu của tổ tiên… là chị, là em, là gia đình).Những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng và giữ gìn. Những điều thiêng liêng đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ? ˜Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống;  Trong đoạn văn này, tác giả sử dụng chủ yếu là biện pháp tu từ nào? Biểu hiện cụ thể ở những lời văn nào? ˜ Nhân hoá: Những bông hoa…, con suối…, tiếng thì thầm của dòng nước…  Tác dụng của nhân hoá trong những lời văn đó? ˜ Sự vật hiện lên gần gũi thân thiết với con người bộc lộ cảm nghĩ sâu xa của tác giả với thiên nhiên, môi trường sống. Tìm câu ca dao, tục ngữ nĩi lên giá trị của đất đối với cuộc sống. ˜ Tấc đất, tấc vàng. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu… ˜ Giáo dục HS ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống. ˜Tiết 2:  Đoạn 2 của văn bản nêu lên nội dung gì?  Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?  Tại sao người da trắng lại tàn phá đất đai, mơi trường, thiên nhiên? ˜ Mảnh đất này không phải anh em của họ mà là kẻ thù của họ, mồ mả của họ họ còn quên.  Cách cư xử của người da trắng với đất đai, mơi trường? ˜ Họ lấy từ trong lòng đất những gì họ cần, họ cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được bán đi, lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai để lại đằng sau những bãi hoang mạc, họ hít thở không khí nhưng chẳng để ý gì đến bầu không khí mà họ hít thở, cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn mỗi khi tàu chạy qua.  Những lo âu đó đã phản ánh sự đối lập nào giữa cách sống của người da trắng với cách sống của người da đỏ? ˜ Cách sốâng vật chất thực dụng >< cách sống tôn trọng giá trị tinh thần. ˜Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. ˜ Liên hệ đến nạn phá rừng để giáo dục học sinh.  Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra? ˜ So sánh, đối lập giữa hai cách sống khác biệt của người da trắng, người da đỏ, giữa ngài và chúng tôi. Nhân hoá: Lòng thèm khát… Con ngựa sắt… Điệp từ ngữ: Ngài phải nhớ… tôi là kẻ hoang dã, người da trắng, người da đỏ.  Nghệ thuật ấy có những tác dụng gì?  Những lo âu về đất đai môi trường, thiên nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì về cách sống của người da đỏ? ˜ GD HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống như người da đỏ.  Phần cuối bức thư nhắc tới điều gì?  Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da đỏ?  Em hiểu thế nào về câu nói “đất là mẹ”? ˜ Đất là nơi sinh sản ra muôn loài là nguồn sống của muôn loài giống như mẹ đã sinh ra và nuơi sống chúng ta “ điều gì… của đất”  Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn thư này cógì khác trước?  Tại sao người viết thay đổi giọng điệu như thế? ˜ Nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai và môi trường.  Tại sao Bức thư… cách đây hơn một thế kỉ nhưng vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường, thiên nhiên? ˜ Nó đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại, đó là vấn đề: quan hệ giữa con người với môi trường, thiên nhiên. Nó được viết bằng sự am hiểu bằng trái tim tình yêu mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường, thiên nhiên. Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật (giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ). ˜ HS thảo luận, trình bày.  Theo em, Bức thư… quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người? ˜ Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ˜Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị của những bức thư. I. Đọc – Tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: Chú thích (*) SGK/138. II. Phân tích VB: 1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ: - Đất đai… cây là… hạt sương… tiếng côn trùng… những bông hoa… vũng nước… dòng nhựa chảy trong cây cối… àNhững thứ đĩ đều đẹp đẽ cao quí, cần được tơn trọng và giữ gìn. ð Tình cảm gắn bó thiêng liêng, tình yêu thiên nhiên đất nước, sự trân trọng “ đất mẹ” của người dân da đỏ. -NT: nhân hố, so sánh. 2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường, thiên nhiên: - Đất đai, môi trường, thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá. - Người da trắng sẽ lấy từ lịng đất những gì họ cần. - Nghệ thuật: so sánh, đối lập, nhân hoá, điệp từ ngữ. à Bộc lộ những âu lo của người da đỏ về khi đất đai của họ thuộc về người da trắng. ð Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. 3. Kiến nghị của người da đỏ: - Phải biết kính trọng đất đai bởi vì “đất là mẹ”. - Điều gì xảy ra với đất đai… tức là xảy ra với những đứa con của đất. => Giọng văn vừa thống thiết, vừa đanh thép hùng hồn (người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai) 4. Ý nghĩa văn bản: Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: Để chăm lo và bào vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. 4.4.Tổng kết:  Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào? ˜ Đất đai, cây lá… hạt sương… tiếng côn trùng… những bông hoa… vũng nước … dòng nhựa chảy trong cây cối. à Gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên. Yêu quý và tôn trọng đất đai, môi trường.  Nội dung của văn bản nói về điều gì? ˜ Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.  Về nghệ thuật, văn bản có nét gì đặc sắc? ˜ Giọng văn đầy sức truyền cảm, sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú, đa dạng… ˜GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :  Bộ tộc người da đỏ của thủ lĩnh Xi – át – tơn sinh sống ở châu lục nào? A. Châu Âu. C. Châu Mĩ. B. Châu Phi. D. Châu Á. 4.5:Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: - Học bài, làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập. - Nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của văn bản. - Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và mơi trường. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Động Phong Nha”. Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung chính của văn bản, 5. Phụ lục:: - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 33 Tiết:127 ND:18/4/2013 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN). 1. Mục tiêu:Giúp HS: a. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: Cơng dụng của dấu, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Hoạt động 3: + Học sinh biết: Phát hiện và sử đúng một số lỗi thường gặpvề dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than - Hoạt động 4: + Học sinh biết: biết làm bài tập b. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được:Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Học sinh thực hiện thành thạo:Phát hiện và sửa đúng một số lỗi thường gặpvề dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. c. Thái độ: - Thĩi quen: yêu thích mơn học. - Tính cách: Giáo dục HS ý thức sử dụng các loại dấu câu phù hợp. 2. Nội dung bài học:: Cơng dụng của các loại dấu câu. 3.Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi ví dụ. HS: Tìm hiểu về cơng dụng của các loại dấu câu. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : : 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài mới.: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. àHoạt động 1: Vào bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em Ôn tập về dấu câu. àHoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu câu. ˜GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. Đặt các dấu chấm (.), chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy. ˜HS thảo luận nhóm, trình bày. ˜ GV nhận xét, sửa chữa. Cách dùng các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong những câu sau có gì đặc biệt. ˜ a. Câu 2 và câu 4 đều là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy đều dùng dấu chấm. Đó là một cách dùng đặc biệt của dấu chấm. b. Dấu chấm hỏi và dấu chấm than đặt trong ngoặc đơn để tể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với nội dung của một từ ngữ đứng trước hoặc với nội dung cả câu. Đây là cách dùng đặc biệt của các dấu câu này. Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. ˜HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. ˜Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ˜GD HS ý thức sử dụng dấu câu phù hợp. àHoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây? àHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. ˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. ˜Cho HS làm theo nhóm trong 4’. Đặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn. ˜Nhận xét bài làm của các nhóm. ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. ˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Đoạn đối thoại dưới đây có dấu chấm hỏi nào dùng chưa đúng? Vì sao? ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp trong 3 câu trên? ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. GV đọc cho HS viết đoạn tư ø”đối với đồng bào tôi” đến “kí ức cuả những người da đỏ”. ˜Chấm một số bài. ˜GD HS ý thức viết đúng chính tả. I. Công dụng: VD: a. Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b. Con có nhận ra con không? c. Cá ơi giúp tôi với! Thương tôi với! d. Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. à Dấu chấm dùng đặt cuối câu trần thuật. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu nghi vấn. Dấu chấm than dùng đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảmû thán. à Ghi nhớ: SGK/150 II. Chữa một số lỗi thường gặp: 1.a. Dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy dùng dấu chấm ở đây là đúng. b. Dùng dấu chấm không hợp lí, làm cho phần VN thứ hai tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai VN được nối với nhau bằng cặp QHT vừa..vừa, dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy hợp lí. 2.a. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1, 2 sai vì đây không phải là các câu hỏi. b. Câu 3 là câu trần thuật, nên đặt dấu chấm than cuối câu này là không đúng. III. Luyện tập: Bài 1: Đặt dấu chấm sau các từ: sông Lương. đen xám. đã đến. Toả khĩi. trắng xóa. . Bài 2: Chữa lỗi: Câu 1: đúng. - Câu 2: sai -> câu trần thuật. - Câu 3: đúng - Câu 4: sai -> câu trần thuật. Bài 3: Đặt dấu câu: Câu a: dấu chấm than. Câu b,c dấu chấm. Bài 4: Các dấu cần đặt: hỏi, than, chấm, hỏi, than, than, phẩy, chấm. 4.4:Tổng kết : ˜GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Hãy đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ có ngoặc đơn? A. Bé đi học về (.) B. A! Bé đã đi học về (.) C. Bé đi học về chưa (?) D. Bé đi học về rồi à (!) 4.5:Hướng dẫn học tập à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 150. - Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. - Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Ôn tập về dấu câu” (dấu phẩy). Tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. 5. Phụ lục:: - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần: 33 Tiết:128 ND: 18/4/2013 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU. (DẤU PHẨY). 1. Mục tiêu: Giúp HS: a. Kiến thức: - Hoạt động 1: Tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: + Học sinh biết: - Cơng dụng của dấu phẩy. - Hoạt động 3: + Học sinh biết Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. - Hoạt động 4: b. Kĩ năng: - Học sinh nthực hiện được: Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. - Học sinh thực hiện thành thạo: Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp. c. Thái độ: - Thĩi quen: yêu thích mơn học. - Tính cách: Giáo dục HS ý thức sử dụng các loại dấu câu phù hợp. 2.Npội dung học tập: - Cơng dụng và cách sử dụng dấu phẩy. 3. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi ví dụ mục I. .HS: Tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: : 6A1: 6A2: 6A3: 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS. ND bài học. àHoạt động 1: Vào bài: Để giúp các em nắm vững kiến thức về dấu câu, tiết này, cô sẽ hướng dẫn các em Ôn tập về dấu phẩy. àHoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu về công dụng của dấu phẩy. ˜ GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp? Giải thích vì sao em lại đặt dấu phẩy vào những vị trí trên? Nêu công dụng của dấu phẩy? ˜HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. ˜Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. ˜GD HS ý thức sử dụng dấu phẩy phù hợp. àHoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp. Dưới đây là những câu ghép lại từ một số tác phẩm văn học nhưng thiếu hoàn toàn các dấu phẩy. Em hãy đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó? àHoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. ˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. Hãûy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong những câu trên. Giải thích tại sao em lại dặt dấu phẩy vào những vị trí ấy? ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. ˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. Với mỗi vị trí bỏ trống dưới đây em hãy điền thêm một CN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. ˜Cho HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm 4 câu trong 3’. BT 2: Thêm VN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. ˜Nhận xét bài làm của các nhóm. ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. ˜Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. Cách dùng dấu phẩy của tác giả ở câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì? ˜Cho HS làm bài trong vở bài tập. I. Công dụng: VD : a. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ. b. Suốt một đời người từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay, tre với mình sống chết có nhau, chung thuỷ. c. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. à Dấu phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu: - Giữa các thành phụ của câu với CN và VN. - Giữa các từ ngữ có dùng chức vụ trong câu. - Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của câu ghép. à Ghi nhớ: SGK/158. II. Chữa một số lỗi thường gặp: a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được. b. Trên những ngọn cây già cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua nhau lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàn lá vắt vẻo mềm mại như những cái đuôi én. III. Luyện tập: Bài 1: a.Từ xưa đến nay, (dùng giữa thành phần phụ trạng ngữ với CN-VN.)Thánh gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh … dân tộc VN ta.( dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu- cùng là vị ngữ.) b.Buổi sáng,(TN) sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ ( dấu phẩy dùng giữa các từ cùng là phụ ngữ) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển may mù. ( cùng là chủ ngữ). Mây bị trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.( cùng là vị ngữ). Bài 2 : a/ xe máy, xe đạp b/ hoa cúc, hoa huệ. c/ vườn xoài, vườn nhãn. Bài 3: a/ … thu mình trên cây, rụt cổ lại. b/ … đến thăm trường, thầy cô giáo cũ. c/ … thẳng xòe cánh quạt. d/ … xanh biếc hiền hòa. Bài 4: Dấu phẩy nhằm mục địch tu từ: ngắt câu thành những khúc, đoạn câu đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi, nhẫn nại của chiếc cối xay. 4.4:Tổng kết : ˜ GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập :  Em đánh giá thế nào về việc đặt dấu phẩy trước từ và trong câu dưới đây? Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ, và tôi vừa nghe vừa tự nhủ: Liệu người ta có bắt cả chúng nó cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhĩ ? A. Sai, vì từ và đã thay cho dấu phẩy. B. Đúng, để người đọc không hiểu sai là: tôi cũng ở trên mái trường. 4.5:Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong SGK – 158. - Làm hoàn chỉnh các BT trong vở bài tập. - Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp. - Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Tổng kết tiếng Việt”. Ơn lại các nội dung về tiếng Việt đã học để chuẩn bị Kiểm tra Học Kì II. 5. Phụ lục:: - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)

File đính kèm:

  • docngu van 6(3).doc
Giáo án liên quan