Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 28 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu được và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam.

- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cuả bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, ảnh tg’.

2. HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1')

Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 28 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Tuần 28 – Tiết 109 CÂY TRE VIỆT NAM Thép Mới I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cuả bài kí: Giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, ảnh tg’. 2. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt của của Giáo viên và Học sinh Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Một loại cây rất thân thuộc với làng quê Việt Nam – Con người Việt Nam. Và nó đã trở thành biểu tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam – Đó là cây tre và bài học hôm nay cho chúng ta thấy điều đó. 11’ 22’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. (?) Em hãy giới thiệu sơ nét về tác giả Thép Mới? GV cập nhật thông tin: Ông sinh ngày 15/2/1925 ngoài bút danh Thép Mới ông còn bút danh khác là Ánh Hồng. - Ông đã được tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và nhiều huân chương khác. Sau năm 1975 sống và công tác tại TPHCM, ông mất ngày 28.8.1991. (?) Tiếp tục em hãy giới thiệu khái quát về văn bản Cây tre Việt Nam? - HS dựa vào chú thích trả lời. GV chốt ý. à Tiếp tục GV cho HS đọc nhẩm từ khó trong 2’. à Tiến hành đọc văn bản: GV cho một vài HS đọc từng đoạn, sau đó GV đọc mẫu một đoạn tiếp theo (Chú ý thể hiện đúng giọng điệu và nhịp điệu của từng đoạn). Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Bước 1: Tìm hiểu câu hỏi 1. (?) Qua phần đọc văn bản, em thử nêu đại ý của bài văn? - HS suy nghĩ, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. * HS: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam, trong đời sống hàng ngày, trong lao động lao động, chiến đấu và cả trong tương lai. (?) Hãy tìm bố cục của bài văn? - HS làm việc nhóm (2 em), đại diện trả lời. - HS khác nhận xét. GV kết luận. Bước 2: Tìm hiểu phẩm chất của tre. (?) Quan sát đoạn 1, em hãy tìm hiểu những phẩm chất nào của cây tre đã được thể hiện và thể hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào? - HS tìm trả lời. GV kết luận. * HS: + Trong đoạn 1tác giả đã ca ngợi nhiều phẩm chất của cây tre: Ở khắp mọi nơi mọc mạc và thanh cao; măn non mọc thẳng; màu xanh tươi; cứng cóp mà dẻo dai, vững chắc. (Đọc thêm để minh họa...) + Trong ba đọan còn lại tác giả còn nhấn mạnh thêm phẩm chất đáng quý của tre: Luôn gắn bó với con người; là cánh tay của người nông dân; tre bất khuất “chút vẫn cháy, đốt ngay vẫn thẳng”; tre trưởng thành vũ khí cùng con người giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người bộc lộ tâm hồn tình cảm. Qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre, mà đặc sắc là sáa – tiêu, đàn tơ rưng, khèn,...) GV giảng thêm: Một thư pháp nghệ thuật nổi bật tác giả sử dụng có hiệu quả đó là phép nhân hóa (Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặc. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…) và cách sử dụng hàng loạt tính từ chỉ phẩm chất con người được dùng cho cây tre: Mộc mạc cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị,... Những động từ chỉ hành động cao cả của con người dùng cho tre: Xung phong giử, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu!”. Để ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý của con người: Tre anh hùng..., anh hùng... Bước 3: Tìm hiểu sự gắn bó của tre đối với người. GV nêu lại ý bao quát toàn bài: Cây Tre là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã triển khai và chứng minh nhận định ấy bằng hệ thống các ý, các dẫn chứng cụ thể: (tập trung tìm hiểu đọan 2 & 3 của bài). (?) Câu hỏi thảo luận: Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy: a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày. b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người. - HS thảo luận nhóm 4’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung, nhận xxét. GV kết luận. * HS: a/ + Cây tre (cùng với những cây cùng họ...) có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, lũy tre bao bọc các xóm làng...(Nhất là ở miền Bắc, Trung). + Dưới bóng tre xanh... dựng nhà, dựng cửa, làm ăn sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa. + Tre giúp người nông dân trong rất nhiều công việc sản xuất, tre như là cánh tay của người nông dân. + Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi trong đời sống hàng ngày cũng như trong sinh hoạt văn hóa (các em chơi chuyền với những que tre, lứa đôi tâm tình dưới bóng tre, các cụ già với chiếc điếu cày bằng tre). Þ Tóm lại: Cây tre gắn bó với con người từ thuở loạt lòng ® Khi nhắm mắt suôi tay. Trên chiếc giường tre. Các dẫn chứng đã được sắp xếp theo trình tự từ bao quát ® cụ thể & lần lượt theo từng lĩnh vực trong đời sống con người (lao động, sinh hoạt), cuối cùng khái quát sự gắn bó của tre với đời người nông dân cả đời. + Tre còn gắn bó với dân tộc VN trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc, (kháng Pháp) Tre là vũ khí: Gậy tre, chông tre chống lại vũ khí sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc. Trong lịch sử xa xưa của dân tộc, tre đã từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay anh hùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân. Þ Để tổng kết tác giả khái quát: “tre, anh hùng lao động! tre, anh hùng chiến đấu” b/ Thủ pháp nghệ thuật sử dụng đặc sắc đó là phép nhân hóa (GV hướng dẫn cho HS tự tìm). à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 3. (?) Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận. * HS: Tác già đã kết thúc bài viết bằng hình ảnh tiếng nhạc du dương của trúc, của tre, khúc nhạc đồng quê. Cây tre không chỉ gắn bó với con người trong cuộc sốnt vật chất mà còn gắn bó với cuộc sống tinh thần. Tiếp đó từ hình ảnh măng non trên phù hiệu của đội viên, tác giả đã dẫn đến những suy nghĩ về cây tre trong tương lai, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong sản xuất, đời sông nhưng các giá trị văn hóa và lịch sử của cây tre vẫn còn mãi . Tre vẫn là người bạn đồng hành thủy chung của dân tộc ta trên còn đường phát triên. Bởi vì, giá trị và phẩm chất cao quý của nó, cây tre đã trở thành tượng trưng cao quý của dân tộc VN. Bước 4: Tìm hiểu câu hỏi 4. (?) Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam? - HS suy nghĩ, trả lời. GV kết luận. * HS: Vẻ đẹp và phẩm chất của tre: + Sức sống mãnh liệt: Ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn. Tre lớn lên cứng cáp dẻo dai, vững chắc. Tre thanh cao, giản dị, chí khí như người. + Hiên ngang: Tre cũng bất khuất như người nên đã cùng người chiến đấu giữ làng, nước. + Tre còn làm nên một nét đẹp trong đời sống tình cảm và văn hóa con người. à Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam, vì tre mang đầy đủ những đức tính đẹp của con người Việt Nam: giản dị, nhã nhặn, ngay thẳng, thủy chung, kiên nhẫn, cần cù, dũng cảm và kiên cường. à Cuối cùng GV cho HS thực hiện phần ghi nhớ. Nếu còn thời gian, GV cho HS đọc phần Đọc thêm bài thơ về cây tre. Còn không, gợi dẫn HS về nhà tự đọc. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: - Thép Mới (1925 – 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. - Văn bản là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. 2. Từ khó: SGK98, 99 3. Đọc văn bản: Giọng rắn rỏi, nhịp điệu nhịp nhàng. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung về bài văn: * Bố cục: Gồm 4 đọan. + Đoạn 1: (Từ đầu đến “chí khí như người”): Cây tre có mặt khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quý. + Đoạn 2: (Nhà thơ …chung thủy): Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất. + Đoạn 3: (Như tre mọc thẳng …tre anh hùng chiến đấu): Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. + Đoạn 4: (Phần còn lại): Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và trong tương lai. 2. Những phẩm chất của cây tre: (Đ1) - Dáng tre vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn. Tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre thành cao, giản dị, chí khí như người. - Tre luôn gắn bó với con người, bất khuất cùng người giữ làng, giữ nước. - Tre giúp người bộc lộ tâm hồn qua âm thanh nhạc cụ. à Nghệ thuật: Phép nhân hóa đặc sắc kết hợp với hàng loạt tính từ, động từ. à tre mang được các giá trị cao quý như con người. 3. Sự gắn bó của tre đối với con người và dân tộc Việt Nam: (Đ2,3) - Lũy tre bao bọc xóm làng. - Dưới bóng tre người nông dân dựng nhà, làm ăn và giữ gìn nền văn hóa. - Tre giúp người trong công việc sản xuất. - Tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi trong đời sống hàng ngày. - Tre còn gắn bó với dân tộc VN trong các cuộc chiến đấu giữ nước và giải phóng dân tộc. 4. Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam mãi mãi: - Tre có sức sống mãnh liệt. - Tre hiên ngang cùng người chiến đấu. - Tre mang nét đẹp trong đời sống, tình cảm và văn hóa con người. à Tre luôn gắn bó với người trong quá khứ, hiện tại và tương lai. III/ Tổng kết: Ghi nhớ - Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Bài Cây tre Việt Nam có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. 4. Củng cố: (4’) 1/ Bài văn Cây tre Việt Nam được chia làm mấy đoạn? a. 2 đoạn b. 3 đoạn d. 4 đoạn 5. đoạn 2/ Trong bài văn, tác giả đã miêu tả những phẩm chất nổi bật gì của tre? a. Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai. b. Vẻ đẹp thẳng thắn, bất khuất. c. Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với người. d. Cả 3 ý trên đều đúng. 3/ Để nêu những phẩm chất chất của tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì? a. So sánh b. Nhân hóa c. Ẩn dụ d. Hoán dụ. 5. Dặn dò: (2’) - Đọc lại bài, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tt “Câu trần thuật đơn” . Đọc các vd, ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Thử làm Bt1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Tuần 28 – Tiết 110 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn. - Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn. II/ CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, SGV. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: GV kiểm tra vệ sinh, sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài Cây tre Việt Nam? à GV có thể gọi 1 hoặc 2 HS trả bài. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Trong lúc viết văn, đôi khi mở đầu em thường dùng một câu giới thiệu, vd: “Mẹ tôi là người giỏi nhất thế gian” hoặc “Hoa mai nở vàng đầu phố vào mùa xuân”… Vậy dạng câu đó là gì? Tác dụng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 14’ 15’ Æ Hoạt động 2: Hình thành khái niệm câu trần thuật đơn. à Đầu tiên GV cho HS đọc lại vd trong SGK. (?) Đếm xem đoạn trích trên có bao nhiêu câu? - HS đếm trả lời. GV nhận xét. Treo bảng phụ các câu đó lên: * HS: Có 9 câu tất cả: - Câu 1: Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. - Câu 2: Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng - Câu 3: Hức! - Câu 4: Thông ngách sang nhà ta? - Câu 5: Dễ nghe nhỉ! - Câu 6: Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. - Câu 7: Thôi, im cái điệu mưa dầm sụt sùi ấy đi. - Câu 8: Đào tổ nông thì cho chết! - Câu 9: Tôi về không một chút bận tâm. (?) Em hãy xác định các câu trên dùng để làm gì? (GV có thể đề dạng trước, sau đó cho HS điền số câu ứng với nó). * HS: Các câu trên có tác dụng cụ thể như sau: - Kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9. - Hỏi: Câu 4 - Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8. - Cầu khiến: Câu 7. GV giảng: Quan sát trên ta thấy có nhiều dạng câu, ta chú ý dạng câu kể, tả, nêu ý kiến được gọi là câu trần thuật. à Tiếp tục GV giúp HS xác định tên các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói): - Câu trần thuật (câu kể): Câu 1, 2, 6, 9. - Câu nghi vấn (câu hỏi): 4 - Câu cảm thán (câu cảm): 3, 5, 8 - Câu cầu khiến (cầu khiến): 7 GV nhấn mạnh: Tóm lại câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu ý kiến. (?) Câu hỏi thảo luận: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trần thuật vừa tìm được? - GV cho HS thảo luận 1’ (2em). - HS trao đổi, trả lời. Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. à Tiếp tục GV cho HS trả lời câu 3. (?) Em hãy xếp các câu trần thuật nói trên thành hai loại: - Nhóm 1: Câu do một cặp C – V tạo thành. - Nhóm 2: Câu do hai hoặc nhiều cụm C – V sóng đôi tạo thành. HS quan sát trả lời. GV nhận xét. * HS: Nhóm 1: Câu 1, 2, 9. Nhóm 2: Câu 6. (?) Vậy qua việc phân tích, em có nhận biết nhóm nào thuộc dạng câu trần thuật đơn? Nhóm nào thuộc dạng câu trần thuật ghép? * HS: Nhóm 1: Câu trần thuật đơn. Nhóm 2: Câu trần thuật ghép. (?) Vậy em hãy quan sát lại những chi tiết ở câu trần thuật đơn và hãy cho biết: Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng của câu trần thuật đơn dùng để làm gì? - HS trả lời ghi nhớ. GV củng cố nội dung. GV liên hệ, giáo dục HS yêu thích môn học: Vậy qua tìm hiểu em đã biết câu trần thuật đơn là gì, biết được tác dụng, vì thế cho nên trong quá trình sử dụng, ta cần sử dụng đúng yêu cầu, để kết quả đạt được cao nhất. Và các em cũng biết câu trần thuật đơn có nhiều tác dụng cho nên không chỉ ta ứng dụng duy nhất ở môn Ngữ văn, mà kể cả những môn học khác đôi khi cũng rất cần câu trần thuật đơn này để giải thích, nêu ý kiến, nhận xét điều gì đó. Cho nên nắm vững tiếng Việt thì rất thuận lợi cho các em học các môn học khác. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. (GV có thể lấy 1 vd ở phần TLV để cho các em thấy kĩ năng viết câu trần thuật). BT1. GV gọi 1 HS đọc lại yêu cầu Bt1, đoạn trích. (?) Tìm câu trần thuật đơn. Cho biết câu trần thuật đơn ấy được dùng làm gì? - GV cho HS thảo luận nhóm câu 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét, GV kết luận. BT2. Tiếp tục GV đọc yêu cầu Bt2. (?) Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện em đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì? - GV cho HS làm cá nhân 1’. Trả lời. - GV gọi 3 HS trả lời ứng với 3 câu a, b, c. - Các HS khác chú ý nhận xét, GV kết luận. à Nếu không còn thời gian, GV có thế hướng dẫn cho HS về làm các bài tập còn lại. BT3. HS về đọc kĩ cả 3 vd. - Quan sát lại các đoạn trích ở Bt2. - Thử so sánh phần giới thiệu ở Bt2 và Bt3 có gì khác. BT4. HS đọc yêu cầu 4. - Quan sát xem ngoài việc giới thiệu nhân vật, Bt4 mở đầu còn có tác dụng gì? I/ Câu trần thuật đơn là gì? * Xét đoạn trích - SGK101. Đoạn trích có 9 câu. 1. Tác dụng: - Kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9 à Là câu trần thuật. - Hỏi: Câu 4 - Bộc lộ cảm xúc: Câu 3, 5, 8. - Cầu khiến: Câu 7. 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu trần thuật: Câu 1 : Tôi // đã hếch răng lên/ C V xì một hơi rõ dài. Câu 2 : Tôi // mắng C V Câu 6 : Chú mày // hôi như cú C V mèo thế này, ta // nào chịu được C V Câu 9 : Tôi // về, không một chút C V bận tâm. 3. Sắp xếp các câu trần thuật: * Câu do một cặp C – V tạo thành: Câu 1, 2, 9 à Câu trần thuật đơn. * Câu do hai hoặc nhiều cụm C – V sóng đôi tạo thành: Câu 6 à Câu trần thuật ghép. Ghi nhớ Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. II/ Luyện tập: Bài tập 1: Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng: * Câu 1 : “Ngày thứ năm… sáng sủa” à Dùng để tả hoặc để giới thiệu. * Câu 2 : “Từ khi có vịnh Bắc Bộ… như vậy.” à Dùng để nêu ý kiến nhận xét Bài tập 2: Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng Cả ba câu a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. Bài tập 3 : Cách giới thiệu ở cả ba ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính. Bài tập 4 : Nhận xét tác dụng của câu mở đầu - Giới thiệu nhân vật - Miêu tả hành động của các nhân vật. 4. Củng cố: (4’) 1/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi: a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai. 2/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì qua bài học này? a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét. c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc. 3/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn? a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt. c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài, học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất các bài tập. - Chuẩn bị bài tt “Lòng yêu nước”. . Đọc văn bản, chú thích, ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn bản Tuần 28 – Tiết 111 Hướng dẫn đọc thêm LÒNG YÊU NƯỚC I. Ê-ren-bua I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nắm được nét đặc sắc của bài văn tùy bút – chính luận này: Kết hợp chính luận và chữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thấm thiết của tác giả đối với tổ quốc Xô Viết. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, ảnh tác giả. 2. HS: SGK, xem bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra sĩ số, vệ sinh của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ minh họa. Câu trần thuật đơn có tác dụng như thế nào? à GV gọi 1 hoặc 2 HS lên trả bài. 3. Bài mới: Tg Hoạt của của Giáo viên và Học sinh Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu 1 văn bản nói về lòng yêu nước – Lòng yêu bắt nguồn từ đâu – chân lí của Lòng yêu nước là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu. 15’ 17’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. (?) Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu sơ nét về tác giả I. Ê-ren-bua? * HS: I. Ê-ren-bua (1891 – 1962) là nhà văn nổi tiếng của Liên Xô. Ông còn là một nhà báo lỗi lạc. - GV treo ảnh tác giả cho HS quan sát. GV cập nhật thêm thông tin: Ông là nhà văn Nga Xô Viết, nhà hoạt động xã hội. Sống nhiều năm ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha; làm phóng viên trong chiến tranh; đại diện cho các nhà văn Liên Xô tại các hội nghị quốc tế bảo vệ hoà bình, văn hoá, chống chủ nghĩa phát xít. (?) Tiếp tục em hãy giới thiệu về văn bản Lòng yêu nước? * HS: Trích từ bài bút kí – chính luận “Thử lửa” viết 6 – 1942, thời kì khó khăn nhất trong cuộc vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược à Tiếp tục GV cho HS đọc văn bản. Bài văn này ngắn, có nhiều hình ảnh đẹp, giàu cảm xúc. GV đọc mẫu sau đó trong quá trình phân tích, GV cho HS đọc lại. à GV giải thích các từ khó cho HS. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Bước 1: Tìm hiểu chung. (?) Em hãy nêu đại ý của bài văn? - HS nghiên cứu, trả lời. GV kết nhận xét, bổ sung. * HS: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gợi tình xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Bước 2: Tìm hiểu ngọn nguồn của lòng yêu nước. à GV gọi 1 HS đọc lại đoạn: Từ đầu … lòng yêu Tổ quốc. (?) Tìm câu mở đầu và câu kết đoạn? - HS tìm trả lời, GV nhận xét. * HS: Câu mở đầu: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất…”. Câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. (?) Tìm hiểu trình tự lập luận trong đoạn văn? - HS suy nghĩ trả lời. GV gợi ý nếu cần. * HS: Theo trình tự: tổng hợp – phân tích – tổng hợp (luận đề - luận điểm – luận kết). (?) Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp đó. * HS: + Đoạn này tập trung lí giải về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Mở đầu, tác giả đã nêu nhận định rút ra từ thực tiễn: “Lòng... nhất”. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong 1 hoàn cảnh cụ thể: Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng 1 loạt hình ảnh đặc sắc thể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô Viết. Từ đó đoạn văn dần đến sự khái quát, 1 chân lí: “Dòng suối đổ vào... lòng yêu tổ quốc”. + Để nói về vẽ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước LX rộng lớn tác giả đã chọn lựa miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau từ vùng cục bắc nước Nga đến vùng núi phía Tây Nam thuộc nước cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềm xứ U-Crai-na, từ thủ đô Mat-Xcơ-Va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơ mộng... ở mỗi nơi tác giả chọn miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng độc đáo của nơi đó. + Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nỗi rõ được vẽ đẹp riêng và tất cả đều thắm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của con người. à GV cho HS nêu những nét đẹp riêng đáng nhớ nhất của quê hương mình hay nơi đang sinh sống. - HS trả lời.HS khác bổ sung - Thông qua đó GV giáo dục lòng yêu quê hương đất nước của các em. Bước 3: Tìm hiểu lòng yêu nước được thử thách qua chiến tranh. - HS đọc từ “có thể nào quan niệm” ® hết. (?) Tìm mối quan hệ giữa đoạn này với đoạn trên? * HS: Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu những vật bình thường, gần gũi, từ lòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh to lớn của nó trong những hoàn cảnh, thử thách gay go lúc này là cuộc chiến tranh vệ quốc một mất một còn. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm 1 với vận mệnh của tổ quốc và lòng yêu nước của nhân dân Xô Viết đã được thể hiện với tất cả sức mạnh của nó. - GV liên hệ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ Lòng yêu nước của nhân dân VN đã được biểu hiện hết sức mạnh mẽ lớn lao và sâu sắc. Như trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Bác viết “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ - “Đánh tới cùng, còn cái lai quần cũng đánh - (?) Trong thời bình em suy nghĩ về những biểu hiện của lòng yêu nước như thế nào? * HS: Cần được thể hiện bằng những nổ lực học tập, lao động sáng tạo để xây dựng tổ quốc giàu mạnh... (?) Bài văn nêu lên một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Em hãy tìm câu văn thâu tóm chân lí ấy? * HS: Nhà văn đã đưa một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Giản dị, dễ hiểu bởi nó là một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mở rộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước. à Cuối cùng GV cho HS thực hiện ghi nhớ. à Tiếp tục GV cho HS thực hiện phần ghi nhớ. (?) Nếu cần nói đến vẻ đẹp tiêu biểu về quê hương mình (hoặc địa phương em đang ở) thì em sẽ nói những gì? - HS trả lời cá nhân. HS khác nhận xét. - GV bổ sung, kết luận. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: - Tham khảo chú thích – SGK107 2. Đọc văn bản: Giọng trữ tình vừa tha thiết, vừa sôi nổi. 3. Từ khó: SGK107 II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung về bài văn: * Đại ý: Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gợi tình xóm làng, miền quê. Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc 2. Ngọn nguồn của lòng yêu nước: - Câu mở đầu: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất…”. - Câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. à Nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước đặt ra ở câu mở đầu đã được chứng minh và nâng cao thành mộ

File đính kèm:

  • docVan 6 HKII Tuan 28 .doc