Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 4 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

 

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.

- Kể lại được truyện.

- Rèn kĩ năng kể, đọc diễn cảm truyện.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu, tranh.

2. HS: SGK, đọc trước văn bản, chú thích và câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1')

Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

(?) Sự việc trong văn tự sự phải đạt những yêu cầu gì?

* HS: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhận vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, Sự việc trong văn tự sự đựơc sắp xếp theo trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (10đ)

(?) Nhân vật trong văn tự sự phải ntn?

* HS: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm

3. Bài mới:

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 4 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4 Văn bản Tuần 4 - Tiết 13 Hướng dẫn đọc thêm SỰ TÍCH HỒ GƯƠM (Truyền thuyết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện. - Kể lại được truyện. - Rèn kĩ năng kể, đọc diễn cảm truyện. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu, tranh. 2. HS: SGK, đọc trước văn bản, chú thích và câu hỏi Đọc - hiểu văn bản. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Sự việc trong văn tự sự phải đạt những yêu cầu gì? * HS: Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhận vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, … Sự việc trong văn tự sự đựơc sắp xếp theo trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (10đ) (?) Nhân vật trong văn tự sự phải ntn? * HS: Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm… 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Nếu các em đã từng đi du lịch ở Hà Nội hoặc xem trên ti vi, báo chí về phong cảnh Hà Nội thì chắc chắn các em sẽ biết biểu tượng đẹp nhất về phong cảnh của Hà Nội chính là Hồ Gươm (còn gọi là hồ Hoàn Kiếm), vậy tại sao hồ lại có những cái tên này? Ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay. 10’ 22’ Æ Hoạt động 2: Hương dẫn HS tiếp xúc văn bản. à GV gọi 2 HS đọc văn bản và uốn nắn, sửa sai cho các em. à Tiếp tục GV gọi HS đọc các chú thích. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. (?) Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần? - HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, kết luận. * HS: Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì: - Thấy được tội ác của giặc Minh. - Nghĩa quân còn non yếu. - Nghĩa quân thay mặt toàn dân dẹp giặc, giữ nước. Vì tính chất chính nghĩa đó đến Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. GV giảng thêm: Tội ác của giặc Minh vô vàn như trong Bình Ngô đại cáo (sau khi dẹp xong giặc Minh) Nguyễn Trãi cũng đã từng viết “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”, và nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu còn thiếu thốn, khó khăn vô vàn… (?) Lê Lợi nhận gươm thần ntn? Cách Long Quân cho nghĩa quân và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì? - HS suy nghĩ trả lời. GV chốt ý. * HS: Nhận được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng sáng ngời 2 chữ “Thuận thiên” (nghĩa là thuận theo ý trời). à GV giảng giải thêm: Chi tiết này còn có ý nghĩa sâu sắc: ý nói rằng khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi từ miền sông nước tới vùng rừng núi, từ miền ngược đến miền xuôi ai cũng đồng tâm đáng giặc. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu việc trả gươm thần. (?) Khi nào thì Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi và trả gươm diễn ra ntn? - HS tìm chi tiết trả lời. GV nhận xét. * HS: - Một năm khi đuổi xong giặc Minh. - Nhân dịp Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi ở hồ Tả Vọng. - Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại gươm thần. - Vua lập tức hoàn gươm lại cho Long Quân. (?) Việc trả gươm có ý nghĩa gì? * HS: Khẳng định sự chiến thắng, đất nước đã yên bình. (?) Câu hỏi thảo luận: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”? - HS thảo luận 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV kết luận. * HS: Ý nghĩa: - Giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm. - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân. - Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê. à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: 2. Chú thích: SGK42 II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Long Quân cho mượn gươm thần: - Giặc Minh đô hộ nước Nam. - Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân giúp dân dẹp yên, nhưng lực lượng buổi đầu còn non yếu. à Tính chất chính nghĩa. - Long Quân cho mượn gươm thần (lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng). - Hợp nhất sức mạnh ở khắp nơi, trên dưới một lòng yêu nước. à Tính chất nhân dân. 2. Việc trả gươm: - Thời gian: 1 năm sau chiến thắng. - Không gian: tại hồ Tả Vọng (sau này là hồ Hoàn Kiếm) - Ý nghĩa: thể hiện nguyện vọng hòa bình của nhân dân. III/ Tổng kết: Ghi nhớ: Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần), truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. 4. Củng cố: (4’) à GV cho HS đọc phần Đọc thêm để củng cố bài. 5. Dặn dò: (2’) - Đọc lại truyện, xem nội dung bài. - Soạn bài tt “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự” . Đọc nội dung trong SGK. . Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 4 - Tiết 14 CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. - Tập viết mở bài cho bài văn tự sự. - Tập tìm ra chủ đề và viết bài văn có chủ đề (kĩ năng). II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tư liệu. 2. HS: Xem bài trước ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Nêu ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm? * HS: Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa (như Rùa Vàng, gươm thần), truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc. (10đ) (?) Kê tóm tắt truyện? - HS kể tóm tắt, tùy tình huống GV cho điểm. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. à GV giới thiệu bài mới. 15’ 16’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Bước 1: GV cho HS đọc bài văn. à GV gọi 1 HS đọc lại văn bản. - Các HS khác chú ý nghe. Bước 2: HS trả lời câu hỏi. (?) a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc? * HS: Cho thấy Tuệ Tĩnh là người hết lòng cứu giúp người bệnh. GV nhấn mạnh: Đây là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong văn bản. (?) b. Chủ đề là vấn đề mà người viết muốn thể hiện trong văn bản. Vậy chủ đề truyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không? * HS: Đúng. (?) Chủ đề của bài văn thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? - HS tìm chi tiết trả lời. GV kết luận. * HS: - Là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. - Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ … (?) Câu hỏi thảo luận: Nhan đề của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do? - GV đọc lại các nhan đề trong SGK. - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV chỉnh ý. * HS: Chọn nhan đề 1, vì nhan đề này hay hơn, kín hơn. Nêu lên tình huống buộc phải lựa chọn. Qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y Tuệ Tĩnh. (?) Vậy trong truyện vấn đề chủ yếu gọi là gì? * HS: là chủ đề. (?) Vậy chủ đề là gì? - HS đọc ghi nhớ1. GV cho ghi bài. (?) Các phần Mở bài, Thân bài và Kết bài thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự? - HS đọc tiếp phần ghi nhớ. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS Luyện tập. BT1. GV cho HS đọc lại truyện Phần thưởng và tiến hành trả lời các câu hỏi trong SGK. (?) a. Chủ đề của truyện nhằm biểu dương, chế giễu điều gì? (?) Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hay gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó? - HS tìm chi tiết, trả lời. (?) b. Hãy chỉ ra 3 phần: MB, TB, KB? à GV chuyển câu hỏi d lên trước. (?)d. Sự việc trong Thân bài thú vị chỗ nào? - HS tìm và trả lời. (?) c. Truyện này so với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề? - HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét bổ sung. BT2. GV đọc lại bài 2, nếu không còn thời gian, GV hướng dẫn cho HS về làm. I/ Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự: 1. Xét bài văn – SGK44 2. Chủ đề: Tuệ Tĩnh là người hết lòng cứu giúp người bệnh. Ghi nhớ: - Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. - Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có 3 phần: + Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. + Phần Thân bài kể lại diễn biến của sự việc. + Phần Kết bài kể kết cục của sự việc. II/ Luyện tập: 1/ Xét bài Phần thưởng. a. Chủ đề: Biểu dương bác nông dân thông minh, trung thực. Chế giễu tên cận thần tham lam bị bác nông dân chơi khăm một vố. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. b. Mở bài: câu 1 Thân bài: phần giữa. Kết bài: câu cuối. d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và của người đọc, nhưng nói lên sự thông minh tự tin, hóm hỉnh của người nông dân. c. So sánh với truyện về Tuệ Tĩnh và hai người bệnh. MB Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. MB phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống. KB Tuệ Tĩnh có sức gọi, bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu, một cuộc chữa bệnh mới, KB phần thưởng là viên quan bị đuổi ra, còn người nông dân được thưởng. Sự việc ở 2 truyện đều có kịch tính, có bất ngờ. Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện. 2. * Mở bài: - Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huống. - Sự tích Hồ Gươm: cũng nêu tình huống, nhưng cần giải dài. * Kết bài: - Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu sự việc tiếp diễn. - Sự tích Hồ Gươm:Kể sự việc kết thúc câu chuyện. 4. Củng cố: (3’) (?) Chủ đề là gì? (?) Dàn bài văn tự sự gồm mấy phần? 5. Dặn dò: (2’) - Học bài, hoàn tất bài tập. - Xem trước bài tt “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. . Đọc các nội dung trong SGK. . Trả lời các yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 4 - Tiết 15, 16 TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Biết tìm hiểu đề. - Biết cách làm bài văn tự sự. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, xem bài trước và trả lời câu hỏi. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) (?) Thế nào là chủ đề? Cho biết chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? * HS: Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. (4đ) - Chủ đề truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: giải thích hiện tượng lũ lụt, thể hiện sức mạnh của người Việt cổ mong ước chế ngự thiên tai và suy tôn công lao vua Hùng. (6đ) (?) Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? * HS: Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có 3 phần: (1đ) + Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. (3đ) + Phần Thân bài kể lại diễn biến của sự việc. (3đ) + Phần Kết bài kể kết cục của sự việc. (3đ) 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Tiết trước các em đã tìm hiểu chủ đề và dàn baà trong văn tự sự, tiết này ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn bằng cách xác định đề và làm như thế nào. 60’ 14’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, dề và cách làm bài văn tự sự. Bước 1: Tìm hiểu đề văn tự sự. à Đầu tiên GV chép đề lên bảng và lần lượt đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu. Nhắc nhở HS chú ý lời, câu, chữ trong đề. (?) Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó? * HS: Kể lại một câu chuyện bằng lời văn của em. (?) Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không? _ HS suy nghĩ trả lời. GV chỉnh sửa. * HS: Phải là đề tự sự. GV nhấn mạnh: Tuy không có từ kể nhưng ta phải lưu ý cách diễn đạt để xác định được thể loại đề. (?) Từ trọng tâm của mỗi đề trên là từ nào? Hãy gạch dưới và cho biết yêu cầu làm nổi bật điều gì? - HS tìm và trả lời. GV kết luận. * HS: Từ trọng tâm: (1): câu chuyện em thích, lời văn của em. (2): kể - người bạn tốt. (3): kỉ niệm, thơ ấu. (4): sinh nhật, em. (5): đổi mới. (6): lớn. GV bổ sung: Như vậy trọng tâm của đề thường thể hiện qua từ ngữ trong đề. (?) Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật? * HS: - Đề 1,3,5,6 nghĩ công kể việc. - Đề 2,8 kể người. - Đề 4 nghiêng về tường thuật. GV diễn giảng: Khi yêu cầu kể việc: sự việc là chính; kể người: nhân vật là chính. (?) Vậy qua phần phân tích trên khi tìm hiểu đề văn em cần lưu ý gì? - HS đọc phần Ghi nhớ 1. GV cho ghi bài. Bước 2: Hướng dẫn HS cách làm bài văn tự sự. àGV ghi đề văn lên bảng: “Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em”. à GV cho Hs quan sát truyện Thánh Gióng. Lần lượt cho HS tiến hành. (?) Đề nêu ra các yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? * HS: Đề nêu ra yêu cầu về nội dung và hình thức biểu đạt. GV lưu ý HS: Phải kể bằng lời văn của mình chứ không chép giống SGK. (?) Em hãy xác định nhân vật, sự việc và chủ đề của truyện? - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận. * HS: - Nhân vật: Thánh Gióng (n.v chính) - Sự việc: Gióng đi đánh giặc. - Chủ đề: Gióng sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết thắng của Gióng. à Tiếp tục GV cho HS làm dàn ý. (?) Xác định truyện bắt đầu kể từ đâu? * HS: Giới thiệu nhân vật: Thời Hùng Vương thứ sáu … (?) Câu hỏi thảo luận: Truyện diễn biến ra sao? - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV chỉnh sửa, bổ sung. * HS: Diễn biến: + Thánh Gióng bảo vua làm ngựa sắt, voi sắt, áo giáp sắt. + Thánh Gióng ăn khỏe lớn nhanh. + Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. + TG xông trận giết giặc. + Roi gãy lấy tre làm vũ khí. + Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo, cưỡi ngựa bay về trời.. (?) Truyện kết thúc ra sao? * HS: Vua nhớ công ơn phong cho Phù Đổng Thiên Vương…. (?) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự ntn? - HS trả lời ghi nhớ. GV chốt ý chính và ghi bài. à Tiếp tục GV hướng dẫn HS viết lời kể đoạn MB. - Nhóm thảo luận viết sau đó GV gọi 2 nhóm đọc bài viết của mình. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chỉnh sửa. - GV nêu nhiều cách MB của truyện TG: a. TG là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà vẫn không biết nói ... b. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Khi đến làng Gióng một đứa bé lên ba mà không biết nói, cười ... c. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Khi đến làng Gióng một đứa bé lên ba tuổi mà vẫn không ... (?) Qua sự việc trện em hiểu thế nào là lời văn của em? (?) Có thể kể lại mà khác đi nội dung truyện được không? VD: Cho TT thắng ST được không? * HS: Sai ý nghĩa. Æ Hoạt động 3: Luyện tập. GV yêu cầu HS viết dàn ý trên vào vở BT. I/ Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự: - Chú ý lời, câu chữ. - Chú ý cách diễn đạt của đề. - Trọng tâm của đề diễn đạt qua những từ ngữ quan trọng. Ghi nhớ1: Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề nắm vững yêu cầu của đề bài. 2. Cách làm bài văn tự sự: a. Tìm hiểu đề: - Chọn truyện em thích: Thánh Gióng. - Kể lại bằng lời văn của em. b. Lập ý: Xác định nhân vật, sự việc, chủ đề. c. Làm dàn ý: Ghi nhớ2, 3, 4: Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB. * Có nhiều cách kể không sao y bản chánh nhưng vẫn giữ được cốt truyện II/ Luyện tập. (?) Dàn ý bài Thánh Gióng. a. MB: Thời Hùng Vương thứ sáu … b. TB: Diễn biến + Thánh Gióng bảo vua làm ngựa sắt, voi sắt, áo giáp sắt. + Thánh Gióng ăn khỏe lớn nhanh. + Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. + TG xông trận giết giặc. + Roi gãy lấy tre làm vũ khí. + Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo, cưỡi ngựa bay về trời.. c. KB: Vua nhớ công ơn phong cho Phù Đổng Thiên Vương… 4. Củng cố: (6’) (?) Kể các thao tác phải thực hiện khi gặp đề văn tự sự? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. Học phần ghi nhớ. - Xem lại tất cả tiết TLV để chuẩn bị cho bài viết số 1. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc
Giáo án liên quan