Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Bài 2, tiết: 5, 6: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS:

- Đồng cảm với nỗi đau của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chúđối với mẹ

- Bướcđầu hiểu được văn bản hồi ký và dặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

B. Tiến trình tổ chức dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Bài văn “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? vì sao em biết?

-> Thể loại truyện ngắn, hồi tưởng; sự kết hợp giữa 3 phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

2. Bài mới: Gv giới thiệu

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 - Bài 2, tiết: 5, 6: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng 9 năm 2007 TUần II- Bài 2 Tiết: 5-6: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: Đồng cảm với nỗi đau của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chúđối với mẹ Bướcđầu hiểu được văn bản hồi ký và dặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm. B. Tiến trình tổ chức dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Bài văn “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào? vì sao em biết? -> Thể loại truyện ngắn, hồi tưởng; sự kết hợp giữa 3 phương thức: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 2. Bài mới: Gv giới thiệu - Gọi Hs đọc phần giới thiệu tác giả trong chú thích và giải thích rõ nét chính về Nguyên Hồng. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả: - Nguyên Hồng (1918-1982), tên: Nguyễn Nguyên Hồng, quê: Nam Định- sống ở Hải phòng - Là một trong những nhà văn lớn của VHVN hiện đại, là tác giả của nhiều tác phẩm lớn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. 2. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu: - Là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả, tác phẩm gồm 9 chương, đăng trên báo năm 1938, in năm 1940 -Đoạn trích là chương IV của tác phẩm. - Gv nêu cách đọc: giọng chậm, chú ý từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của nhân vật. - 2 Hs đọc, nhận xét - Tìm hiểu nghĩa của 16 từ khó. 3. Đọc và chú giải: SGK ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần. Em hãy so sánh mạch truyện, bố cục, cách kể truyện của bài này với bài Tôi đi học? 4. Bố cục: 2 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu... người ta hỏi đến chứ? Cuộc trò chuyện với bà cô - Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ giữa em và mẹ. ? Đọc 4 câu văn đầu. Các câu gợi ra hoàn cảnh không gian, thời gian cho cuộc trò chuyện song cho ta thấy bé Hồng đang sống trong tình cảnh như thế nào? II. Phân tích: 1. Nhân vật bà cô - trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng: a) Cảnh ngộ của bé Hồng: - Bố mới mất, (gần đến ngày giỗ đầu) - Mẹ đi tha hương cầu thực chưa về dù nghe tin đồn về mẹ - Sống với họ hàng bên nội ? Những người họ hàng bên nội đối xử với bé Hồng thế nào? Hình ảnh bà cô trong cách trò chuyện đã thể hiện rõ. Bà cô chủ động gặp, cười hỏi về mẹ có phải bà cô, quan tâm, thương yêu mẹ con bé. b) Tâm địa bà cô: - Chủ động cười hỏi về mẹ bé Hồng - Thực chất không phải quan tâm, yêu thương mà có ý nghĩ cay độc thể hiện trong giọng nói và nét mặt. Bé Hồng đã nhận ra sự rất kịch đó và từ chối là không đi gặp mẹ ? Sau lới từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì, nét mặt thái độ bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện cái gì? - Bà hỏi: Sao lại không vào?... nhìn chằm chặp, vỗ vai cười hỏi khi đứa cháu cúi đầu sắp khóc và khóc. -> Bà cô tiếp tục đóng kịch, trêu cợt, bề ngoài tỏ ra quan tâm nhưng bên trong chứa đựng một sự độc ác, chứa đựng một sự độc ác mục đích hành hạ, nhục mạ đứa cháu, xoáy vào nỗi đau, khổ tâm của nó. ? Sau đó thấy đứa cháu cười dài trong tiếng khóc, thái độ bà cô ra sao? - Tươi cười kể chuyện về tình cảnh đáng thương của mẹ bé, tỏ ra thương xót anh trai. => Bà tỏ ra lạnhh lùng, vô cảm từ sự đau đớn phẫn uất của đứa cháu. - Thích thú trước sự đói rách, túng quẫn của chị dâu. => Bà là người giả dối, thâm hiểm đến trắng trợn, trơ trẽn ? Qua phân tích, em có nhận xét đánh giá chung nhất về nhân vật bà cô như thế nào? Thái độ của em với nhân vật này? => Bà cô bé Hồng là người người lạnh lùng, độc ác và tàn nhẫn. Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người thể hiện cho hủ tục phong kiến. => Làm cho ta khó chịu, căm ghét, lên án. ? Trong cuộc đối thoại với bà cô, diễn biến tâm trạng bé Hồng ra sao? 2. Nhân vật bé Hồng với những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại: a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô: - Bé muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự lừa mẹ, giả dối của bà cô nên im lặng, tìm câu trả lời thích đáng. Không... cũng về - Bé Hồng đau đớn, tủi nhục, bé xúc động vì thương mẹ, thương thân và em đã không kìm được những giọt nước mắt. Tôi cười dài trong tiếng khóc, thể hiện 1 cảm giác mạnh mẽ cường độ, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật bé Hồng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà kiên cường, đau xót mà tự hào, vẫn dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ của mình. ? Sau khi hỏi lại và để bà cô tươi cười kể về người mẹ khốn khổ của mình, tình cảm, thái độ của bé Hồng như thế nào? - Bé căm thù những hủ tục phong kiến đã đày đoạ mẹ: “Giá những cổ tục là...mới thôi”. Nhứng so sánh liên tiếp, những động từ mạnh-> nỗi căm hờn, uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng với những hủ tục phong kiến mà bà cô làngười đại diện. HS dọc đoạn truyện ? Trên đường đi học về thấy người, tiếng gọi thảng thốt, và giả thiết nếu người đó không phải là mẹ đã thể hiện qua hình ảnh so sánh nào? Hãy phân tích tâm trạng và hiệu quả của biện pháp so sánh ấy? - Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nó đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa khác gì cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”- b. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ, nằm trong lòng mẹ - Tiếng gọi thảng thốt, cuóng quýt, những vãy tay, xót xa, hy vọng=> khát khao tình mẹ. - Hình ảnh so sánh- giả định: “Nếu người quay lại ấy là người khác ... khác gì cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”-> bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực, cảm giác mất đi sự sống gắn với cái chết-> mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc của bé - HS đọc đận tả cảnh bé Hồng gặp mẹ, trèo lên xem nằm trong lòng mẹ. - Bé vội vã, cuống cuồng đuổi theo mẹ, thở hồng hộc, ríu cả chân, oà lên khóc... nức nở. ? Cử chỉ, hành động. tâm trạng cuả bé Hồng khi bất gờ gặp mẹ như thế nào? * GV bình luận thêm về tình cảm của bé Hồng và tình mẫu tử. - Được mẹ xốc nách lên xe, hạnh phúc nằm trong lòng mẹ, quên hết tủi hận, ưu phiền, thấy mẹ đẹp đẽ..., cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi nằm trong lòng mẹ. - Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình “Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”, bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. => Niềm hạnh phúc sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng mẹ ? Qua đây em nhận xét gì về bé Hồng? => Bé Hồng là một chú bé nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời. ? Đánh giá chung nhất sau khi học chương truyện này? III. Tổng kết: - Chương truyện kể lại một cách chân thành cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của bé Hồng đối với mẹ. - Bút pháp hiện thực và giọng văn giàu chất trữ tình; kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm trong tập hồi ký tự truyện IV. Luyện tập: Chứng minh nhận định: “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em” C. Củng cố dặn dò: Phát biểu cảm nghĩ của em nhân vật Bé Hồng trong truyện? Học và nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật Soạn bài: “Tức nước vỡ bờ”

File đính kèm:

  • docTiet 56 Trong long me.doc