Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 29 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án,SGK, SGV, tài liệu.

2. HS: SGK, xem bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(?) Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Các kiểu câu này?

3. Bài mới:

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2595 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 29 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản Tuần 29 – Tiêt 113, 114 LAO XAO Duy Khán I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án,SGK, SGV, tài liệu. 2. HS: SGK, xem bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Các kiểu câu này? 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. ca dao Việt Nam có câu ; “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim Có chim chèo bẻo, có chim ác là…” Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao ? Cũng là cả 1 thế giới loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm mùa hè qua hồi tưởng 1 thời “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán 25’ 50, Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. (?) Hãy giới thiệu sơ nét về tác giả? - HS dựa vài chú thích giới thiệu. GV kết luận. GV cập nhật thông tin: Tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, sinh ngày 6 - 8- 1934, quê ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; mất ngày 29 - 01 - 1993. trưởng thnàh cùng đời sống chiến đấu của quân đội, từ một chiến sĩ, một giáo viên, một phóng viên...rồi một đại tá, sáng tác của Duy Khán đã nói lên được tâm sự của người linh sthật chân thành cảm động.        Tác phẩm tiêu biểu: Trận mới ( thơ, 1972); Tâm sự  người đi ( thơ, 1987); Tuổi thơ im lặng ( truyện, 1986). (?) Em hãy giới thiệu sơ nét về văn bản này? à GV gọi 1 HS đọc lại chú thích từ khó. (?) Văn bản thuộc thể loại gì? à GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi 2 HS đọc tiếp. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Bước 1: Tìm hiểu câu 1. à GV cho HS đọc lại đoạn văn đầu. (?) Cảm nhận của em về cảnh này? * HS: Trung tâm : Cảnh cây và hoa cùng ong, bướm đánh đuổi nhau vì hoa, phấn, mật. (?)Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất? Vì sao? * HS: Đặc biệt là âm thanh lao xao rất nhẹ nhàng khá rõ. Âm thanh của ong bướm, đất trời, thiên nhiên làng quê khi mùa hè tới. GV giảng: Từ láy : lao xao trở thành âm hưởng, nhịp điệu chủ đạo => trong cái lao xao của trời đất, cỏ cây có cái lao xao trong tâm hồn tác giả. GV: Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo trình tự nào không hay hoàn toàn tự do? Để trả lời câu hỏi này em hãy: (?) Thống kê theo trình tự của các loài chim được nói trên? - HS tìm chi tiết, phát biểu. GV nhận xét, kết luận. * HS: Trình tự tên các loài chim: Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn, bìm bịp, diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, cắt. (?) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không? - HS tìm trả lời. HS khác nhận xét. GV kết luận. (?) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết? - HS trả lời cá nhân. GV bổ sung, nhận xét. * HS: Từ khung cảnh làng quê, tác giả nói về hoa, về ong, về bướm rồi chuyển sang nói về chim. Để chuyển ý, tác giả cho tiếng chim bồ các vang lên. Dùng tiếng chim ấy đưa người đọc vào thế giới loài chim. Đây là cách dẫn dắt khéo léo, tự nhiên và hợp lí. Bước 2: Tìm hiểu câu hỏi 2. GV: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả loài chim: (?) Câu hỏi thảo luận: Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính). - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: Ở mỗi loài chim, tác giả quan sát tinh tế và chọn miêu tả một vài nét đặc sắc: + Bồ các: Tiếng kêu các…các, vừa bay, vừa kêu cứ như ai đuổi đánh. + Sáo sậu, sáo đen: đậu cả trên lưng trâu … tọ tọe học nói. + Bìm bịp: kêu bịp bịp, giời khoát cho bộ cánh nâu. + Diều hâu: bay cao tít, mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm. + Chèo bẻo: như mũi tên đen, mang hình đuôi cá…cất tiếng gọi người: Chè…cheo…chét. + Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau cắt chỉ xỉa bằng cánh. (?) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài? - HS tìm và trả lời. GV nhận xét. * HS: Tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài: + Tu hú đến khi mùa vải chín, và khi quả hết nó lại bay đâu biệt… + Bìm bịp kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt. + Diều hâu hay bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh diều hâu và chim cắt. + Nhạn … vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”. (?) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim? - HS trả lời. HS khác bổ sung. GV kết luận. GV liên hệ thực tế và GD HS: (Về lòng yêu thiên nhiên, biết quan sát, giữ cảm xúc để viết văn, nói hay hơn). Bước 3: Tìm hiểu câu 3. (?) Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng? - HS tìm cá nhân. HS khác bổ sung. GV nhận xét. à Đây là nét đặc sắc của bài văn, nhưng hơi khó cảm nhận đối với HS. GV cần gợi ý cho HS lần lượt tìm các yếu tố văn hóa dân gian như đồng dao, truyện cố tích, thành ngữ, tục ngữ, sau đó GV chỉ ra màu sắc văn hóa dân gian thầm nhuần trong cái nhìn, cảm nhận về loài chim. * HS: Những yếu tố văn hóa dân gian trong bài: + Đồng dao: Bồ các là bác chim ri… + Thành ngữ: dây mơ rễ má; kẻ cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lơn. + Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp; Sự tích chim chèo bẻo. (?) Câu hỏi thảo luận: Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng? - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: Tác giả viết về chúng về cái nhìn của một người gắn bó với nông thôn, hiểu biết sâu sắc mối quan hệ giữa các loài chim với công việc nhà nông. Mỗi loài dường như cũng có những đặc điểm của con người; có loài thì tốt, có loài thì xấu. Khi nói về mỗi loài chim, những nhận xét, đánh giá của Duy Khán cũng xuất phát từ quan niệm dân gian: thiện cảm với chim lành, ác cảm với chim ác. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu hỏi 4. (?) Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim? - GV cho HS phát biểu cảm nhận và thu hoạch của mình. - HS khác bổ sung. GV nhận xét. * HS: Bài văn cung cấp cho em những hiểu biết mới mẻ và phong phú về các loài chim, mỗi loài một vẻ. Qua hình ảnh các loài chim, em thấy thiên đất nước mình thật tươi đẹp. Quê hương tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp hồn hậu và ấm áp tình người. à Cuối cùng GV cho HS tổng kết phần ghi nhớ. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: - Duy Khán (1934-1995), quê ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh. - Là 1 đoạn trích từ tập hồi kí, tự truyện “Tuổi thơ im lặng” + Được tác giả thưởng hội nhà văn năm 1987. + Bài văn miêu tả 1 số loài chim thường thấy ở làng quê bằng cái nhìn hồn nhiên của tuổi thơ. 2. Từ khó: SGK112 3. Thể loại: Kí : Hồi tưởng của tác giả - Kể chuyện thời thơ ấu, kết hợp với tả cảnh thiên nhiên. 4. Đọc văn bản: Giọng tự nhiên, lời văn gần với lời nói thường. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu chung về bài văn: - Nêu trình tự các loài chim. + Chim hiền, gần gũi với con người: Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn, bìm bịp. + Chim ác: diều hâu, quạ đen, cắt. + Chim chuyên đánh lũ ác: chèo bẻo. à Từ cảnh làng quê có hoa, bướm à tiếng bồ các vang lên à thế giới loài chim à Cách dẫn truyện khéo léo, tự nhiên. 2. Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bài văn: - Ở mỗi loài chim tác giả quan sát tinh tế và chọn miêu tả vài nét đặc sắc. - Tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài. - Kết hợp giữa tả, kể với nhận xét bình luận. à Tác giả có vốn hiểu biết phong phú về loài chim, có tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên làng quê. 3. Chất văn hóa dân gian trong bài: + Đồng dao: Bồ các là bác chim ri… + Thành ngữ: dây mơ rễ má; kẻ cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lơn. + Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp; Sự tích chim chèo bẻo. à Chất văn hóa dân gian thể hiện thấm đượm qua cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống làng quê. III/ Tổng kết: Ghi nhớ Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. 4. Củng cố: (5’) à GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ. 1/ Hãy thống kê tên gọi các loài chim được nhắc đến trong bài theo 2 cột sau: a. Chim lành: (Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn, bìm bịp). b. Chim ác: (diều hâu, quạ đen, cắt) 2/ Trong những dòng sau, dòng nào không phải là thành ngữ? a. Kẻ cắp gặp bà già. b. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. c. Dây mơ rễ má. d. Cụ bảo cũng không dám đến. 3/ Chất văn hóa dân gian được sử dụng trong bài là: a. Đồng dao b. Thành ngữ c. Truyện cổ tích d. Tất cả các ý trên. 5. Dặn dò: (4’) - Đọc lại truyện, xem nội dung, học thuộc phần ghi nhớ. - Xem lại tất cảm bài TV ở HKII, chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng Việt Tuần 29 – Tiết 115 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm ôn lại kiến thức tiếng Việt các em đã học từ đầu HKII đến nay. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Đề, đáp án. 2. HS: Giấy, viết, học bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: (1') Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp. 2. Kiểm tra: (1’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Phát đề: (43’) - GV nói vắn tắt yêu cầu tiết kiểm tra: không ồn ào, không trao đổi, không sử dụng tài liệu. - HS làm bài, GV quan sát, giải quuyết những thắc mắc của HS trong giới hạn cho phép. * Lập ma trận: MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA TÊN BÀI KIỂM TRA : Tiếng Việt . LỚP: 6A1, 6A2, 6A3 Thời gian làm bài: 45 phút tt Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Tên bài T.nghiệm T.Luận T.ngh T.luận T.ngh T.luận Câu Điểm Câu Câu Câu Đ Câu Đ Câu Đ Câu Đ Câu Đ 1 Phó từ 2 So sánh 3 So sánh (tt) 4 Nhân hóa 5 Ẩn dụ 6 Hoán dụ 7 Các thành phần. 8 C.trần thuật đơn 9 10 Tổng KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 45’ I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất. 1/ Câu văn nào có sử dụng phó từ? a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu 2/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất? a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh. c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh. d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh. 3/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh: a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh. c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai. 4/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là: a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động. b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn. c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết. d. Không có tác dụng. 5/ Có mấy loại so sánh? a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn. 6/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào? Vì mây chi núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng. a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật. b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 7/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai. c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường. 8/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì? a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 9/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào? a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai. 10/ Hình thức của ẩn dụ? a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. c. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B. d. Tất cả đều sai. 11/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng) a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 12/ Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động. c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động. 13/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ? a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác. 14/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. 15/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu? a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ 16/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần. Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào? a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ 17/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì? a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì? 18/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi: a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai. 19/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ? a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét. c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc. 20/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn? a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt. c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. 21/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào? a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ 22/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào? a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai. 23/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ 24/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Vị ngữ của câu trên là: a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ) Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên? III/ PHẦN BÀI TẬP (2,5đ) 1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ) a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh) b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh) 2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. 3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ) a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được. b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em. ĐÁP ÁN I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (Mỗi câu đúng = 0,25đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 a c c a b b c d b c d c a a d b d a b c c b a d II/ PHẦN TỰ LUẬN: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Vd: Kiến hành quân đầy đường. Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là: 1. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 2. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. 3. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. III/ PHẦN BÀI TẬP: 1/ a. Làng xóm chỉ người nông dân (mối quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng) b. Mười năm = thời gian trước mắt, ngắn Trăm năm = thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng). 2/ Câu 1: Tôi // đã trở thành...cường tráng. (VN, cụm động từ) Câu 2: Đôi càng tôi // mẫm bóng (VN, tính từ) Câu 3: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo // cứ cứng dần và nhọn hoắt (VN, 2 cụm tính từ). 3/ a. Trong giờ kiểm tra, em đã cho bạn mượn bút. b. Bạn em rất tốt. 4. Thu bài: (1’) GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra. 5. Dặn dò: (1’) - Bước đầu tự xem lại kiến thức, đánh giá bài kiểm tra của mình. - Về xem lại kiến thức TLV, chuẩn bị cho tiết trả bài viết số 5. Ngày soạn: Ngày dạy: Văn, TLV Tuần 29 – Tiết 116 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. - Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. - Ôn tập lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã học. - Củng cố lại kiến thức văn học ở HKII. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Bài kiểm tra của HS, đáp án. 2. HS: Xem kiến thức TLV ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (2’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Tiến hành: Æ Hoạt động 1: Trả bài kiểm tra Văn. (12’) G/v hướng dẫn h/s chữa bài theo đáp án (phần trắc nghiệm). 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 b c d a b b c a d d b c a c d c d c c c b a c a II/ PHẦN TỰ LUẬN: à GV gọi 2 HS mỗi em trình bày mỗi câu 1, 2. Mỗi câu đúng = 2đ 1. Chép thuộc lòng 5 khổ thơ đầu “Đêm nay Bác không ngủ” - SGK63 2. Nội dung chính của truyện Bức tranh của em gái tôi. Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. à GV nhận xét bài làm của HS: * Ưu điểm: - Đa số làm đúng phần trắc nghiệm, đúng thời gian, trật tự làm bài. - Có học bài kĩ nên nhiều em trả lời được phần tự luận. à Một số bào đáng biểu dương: 6A1: Nhâm Trúc Phương (10đ) Nguyễn Quang Duy (9,75đ) Nguyễn Ngọc Diệp (9,75đ) 6A2: Nguyễn Thị Chúc Xuân (9,5đ) Nguyễn Thị Ngọc Trinh. (9,25đ) 6A3: Trương Tuấn Anh (9,5) Lê Thị Cúc Hương (9) * Nhược điểm: Nhiều em chưa học bài nên cả 2 phần đều không làm được. à Một số bài hạn chế: 6A1: Huỳnh Minh Nhựt (3đ) Võ Thanh Bình (3đ) 6A2: Nguyễn Minh Cảnh (2,5đ) Nguyễn Thị Thảo (2,5) 6A3: Hồ Văn Dễ (3,25). Hoạt động 2: Trả bài Tập làm văn. (25’) - HS kiểm tra lẫn nhau theo từng nhóm tổ. - GV kiểm tra sát suất 1 vài em. Nhận xét kết quả kiểm tra. a. GV gọi 1 HS nhắc lại đề bài. Đề bài: Hãy tả lại người mẹ của em lúc em đang ốm. ĐÁP ÁN a. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ em: - Rất thương con. - Xót xa, lo lắng khi con ốm. b. Thân bài: Tả mẹ trong lúc săn sóc em trên giường bệnh: - Vẻ mặt: Lo âu, buồn bã… - Lời nói: Vỗ về, an ủi, động viên, mong con mau khỏe. - Hành động: Chăm sóc chu đáo từ miếng ăn, viên thuốc đến giấc ngủ của con… c. Kết bài: Cảm nghĩ của em: - Xúc động trước tấm lòng bao la của mẹ. - Mong được đền đáp công ơn trời biển của mẹ. THANG ĐIỂM a. Mở bài: 1,5 đ b. Thân bài: 6 đ c. Kết quả: 1,5 đ * Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ. (?) Nêu yêu cầu của bố cục 3 phần? Æ Hoạt động 4: GV nhận xét ưu khuyết điểm. (13’) GV nhận xét bài làm, đọc cho các em những đoạn văn, bài văn hay của một số em để các bạn khác học hỏi. * Ưu điểm: - Tả phong phú, xác định đúng thể loại yêu cầu. - Không đi lạc đề. - Biết kết hợp tả và kể hợp lí. - Bài bố cục hợp lí. - Câu văn sử dụng trong sáng, mạch lạc, uyển chuyển. - Các em biết kết hợp những biện pháp tu từ đã học: so sánh, ẩn dụ. - Bài sạch sẽ, ít sai chính tả. - Làm đúng thời gian. à Một số bào đáng biểu dương: 6A1: Nguyễn Thị Cẩm Tú. Nhâm Trúc Phương. Nguyễn Thị Kiều My. 6A2: Nguyễn Thị Chúc Xuân. Nguyễn Thị Ngọc Trinh. 6A3: Trương Tuấn Anh. Nguyễn Thị Cúc Hương * Khuyết điểm: - Chưa xác định đúng thể loại: các em hầu như kể suốt, không thấy yếu tố miêu tả. - Còn tả chưa theo trình tự. - Dùng những câu văn lủng củng, tối nghĩa. - Sai chính tả nhiều ở một số bài. Bài không sạch sẽ. - Vài em làm bài chỉ có vài ba dòng lấy lệ. à Một số bài hạn chế: 6A1: Võ Thanh Bình. 6A2: Ngô Thị Tiền. Văn Công Đáng 6A3: Hồ Văn Dễ Lý Tuấn Vinh. * Hướng khắc phục: - Cần học bài đầy đủ, kĩ càng khi kiểm tra Văn. - Cần xem kĩ lại các bài lí thuyết TLV để khi viết bài đạt kết quả cao. - Yêu cầu đầu tiên các em cần phải chú ý trong giờ học. Tích cực phát biểu, đặt câu hỏi khi không hiểu bài, không mang tư tưởng ngán ngại tiết TLV. - Các em ở nhà cần mua thêm sách tham khảo những bài văn hay để trao dồi thêm vốn từ ngữ của bản thân. - Đọc thêm sách báo để nhớ mặt chữ, hạn chế viết sai chính tả. - Cần rèn thêm chữ viết cho đẹp. Æ Hoạt động 5: Phát bài. (4’) GV phát bài. Công bố điểm khá, giỏi. 4. Củng cố: (2’) GV động viên các em cho bài làm văn sau. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài, chỉnh sửa những ý đã sai. - Soạn trước bài Ôn tập truyện kí. . Đọc kĩ nội dung. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docVan 6 HKII Tuan 29 NHan.doc
Giáo án liên quan