Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Cảm nhận được phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp của người yêu nước trong chốn lao tù.

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích

3. Thái độ: tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: SGK, SGV, ảnh chân dung Phan Bội Châu.

- HS: Đọc và tìm hiểu bài, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu.

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc soạn bài của HS.

2. Bài mới:

*Giới thệu bài: Phan Bội Châu nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi năm của thế kỉ XX. Người đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912, cho nên khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam ( 1914) và biết chúng có ý địmh trao trả cho Pháp. Biết khó có thể thoát chết, Phan Bội Châu viết "Ngục trung thư" nhằm đẻ lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ nằm trong tác phẩm đó.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày dạy...../....../ 2006 Tiết 57 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Cảm nhận được phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp của người yêu nước trong chốn lao tù. - Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích 3. Thái độ: tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, ảnh chân dung Phan Bội Châu. - HS: Đọc và tìm hiểu bài, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc soạn bài của HS. 2. Bài mới: *Giới thệu bài: Phan Bội Châu nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng hai mươi năm của thế kỉ XX. Người đã từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt từ năm 1912, cho nên khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam ( 1914) và biết chúng có ý địmh trao trả cho Pháp. Biết khó có thể thoát chết, Phan Bội Châu viết "Ngục trung thư" nhằm đẻ lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ nằm trong tác phẩm đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. - Qua tìm hiểu, em đã biết được điều gì về Phan Bội Châu? Em sưu tầm được những tư liệu gì về ông? - GV khái quát những nét chính về tác giả -> giới thiệu chân dung Phan Bội Châu. - Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? - Em hãy kể tên một số tác phẩm khác của ông? ( Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập...) HĐ2. Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn đọc văn bản: đọc diễn cảm với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng. - GV đọc mẫu - HS đọc - Nhận xét cách đọc của HS - Lưu ý HS các chú thích 1, 2, 6. HĐ3. Tìm hiểu chung về bài thơ. - Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Em hãy nhận diện thể loại bài thơ qua số câu, số chữ, cách gieo vần? (- Số câu: 8 câu - Số chữ: 7 chữ / 1 câu - Cách hiệp vần: ở tiếng cuối các câu 1,2,3,5,8 - Phép đối: Cặp câu 3-4 và 5-6 - Bố cục: + đề ( câu 1-2) + thực ( câu 3 - 4 ) + luận ( câu 5 - 6) + kết ( câu 7 - 8) -> Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật) - Văn bản viết theo phương thức nào? ( Biểu cảm) - Biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? ( Trực tiếp vì tâm tư con người trực tiếp bộc lộ, không thông qua sự việc hoặc hình ảnh) HĐ4. Tìm hiểu hai câu thơ đầu - Đọc lại hai câu thơ đầu - Hoàn cảnh của tác giả được nói ở hai câu thơ đầu như thế nào? ( ở tù ) - Từ “hào kiệt”, “phong lưu” cho ta hình dung về một con người như thế nào? ( Người có tài chí như bậc anh hùng; phong thái ung dung, đàng hoàng, sang trọng) - Điệp từ “vẫn” giúp em hiểu thêm điều gì? ( Cách sống không bao giờ thay đổi dù trong hoàn cảnh nào) - Thái độ của tác giả trước sự việc “ở tù” được thể hiện trong câu thơ nào? (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù) - Qua cách nói đó, em có nhận xét gì về phong thái của người chí sĩ cách mạng khi rơi vào vòng tù ngục? ( Phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất khuất, vừa hào hoa tài tử. ) - Hai câu thơ đầu cho thấy đặc điểm nào trong tính cách của người chí sĩ cách mạng? ( Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh) GV: Họ rơi vào vòng tù ngục cứ như người chủ động nghỉ chân một nơi nào đó trên chặng đường bôn tẩu dài dặc... - Em nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ? ( Giọng đùa vui- giọng điệu quen thuộc trong lối thơ khẩu khí -> Cách nói chí của người xưa.) - Qua đó em có nhận xét gì vềPhan Bội Châu? ( Là người anh hùng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.) HĐ5. Tìm hiểu hai câu thơ 3 - 4 - HS đọc hai câu thơ tiếp theo. - Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của hai câu thơ so với hai câu thơ trên? ( Giọng điệu trầm thống, diễn tả nỗi đau cố nén) - Cách sử dụng các hình ảnh trong hai câu thơ? ( Hình ảnh đối: khách không nhà- người có tội; trong bốn biển - giữa năm châu) GV: hai câu thơ đối cả ý lẫn thanh làm nổi bật hình ảnh người cách mạng, tạo giọng điệunhịp nhàng cho lời thơ. - Cụm từ “khách không nhà”, “trong bốn biển” có ý nghĩa như thế nào? ( - khách không nhà: người tự do đi đây đi đó. - trong bốn biển: trong không gian rộng lớn) - ở trong tù ngục, tự cho mình là “khách”, điều đó cho thấy nét đẹp nào trong tính cách của người cách mạng? ( Ung dung, lạc quan ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo) -Em hiểu “người có tội giữa năm châu” là ai? ( Phan Bội Châu) - Tại sao Phan Bội Châu lại nhận mình như thế? ( Vì hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, đang sống không hợp pháp tại Trung Quốc, lại bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt. Mười năm lưu lạc, khi Nhật Bản, khi Trung Quốc, khi Xiêm La ( Thái Lan ), không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù, ở đâu ông cũng là đối tượng bị truy bắt khi đội trên đầu một án tử hình.) - GV: “ người có tội” là cách gọi mỉa mai của tác giả về hành động khủng bố người yêu nước của thực dân Pháp. (Chúng gọi người yêu nước là có tội.) - Nội dung chính của hai câu thơ? - HS đọc hai câu thơ 5-6 - Hai câu thơ này sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( Nói quá, phép đối ) - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nào? ( Câu trên đối xứng câu dưới cả về ý và thanh- > tạo giọng điệu cứng cỏi cho bài thơ; gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước ) - Từ "thân ấy", " sự nghiệp" cần được hiểu như thế nào khi gắn với Phan Bội Châu? ( thân ấy: chỉ con người Phan Bội Châu Sự nghiệp: chỉ sự nghiệp cứu nước mà Phan Bội Châu theo đuổi) - Hai câu thơ có ý nghĩa gì? (Thể hiện quan niệm sống của người yêu nước: còn sống còn đấu tranh giải phóng dân tộc) - Từ cặp câu kết này, những phẩm chất tốt đẹp nào của người yêu nước được bộc lộ? ( Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của mình) I. tác giả tác phẩm. - Phan Bội Châu ( 1867- 1940) quê ở Nghệ An, ông là một nhà yêu nước, một nhà thơ lớn đầu thế kỉ XX. - "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" là bài thơ Nôm sáng tác đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị quân phiệt Quảng Đông ( Trung quốc) bắt giam. II. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích. III. Tìm hiểu văn bản 1.Hình ảnh người chí sĩ cách mạng. “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.” - Cách sống ung dung, đàng hoàng, không bao giờ thay đổi. -> Phong thái đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản,bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh. Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu. - Ung dung, lạc quan ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo ->Khí phách hiên ngang, kiên cường, chấp nhận gian nan. “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù ->Nói quá, phép đối -> gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước "Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu" -> Chấp nhận mọi nguy nan, vượt lên gian khổ trong đấu tranh. Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của mình. 3. Củng cố ( ) - Nội dung chính của bài thơ? 4. Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài : Đập đá ở Côn Lôn Ngày dạy...../....../ 2006 Tiết 59 Ôn luyện về dấu câu I. Mục tiêu 1. Kiến thức: nắm kiến thức về dấu câu một cách hệ thống. 2. Kĩ năng: sử dụng đúng các dấu câu. 3. Thái độ: có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh các lỗi thường gặp về dấu câu. II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ (1. bảng hệ thống về dấu câu 2. ghi các câu văn bài tập một) - HS: ôn tập về dấu câu. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:( ) kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học Hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1. Hướng dẫn tổng kết và dấu câu - HS lên bảng trình bày bảng hệ thống về các dấu câu của mình (đã chuẩn bị ở nhà) - GV treo bảng phụ - hệ thống các dấu câu để HS đối chiếu. TT Dấu câu Công dụng 1 Dấu chấm (.) Dùng để kết thúc câu trần thuật 2 Dấu hỏi chấm (?) Dùng để kết thúc câu nghi vấn 3 Dấu chấm than (!) Dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán 4 Dấu phẩy(,) Dùng để tách bộ phận chính với bộ phận phụ, tách các bộ phận song song, tách các vế câu 5 Dấu gạch ngang (-) Dùng để đặt đầu câu hội thoại 6 Dấu hai chấm (:) Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, chứng minh cho phần trước đó 7 Dấu chấm phẩy (;) Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép đẳng lập, một ghép liệt kê 8 Dấu chấm lửng (...) Dùng để tỏ ý có các sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết Lời nòi được bỏ dở, gập ngừng hay ngắt quãng Làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự suất hiện một từ ngữ bất thường ngoài dự đoán 9 Dấu ngoặc đơn ( ) Đánh dấu phần có chức năng chú thích 10 Dấu ngoặc kép nằm trong dấu ngoặc đơn ( " ") Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn tực tiếp Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai Đánh dấu tên tác phẩm tờ báo, tập san dẫn trong câu văn - HS sửa chữa, bổ sung và phần chuẩn bị của mình. HĐ2. Phát hiện và sửa lỗi thường gặp về dấu câu phát hiện lỗi sai ( ) - HS lên bảng sửa dấu câu ( dùng dấu chấm sau từ "xúc động") - HS sửa câu sai thứ hai ( dùng dấu chấm là sai sửa: dùng dấu phẩy) HS đọc ví dụ. - Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các bộ phận đồng chức? hãy đánh dấu đó vào chỗ thích hợp - HS sửa lỗi sai ở đoạn văn thứ bốn ( Thay ở câu văn thứ nhất dấu chấm, câu thứ hai dấu hỏi chấm) - Khi viết chúng ta cần tránh điều gì? - HS đọc phần ghi nhớ HĐ3. Luyện tập ( ) - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1. GV treo bảng phụ + Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít ( ) tỏ ra dáng bộ vui mừng( ) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ( ) Cái Tí ( ) thằng Dần cũng vỗ tay reo ( ) ( ) A ( ) Thầy đã về ( )... Mặc kệ chúng nó ( ) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa ( ) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm ( ) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản ( ) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách ( ) Ngoài đình ( ) mõ đập chan chát ( ) trống đánh thùng thùng( ) tù và thổi như ếch kêu ( ) Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản ( ) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi ( ) ( ) thế nào ( ) Thầy em có mệt lắm không ( ) Sao chậm về thế ( ) Trán đã nóng lên đây mà ( ) - HS lên điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn(bảng phụ) - Nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập 2 - HS thảo luân nhóm: phát hiện lỗi sai và sửa. - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét I. Tổng kết về dấu câu II. Các lỗi thường gặp về dấu câu. 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc: 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc 3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu Ghi nhớ (SGK) III. luyện tập Bài tập 1 Con chó nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít( , ) tỏ ra dáng bộ vui mừng(. ) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội(.) Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (.) (- ) A ( !) Thầy đã về (!)... Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách (.) Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống đánh thùng thùng(,) tù và thổi như ếch kêu ( .) Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (: ) (-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lên đây mà (! ) Bài tập 2 a. Sao mãi tới giờ anh mời về? Mẹ dặn anh là anh phải làm xong bài tập chiều nay b. Từ xưa... có câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách" c. Mặc dù đã qua bao năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được... thời học sinh 3. Củng cố ( ) - HS nhắc lại các dấu câu đã học - Cáclỗi thường gặp về dấu câu? 4. Hướng dẫn học ở nhà ( ) - Nắm chắc nội dung bài - Xem lại các bài văn, phát hiện dấu sai -> sửa - Chuẩn bị cho tiết 60: kiểm tra tiếng Việt

File đính kèm:

  • docONLUYE~1.DOC
Giáo án liên quan