Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. So sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục, thấy được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới. Liên hệ thực tế ở Việt Nam. Sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á.

- Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về sự ra đời của những tôn giáo này.

1.2. Kỹ năng:

- Đọc bản đồ phân bố dân cư để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư của châu Á rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, lược đồ và quan sát tranh ảnh.

1.3. Thái độ:

- Có nhận thức đúng về vấn đề dân số và chủng tộc.

2. TRỌNG TÂM:

- Các đặc điểm về dân cư châu Á.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên:

- Bảng dân số các châu lục qua một số năm

3.2. Học sinh:

- Tham khảo nội dung kết hợp hình 5.1 trả lời câu hỏi.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện

4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra tập bản đồ

4.3. Bài mới:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 5 - Bài 5: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 5 - tiết 5 Tuần dạy: tuần 5 ND: 17/9/2013 Bài 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á. So sánh số liệu để nhận xét sự gia tăng dân số các châu lục, thấy được châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức tăng dân số châu Á đạt mức trung bình của thế giới. Liên hệ thực tế ở Việt Nam. Sự đa dạng của các chủng tộc cùng chung sống trên lãnh thổ châu Á. - Tên các tôn giáo lớn, sơ lược về sự ra đời của những tôn giáo này. 1.2. Kỹ năng: - Đọc bản đồ phân bố dân cư để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư của châu Á rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, lược đồ và quan sát tranh ảnh. 1.3. Thái độ: - Có nhận thức đúng về vấn đề dân số và chủng tộc. 2. TRỌNG TÂM: - Các đặc điểm về dân cư châu Á. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: - Bảng dân số các châu lục qua một số năm 3.2. Học sinh: - Tham khảo nội dung kết hợp hình 5.1 trả lời câu hỏi. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2. Kiểm tra miệng: kiểm tra tập bản đồ 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: vào bài - Gv: Châu Á là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên trái đất. Châu Á còn được biết đến bởi một số đặc điểm nổi bật về dân cư. Vậy dân số của châu Á là bao nhiêu, thuộc các chủng tộc nào? Hoạt động 2: tìm hiểu về dân số châu Á ? Em có nhận xét gì về dân số châu Á so với dân số các châu lục khác? Châu Á có số dân đông nhất. - Học sinh đọc bảng 5.1/SGK/tr.16 ? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu Á so với các châu lục khác và so với thế giới như thế nào? Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á cao hơn châu Âu, châu Đại dương, thấp hơn châu Mĩ, châu Phi và ngang với thế giới. Châu Á chiếm gần 61% dân số thế giới trong khi diện tích chỉ chiếm 23,4% của thế giới. ? Vì sao châu Á lại có số dân đông đến như vậy? Có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn màu mỡ thuận lợi cho sự quần cư của con người. Trồng lúa nước là nghề truyền thống của nhiều vùng thuộc châu Á cần nhiều sức lao động nên trong thời gian dài mô hình đông con thường được khuyến khích. Tiến hành công nghiệp hóa chậm. ? Tính mức gia tăng tương đối của dân số các châu lục và Việt Nam qua 50 năm? Dân số năm 2000 x 100 Cách tính = = (%) Dân số năm 1950 Châu Mức tăng dân số 1950 – 2000 (%) Á Âu Đại dương Mĩ Phi Toàn thế giới Việt Nam 262,7 133,2 233,8 244,5 354,7 240,1 229,0 ? Em có nhận xét gì về mức tăng dân số của châu Á so với các châu lục khác? Tăng nhanh thứ 2 sau châu Phi, cao hơn so với thế giới. ? Châu Á là châu lục có nhiều quốc gia có số dân rất đông. Em hãy kể tên các quốc gia đó? Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, … ? Việt Nam là nước có dân số đông, nhà nước ta có những biện pháp gì kéo giảm sự gia tăng dân số? Tiến hành kế hoạch hóa gia đình, tiến hành công nghiệp hóa. - Bên cạnh đó là 1 số nước còn khuyến khích gia tăng như Nhật Bản, Malaixia, Singapo vì dân số còn tương đối ít. Hoạt động 3: tìm hiểu về các chủng tộc của châu Á - Quan sát hình 5.1/SGK/tr.17 ? Dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào? Bắc Á, Đông Á: chủng tộc Môngôlôit Trung Á: chủng tộc Môngôlôit đan xen với Ơrôpêôit Đông Nam Á: chủng tộc Môngôlôit đan xen với Ôxtralôit. ? So sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu? Châu Á có nhiều thành phần chủng tộc hơn châu Âu ? Vì sao châu Á có nhiều thành phần chủng tộc như vậy? Do di dân và mở rộng giao lưu. ? Mối quan hệ giữa các chủng tộc như thế nào? Bình đẳng. Hoạt động 4: tìm hiểu về nơi ra đời và thời gian ra đời của các tôn giáo lớn ? Dựa vào nội dung SGK em hãy cho biết Châu Á có những tôn giáo lớn nào? Ấn độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo. - Châu Á có nền văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo * Thảo luận nhóm: 4 nhóm (3 phút) ? Hãy cho biết nơi ra đời, thời gian ra đời và một số đặc điểm của các tôn giáo mà em biết? + Nhóm 1: Ấn Độ giáo Ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ I trước công nguyên. Là tôn giáo đa thần tin vào thuyết luân hồi và quả báo, coi trọng sự phân chia đẳng cấp. + Nhóm 2: Phật giáo Ra đời ở Ấn Độ Vào thế kỉ VI trước công nguyên. Gồm có phái tiểu thừa và đại thừa, khuyên con người tránh làm điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt. + Nhóm 3: Kitô giáo Ra đời ở Tây Á vào đầu công nguyên. Khuyên sống nhẫn nhục chịu đựng chết sẽ hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường, và cho rằng chúa trời sáng tạo ra tất cả. Kinh thánh gồm Cựu ước và Tân ước. + Nhóm 4: Hồi giáo Ra đời ở Tây Á vào thế kỉ VII sau công nguyên, tôn thờ thánh Ala, kinh thánh là kinh Co-ran, có nhiều nghi thức riêng: cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc-ca, không ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu, cầu nguyện 5 lần 1 ngày, trong tháng Ramadan các tín đồ phải ăn chay. - Đại diện nhóm trình bày_nhận xét. - Gv chốt ý. ? Tín ngưỡng Việt Nam có đặc điểm gì? Có nhiều tính ngưỡng cùng tồn tại. Tín ngưỡng của người Việt Nam mang đậm màu sắc dân gian, do nhân dân, những người lao động sáng tạo ra. - Gv: Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân. 1/ Một châu lục đông dân nhất thế giới: - Dân số đông, tăng nhanh - Mật độ dân cư cao, phân bố không đều - Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm, châu Á vẫn có số dân đông nhất so với các châu lục khác. 2/ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc: - Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Môngôlôit và Ơrôpêôit. - Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. 3/ Nơi ra đời của các tôn giáo lớn: - Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo. Các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Vì sao châu Á có dân số đông nhất so với các châu lục khác? Có nhiều đồng bằng rộng lớn, nghề truyền thống là trồng lúa nước. Tiến hành công nghiệp hóa chậm. ? Châu Á là châu lục: ÿ Số dân rất đông, dân cư chủ yếu là người Môngôlôit, Ơrôpêôit. ÿ Số dân đông, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môngôlôit và Ơrôpêôit X Dân cư đông nhất trong các châu lục, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môngôlôit và Ơrôpêôit 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài : Đặc điểm dân cư xã hội châu Á + Làm bài tập bản đồ. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Chuẩn bị bài 6: Thực hành đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn châu Á. + Phân tích hình 6.1 và bảng số liệu trả lời câu hỏi SGK. + Kết hợp hình 6.1 với hình 1.2 và các kiến thức đã học để giải thích sự phân bố dân cư châu Á 5. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp: ……………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: …………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiao an van 6 ca nam.doc
Giáo án liên quan