Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn.

Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày.

Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc.

II/ CHUẨN BỊ:

GV: SGK, giáo án.

HS: SGK, bài soạn ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: (1’)

Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài. Hôm nay bài học này lưu ý các em về cách hành văn: lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc (trật tự và liên kết bên trong của đoạn văn)

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 - Tiết 20: Ngày soạn : Ngày dạy: LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. II/ CHUẨN BỊ: GV: SGK, giáo án. HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (1’) Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài. Hôm nay bài học này lưu ý các em về cách hành văn: lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc (trật tự và liên kết bên trong của đoạn văn) ²Hoạt động 1: (10’) Phương pháp Nội dung GV viết hai đoạn văn lên bảng cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi. (?) Các câu văn đã giới thiệu về nhân vật như thế nào? - Giới thiệu về tên gọi, lai lịch, chân dung, tính tình, tài năng. - Đoạn 1: gồm 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu. a. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương/ người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1 ý về vua Hùng, 1 ý về Mị Nương) b. Vua cha yêu thương nàng hết mực,/ muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng) Cách giới thiệu hàm đề cao khẳng định. - Đoạn 2: gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung. Câu 2, 3 giới thiệu 1 người. Câu 4,5 giới thiệu 1 người. Câu 6 kết lại rất chặt chẽ. Do tài của 2 người ngang nhau, cách giới thiệu cũng ngang nhau, cân đối tạo nên vẻ đẹp của đoạn văn - Sau giới thiệu về tên gọi là tài năng là những điều kiện để nhân vật hoạt động sau này. VD: phải giới thiệu tài năng ST – TT, thì sau tả cuộc đánh nhau mới hợp lí có mạch lạc. Giới thiệu như thế là có chủ ý báo trước cuộc đánh nhau dữ dội của 2 nhân vật này. (?) Những câu văn giới thiệu tên thường dùng những từ, cụm từ gì? - Chú ý từ có, từ là thường sử dụng trong đoạn văn tự sự. - Ngôi kể (ngôi thứ ba). VD: Vua Hùng có người con gái đẹp. - Ngày xưa có hai anh em nhà kia. - Ở vùng Sóc Sơn xưa kia có hai vợ chồng. => Rút ra ghi nhớ sơ bộ. I/ Lời văn, đoạn văn tự sự: 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. - Giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, vai trò ý nghĩa của nhân vật. ²Hoạt động 2: (10’) - Cho HS đọc đoạn văn 3 (SGK) (?) Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể về hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. - đùng đùng nổi giận, đuổi theo, hô mưa gọi gió, rung chuyển, cuồn cuộn, ngập ... nổi lềnh bềnh ... - Dùng rất nhiều động từ ở mỗi câu. Các hành động được kể theo thứ tự thời gian trước sau từ nguyên nhân -> hệ quả. (?) Hành động ấy đem đến kết quả gì? - Cả thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.. (?) Lời văn trùng điệp (nước ngập ...) gây ấn tượng gì cho người đọc? - Ấn tượng mau lẹ. => Rút ra ghi nhớ. 2. Lời văn kể sự việc. - Kể những hành động của nhân vật và kết quả của sự đổi thay cho các hành động. Sự việc diễn ra một cách nhanh chóng. (?) Vậy khi kể việc các em phải nghĩ như thế nào? ²Hoạt động 3: (10’) Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) (SGK) và trả lời các câu hỏi sau: (?) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề? (?) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính? - Đoạn (1) biểu đạt ý: vua Hùng kén rể, mà muốn kén rể thì phải có con gái đẹp. Nếu đảo lại nói : “Vua Hùng muốn kén một chàng rể xứng đáng, bởi vì ông có một người con gái đẹp như hoa, tính nết hiền dịu”, thì đó là văn giải thích lí do chứ không phải là văn kể nữa, văn kể sự việc theo thứ tự, có trước có sau, có dẫn dắt thì người đọc mới cảm được. - Đoạn 2: biểu đạt ý: có 2 người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều tài nhưng không được giống nhau. - Đoạn 3: biểu đạt ý: TT dâng nước đánh ST. Muốn diễn đạt ý này người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân -> trận đánh. * Câu biểu đạt ý chính> Đoạn 1: (câu 2) Đoạn 2: (câu 1) Đoạn 3: (câu 1) - Gọi những câu trên là câu chủ đề vì chứa ý chính (khái quát cho cả đoạn) - Để dẫn dắt đến các ý chính ấy, người kể phải dẫn dắt đến các ý phụ để dẫn đến ý chính, hoặc ý phụ giải thích cho các ý chính nổi lên. (?) Hãy viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào (giàu hay nghèo). (HS thảo luận) - Một hôm có nhà quý tộc trong vùng cho con đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh để chữa bệnh đau lưng cho hắn. Ông sắp đi thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị ngã hãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa. Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho chú bé, rồi bảo anh em nhà quý tộc “Ông về thưa với rằng ra sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước vì chú nguy hơn”. Đoạn văn: * Ghi nhớ: SGK. ²Hoạt động 4: (12’) Bt1.a. b. c. Bt2. Bt3. Bt4. II/ Luyện tập: 1.a. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi (theo thứ tự nhân quả). b. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì ... còn cô út hiền lành ... (từ chung -> cụ thể). c. Tính cô còn trẻ con lắm (chung -> cụ thể) 2. Câu b đúng. Câu a sai vì không theo thứ tự sự việc. 3. – Xưa ở làng Gióng có một cậu bé đã lên ba mà chẳng biết nói ... tên là Thánh Gióng. - Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là LLQ. - Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần. - Đời Trần có một danh y lỗi lạc tên là Tuệ Tĩnh. 4. Bắt đầu khi “sứ giả đem ngựa sắt đến. TG vươn vai thành tráng sĩ ...chân núi Sóc”. 4. Củng cố: Lồng vào phần luyện tập. 5. Dặn dò: (1’) Về học bài. Soạn trước văn bản “Thạch Sanh”. Tuần 6 - Tiết 21: Ngày soạn : Ngày dạy: THẠCH SANH (Truyện cổ tích) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được ND, ý nghĩa của truyện TS và 1 số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ. Kể lại được truyện (kể được những tình tiết chính bằng ngôn ngữ kể của HS) II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) (?) Giới thiệu về sự ra đời của Sọ Dừa người xưa muốn thể hiện điều gì? - Quan tâm, thương cảm đến số phận của những người thấp hèn - bất hạnh. (?) Ý nghĩa của truyện Sọ Dừa? - Đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh. (?) Nếu ở ngoài đời em gặp một người khuyết tật hoặc dị dạng em có thái độ như thế nào? - Phải tôn trọng, không được thái độ khinh rẻ nhạo báng. - Phải biết thương cảm giúp đỡ - không xa lánh. 3. Bài mới: Các em vừa tìm hiểu qua câu chuyện cổ tích nói về kiểu người bất hạnh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một kiểu nhân vật dũng sĩ và tên của nhân vật này cũng là tên của câu chuyện. ²Hoạt động 1: (20’) Phương pháp Nội dung - GV có thể chia văn bản thành bốn đoạn. GV nhận xét ngắn gọn về cách đọc - Gọi HS đọc phần chú thích. I/ Đọc văn bản – Tìm hiểu chú thích: - Đoạn 1: từ đầu đến “mọi phép thần thông”: giới thiệu nhân vật TS. - Đoạn 2: Tiếp theo -> “phong cho làm Quận Công”: kết nghĩa với Lí Thông và bị hãm hại. - Đoạn 3: Tiếp theo -> “hoá kiếp thành bọ hung”: Thạch Sanh cứu công chúa. Mẹ con Lí Thông bị trừng trị. - Đoạn 4: Phần còn lại: TS đánh lui mười tám nước chư hầu và được vua truyền ngôi. 2. Chú ý các chú thích: (3), (6), (7), (8), (9), (11), (12), (13). ²Hoạt động 2: (15’) (?)1. Sự ra đời và lớn lên của TS có gì khác thường? - Sự bình thường: + Là con của 1 gia đình nông dân tốt bụng. + Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. - Sự khác thường: + Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. + Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra T.S + T.S được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. (?) Kể về sự ra đời và lớn lên của T.S như vậy, theo em ND muốn thể hiện điều gì? - Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với ND. - Những chi tiết về sự ra đời và lớn lên khác thường của T.S có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho người nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. ND quan niệm rằng nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy, tất là sẽ lập được chiến công và những con người có khả năng phẩm chất kì lạ, khác thường. II/ Tìm hiểu văn bản: - Sự ra đời khác thường của T.S: - Do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. - Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra T.S - T.S được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. - Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với ND. - Sự ra đời và lớn lên khác thường như vậy có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ đẹp đẽ cho nhân vật làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. 4. Củng cố: (2’) (?) Nhân vật chính trong truyện là ai. Đây là kiểu người nào? 5. Dặn dò: (1’) Về đọc lại truyện và trả lời những câu hỏi còn lại. Tuần 6 - Tiết 22: Ngày soạn : Ngày dạy: THẠCH SANH (TT) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Như tiết 21. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (24’) Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp truyện Thạch Sanh. Phương pháp Nội dung (?) Trước khi được kết hôn với công chúa, T.S đã phải trãi qua những thử thách như thế nào? T.S bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy? Trong truyện cổ tích khó khăn trắc trở do các lực lượng đối kháng gây ra cho nhân vật lí tưởng cứ tăng dần và do vậy, thử thách sau bao giờ cũng khó khăn hơn thử thách trước, ở truyện nhân vật TS đã vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của các p tiện thần kì. - Diệt chằn tinh, diệt đại bàng có nhiều phép lạ. - Tha tội chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội và thết đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Những phẩm chất trên của TS cũng là những phẩm chất rất tiêu biểu cho ND ta. Vì thế, truyện cổ tích TS được ND rất yêu thích. (?)3. Trong truyện, hai nhân vật TS và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và h động. Hãy chỉ ra sự đối lập này - Trong truyện cổ tích, nhân vật chính diện và phản diện luôn tương phản đối lập về hành động và tính cách. Đây là đặc điểm XD nhân vật của thể loại. (?)4. Truyện TS có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó. - Âm nhạc thần kì là chi tiết rất phổ biến trong truyện cổ tích dân gian. (tiếng đàn TS, tiếng hát Trương Chi, tiếng sáo Sọ Dừa, ... ở mỗi truyện có ý nghĩa khác nhau.) * Tiếng đàn giúp nhân vật được giải oan, giải thoát. - Tiếng đàn làm công chúa hết câm -> giải thoát cho TS -> vạch mặt Lí Thông. - Tiếng đàn thần do vậy cũng là tiếng đàn của công lí. - Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình. - Tiếng đàn làm cho 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của ND. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. * Niêu cơm thần kì. Chi tiết này cũng có nhiều trong cổ tích nhiều nứơc (cái khăn, cái túi, trong truyện dân gian Nga, Pháp; cái giỏ - truyện Mông Cổ; cái đĩa - truyện Xiri ...) ở mỗi truyện có 1 ý nghĩa riêng. - Niêu cơm thần kì ở đây có ý nghĩa: + Có khả năng phi thường làm cho quân mười tám nước chư hầu ngạc nhiên, khâm phục. - Niêu cơm còn tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của ND ta. (?)5. Cho HS thảo luận. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn TS thì được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này ND ta muốn thể hiện điều gì. Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số VD. 2.a. Những thử thách T.S phải trãi qua: - Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu, thế mạng, T.S diệt chằn tinh. - Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, Lí Thông lấp cửa hang. - Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, TS bị bắt hạ ngục. - Sau khi kết hôn với công chúa, Hoàng tử mười tám nước chư hầu kéo quân sáng đánh. b. Qua những lần thử thách, TS đã bộc lộ những phẩm chất: - Sự thật thà, chất phát - Sự dũng cảm và tài năng. - Lòng nhân đạo và yêu hoà bình. 3. Sự đối lập giữa TS và Lí Thông. + Sự thật thà và xảo trá. + Giữa vị tha và ích kỉ. + Giữa thiện và ác. + Dũng cảm và hèn nhát. 4. Chi tiết thần kì: - Tiếng đàn thần là đại diện cho công lí. - Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa của ND ta. - Tgiả dgian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và mơ ước của mình. 5. Cách kết thúc có hậu thể công lí XH “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” và ước mơ và ước mơ về sự đổi đời. Đây là cách kết thúc phổ biến trong cổ tích, có thể thấy ở nhiều truyện khác như So Dựa, Tấm Cám, Cây bút thần, Cây tre trăm đốt ... ²Hoạt động 3: (3’) HS thực hiện phần ghi nhớ. GV chốt lại ý chính. * Ghi nhớ: SGk. ²Hoạt động 4: Luyện tập (5’) Câu 1: HS tự do chọn theo ý thích. - GV hướng dẫn HS lưu ý mấy điểm sau: + Chọn những chi tiết hay có ấn tượng, (TS và túp liều cạnh câyv đa, TS diệt chằn tinh, TS diệt đại bàng, cây đàn của TS) + Tên gọi bức tranh phải đạt các yêu cầu: đúng với ND, gọn và hay. Câu 2: gọi HS kể. * Đọc thêm. - Kể đúng các chi tiết chính và trình tự của chúng. - Dùng ngôn ngữ của mình để kể. - Kể diễn cảm. 4. Củng cố: (2’) GV lồng vào GD tư tưởng cho HS. (?) Trong truyện em nên học hỏi nhân vật nào. Tại sao? 5. Dặn dò: (1’) Về học bài. Tập kể lại truyện. Soạn “Chữa lỗi dùng từ”. * Tóm tắt truyện: Ngày xưa ở quận Cao Bình (tỉnh Cao Bằng) có hai vợ chồng già không có con, Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cha mất sớm. Mẹ nhiều năm mới sinh được cậu con trai, khi cậu lớn khôn mẹ mất. Ngọc Hoàng sai thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Cậu có tên là TS, hàng ngày vào rừng kiếm củi để sinh sống. Sau đó gặp Lí Thông kết nghĩa làm anh em bị mẹ con Lí Thông lừa vào miếu hoang cho chằn tinh ăn thịt. TS đã giết được chằn tinh rồi bị Lí Thông cướp công. TS trốn vào rừng sau đó cứu được công chúa lại bị Lí Thông lừa lấp cửa hang. Dưới hang TS cứu được thái tử con vua Thủy tề được tặng cây đàn thần. Nhờ tiếng đàn sau này TS được cứu khỏi ngục và đánh đuổi được quân 18 nước chư hầu. Cuối cùng vua đã gả công chúa cho TS và còn nhường ngôi vua. Tuần 6 - Tiết 23: Ngày soạn : Ngày dạy: CHỮA LỖI DÙNG TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm. - Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (6’) (?) Từ thường có bao nhiêu nghĩa? Cho VD. (?) Chuyển nghĩa là hiện tượng gì? (?) Trong từ nhiều nghĩa thì có những nghĩa nào? (?) Trong câu từ thường được dùng có mấy nghĩa? 3. Bài mới: (1’) Các em đã biết từ có hai mặt ND và HT. Khi nói và viết chúng ta thường hay mắc lỗi về mặt hình thức như lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao và cách chữa như thế nào. Phương pháp Nội dung Lặp từ cũng là một trong những phép tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa cho bài thơ – đoạn văn. Nhưng nếu chúng ta dùng không đúng thì nó sẽ trở thành lỗi lặp từ. Sau đây chúng ta sẽ đọc một số văn bản sau đây để xem văn bản nào dùng đúng, vbản nào dùng chưa đúng. ²Hoạt động 1: (8’) Sửa lỗi lặp từ (GV viết sẵn các vbản (a,b) vào bảng phụ đưa lên. (?) Ở vbản a những từ nào được lặp lại nhiều lần? - Tre (bảy lần) - giữ (bốn lần) - anh hùng (hai lần). (?) Việc lặp lại nhằm mục đích gì? - Nhấn mạnh vai trò của tre, tạo nhịp điệu hài hòa cho đoạn văn. (?) Từ nào được lặp ở vbản b. - Truyện dân gian (2L) (?) Việc lặp lại có tác dụng gì không? - Không có tác dụng. - Mà làm cho câu dài dòng gây sự nhàm chán, nặng nề. (?) Em hãy so sánh hai cách lặp trên (cách lặp nào đúng, cách lặp nào sai). - Lặp ở vbản a là đúng. - Lặp ở vbản b là sai. (?) Hãy chữa lại vbản (b) cho đúng (có thể sắp xếp lại trật tự của câu, đem CN đứng trước), bỏ các từ lặp đi câu vẫn rõ nghĩa, cách diễn đạt thanh thoát nhẹ nhàng. I/ Lặp từ: 1. a. – Tre (bảy lần) - giữ (bốn lần) - anh hùng (hai lần). b. Truyện dân gian (hai lần) 2. Việc lặp từ ở VD a nhằm mục đích nhấn mạnh vai trò cây tre, tạo nhịp điệu hài hòa cho đoạn văn. - Việc lặp từ ở văn bản (b) là sự dư thừa làm cho câu văn nặng nề, dài dòng, gây sự nhàm chán. 3. Chữa lại: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. ²Hoạt động 2: (8’) GV viết lên bảng 2 VD a và b (SGK) (?) Trong 2 câu trên những từ nào dùng không đúng? - Thăm quan (từ này không có trong TViệt) + Sửa lại là tham quan (xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm) - Nhấp nháy (mở ra và nhắm lại liên tiếp hoặc có ánh sáng lóe ra, khi tắt liên tiếp) + Sửa lại là mấp máy (cử động khẽ và liên tục) (?) Nguyên nhân mắc các lỗi trên là gì? - Nhớ không chính xác. II/ Lẫn lộn các từ gần âm: - Trong câu (a) dùng sai. Từ thăm quan không có trong TViệt. - Sửa lại là tham quan. - Trong câu b dùng sai từ nhấp nháy. - Sửa lại là mấp máy. ²Hoạt động 3: (20’) Btập 1. (Cho HS thảo luận nhóm). a. b. c. Từ: Trưởng thành là từ Hán Việt đồng nghĩa với “lớn lên” là từ Thuần Việt. (?) Theo em nguyên nhân mắc lỗi trên là gì? - Lặp từ không cân nhắc làm cho câu văn dài dòng, nhàm chán. Bt2.a. Linh động, uyển chuyển điều khiển công việc. b. GV liên hệ GD. Bạn trong lớp gặp khó khăn gì đó mà mình có thể giúp đỡ được nhưng em lại làm ngơ, đó là thái độ bàng quan. c. VD như trong XH phong kiến ngày xưa hôn nhân không được tìm hiểu. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. (?) Nguyên nhân của việc dùng sai trên là gì? II/ Luyện tập: 1.a. bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, lan. - Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều quý mến. b. bỏ: câu chuyện ấy và thay bằng chuyện ấy; thay những nhân vật ấy bằng đại từ thay thế (họ); thay những nhân vật bằng người. - Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích nhân vật trong câu chuyện vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. c. bỏ: lớn lên vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành. - Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. 2. a. Dùng sai từ linh động (không quá câu nệ vào nguyên tắc) - Sửa lại là linh động (có khả năng gợi ra những hình ảnh nhiều dạng khác nhau, hợp với hiện thực đời sống. b. Viết sai từ bàng quang (bọng chứa nước tiểu) - Sửa lại bàng quan (đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như không có quan hệ tới mình) c. Dùng sai từ thủ tục (những việc phải làm theo quy định) - Sửa lại là hủ tục (phong tục đã lỗi thời) - Nguyên nhân mắc lỗi: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. 4. Củng cố: Lồng vào bài tập. 5. Dặn dò: Học bài. Làm thêm bài tập 3 (sách BT). Soạn bài “Em bé thông minh”. Tuần 6 - Tiết 24: Ngày soạn : Ngày dạy: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Đánh giá bài TLV theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề), sửa lỗi chính tả, ngữ pháp yêu cầu “kể bằng lời của em” không đòi hỏi nhiều đối với HS. II/ CHUẨN BỊ: GV: Nhận xét, sửa chữa. HS: Nhận lại bài, xem lại và sửa lỗi. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Trình bày cách làm một bài văn tự sự (mặt ND, mặt hình thức) 3. Bài mới: Chúng ta đã viết bài văn tự sự. Hôm nay chúng ta sẽ chữa bài làm cho các em. Phương pháp Nội dung ²Hoạt động 1: (25’) GV ghi lại đề và yêu cầu HS làm từng bước. (?) Xác định thể loại? (?) Câu chuyện gì? (?) Còn yêu cầu nào nữa không? (?) Truyện có những nhân vật nào? (?) Kể về sự việc gì? Bước 3: lập dàn ý. MB: - Vua Hùng có người con gái đẹp. - Vua có ý định kén rể. TB: Kể diễn biến các sự việc theo một trật tự. KB: kết thúc sự việc ²Hoạt động 2: (10’) - GV đọc những bài văn hay, đoạn văn hay trước lớp. - Nhận xét ưu khuyết thì nhận xét chung. I/ Cách làm: Đề: Kể lại truyện ST – TT bằng lời văn của em. 1. Tìm hiểu đề: - Văn kể (tự sự) - Truyện ST - TT - Kể bằng lời văn của em (không sao chép) 2. Lập ý: - Truyện có những nhân vật: ST – TT, vua Hùng, Mỵ Nương - Vua Hùng kén rể, ST – TT đến cầu hôn ST được vợ, TT tức giận đánh ST nhưng không thắng nổi. - Câu chuyện có ý nghĩa: ST thắng, ND ta muốn thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai, làm chủ thiên nhiên. 3. Lập dàn ý: MB: Giới thiệu tình huống câu chuyện. TB: Kể diễn biến sự việc: - Hai chàng trai đến cầu hôn. - Vua Hùng khong biết gã cho ai nên ra điều kiện kén rể. - ST đến trước ... - TT đến sau ... - Hai thần đánh nhau kịch liệt. - Cuối cùng TT thua. KB: Năm nào TT cũng trả thù nhưng điều thua cả. II/ Nhận xét về ưu khuyết: *Ưu: - Không đi lạc đề. - Kể khá đủ sự việc chính. - Không sao chép nguyên bản. * Khuyết: - Còn một số bài kể lộn xộn. - Chưa giới thiệu tình huống truyện. - Chữ viết quá xấu, sai chính tả nhiều. - Sắp xếp các sự việc chưa theo trình tự. - Lời văn còn lủng củng không rõ ràng. - Chưa biết phân đoạn 4. Củng cố: (3’) GV chốt lại cách làm bài văn tự sự. 5. Dặn dò: (1’) Về học bài kĩ, đọc và tập tóm tắt truyện để làm tiếp những bào sau. Soạn trước văn bản “Em bé thông minh”. Tuần 7 - Tiết 25, 26: Ngày soạn : Ngày dạy: EM BÉ THÔNG MINH I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và 1 số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được truyện. II/ CHUẨN BỊ: - GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, bài soạn ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Sự ra đời khác thường của TS có ý nghĩa gì? (?) Trong truyện, hai nhân vật TS và Lí Thông luôn đối lập nhau về hđộng và tính cách. Hãy chỉ ra sự đối lập này? (?) Nêu ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm? (?) Ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp một kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đó là nhân vật thông minh, tài trí. Truyện Em bé thông minh có ý nghĩa gì. Chúng ta cùng tìm hiểu. ²Hoạt động 1: (20’) Phương pháp Nội dung - HS đọc văn bản. - Chia văn bản 4 đoạn và yêu cầu các em đọc Bốn đoạn ứng với bốn lần thử thách. b. Hướng dẫn các em đọc chú thích. GV giảng dạy thêm. I/ Đọc văn bản – Tìm hiểu chú thích: 1. Bố cục: - Đoạn 1: từ đầu -> về tâu vua: lần thử thách thứ nhất. - Đoạn 2: từ nghe chuyện đến “ăn mừng với nhau rồi” - Đoạn 3: Từ vua -> ban thưởng rất hậu. - Đoạn 4: phần còn lại. ²Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. (?)1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không. Tác dụng của hình thức này. - Rất phổ biến trong truyện cổ tích (thử tài về các quan trạng) - Tác dụng của hình thức này: + Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất (câu đố đóng vai trò quan trọng trong việc thử tài) + Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. + Gây hứng thú, hồi hộp cho người đọc. II/ Tìm hiểu văn bản: 1.a. Rất phổ biến. b. Tác dụng của hình thức này. - Để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. - Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe. TIẾT 26: (?)2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần. Lần sau có khó hơn lần không, vì sao? a. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần: - Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan. - Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng. - Lần 3: cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn. - Lần 4: câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài. Xâu một sợi chỉ mãnh qua một con ốc vặn rất dài. b. Lần thách đố sau khó khăn hơn lần trước, bởi vì - Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải đối đáp với sứ thần nước ngoài. - Tính chất oái oăm của câu đố cũng mỗi lần được tăng lên. Điều đó trước hết thể hiện ở chính ND, yêu cầu của câu đố. Mặt khác

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 Tuan 05 den 08.doc