Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

 

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung ý nghĩa, một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

- Kể lại được truyện này.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1')

Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(?) Em hiểu thế nào là văn bản tự sự và phương thức tự sự?

* HS: - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. (5đ)

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. (5đ)

3. Bài mới:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 3 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 3 Văn bản Tuần 3 - Tiết 9 SƠN TINH, THỦY TINH I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được nội dung ý nghĩa, một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện. - Kể lại được truyện này. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Sơn Tinh, Thủy Tinh. 2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Em hiểu thế nào là văn bản tự sự và phương thức tự sự? * HS: - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. (5đ) - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. (5đ) 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Hàng năm ta vẫn thường thấy có một mùa mưa, ở mùa này, mưa rất nhiều, có khi có cả sấm chớp, lũ lụt … Vậy ai đã làm ra mưa gió, lũ lụt? Và có gì để cản lại thiên tai này? Hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ hơn. 10’ 23’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản: à Bước đầu GV gọi HS đọc lại văn bản. - 2 HS đọc. GV chỉnh sửa cách đọc cho các em. à Tiếp tục GV gọi HS đọc chú thích. à GV hướng dẫn cho HS kể tóm tắt truyện. (?) Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử VN? * HS: Thời đại Hùng Vương thứ 18. (?) Câu hỏi thảo luận: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV chỉnh sửa. * HS: Vb’ chia làm 3 đoạn: - Đ1: Từ đầu … mỗi thứ một đôi: vua Hùng kén rễ. - Đ2: Hôm sau … rút quân: Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần. - Đ3: Phần còn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh và sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh. à GV đặt những câu hỏi mở rộng bài: (?) Để giải thích hiện tượng thiên nhiên người xưa đã xây dựng nên truyện bằng cách nào? * HS: Tưởng tượng. (?) Tưởng tượng kèm theo chi tiết nào? * HS: Yếu tố kì ảo, hoang đường. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (?) Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? - HS tìm trả lời. GV cho ghi bài. (chú ý cho HS chừa lại 1 hàng để ghi bổ sung) * HS: Truyện gồm có: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong đó Sơn Tinh và Thủy Tinh là nhân vật chính. (?) Tìm những câu, đoạn văn miêu tả Sơn Tinh và Thủy Tinh? * HS: - Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. - Thủy Tinh: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. (?) Vì sao truyện không miêu tả diện mạo của 2 vị thần này? - HS suy nghĩ trả lời. - GV chỉnh sửa. * HS: Tả tài năng để dẫn dắt vào nội dung chính của câu chuyện. (?) Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cầu hôn Mị Nương, vua đòi hỏi những sinh lễ gì? * HS: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. (?) Em thấy những thứ sính vật này thường tìm được nơi đâu? * HS: Trên đất, núi dễ kiếm hơn. Không có dưới biển. (?) Vậy em có thể đoán được ý vua muốn chọn ai? * HS: Sơn Tinh (?) Tại sao vua Hùng lại đòi hỏi sính lễ như vậy, mà vua không đòi những sinh lễ ở dưới biển? Em thử đặt mình vào vị trí vua Hùng và giải thích xem? * HS: Vì Thủy Tinh là hiện thân cho lũ lụt, nếu chọn Thủy Tinh, thì đồng nghĩa với việc vua coi nhẹ việc thiên tai của đất nước. (?) Vậy ngay từ đầu ta hiểu vua Hùng đã chọn Sơn Tinh. Vậy tại sao vua không từ chối thẳng Thủy Tinh cho rồi, ra điều kiện để làm gì? Thử em “làm vua” và giải thích xem? * HS: Nếu vua chọn thẳng như thế sẽ gây xích mích với Thủy Tinh, cho nên việc ra sinh lễ để nếu Thủy Tinh thua là không phải do lỗi của vua Hùng. (?) Thủy Tinh không lấy được vợ, đã hành động ntn? * HS: Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. (?) Tại sao ban đầu đã qui ước rõ ràng ai đem sinh lễ muộn thì không thể cưới vợ được, Thủy Tinh đã không phản đối, tại sao bây giờ Thủy Tinh lại hành động như thế? Em thử tưởng tượng mình là Thủy Tinh và lí giải việc đem quân đi đánh Sơn Tinh là được? * HS: Vì Thủy Tinh không cam lòng việc ra sính lễ của vua, tại sao không là sính lễ dưới biển, hoặc là phân nữa trên núi, phân nữa dưới biển. (?) Thủy Tinh không lấy được vợ, đã hành động ntn? * HS: Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. (?) Và cuộc tranh tài đã diễn ta ntn? Kết quả ra sao? * HS: Cuộc tranh tài diễn ra thật dữ dội, Sơn Tinh đã chiến thắng. GV giảng dạy: Cả 2 vị thần đều có tài cao phép lạ. Thủy Tinh có nhiểu phép thuật cao cường những vẫn phải khuất phục trước Sơn Tinh. Những chi tiết hào hùng, kì ảo về cuộc giao tranh thể hiện trí tưởng tượng đặc sắc của người xưa. (?) Tìm ý nghĩa tượng trưng cho các nhân vật? - HS suy nghĩ trả lời. HS khác bổ sung. - GV chỉnh sửa, kết luận. * HS: - Thủy Tinh tượng trưng cho bão lụt, cho lực lượng phi nghĩa. - Sơn Tinh tượng trưng cho cư dân Việt cổ, đắp đê chống lũ, đại diện cho chính nghĩa. (?) Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung. * HS: Ý nghĩa: - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm. - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chinh phục, chế ngự thiên nhiên của người Việt. - Suy tôn, ca người công lao của các vua Hùng. à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ để cũng cố bài. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc: mạch lạc, diễn cảm. 2. Chú thích: SGK33 3. Bố cục: 3 đoạn. - Đ1: từ đầu …mỗi thứ một đôi: vua Hùng kén rễ. - Đ2: Hôm sau … rút quân: Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần. - Đ3: Phần còn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh và sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Giới thiệu nhân vật: * Sơn Tinh: - Có tài dời non lấp biển. - Tượng trưng cho sức mạnh người Việt cổ đắp đê ngăn lũ (đại diện chính nghĩa) * Thủy Tinh: - Có tài hô mưa gọi gió. - Tượng trưng cho hiện tượng lũ lụt (đại diện cho phi nghĩa). II/ Ý nghĩa: * Ghi nhớ: Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo thể hiện: - Giải thích hiện tượng lũ lụt. - Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 4. Củng cố: (5’) Cho HS làm phần Luyện tập. - GV hướng dẫn HS kể diễn cảm trong truyện. (?) Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng và chủ trương trồng cây gây rừng của nước ta trong giai đoạn hiện nay? * HS: Nhằm phòng chống lũ lụt. 5. Dặn dò: (2’) - Xem nội dung bài, học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài “Nghĩa của từ” . Đọc các yêu cầu trong SGK. . Trả lời các câu hỏi, đọc phần ghi nhớ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng việt Tuần 2 - Tiết 10 NGHĨA CỦA TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được: - Thế nào là nghĩa của từ. - Một số cách giải thích nghĩa của từ. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu, bảng phụ. 2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) (?) Giới thiệu 2 nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh và nêu nội dung chính của truyện? * HS: * Sơn Tinh: Có tài dời non lấp biển. Tượng trưng cho sức mạnh người Việt cổ đắp đê ngăn lũ (đại diện chính nghĩa) * Thủy Tinh: Có tài hô mưa gọi gió. Tượng trưng cho hiện tượng lũ lụt (đại diện cho phi nghĩa). (5đ) * Nội dung: Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo thể hiện: - Giải thích hiện tượng lũ lụt. - Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Trong những tiết học hàng ngày, nhất là tiết văn bản, chúng ta thường có phần Giải thích từ khó, vậy giải thích từ khó giải thích cái gì? Giải thích theo qui tắc nào? Hôm nay chúng ta sẽ học bài Nghĩa của từ để tìm hiểu kĩ hơn. 10’ 10’ 13’ Æ Hoạt động 2: Cho HS tìm hiểu thế nào là nghĩa của từ? à GV gọi HS đọc vd và các câu hỏi trong SGK và tiến hành tìm hiểu và giải thích các từ tập quán, lẫm liệt, nao núng. (?) Cho biết mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? à GV chỉ thích cho HS: 2 bộ phận được cách nhau bởi dấu hai chấm. (?) Bộ phận nào trong chú thích trên giải thích nghĩa của từ? - HS tìm trả lời. GV nhận xét. (?) Hai bộ phận trên bộ phận nào là hình thức, bộ phận nào là nội dung? * HS: Bộ phận đầu là hình thức, bộ phận sau là nội dung. (?) Vậy nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây? HÌNH THỨC NỘI DUNG * HS: Nghĩa của từ ứng với nội dung. (?) Vậy từ đó em hiểu nghĩa của từ là gì? - HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ: à GV cho HS đọc nhẩm lại chú thích trên. (?) Nghĩa của từ tập quán được giải thích bằng cách nào? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung. * HS: Từ tập quán được giải thích bằng cách trình bày khái niệm. (?) Từ nao núng trái nghĩa với từ gì? * HS: Trái nghĩa với từ kiên định. (?) Vậy từ lẫm liệt, nao núng giải thích bằng cách nào? * HS: Bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa. (?) Vậy qua đó ta hiểu có mấy cách để giải thích nghĩa của từ? Đó là cách gì? - HS trả lời ghi nhớ. GV chốt bài ghi. à GV giáo dục HS cách dùng từ: (?) Ví dụ từ chết, em hãy giải thích khái niệm của từ này? - HS suy nghĩ, GV chỉnh sửa. * HS: Chết: là hoạt động ngừng thở vĩnh viễn của người, vậy, là hết sống (cách 1) (?) Cũng từ chết hãy tìm từ đồng nghĩa với nó? * HS: bỏ mạng, hi sinh, qua đời, mất, bỏ xác … (cách 2) à GV treo bảng phụ cho HS điền từ đã tìm vào chỗ trống bằng cách lọc lại còn các từ: qua đời, hi sinh bỏ xác . - Bọn giặc bị đánh tơi bời, lớp giẫm lên nhau để chạy trốn, lớp ………trên cánh đồng. - Bà cụ vừa mới ………ngày hôm qua. - Trong trận chiến đấu ác liệt vừa qua, nhiều chiến sĩ ta đã …… * HS: Điền theo thứ tự: bỏ xác, qua đời, hi sinh. GV giáo dục HS: Chúng ta phải luôn học hỏi tìm tòi để hiểu đúng nghĩa của từ, tập viết, tập nói thường xuyên. Khi nói và viết phải luôn lựa chọn và kết hợp một cách thành thạo các từ, nhất là gặp nhiều từ đồng nghĩa thì phải cân nhắc cẩn thận. Muốn được như thế ta ở nhà nên chăm chỉ đọc sách báo, nên mua từ điển TV để tham khảo… Æ Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. BT1. GV đọc câu hỏi SGK. Yêu cầu HS tìm trong phần chú thích từ được giải nghĩa theo cách trình by khái niệm và từ được giải thích theo từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. (Gv có thể gợi dẫn HS tìm ở chú thích SGK11) BT2, BT3. GV cho HS tự đọc nhẩm 1’ gọi 2 HS lên mỗi em làm 1 bài tập. BT4. GV gọi 1 HS đọc lại bài tập 4. (?) Câu hỏi thảo luận: Hãy giải thích các từ theo những cách đã biết: giếng, rung rinh, hèn nhát. - HS thảo luận nhóm 4’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chỉnh sửa, kết luận (cho điểm - nếu cần). BT5. GV gọi 1 HS đọc lại Bt5, nếu còn thời gian thì làm trên lớp, không thì hướng dẫn HS về nhà làm. I/ Nghĩa của từ là gì? à Xét vd – SGK35 1. Mỗi chú thích trên gồm 2 bộ phận. 2. Bộ phận đứng sau dấu hai chấm dùng để giải thích nghĩa của từ. 3. Nghĩa của từ ứng với nội dung. Ghi nhớ: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. II/ Cách giải thích nghĩa của từ: Ghi nhớ: Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau: - Cách 1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (vd: tập quán) - Cách 2: Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích (vd: lẫm liệt, nao núng). III/ Luyện tập: 1/ Giải thích nghĩa của từ ở chú thích văn bản đã học (HS làm) 2. Điền từ thích hợp: a. Học tập. b. Học lỏm. c. Học hỏi. d. Học hành. 3. Điền từ thích hop: a. Trung bình. b. Trung gian. c. Trung niên. 4. Giải thích nghĩa của từ: - giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước. - rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. - hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng khinh bỉ), ngược với dũng cảm. 5. - Mất: theo cách hiểu thông thường là “không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa” - Mất: theo cách hiểu của Nụ là “không biết ở đâu”. à Vì thế cách hiểu của Nụ “cái ông vôi không mất vì biết nó nằm dưới đáy sông” à cách hiểu từ mất của Nụ là không đúng. 4. Củng cố: (4’) (?) Thế nào là nghĩa của từ? (?) Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Là cách gì? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài. Học thuộc phần ghi nhớ. - Xem trước bài TLV tt “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”: . Đọc các yêu cầu trong SGK. . Trả lời các yêu cầu đó. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 2 - Tiết 11, 12 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự là sự việc là nhân vật. - Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. - Chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu liên quan. 2. HS: SGK, xem và trả lời trước các yêu cầu trong SGK. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) (?) Thế nào là nghĩa của từ? Vd 1 từ và hãy giải nghĩa. * HS: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. (5đ). Vd từ sính lễ: lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới hỏi. (5đ) (?) Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Là cách gì? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau: (4đ) - Cách 1: Trình bày khái niệm mà từ biểu thị (vd: tập quán) (3đ) - Cách 2: Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa với từ cần giải thích (vd: lẫm liệt, nao núng). (5đ) 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Các em đã biết phương thức tự sự là “Trình bày một chuỗi sự việc ... cuối cùng dẫn đến một kết thúc? Tiết học này nhấn mạnh việc tìm hiểu sự vật và nhân vật, cách lựa chọn sự việc và sao cho có ý nghĩa. 50’ 14’ Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: Bước 1: Tìm hiểu sự việc trong văn tự sự. à GV gọi 1 HS đọc các sự việc phần a. (?)1.a. Từ bảy sự việc (SGK) hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc và cho biết mối quan hệ của chúng? - HS tìm, suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét. * HS: Sự việc khởi đầu là: vua Hùng kến rễ đến sự việc phát triển 2,3,4 đến sự việc cao trào là đánh nhau để phân thắng bại 5,6 đến sự việc kết thúc là sự việc 7. à Tiếp tục GV cho HS trả lời câu b. (?) Sự việc trong văn phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả? Có 6 yếu tố trên truyện mới sáng tỏ. Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? - HS tìm, trả lời. GV nhận xét. (?) Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là cần thiết không? * HS: Rất cần, vì liên quan đến sự việc Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh sau này. (?) Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rễ có được không? Vì sao? - HS trả lời. GV kết luận. * HS: Không, vì liên quan đến chi tiết Sơn Tinh đến trước cưới Mị Nương. (?) Trong bảy sự việc trên ta có thể bỏ sự việc nào được không? Vì sao? * HS: Không. Vì thiếu tính liên tục, vì sự việc sau đó không được giải thích rõ. (?) Các sự việc trên được kết hợp theo quan hệ nào? * HS: Quan hệ thời gian. (?) Có thể thay đổi tự trước sau của các sự việc trên hay không, vì sao? - Không, vì các sự việc được sắp xếp theo một trật tự có ý nghĩa: sự việc trước giải thích lí do cho sự việc sau, và cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh. (?) Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không. Lí ấy ở nhữnh sự việc nào? * HS: Có lí do (điều kiện đưa ra toàn là những sự vật trên cạn) vì thế Thủy Tinh mới oán nặng, thù sâu. à Gv cho HS tìm hiểu câu c. Mục tiêu: Cho HS biết sự việc phải phù hợp với chủ đề tư tưởng. (?) Sơn Tinh đã thắng Thủy Tinh mấy lần? * HS: Hai lần và mãi mãi. (Nếu Sơn Tinh thắng nghĩa là đất bị ngập chìm trong nước và mọi người sẽ chết hoặc biến thành ba ba, tôm cá!). Đây là chủ đề ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh. (?) Hãy nêu các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với với ST. * HS: Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh rất có ý nghĩa -> con người sẽ thắng thiên nhiên. (?) Có thể cho Thủy Tinh thắng được Sơn Tinh được không, vì sao? * HS: Nếu để Thủy Tinh thắng thì vua Hùng và thần dân của mình sẽ ngập chìm trong nước lũ. (?) Có thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước ...” được không, vì sao? * HS: Không thể bỏ qua (vì đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra). GV nhấn mạnh: Vậy qua đó ta cần biết sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. (?) Vậy qua việc tìm hiểu em hãy cho biết sự việc trong văn tự sự phải đạt những yêu cầu gì? - HS đọc ghi nhớ. GV chốt ý và cho ghi bài. Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhận vật trong văn tự sự: (?) Hãy kể tên các nhân vật trong truyện ST – TT và cho biết: - Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất? - Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất? - Ai là nhân vật phụ, nhân vật phụ có cần thiết không, có thể bỏ được không? * HS: Nhân vật trong văn tự sự có hai vai trò: người làm ra việc và người được nói tới. - Trong truyện nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Nhân vật phụ: Vua Hùng, Mị Nương. Không thể bỏ qua (?) Câu hỏi thảo luận: Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? - Được gọi tên, đặt tên - Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng. - Được kể các việc làm, hđộng, ý nghĩ, lời nói. - Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị dáng điệu ... GV lập bảng cho HS điền vào và nêu nhận xét theo cột: nhân vật, tên gọi, lai lịch, chân dung, tài năng, việc làm. - HS thảo luận nhóm 5’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. I/ Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: 1. Sự việc trong văn tự sự: * Vd: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. a. Mối liên hệ trong văn tự sự phải mang tính liên tục. b. Sự việc phải phù hợp với chủ đề tư tưởng. c. Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Ghi nhớ: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhận vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, … Sự việc trong văn tự sự đựơc sắp xếp theo trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. N. vật Tên gọi Lai lịch Chân dung Tài năng Việc làm Vua Hùng Vua Hùng Thứ 18 / Kén rễ Sơn Tinh Sơn Tinh núi Tản Viên / Bốc đồi, dời núi. Đem sính lễ đến trước. Dâng đồi núi, ngăn nước. Thủy Tinh Thủy Tinh vùng nước thẳm / Hô mưa, gọi gió. Dâng nước đaáh Sơn Tinh Mị Nương Mị Nương Con vua / Rất xinh đẹp GV cho HS nhận xét, phân biệt với nhân vật khác, GV diễn giảng: Nhân vật chính được kể ra nhiều p diện nhất, nhân vật phụ chỉ nói qua, được nhắc tên, GV hướng HS vào ghi nhớ. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. BT1. GV cho HS tuần tự làm các bài tập. a/ GV đọc lại bt a và cho HS đứng lên trả lời. b/ GV gọi 2 HS đọc lại yêu cầu. (?) Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo sự việc gắn liền với nhân vật chính. - GV cho HS 5’ để tự tóm tắt. - HS đứng lên phát biểu. HS khác nhận xét. - GV chỉnh sửa, cho điểm (nếu cần) c/ GV gọi HS đọc lại câu c. (?) Tại sao lại gọi là Sơn Tinh, Thủy Tinh? Nếu gọi bằng các tên sau có được không? - Vua Hùng kén rễ. - Truyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Bài ca chiến công của Sơn Tinh. BT2. GV đọc lại bt2 và cho HS về nhà làm. GV hướng dẫn về nhà: Không nhất thiết là kể chuyện của bản thân em, mà của nhân vật hư cấu. Không vâng lời mà gây hậu quả xấu như trèo cây bị ngã, đi tắm sông 1 mình suýt chết, quay cop bị thầy cô phê bình, ham chơi để em ngã, ... không vâng lời nhưng có kết quả tốt như có người làm việc xấu bảo em che giấu, mà em vẫn báo cáo với người có trách nhiệm ... Tập xác định nhân vật, sự việc và sắp xếp câu chuyện cho phù hợp với nhau đề trên. Ghi nhớ: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm… II/ Luyện tập: 1.a. (HS làm) b. Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng đến hỏi Mị Nương, con gái vua Hùng làm vợ. ST đem sính lễ tới trước, cưới MN. TT đến sau không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đánh ST. Hai bên đánh nhau kịch liệt, cuối cùng TT thua phải rút quân về. Hàng năm đến mùa nước TT lại đánh ST, nhưng đều thua cả c. Đặt tên truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là đặt theo tên nhân vật chính. Tên 2 và 3 không tiêu biểu vì không làm nổi bật nội dung của truyện. 4. Củng cố: (6’) (?) Sự việc trong văn tự sự phải có điều kiện gì? (?) Nhân vật trong văn tự sự phải chú ý điều gì? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất bài tập 2. - Soạn bài tt “Sự tích Hồ Gươm” . Đọc trước văn bản, chú thích. . Bước đầu trả lời caá câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan