Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Tiết 113: Kiểm tra văn

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần văn bản chính luận về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra:

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút

+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn thơ Việt Nam hiện đại

- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.

- Xác định khung ma trận.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8746 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Tiết 113: Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn :31/03/2013 Tiết PPCT : 113 Ngày dạy : 02/04/2013 KIỂM TRA VĂN I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản phần văn bản chính luận về thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm tiêu biểu với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp với tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút + Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn thơ Việt Nam hiện đại - Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta - Nhớ rừng Nhận biết phương thức biểu đạt, năm sáng tác, thể thơ Hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản   Số câu: 6 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ 30% Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Số câu: 3 Số điểm: 1.5 Chủ đề 2: Hịch và cáo So sánh hịch và cáo   Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu: 1 Sốđiểm: 3.0 Chủ đề 3: Nghị luận tích hợp Hành động hỏi Tạo lập đoạn văn nghị luận có sử dụng hành động hỏi  Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ 40% Số câu: 1 Số điểm: 4 Tổng số câu: 8 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100% Số câu: 3 Số điểm: 1.5 15% Số câu: 4 Số điểm: 4.5 45 % Số câu: 1 Số điểm: 4 40% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: A. TRẮC NGHIỆM : (3.0điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng nhất. Câu 1: Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được viết theo thể thơ: A. Năm chữ B. Sáu chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ Câu 2: Dù sống trong ảnh tù ngục nhưng người tù cách mạng vẫn giữ được phong thái ung dung và tinh thần lạc quan cách mạng là nét tiêu biểu trong bài thơ : A. Tức cảnh Pác Bó. B. Ngắm trăng. C. Khi con tu hú. D. Đi đường. Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của các văn bản : Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta là : A. Nghị luận. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. Biểu cảm. Câu 4: Nhận xét nào đúng nhất về nội dung của văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn : A. Thông báo cho dân biết về một chiến thắng vĩ đại. B. Ca ngợi tình yêu nước vĩ đại của một danh tướng. C. Lòng tự hào sắc sắc về truyền thống dân tộc. D. Thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược Câu 5: Văn bản Thuế máu , xuất bản đầu tiên vào năm : A. Năm 1920. B. Năm 1925. C. Năm 1930. D. Năm 1945. Câu 6 : Nguyên nhân chính của việc quan cai trị thay đổi thái độ với người dân thuộc địa là ? A. Thực hiện chính sách cai trị mới. B. Để người dân nước thuộc địa phục tùng họ tốt hơn nữa. C. Muốn biến những người dân thuộc địa thành bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa. D. Giúp đỡ những người dân nước thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn. B. Tự luận : (7.0điểm) Câu 1: (3.0điểm) Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cáo và hịch. Câu 2: (4.0điểm) Viết đoạn văn ngắn, khoảng 5 -7 câu, nghị luận theo chủ đề học tập, có câu sử dụng hành động hỏi. V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 ĐÁP ÁN D B A D B C B. TỰ LUẬN (7.0 Điểm) Câu Hướng dẫn chấm Biểu điểm 1 - Sự giống nhau của hai thể loại trên là: cùng là loại văn bản dúng để ban bố công khai cho toàn dân biết. Đồng thời được sử dụng phương thức nghị luân với lập luận chặt chẽ, sắc bén; sử dụng kiểu văn xuôi, hoặc văn vần có câu văn biền ngẫu. - Khác nhau: + Cáo dùng thông báo công khai một chủ trương. Một kết quả, một thành tích để toàn dân được biết. + Hịch dùng để kêu gọi, động viên, hiệu triệu mục đích là khích lệ tinh thần, tình cảm của nhân dân trước một thử thách nào đó. 1.0 điểm 2.0 điểm 2 Hình thức: - Trình bày theo đúng cấu trúc một đoạn văn, đủ số câu theo yêu cầu. - Trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Nội dung: - Trình bày theo đúng phương thức và chủ đề đã cho. - Lời văn trong sáng, nêu bật được nội dung chủ đề. 1.0 điểm 3.0 điểm Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng khi chấm bài. Trong quá trình chấm, gv chấm linh động căn cứ vào bài làm cụ thể để ghi điểm và tôn trọng sự sáng tạo của hs. VI. XEM XÉT VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************************* Tuần 29 Ngày soạn :31/03/2013 Tiết PPCT : 114 Ngày dạy : 02/04/2013 Tiếng Việt : HỘI THOẠI (tt) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : Hiểu khái niệm lượt lời và vận dụng chúng trong giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức - Khái niệm lượt lời. - Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ phép lịch sự trong giao tiếp. 2. Kỹ năng : - Xác định được các lượt lời trong các hội thoại. - Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp. 3. Thái độ: Cảm nhận được sự giàu, đẹp của tiếng Việt, từ đó thêm tự hào về tiếng Việt. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Bài cũ: Thế nào là vai xã hội? Vai xã hội được xác định bởi các quan hệ nào? Lan và Linh là hai bạn cùng lớp nói chuyện với nhau, thì thuộc quan hệ nào? 3. Bài mới : Ngoài việc xác định vai xã trong hội thoại để biết cách xưng hô thì để đảm bảo quá trình hội thoại có hiệu quả, yếu tố lượt cũng không kèm phần quan trọng. Vậy, lượt lời là gì? Khi tham gia hội thoai cần sử dụng lượt lời như thế nào cùng đi vào tìm hiểu bài ta hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG - Gv yêu cầu học sinh giở SGK/ 92-93 ?Trong cuộc hội thoại giữa cô và Hồng, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt lời? ?Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng em không nói ? ?Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng với những lời nói của người cô như thế nào ? ?Theo em, vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà ta nói những điều Hồng không muốn nghe ? * Gọi 1 em đọc ghi nhớ. * Thảo luận theo cặp – 1 phút: Hãy cho biết quyền của mỗi người trong hội thoại ? Lượt lời là gì ? ?Cần biểu thị thái độ mình trong lượt lời như thế nào ? 1 hs đọc ghi nhớ . LUYỆN TẬP: GV nêu yêu cầu cụ thể từng bài tập. HS thực hiện. Học sinh tìm hiểu tính cách của từng nhân vật trong đoạn trích . * Hs theo dõi đoạn trích . -GV gợi ý để học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi của sách giáo khoa . - GV kết hợp giải bài tập để giáo dục học sinh. (GV trình chiếu hình ảnh hai bức tranh) t Gv gợi ý: - Bức tranh 1: Hai bạn học sinh cùng lớp nói chuyện với nhau về bài tập về nhà. - Bức tranh 2: Hai bà cháu trò chuyện với nhau (bà muốn uống nước, cháu đưng gần phích nước). HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn Hs phân tích đoạn hội thoại giữa dế Mèn và dế Choắt I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Lượt lời trong hội thoại . a.Phân tích ví dụ : Đoạn hội thoại giữa bé Hồng và bà cô. (trang 92-93) -Bà cô : có 6 lượt lời . -Hồng có 2 lượt lời . -Ba lần lẽ ra Hồng được nói -> không nói . => Quá bất bình trước những lời nói của bà cô . à Hồng không cắt lời bà cô -> Hồng là vai dưới, không được xúc phạm . 2 .Ghi nhớ : sgk II. LUYỆN TẬP: Bài 1: -Chị Dâụ: Bình thường thì rất đảm đang, hiền thục -> Khi bị dồn vào ngõ cụt: mạnh mẽ, cứng cỏi. - Cai lệ: hống hách ,thô bạo . - Người nhà lí trưởng, có vẻ biết điều hơn. - Anh Dậu : nhỏ nhẹ, sợ sệt. Bài 2: a-Tí lúc đầu nói nhiều, lúc sau nói ít. - Chị Dậu lúc đầu chỉ im lặng, lúc sau lại nói nhiều. b. Miêu tả diễn biến cuộc thoại phù hợp với tâm lí nhân vật vì : -Lúc đầu, Tí vô tư, chưa biết mình bị bán. Chị Dậu im lặng vì đau lòng khi phải bán con . - Lúc sau, Tí biết mình bị bán nên đau buồn ít nói. Chị Dậu nói nhiều để thuyết phục Tí. c.Viêc tác giả tả Tí… làm tăng kịch tính của truyện: Chị Dậu đau lòng khi phải bán một đứa con hiếu thảo, đảm đang; tô đậm nỗi bất hạnh của Tí. Bài 3: Các em tự làm (tìm ý sau những câu tiếp theo lời bà mẹ hỏi.) Bài 4; HS tự xây dưng hội thoại theo tranh. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Phân tích một cuộc hội thoại mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến theo yêu cầu: - Xác định đúng vai xã hội của bản thân và người tham gia hội thoại. - Lựa chọ ngôn ngữ hội thoại phù hợp với vai xã hội và hoàn cảnh giao tiếp. - Xác định được lượt lời của bản thân khi tham gia hội thoại. * Bài mói: Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ************************************* Tuần 29 Ngày soạn :01/04/2013 Tiết PPCT : 114 Ngày dạy : 03/04/2013 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nhận thấy được ưu, khuyết điểm của mình qua bài viết. - Hiểu rõ hơn về các thức, tiến trình làm một bài nghị luận nói riêng và bài viết Tập làm văn nói chung. - Có sự điều chỉnh, định hướng, rút kinh nghiệm cho các bài tập làm văn tiếp theo. B. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Chấm , trả bài, sửa bài chi tiết, vào điểm chính xác. 2. Học sinh: Lập dàn ý, xem lại đề bài. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS: 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: GV nêu yêu cầu , sự cần thiết của tiết trả bài HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GV ghi đề bài lên bảng và cho HS lập dàn ý GV nhận xét chung về kiến thức GV: Nêu những ưu điểm của HS trong bài viết ở nhiều phương diện. Có dẫn chứng cụ thể (một số bài viết khá, tốt...) GV: Chỉ ra những nhược điểm: Cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện, cách sắp xếp các ý như thế nào? GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu GV thống kê những lỗi của HS. Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi HS chữa lỗi riêng và ghi vào vở GV: Lựa bài khá nhất của bạn Phương, Ngọc, Thăn . .. đọc trước lớp để các em khác học - GV trả bài, HS đọc lại bài và rút kinh nghiệm. Ghi điểm I. ĐỀ BÀI: Từ văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu mối quan hệ giữa “học” và “ hành”. Đáp án và thang điểm: xem tiết 103, 104 II. NHẬN XÉT CHUNG * Ưu điểm : Đa số các em đã : - Xác định được vấn đề cần nghị luận. - Quá trình nghị luận đã thể hiện được sự hiểu biết, nêu bật được mối quan hệ giữa “học” và “hành”. - Bố cục trình bày khá rõ ràng. Khoa học. * Khuyết điểm : Một số bài viết còn : - Chưa phân biệt rõ bố cục ; nhầm lẫn nội dung trình vày giữa các phần. - Ý từ triển khai còn vụng về, câu từ tối nghĩa, câu thiếu tính liên kết. - Việc giải thích vấn để cần nghị luận chưa sát dẫn đến quá trình nghị luận còn sa vấn đề, chưa sát với yêu cầu nghị luận. - Mắc nhiều lỗi chính tả. III.SỬA LỖI CỤ THỂ: 1. Về kiến thức : - Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp, dùng từ không chuẩn nên chưa nêu được vị trí vai trò của đối tượng thuyết minh - Lỗi dùng từ: Dùng không đúng ý - Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. Chưa sử dụng được các biện pháp tu từ đặc biệt là miêu tả trong bài văn thuyết minh - Lỗi chính tả rất nhiều như bài của Thăn, Hùng.. 2. Về cách diễn đạt a. Dùng từ : Một số em dùng từ chưa chính xác b. Lời văn : Một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc . Trong các văn bản lập luận đã học ... Tinh thần học tập từ xa xưa đến nay vẫn được quan tâm ... La Sơn Phu Tử viết chiếu lập học dâng cho Lê Lợi. Sửa lại : Trong các văn bản nghị luận đã học ... Từ xa xưa đến nay,việc học tập luôn luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu... La Sơn Phu Tử viết chiếu lập học dâng lên Quang Trung. c. Chữ viết : - Sai nhiều lỗi chính tả, đầu dòng - tên riêng không viết hoa: nguyễn thiếp-> Nguyễn Thiếp… - Kiệt suất-> kiệt xuất ;đẹp đẻ-> đẹp đẽ. - Sây dựng-> xây dựng, xủng ái->sủng ái. - Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm - Nhiều bài chưa viết được, làm đối phó BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM Lớp SS Điểm9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm > TB Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm < TB 8A1 8A2 D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập. - Bài mới: Soạn bài “Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận”. Đọc các đoạn trích trong Sgk, tìm yếu tố miêu tả, tự sự trong các đoạn trích ấy. E. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ***************************************** Tuần 29 Ngày soạn :01/04/2013 Tiết PPCT : 116 Ngày dạy : 04/04/2013 Tập lm văn: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận. Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ : 1. Kiến thức : Hiểu sâu hơn về văn nghị luận thấy được tự sự và miêu tả là yếu tố rất cần thiết trong bài vă nghị luận. Nắm được cách thức cơ bản khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng : Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn, bài văn nghị luận. 3.Thái độ: Có ý thức xây dựng đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả. C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 8A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 8A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..) 2. Bài cũ:  Hãy kể tên những tác phẩm nghị luận đã học ? Nhận xét mục đích của văn nghị luận qua các tác phẩm nghị luận đã học ? Hầu hết các tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng ỵếu tố nào ? 3. Bài mới: Ta đã biết yếu tố tự sự và miêu tả được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là từ, ngữ , hình ảnh, lời văn. Nhưng có thật chỉ có như vậy không? Làm thế nào để có các chi tiết hình ảnh trở nên sống động, tự nhiên thì phải nhờ đến yếu tố tự sự và miêu tả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về: yếu tố miêu tả trong văn nghị luận: - GV gọi một em đọc đoạn trích , một em đọc câu hỏi . Sau đó gợi dẫn để giúp các em thảo luận rút ra ý trả lời đúng nhất . Chỉ rõ yếu tố tự sự trong văn bản a ? Vì sao nó có yếu tố miêu tả mà không phải là văn bản miêu tả ? Hãy tìm hiểu giá trị của các yếu tố tự sự , miêu tả trong từng đoạn văn bản trên ? Qua đó, hãy cho biết vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận . * Gọi hai em đọc lại ghi nhớ 1. * GV gọi 1 em đọc văn bản . Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản ? Tìm hiểu tác dụng của các yếu tố đó? Văn bản trên có thể cặn kẽ toàn câu truyện không ? Vì sao ? *Thảo luận : Qua tìm hiểu, hãy cho biết khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận , phải chú ý điều kiện nào ? -Gv gọi 2 em đọc lại ghi nhớ . LUYỆN TẬP - Gv nêu yêu cầu bài tập, gợi ý để giúp các em giải quyết. - Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận ? - Tìm hiểu tác dụng cụ thể ? -HS viết nháp. GV chấm, nhận xét, đánh giá . -Nếu bài đạt điểm cao, GV ghi vào cột miệng cho HS. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn một số nội dung tự học I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận . a.Phân tích ví dụ: Phần trích của văn bản “Thuế máu”. * Vd1 -Văn bản A : Kể về thủ đoạn bắt lính . -Văn bản B : Tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính . ->Tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu của người viết . à Giúp trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động , tăng sức thuyết phục . * Ví dụ 2 : Văn bản (sgk ) + Yếu tố tự sự : - Nằm mơ thấy con thỏ trắng nhảy qua ngực … - Quân nàng liên kết với người kinh . + Yếu tố miêu tả : - Không nói, không cười, chỉ đùa chơi khiên đao. - Trên dãy núi Pu Keo vẫn còn đền thờ . -> Dùng làm luận cứ , làm rõ luận điểm . 2. Ghi nhớ: sgk . II. LUYỆN TẬP : Bài 1 : Đoạn nghị luận của Lê Trí Viễn . + Yếu tố tự sự: Từ đầu đến nhà giam. -> Giúp người đọc hình dung hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của tác giả . + Yếu tố miêu tả: Bỗng …hết . -> Người đọc có được cảm xúc về đêm trăng và hiểu về tâm tư của ngườitù . Bài 2: Nếu phải viết bài văn theo đề đã cho (sgk trang 116) thì có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen . - Nếu cần kể lại một kỉ niệm về bài ca dao thì có thể dùng yếu tố tự sự. Bài 3 : Viết đoạn văn . Trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp ngôn ngữ của bài ca dao trên . III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, niêu tả. * Bài mới: Chuẩn bị bài tiết sau: Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục. E. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docvan 8 tuan 29.doc