Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Thạnh Đông

1. Mục tiêu:

1.1: Kiến thức

- Học sinh biết: kể chuyện đời thường có ý nghĩa.

- Học sinh hiểu: viết bài theo bố cục, đúng văn phạm.

1.2: Kĩ năng

- Học sinh thực hiện được:Rèn kĩ năng làm bài viết hoàn chỉnh.

- Học sinh thực hiện thnh thạo: Viết bài văn sáng tạo.

1.3: Thái độ

-Thĩi quen: Giáo dục tính cẩn thận.

- Tính cch:sáng tạo khi làm bài.

d. Mục tiêu hoạt động:

- Hoạt động 1: tạo hứng th học tập.

- Hoạt động 2: học sinh làm bài.

2. Ma trận đề:

3.Đề kiểm tra và đáp án:

3.1.Đề bài:

Kể về một người bạn mà em mới quen.

3.2.Đáp án:

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 - Trường THCS Thạnh Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :13 Tiết 49, 50. ND: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 1. Mục tiêu: 1.1: Kiến thức - Học sinh biết: kể chuyện đời thường có ý nghĩa. - Học sinh hiểu: viết bài theo bố cục, đúng văn phạm. 1.2: Kĩ năng - Học sinh thực hiện được:Rèn kĩ năng làm bài viết hoàn chỉnh. - Học sinh thực hiện thành thạo: Viết bài văn sáng tạo. 1.3: Thái độ -Thĩi quen: Giáo dục tính cẩn thận. - Tính cách:sáng tạo khi làm bài. d. Mục tiêu hoạt động: - Hoạt động 1: tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: học sinh làm bài. 2. Ma trận đề: 3.Đề kiểm tra và đáp án: 3.1.Đề bài: Kể về một người bạn mà em mới quen. 3.2.Đáp án: Câu Nội dung Điểm Câu 4 Mở bài: - Giới thiệu khái quát về người bạn mới quen. Thân bài: (7đ) - Giới thiệu đôi nét về ngoại hình của bạn. - Kể về tính tình, hoạt động học tập, vui chơi của bạn. - Cách cư xử với mọi người (người lớùn, bạn bè). - Sở thích, ước mơ của bạn. - Kể về kỉ niệm sâu sắc giữa mình và bạn,… 3.Kết bài: - Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với bạn.. 1,5đ 1đ 3đ 1đ 1đ 1đ 1,5đ HƯỚNG DẪN CHẤM: à Biểu điểm: - 10 đ: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề. - 9- 8 đ: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - 6- 7đ: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. - 5 đ: Đáp ứng được nửa các yêu cầu trên. - 1 – 2 đ: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - 0 đ: Hoàn toàn lạc đề. 3.Kết quả: a. Thống kê chất lượng: Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém TB trở lên SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6A2 44 6A3 44 b. Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: Ưu điểm Khuyết điểm Tuần :13 Tiết 51 ND: TREO BIỂN, LỢN CƯỚI ÁO MỚI. ( Hướng dẫn đọc thêm ) 1.Mục tiêu: a.Kiến thức : - Học sinh biết: khái niệm, đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Treo biển, Lợn cưới áo mới.Cách kể hài hước về người hành động khơng suy xét, khơng cĩ chủ kiến trước những ý kiến của người khác. - Học sinh hiểu: ý nghĩa chế giễu, phê phán những người cĩ tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trị cười cho thiên hạ.Nhớ những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngơn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên. b.:Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được:Rèn kĩ năng đọc- hiểu văn bản truyện cười.Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện. - Học sinh thực hiện thành thạo:Nhận ra các chi tiết gây cười trong truyện.Kể lại câu chuyện. c.Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục HS ý thức có chủ kiến khi làm việc; - Tính cách: giáo dục tính khiêm tốn, không khoe khoang . d. Mục tiêu hoạt động: - Hoạt động 1: tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản và chú thích - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.:Treo biển. Lợn cưới áo mới 2.Nội dung học tập: - Khái niệm truyện cười.nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện. 3.Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh ảnh (nếu cĩ). Học sinh::Đọc văn bản, tìm hiểu nghệ thuật, ý nghiã truyện. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4. 2:Kiểm tra miệng: ( 5phút) Kể tóm tắt truyện “ Chân, tay, Tai, Mắt, Miệng”? (6đ) l HS kể. GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập: Vì sao cô Mắt, cậu Tay, bác Tai, cậu Chân so bì với lão Miệng? (2đ) A. Muốn nghỉ ngơi. C. Không yêu thương nhau B. Không muốn làm việc. D. Tị nạnh. Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? (2đ) l Tìm hiểu khái niệm truyện cười. Đọc văn bản, tìm hiểu nghệ thuật, ý nghiã truyện:treo biển; Lợn cưới - áo mới. ĩ Nhận xét, chấm điểm. 4.3.Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. Hoạt đơng 1:Vào bài: Để giúp các em nắm hiểu về các câu chuyện cười và ý nghĩa của chúng, tiết học này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu văn bản “Treo biển, Lợn cưới áo mới”. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản và chú thích( 5phút) GV hướng dẫn HS đọc. GV đọc, gọi HS đọc, kể Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Thứ ba. GV nhận xét, sửa sai. Thế nào là truyện cười. HS trả lời, GV nhận xét. Lưu ý một số từ ngữ khó SGK. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. ( 10 phút) Nhà hàng treo biển để làm gì ? ●Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm.. Tấm biển của nhà hàng để chữ gì? Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Bốn yếu tố. Em hãy chỉ ra nội dung thông báo trong từng yếu tố? Trạng ngữ: ”Ởû đây”: nơi bán hàng Động từ “có bán”: hành động, công việc của cửa hàng. Danh từ “cá”: sản phẩm, mặt hàng. Tính từ “tươi”: chỉ chất lượng. Theo em có thể thêm hay bớt thông tin nào ở tấm biển đó không? Vì sao? Từ khi tấm biển bán hàng được treo lên đến khi hạ xuống cất đi thì nội dung của nó được sửa chữa mấy lần? Bốn lần. Lần thứ nhất người góp ý là ai? Với nội dung gì? Người qua đường: Biển đề thừa chữ “tươi” vì không ai bán cá ươn. Theo em có thể bỏ chữ tươi trong tấm biển đó không? Vì sao? Không, vì mất một thông tin cần thiết cho người bán lẫn kẻ mua Nhà hàng có nghe theo lời góùp ý không? Sự việc này có đáng cười không vì sao? Nghe theo bỏ chữ “tươi”à Đáng cười vì nhà hàng đã vội vã nghe theo lời người khác, mất đi lợi thế mặt hàng của mình. Lần thứ 2: Khách hàng góùp ý với nhà hàng điều gì? Nhà hàng đã làm gì khi nghe góùp ý? Tấm biển đề thừa 2 chữ “ở đây” Lần thứ 3: Khách hàng góùp ý với lí do gì? Nhà hàng đã làm gì khi nghe góùp ý? Không ai bày cá ra khoe cho nên không cần đề chữ “có bán”. Nếu em làm chủ hàng em sẽ giải thích như thế nào về sự góp ý của 2 vị khách trên? Không thể bỏ “ở đây” “có bán” vì người mua sẽ không rõ địa điểm bán hàng, vì đây là biển quảng cáo bán hàng. Trong cả hai lần đó, nhà hàng đều nghe lời góùp ý. Điều đó có đáng cười không? Vì sao? Đáng cười vì nhà hàng đã máy móc nghe theo ý kiến người khác khiến tấm biển còn mỗi chữ “cá” đó là một thông báo rất mơ hồ. Lần góp ý cuối cùng khiến nhà hàng lại một lần nữa phải xem lại tấm biển của mình. Việc này diễn ra như thế nào? Người hàng xóm cho rằng không cần biển phải đề chữ “cá” vì nhà đã bày đầy cá với mùi tanhàcất biển. Đây là sự việc đáng cười nhưng vì sao sự việc “cất nốt cái biển” đáng cười nhất? Thủ tiêu biển bán hàng, đó là một sự việc làm ngớ ngẩn biến việc “treo biển” thành vô nghĩa biến cái có thành cái không một cách vớ vẩn. Mỗi lần nghe góp ý là chủ cửa hàng liền làm theo không cần suy nghĩ, xem xét.Em thấy lập trường của chủ nhà hàng như thế nào? Truyện có nét gì đặc sắc về nghệ thuật? Nêu ý nghĩa truyện? Truyện”Treo biển”mượn việc gì để nói về điều gì? HS thảo luận nhóm 5’, trình bày. GV nhận xét chốt ý. Mượn chuyện nhà hàng bán cá răm rắp nghe theo những lời góp ý ->tạo tiếng cười ->phê phán nhẹ nhàng những người làm theo ý kiến người khác không cần suy xét, thiếu lập trường. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.  Nếu cĩ một người gĩp ý cho em về một vấn đề gì đĩ thì em làm thế nào? ●Suy nghĩ xem xét kĩ trước khi nghe theo hoặc khơng. Giáo dục học sinh ý thức khi nghe những lời góp ý cần suy xét, chọn lọc. Hoạt động 4: Luyện tập. Gọi HS đọc bài tập. Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ tiếp thu hoặc phản bác ý kiến của bốn người góp ý như thế nào? hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? GV hướng dẫn HS làm. Có thể giữ nguyên hoặc lược bỏ một trong bốn yếu tố. Có thể vẽ thêm hình con cá… Qua truyện này, em có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ? Từ dùng phải có nghĩa, có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa. Từ trong biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng… GD HS ý thức dùng từ chính xác. Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu truyện Lợn cưới áo mới ( 5phút) GV hướng dẫn HS đọc. GV đọc, gọi HS đọc. GV nhận xét, sửa sai. Lưu ý một số từ ngữ khó SGK .Hoạt động 6 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Lợn cưới áo mới .( 10phút) Em hiểu như thế nào là tính hay khoe của của người đời?Em thấy tính đĩ như thế nào? Kẻ có của thích đem phô trương sự giàu có hơn người của mình. - Là một thói xấu của con người nhất là người giàu. Anh thứ nhất có gì để khoe? Theo em một cái áo mới may có đáng để đem khoe thiên hạ không? Không. Vì là cái bình thường hàng ngày. Anh thứ hai có gì để khoe? Có đáng để khoe thiên hạ một con lợn làm cỗ cưới không? Không. Cũng là việc bình thường. Hai anh kia đã đem những cái rất thường để khoe mình có của. Điều đó đáng cười không? Vì sao? Đáng cười vì không bình thường, lố bịch. Qua sự việc này, nội dung muốn cười giễu tính xấu gì của người đời? Tính khoe của. Anh có lợn khoe trong tình trạng nào? Đang “tất tưởi” chạy tìm lợn sổng. Đó có phải là hoàn cảnh để khoe lợn không? vì sao? Không.Vì việc tìm lợn sổáng khác với việc khoe lợn. Cái cách khoe lợn diễn ra như thế nào? Bình thường, cần hỏi người khác như thế nào mới đúng? ● Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? Như thế, trong câu hỏi của anh có lợn bị thừa ra những chữ nào? ● “Lợn cưới”, “của tôi” Vì sao anh có lợn cố tình hỏi thừa ra như thế? Mục đích khoe lợn chứ không phải tìm lợn, khoe lợn là khoe đám cưới, tức là muốn khoe của nhà mình. Em có nhận xét gì về yếu tố thừa ấy? Là nội dung, mục đích muốn thông báo của anh ta. Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Đối lập giữa bộ dạng và lời hỏi thăm. Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì? Anh áo mới có cách khoe của khác với anh lợn cưới ở điểm nào? ● Kiên trì đợi dịp được khoe. Khi khoe thì khoe rất cụ thể. Cảnh chờ đợi để khoe áo diễn ra như thế nào? Mặc áo mới đứng trước cửa từ sáng đến chiều, không ai khen thì bực tức. Lời nói, điệu bộ anh khoe áo có gì khác thường? Nhưng khác thường nhất là hoàn cảnh khoe áo. Đó là hoàn cảnh nào? Đang phải trả lời người đi tìm lợn. Đó không phải là hoàn cảnh để khoe áo. Lẽ ra anh áo mới phải trả lời anh lợn cưới như thế nào? ● Không. Tôi không thấy con lợn nào qua đây. Ở đây, anh ta đã dùng thừa từ nào, và có hành động nào thừa? Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, giơ vạt áo ra. Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp đối xứng được thể hiện như thế nào? Lợn cưới đối với áo mới. Trong hai cách khoe của ấy, em thấy cách nào lố bịch hơn, đáng cười hơn? Cả hai, cách khoe của anh áo mới lố bịch hơn, đáng cười hơn vì anh ta đã dồn tâm sức vào một việc chả ra gì. Truyện kết thúc như thế nào? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? Nêu ý nghĩa truyện :” Lợn cưới, áo mới”? HS thảo luận nhóm 3’, trình bày. GV nhật xét, chốt ý. Phê phán tính khoe của (một tính xấu trong xã hội.) GD HS không nên có tính khoe khoang. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK I.Đọc- hiểu văn bản: Đọc-kể Chú thích: Định nghĩa truyện cười: SGK/124. Giải nghĩa từ: SGK/124. II.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: Treo biển: Tấm biển đề: “ở đây có bán cá tươi”. Nội dung tấm biển có bốn yếu tố nêu: địa điểm, công việc, mặt hàng , chất lượng à Tấm biển đáp ứng đủ thông tin cần thiết cho người mua. 2.Chữa biển và cất biển: Bốn người góp ý về tấm biển Nhà hàng răm rắp làm theo à Lập trường không vững 3.Nghệ tbuật: - Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều, không suy nghĩ, đắn đo của chủ cửa hàng. 4. Ý nghĩa truyện: Truyện tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ. Phê phán những người hành động thiếu chủ kiến. Nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu chọn lọc ý kiến của người khác. III.Luyện tập: Lợn cưới áo mới I.Đọc- hiểu văn bản: Đọc: Chú thích: SGK/126. II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản: 1.Những của được đem khoe: Một cái áo mới may. Một con lợn cưới. 2.Cách khoe của: Anh khoe lợn hỏi to: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?” Nghệ thuật: đối lập. Tiếng cười bật ra. Anh áo mới giơ vạt áo ra bảo: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”à Lời nói điệu bộ cụ thể. Nghệ thuật: Tạo tình huống truyện gây cười. Miêu tả điệu bộ, hành động , ngôn ngữ khoe rất lố bịch. Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. Ýù nghĩa văn bản: - Truyện chế diễu, phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu trong xã hội. 4.4. Tổng kết: ( 5phút) GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập:  Bài học nào sau đây đúng với truuyện “ Treo biển”? A. Phải tự chủ trong cuộc sống. B. Nên nghe nhiều người góùp ý. C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. D. Không nên nghe ai.  Bài học nào sau đây đúng với truyện “ Lợn cưới, áo mới”? A. Có gì hay nên khoe để mọi người cùng biết. B. Chỉ khoe những gì mình có. C. Không nên khoe khoang một cách hợm hĩnh. D. Nên tự chủ trong cuộc sống. 4.5:Hướng dẫn học tập: à Đối với bài học tiết này: Học thuộc phần nghệ thuậât và ý nghĩa của từng câu chuyện. Làm hoàn chỉnh các bài tập trong vở bài tập. à Đối với bài học tiết sau: - Soạn bài “Oân tập truyện dân gian”: Xem lại các truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, Cổ tích, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười. - Đọc và tìm hiểu bài Số từ, lượng từ.Tìm hiểu về đặc điểm của số từ, lượng từ. Tìm thêm ví dụ về số từ, lượng từ. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam) Tuần : 13 Tiết: 52. ND: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ. 1.Mục tiêu: 1.1:Kiến thức : - Học sinh biết được: Biết được đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ. + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ. + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ. - Học sinh hiểu được:ý nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. 1.2:Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Nhận diện số từ và lượng từ. - Học sinh thực hiện thành thạo:Phân biệt số từ với danh từ đơn vị.Vận dụng số từ và lượng từ khi nĩi viết. 1.3:Thái độ: - Thĩi quen: Giáo dục ý thức sử dụng số từ và lượng từ phù hợp trong nói, viết. - Tính cách: sáng tạo trong nĩi viết. d. Mục tiêu hoạt động: - Hoạt động 1: tạo hứng thú học tập. - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về số từ - Hoạt động 3: Lượng từ. - Hoạt động 4 : Luyện tập. 2.Nội dung học tập: Nhận biết, nắm được ý nghĩa, cơng dụng của số từ, lượng từ. 3.Chuẩn bị: 3.1: Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ mục 1. 3.2: Học sinh: Tìm hiểu về số từ và lượng từ. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: 4. 2:Kiểm tra miệng: (2phút) Đối với bài học hôm nay, em đã chuẩn bị được những gì? l Tìm hiểu về số từ và lượng từ. ĩ Nhận xét. 4.3:Tiến trình bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. Hoạt động 1:Vào bài:Để giúp các em nắm vững kiến thức về từ loại, tiết học này, cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu về “Số từ và lượng từ”. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về số từ.(10phút) GV treo bảng phụ, ghi ví dụ SGK. Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? ● a. Haià chàng. Một trămà ván cơm nếp, nệp bánh chưng. Chínà ngà, cựa, hồng mao. Mộtà đôi. b. Thứ à sáu ▲Các từ được bổ sung là từ loại gì? ● Danh từ. ▲ Những từ in đậm ở VD chỉ gì? Chúng cĩ vị trí như thế nào so với danh từ mà chúng bổ nghĩa ? Chỉ số lượng, đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ. Thế nào là số từ? Vị trí của số từ trong cụm từ? Từ in đậm trong VD b chỉ gì? Vị trí như thế nào? GV nêu VD : Một trăm con trâu. Một đơi trâu. Tìm số từ. ● Một. Từ đơi chỉ ý nghĩa gì? Đơi = hai Từ đôi trong câu a có phải là số từ không? Vì sao? Từ đôi trong câu a không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị. Một trăm là số từ ghép.Ta cĩ thể nĩi: hai con trâu, nhưng khộng thể nĩi đơi con trâu.  Từ đó, em có thể rút ra kết luận gì về số từ và danh từ đơn vị? Tìm thêm các từ có nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi? Cặp, tá, chục. HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Lượng từ. (10phút) GV treo bảng phụ, ghi VD SGK. Nghĩa của các từ in đậm trong những câu dưới đây có gì giống và có gì khác nghĩa của số từ? Khác : số từ chỉ số lượng chính xác hoặc thứ tự của sự vật. Lượng từ: Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Giống: đứng trước danh từ.  Nêu ý nghĩa khái quát của lượng từ? VD: Tất cả học sinh lớp 6 đều thực hiện theo lời dạy: mỗi người vì mọi người. Từ tất cả, mỗi, mọi chỉ gì? ● Tồn thể, tập hợp,hay phân phối.  Vậy, lượng từ có những nhóm nào? Xếp các từ in đậm nói trên vào cụm danh từ. GV treo bảng phu.ï Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 các hoàng tử những kẻ thua trận Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ  Nhận xét về khả năng kết hợp của số từ và lượng từ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa và công dụng tương tự? Tìm từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, cả thảy,… Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, mọi, mỗi, từng,… Làm cách nào để phân biệt số từ và lượng từ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK ĩ Giáo dục ý thức sử dụng số từ và lượng từ phù hợp trong nói, viết. Hoạt động 4 : Luyện tập.(15phút) Gọi HS đọc BT 1. Gọi học sinh lên bảng làm Nhận xét Gọi HS đọc BT 2. Các từ in đậm trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa như thế nào? GV hướng dẫn HS làm. Gọi HS đọc BT 3. Nhận xét HS thảo luận nhóm, trình bày, GV nhận xét, sửa sai GV đọc cho HS viết chính tả. Lưu ý HS viết đúng các chữ có l – n, ay – ai… Cho HS đổi bài, bắt lỗi chính tả lẫn nhau. GV chấm điểm một số tập. GD HS ý thức viết đúng chính tả. I. Số từ: Ví dụ: Ý nghĩa khái quát của số từ: chỉ số lượng ( đứng trước danh từ), số thứ tự của sự vật (đứng sau danh từ) . Nhận diện và phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị: + Số từ không kết hợp trực tiếp với chỉ từ. + Danh từ chỉ đơn vị: có thể trực tiếp kết hợp với số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau. II.Lượng từ: Ý nghĩa khái quát của lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. Lượng từ được chia thành hai nhóm: + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể. + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối. Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ: + Số từ chỉ số lượng: giữ vai trò làm phụ ngữ t1. + Số từ chỉ số thứ tự: giữ vai trò làm phụ ngữ s1 + Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: giữ vai trò làm phụ ngữ t2 + Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: giữ vai trò làm phụ ngữ t1. Phân biệt số từ và lượng từ: + Số từ: chỉ số lượng, số thứ tự của sự vật . + Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. III. Luyện tập: Bài 1: Một (canh), hai (canh), ba (canh), năm (canh): số từ chỉ số lượng Canh (bốn), canh(năm): số từ chỉ số thứ tự Bài 2: Các từ : trăm, ngàn, muơn …đều được dùng để chỉ số lượng “nhiều”, “rất nhiều”… Bài 3 Từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, làm xong việc này mới đến việc kia Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể Bài 4: Chính tả: Bài viết: Lợn cưới, áo mới. 4.4:Tổng kết: (8phút)  Thế nào là số từ, lượng từ? Cho ví dụ? GV sử dụng bảng phụ giới thiệu bài tập:  Lựa chọn các từ: mấy, trăm, ngàn, vạn điền vào chỗ trống thích hợp cho các câu sau: A. Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. B. Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ C. Ở gần chẳng bén duyên cho Xa xôi cách mấy lần đò cũng đi. ĩ Có thể dùng sơ đồ tư duy để củng cố bài.` 4.5:Hướng dẫn học sinh tự học: à Đối với bài học tiết này: - Học thuộc phần bài ghi . - Nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ. - Xác định số từ, lượng từ trong một tác phẩm truyện đã học. - Làm bài tập 1, 3 – SGK – 129. à Đối với bài học tiết sau: - Chuẩn bị bài tiết sau:“Trả bài kiểm tra Tiếng Việt”. Xem lại các bài đã làm và tìm đáp án đúng. - Đọc kĩ phần I, II, bài: “ Kể chuyện tưởng tượng”. Tìm hiểu khái niệm, vai trò và cách xây dựng một câu chuyện tưởng tượng. 5. Phụ lục: - Sách giáo viên văn 6.( Nhà xuất bản Giáo dục) - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản Hà Nội) - Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 ( Nhà xuất bản GD Việt Nam)

File đính kèm:

  • docngu van(3).doc
Giáo án liên quan