Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 10 Tiết 37 Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn)

A. Mức độ cần đạt

- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.

- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống hài hước, bất ngờ, kín đáo.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

- Kể lại được truyện.

 3. Thái độ: Thông qua câu chuyện rút ra được bài học cho bản thân mình để tránh những sai lầm.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tác phẩm

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)

 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của Hs.

 3. Bài mới: Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện dân gian được mọi người ưa thích. Ưa thích không chỉ vì nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà câu chuyện còn được kể rất tự nhiên, độc đáo. Để hiểu rõ hơn điều đó, tiết học hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7731 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 Tuần 10 Tiết 37 Ếch ngồi đáy giếng (truyện ngụ ngôn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/2013 Tiết: 37 Ngày dạy : 21/10/2013 EÁCH NGOÀI ÑAÙY GIEÁNG (Truyeän nguï ngoân) A. Mức độ cần đạt - Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn. - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống hài hước, bất ngờ, kín đáo. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Thông qua câu chuyện rút ra được bài học cho bản thân mình để tránh những sai lầm. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tác phẩm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của Hs. 3. Bài mới: Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại truyện dân gian được mọi người ưa thích. Ưa thích không chỉ vì nội dung, ý nghĩa giáo huấn sâu sắc mà câu chuyện còn được kể rất tự nhiên, độc đáo. Để hiểu rõ hơn điều đó, tiết học hôm nay cô trò ta cùng nhau tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Ngụ ngôn là gì? -> “Ngôn” tức là lời nói, “ngụ” tức là chứa đựng, hàm chứa. “Ngụ ngôn” tức là hàm chứa điều gì đó có ý kín đáo qua lời nói. Vậy thế nào là truyện ngụ ngôn? Hs căn cứ phần Chú thích * Sgk, trả lời. Gv: Truyện ngụ ngôn cũng giống như tục ngữ, bên cạnh nghĩa đen – nghĩa trên câu chữ, nghĩa bề ngoài còn có nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện, nhằm khuyên nhủ người ta bài học nào đó trong cuộc sống thường ngày. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Gv yêu cầu Hs đọc to, rõ ràng. Gv đọc mẫu 1 lần, gọi 2 Hs đọc lại. Tìm hiểu từ khó theo chú thích Sgk. Văn bản này có thể chia làm mấy phần? -> 2 phần. Phần 1: Đoạn đầu tiên: Ếch sống ở vương quốc cái giếng của nó. Phần 2: Hai đoạn còn lại: Mưa to, Ếch ra ngoài, bị trâu giẫm bẹp. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? -> Tự sự. Môi trường, hành động và thái độ của Ếch khi ở trong giếng như thế nào? -> Môi trường Ếch sống rất chật hẹp, chỉ có vài con vật bé xíu như cua, ốc, nhái. Ếch tưởng trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Ở đây, tác giả đã sử dụng những nghệ thuật gì để kể chuyện về con Ếch? Qua đó, cho thấy Ếch là con vật như thế nào? -> Ếch kiêu ngạo, coi thường tất cả, cho rằng ta là trung tâm của vũ trụ, nên ai cũng phải phục tùng. Gv liên hệ thực tế giáo dục Hs. Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách con người… tích hợp “Mẹ hiền dạy con”, tục ngữ, thành ngữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài… Vì sao Ếch lại ra ngoài? -> Vì gặp năm mưa to, nước dềnh lên. Thái độ của Ếch khi ra ngoài như thế nào? -> Vẫn giữ thói cũ, Ếch nhâng nháo đưa mắt nhìn trời, không để ý đến xung quanh nên đã bị trâu giẫm bẹp. Thảo luận: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ếch? -> Do mưa to và quan trọng hơn Ếch giữ những tính xấu cũ, nhâng nháo coi trời bằng vung... Câu chuyện về Ếch dạy cho các em bài học gì? Hs tự bộc lộ. Gv: Dù môi trường có nhỏ bé cũng phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, biết nhìn xa trông rộng. Đừng bao giờ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh mình. Nếu sống như vậy, hậu quả để lại là khó lường. * Tổng kết: Truyện ngụ ngôn phê phán điều gì và khuyên nhủ người ta điều gì? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ. Gv chốt lại bài học. Phát biểu ý nghĩa của văn bản này? * Luyện tập Bt1 và 2 Gv hướng dẫn Hs làm miệng. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài. I. Giới thiệu chung - Thể loại: Truyện ngụ ngôn: (Sgk/100) II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự 2.3. Phân tích a. Khi Ếch ở trong giếng - Môi trường: Sống trong giếng, xung quanh chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ. -> Môi trường nhỏ bé, chật hẹp. - Hành động: Cất tiếng kêu ồm ộp, làm các con vật khác hoảng sợ. - Thái độ: Tưởng trời bé bằng vung và nó thì oai như một vị chúa tể. -> Nt: so sánh, nhân hóa. -> Tầm nhìn của Ếch rất hạn hẹp. => Chủ quan, kiêu ngạo trở thành bệnh cố hữu của Ếch. b. Khi Ếch ra ngoài - Nguyên nhân: Mưa to, nước trong giếng dềnh lên. - Thái độ: Nhâng nháo nhìn trời, không để ý đến xung quanh. - Kết quả: Bị trâu giẫm chết. -> Cách kể bất ngờ, tự nhiên. => Hậu quả của kẻ huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng gần gũi đời sống. - Cách nói bằng ngụ ngộn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. Nắm nội dung bài học. - Tìm đọc một số truyện ngụ ngôn khác. - Soạn bài mới: Thầy bói xem voi. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 10 Ngày soạn: 19/10/2013 Tiết: 38 Ngày dạy : 21/10/2013 THAÀY BOÙI XEM VOI (Truyeän nguï ngoân) A. Mức độ cần đạt - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản Truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện “Thầy bói xem voi”. 3. Thái độ: Hiểu được ý nghĩa giáo huấn của truyện để tránh lặp lỗi như các thầy bói xem voi. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, cảm nhận tác phẩm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? Nêu ý nghĩa của truyện. 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu truyện ngụ ngôn gắn với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” nhằm ngụ ý phê phán những kẻ có hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, kiêu ngạo để nhằm khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một truyện ngụ ngôn khác cũng rất thú vị. Đó là truyện “Thầy bói xem voi”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung Em hãy cho biết thành ngữ “Thầy bói xem voi” được dùng trong trường hợp nào? -> Người ta dùng thành ngữ này để chỉ người chưa nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện đã quy kết, khẳng định. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Văn bản này tương đối dễ, các em đọc to, rõ ràng. Gv đọc mẫu 1 lượt. Gọi 2 Hs đọc lại. Em hãy tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn nhất? Giải thích từ khó theo Chú thích (Sgk). Văn bản này có thể chia làm mấy phần? -> Chia văn bản này thành 3 phần. - Đoạn 1: Từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”: Các thầy bói xem voi. - Đoạn 2: Tiếp theo đến “chổi sể cùn”: Các thầy phán về voi. - Đoạn 3: Phần còn lại: Hậu quả của việc xem và phán về voi. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? -> Tự sự, miêu tả. Năm ông thầy bói được giới thiệu có đặc điểm chung nào? -> Các thầy đều bị mù và chưa biết gì về hình thù con voi. Hoàn cảnh nào khiến các thầy xem voi? -> Nhân buổi ế hàng, nghe có voi đi qua, bèn chung tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại cùng xem. Mục đích xem voi của các thầy? -> Thỏa sự tò mò. Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt? -> Các thầy dùng tay sờ voi (vì mắt các thầy mù). Các thầy phán về con voi như thế nào? Cách nói đó có gì đặc biệt? -> Các thầy đều dùng hình thức ví von, nghệ thuật so sánh và từ láy đặc tả để tả hình thù con voi làm cho câu chuyện thêm sinh động. Thảo luận: Sai lầm của việc xem voi và phán về voi của các thầy bói thể hiện ở chỗ nào? -> Ở đây, mỗi thầy chỉ sờ được 1 bộ phận của con voi mà vội kết luận đó là toàn bộ con voi. Các thầy sai lầm trong nhận thức nên nên dùng một bộ phận mà khẳng định là cái toàn thể. Ở đây truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại để tô đậm sai lầm về lí sự cũng như thái độ chủ quan của các thầy bói xem voi. Chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? -> Không nên chủ quan trong nhận thức về sự vật. Phải tìm hiểu toàn diện về sự vật đó. Kể cả khi mắt thấy tai nghe nhưng cũng cần xem xét kĩ hơn. Gv tích hợp chuyện “Niêu cơm Nhan Hồi” để giáo dục học sinh. Hậu quả của việc xem và phán về voi ntn? -> Không ai chịu ai đánh nhau toác đầu, chảy máu. Vậy truyện nhằm phê phán điều gì? -> Truyện phê phán, chế giễu các thầy bói, các thầy không chỉ mù về thể chất mà còn mù về nhận thức và cả phương pháp nhận thức của các thầy bói. Điều này nhắc nhở các em bài học nào trong cuộc sống? -> Ở đời này, tự tin, biết bảo vệ chính kiến của mình là điều tốt nhưng nếu tự tin thái quá và ý kiến của mình không xác thực mà vẫn khư khư giữ thì đó lại là điều không nên. * Hướng dẫn Tổng kết: Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung? Câu chuyện này nhằm nhắc nhở chúng ta điều gì? Hs căn cứ phần Ghi nhớ trả lời. Gv chốt bài. * Hướng dẫn Luyện tập: HS làm miệng tại lớp. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và soạn bài. I. Giới thiệu chung II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. 2.3. Phân tích a. Các thầy bói xem voi - Các thầy đều mù và chưa biết gì về con voi. - Hoàn cảnh xem voi: + Nhân buổi ế hàng. + Nghe nói có voi đi qua. - Mục đích: Xem voi để thỏa chí tò mò. - Cách xem: Các thầy dùng tay sờ các bộ phận của con voi. -> Cách kể tự nhiên. => Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói. b. Các thầy phán về voi Voi là: Bộ phận Con voi Thầy sờ vòi Sun sun như con đỉa Thầy sờ ngà Chần chẫn như cái đòn càn Thầy sờ tai Bè bè như cái quạt thóc Thầy sờ chân Sừng sững như cái cột đình Thầy sờ đuôi Tun tủn như cái chổi sể cùn -> Lối nói ví von, so sánh và từ láy đặc tả; kết cấu các sự việc lặp lại, phóng đại. -> Đúng về bộ phận nhưng sai về toàn thể. => Đánh giá chủ quan, phiến diện: dùng cái bộ phận nói cái toàn thể. c. Hậu quả việc xem và phán về voi - Đánh nhau toác đầu chảy máu. -> Nhận thức sai về sự vật, thiệt hại về thể xác. => Truyện châm biếm, phê phán các thầy bói hồ đồ, không chỉ mù về thể chất mà còn mù về nhận thức và phương pháp nhận thức. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc: - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo. - Lặp lại các sự việc. - Nghệ thuật phóng đại. b. Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Kể diễn cảm câu chuyện đúng trình tự. - Nắm nội dung bài học; học Ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Thứ tự kể trong văn tự sự. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 10 Ngày soạn: 31/10/2012 Tiết: 39 Ngày dạy: 02/11/2012 DANH TỪ (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt Nắm được định nghĩa của danh từ. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2. Kỹ năng - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. 3. Thái độ: Có ý thức nhận biết danh từ chung và danh từ riêng để viết đúng. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Thế nào là danh từ? Trình bày khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của danh từ trong câu? Cho ví dụ minh họa. Vẽ sơ đồ về các loại danh từ. 3. Bài mới: Tiết học trước, các em đã ôn lại và nâng cao thêm một bước những hiểu biết về danh từ. Theo đó, danh từ có thể chia làm hai loại: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Trong danh từ chỉ đơn vị, lại có thể chia làm hai nhóm: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước. Nhóm danh từ chỉ đơn vị quy ước được tiếp tục chia ra thành: danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về danh từ chỉ sự vật. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng Gv cho vài Hs nhắc lại những kiến thức về danh từ riêng, danh từ chung đã học ở tiểu học. Gọi Hs đọc ví dụ trong Sgk/108, yêu cầu xác định danh từ có trong câu. -> Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, đền thờ, làng, Gióng, xã, Phù Đổng, huyện, Gia Lâm, Hà Nội. Đó là những danh từ chỉ đơn vị hay là những danh từ chỉ sự vật? -> Là những danh từ chỉ sự vật. Gv treo bảng phụ phân loại danh từ chung và riêng, gọi Hs lên điền vào cột thích hợp. Vậy danh từ chỉ sự vật có mấy loại? Đó là những loại nào? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ ý 1. Gv chốt ý. Hs đọc. * Hướng dẫn cách viết danh từ riêng Em có nhận xét gì về cách viết của các danh từ trên? -> Các danh từ gọi tên chung của sự vật thì viết thường; các danh từ gọi tên riêng của sự vật thì viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên. Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý VN? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài được phiên âm qua âm Hán Việt? Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoàđược phiên âm trực tiếp. Riêng những danh từ về tên người, tên địa lý nước ngoài có cách viết giống cách viết của từ nào mà chúng ta đã học? -> Giống cách viết từ mượn của ngôn ngữ Ấn - Âu. Nhận xét của em về cách viết tên riêng các cơ quan, tổ chức và huân chương? Em hãy khái quát lại cách viết các loại danh từ riêng? Hs trả lời dẫn đến Ghi nhớ ý 1. Gv chốt ý. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Tìm danh từ chung và danh từ riêng? Gọi Hs lên lập bảng và điền từ thích hợp. Hs khác nhận xét. Gv chữa bài. Bt2: Những từ in đậm là danh từ riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật. Bt3: Gv hướng dẫn Hs làm tại chỗ. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Tìm hiểu chung 1. Danh từ chung và danh từ riêng 1.1. Phân tích ví dụ Bảng phân loại: Danh từ chung Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. Danh từ riêng Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. 1.2. Ghi nhớ 1: (Sgk/109) 2. Cách viết danh từ riêng 2.1. Phân tích ví dụ Vd1: Lê Hồng Phong, Đạ Rsal, Đam Rông, Lâm Đồng -> Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi tiếng. Vd2: Mai Lan, Hồng Kông, Trung Quốc -> Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. Vd3: Pu-kin, Vích-to Huy-gô, Tô-ki-ô (Nhật), Béc-lin (Đức) -> Tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp, viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận. Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. Vd4: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong, Huân chương Lao động hạng 3. -> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/109) II. Luyện tập Bt1: Danh từ chung Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên. Danh từ riêng Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. Bt2: Là danh từ riêng vì chúng dùng gọi tên sự vật - là nhân vật. Bt3: III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ. - Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng. - Luyện cách viết danh từ riêng. - Soạn bài mới: Văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. E. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 10 Ngày soạn: 24/10/2013 Tiết: 40 Ngày dạy: 26/10/2013 TRAÛ BAØI KIEÅM TRA VAÊN A. Mức độ cần đạt Giúp Hs: - Biết rõ yêu cầu của từng câu hỏi. - Nắm vững nội dung đáp án phần trắc nghiệm và tự luận. - Biết sửa những lỗi sai mắc phải khi làm bài. B. Chuẩn bị Gv: - Soạn giáo án, chấm bài. - Tích hợp với bài “Chữa lỗi dùng từ”. Hs: - Ôn tập lại phần Văn đã học từ đầu năm tới nay. - Làm lại bài kiểm tra cả phần trắc nghiệm và tự luận. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng …………………………………………….) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs. 3. Bài mới: Để biết được những lỗi sai và có hướng khắc phục tốt trong bài kiểm tra Văn, cô sẽ trả bài cho các em trong tiết học này để giúp các em có thể tiến bộ hơn, đạt điểm cao hơn trong những bài kiểm tra sau. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích đề (Xem giáo án tiết 28) Hoạt động 2: Công bố đáp án (Xem giáo án tiết 28) Gv treo bảng phụ ghi đáp án đúng của các câu hỏi phần trắc nghiệm và tự luận. Hoạt động 3: Nhận xét ưu – khuyết điểm Ưu điểm: Một số em hiểu đề, chuẩn bị bài chu đáo nên làm tốt bài kiểm tra ở cả hai phần trắc nghiệm và tự luận nên đạt điểm cao. Đó là các bạn Hiệp 8.5 điểm, Huyền 8.0 điểm và một số bạn đạt điểm khá. Nhược điểm: Ngược lại với các bạn đó, hơn 10 bạn trong lớp do quá lười học nên kết quả bài kiểm tra rất tệ. Phần trắc nghiệm chọn sai đáp án nhiều, có bạn chỉ đúng duy nhất một câu trắc nghiệm. Phần tự luận, câu 1 yêu cầu nêu ý nghĩa truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” một số em bỏ trống, không trả lời, một số em lại viết theo suy nghĩ cảm tính của mình, một số em lại liệt kê các sự việc chính, một số em lại kể lại đoạn cuối của truyện... Câu 2 yêu cầu kể đoạn truyện Thạch sanh giết đại bàng cứu công chúa, một số em kể quá sơ lược, một số lại kể quá dài dòng, một số kể cả truyện… Thậm chí có bạn còn kể sai nội dung so với văn bản. Lí do gây lỗi là do các em chưa xác định được trọng tâm đoạn truyện theo yêu cầu của đề bài. Chính vì các lỗi quan trọng đó nên các em có điểm dưới trung bình từ 1.0 điểm như bạn Lượng, 2.0 điểm như Thạch Thảo, Mĩ Linh, 2.5 điểm khá nhiều, đến 3.0, 4.0 điểm cũng có. Trong số các bạn có điểm kém đó, các bạn cần phải làm lại bài kiểm tra ở nhà. Cũng như bài viết số 1 lần trước, rất nhiều em mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt trong bài làm, tên riêng không viết hoa, không dùng dấu chấm, phẩy để tách ý, chữ viết quá xấu… Những lỗi này các em cần khắc phục ngay trong những bài làm sau. Hoạt động 4: Thống kê chất lượng bài làm Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, thực hiện ở nhà. I. Phân tích đề II. Công bố đáp án III. Nhận xét ưu, khuyết điểm IV. Thống kê chất lượng Lớp Giỏi khá TB Yếu kém 6A3 2 10 9 6 9 Hướng dẫn tự học - Những bạn có điểm dưới TB cần làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập cả hai phần trắc nghiệm và tự luận. - Tiếp tục ôn tập phần Văn. - Chuẩn bị bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. D. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNV6 tuan 10.doc
Giáo án liên quan