Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 5- Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Học Sinh viết được một bài văn kể chuyện có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả. Có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài, dung lượng không quá 400 chữ.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm.

2. HS: Giấy, viết, đọc lại các truyện đã học, xem kiến thức về TLV.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1')

Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp

2. Kiểm tra: (1’)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Tiến hành: (83’)

- GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định)

- GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép.

 GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm.

 

Đề bài: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết) theo lời văn của em.

Yêu cầu: Bài làm không quá 400 chữ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 5- Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Tuần 5 - Tiết 17, 18 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học Sinh viết được một bài văn kể chuyện có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả. Có ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài, dung lượng không quá 400 chữ. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đề kiểm tra, đáp án, thang điểm. 2. HS: Giấy, viết, đọc lại các truyện đã học, xem kiến thức về TLV. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp 2. Kiểm tra: (1’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Tiến hành: (83’) - GV nhắc lại yêu cầu khi làm bài viết (không ồn ào, làm đúng thời gian, nộp theo qui định) - GV giải quyết thắc mắc của HS trong điều kiện cho phép. à GV chép đề, HS chép vào giấy và tiến hành làm. Đề bài: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết) theo lời văn của em. Yêu cầu: Bài làm không quá 400 chữ. ĐÁP ÁN a. Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.: - Vua Hùng có người con tên Mị Nương. - Ông muốn kén một người rể tài giỏi. b. Thân bài: HS kể diễn biên lại sự việc nhưng phải đảm bảo được 6 yếu tố hình thành văn tự sự: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm, nguyên nhân, kết quả. - Hai người đến cầu hôn đều tài năng như nhau, một người là Sơn Tinh có tài dười non lấp biển; người kia là Thủy Tinh có tài hô mưa, gọi gió. - Vua Hùng ra điều kiện, sính lễ. - Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương. - Thủy Tinh không lấy được vợ nổi giận giao chiến với Son Tinh. - Cuộc chiến diễn ra dữ dội cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân. c. Kết bài: Kể kết cục sự việc. - Từ đó thù sâu nên hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đền thất bại. THANG ĐIỂM a. Mở bài: 1,5 đ b. Thân bài: 6 đ c. Kết quả: 1,5 đ * Sạch, đẹp, không sai chính tả nhiều: 1đ. 4. Thu bài: (2’) GV thu bài của HS và nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài. 5. Dặn dò: (2’) - Về đọc lại truyện để bước đầu nhận xét bài làm của bản thân. - Xem bài TV tt “ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ” . Đọc các nội dung trong SGK. . Trả lời các yêu cầu. Làm trước bài 1, 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng việt Tuần 5 – Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu được khái niệm nghĩa của từ. - Nắm được hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - Nắm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. - Hình thành kĩ năng nhận biết và ứng dụng từ trong học tập, trong giao tiếp. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu. 2. HS: SGK, xem và trả lời các câu hỏi trước. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Khi mới xuất hiện từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định, nhưng khi XH phát triển nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá. Vì vậy để có tên gọi cho những sự vật mới ... người ta có 2 cách: tạo ra từ mới để gọi sự vật, thêm nghĩa mới vào cho những từ đã có sẵn. Vì thế những từ trước đây chỉ có 1 nghĩa, nay lại được mang thêm nghĩa mới ... nảy sinh ra hiện tượng nhiều nghĩa của từ. 7’ 10’ 15’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu từ nhiều nghĩa: à GV gọi HS đọc bài thơ Những cái chân, sau đó tiến hành đặt câu hỏi. (?) Em hãy tra từ điển để biết nghĩa của từ chân? - HS suy nghĩ trả lời từng nghĩa. GV chỉnh sửa. (?) Qua đó chúng ta nhận xét từ chân nhiều hay ít nghĩa? * HS: Nhiều nghĩa. (?) Câu hỏi thảo luận: Tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân? - HS thảo luận 4’trả lời. Nhóm khác nhận xét. - Nếu thấy khó, GV có thể gợi ý cho HS. * HS: - Từ mắt: + Cô mắt ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ… + Những quả na đã bắt đầu mở mắt. + Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa. - Từ cụt: + Thiếu một đoạn ở một đầu làm cho trở thành không trọn vẹn về chiều dài. vd: cành cụt. + Thiếu một đoạn thông với cái khác, làm cho lối đi đó bị tắc. vd: ngõ cụt, phố cụt. + Bị mất một phần quan trọng, không còn nguyên vẹn. vd: cụt vốn. (?) Tìm một số từ chỉ có một nghĩa, ví dụ: com-pa, kiềng… - HS tìm và trả lời. GV bổ sung. (?) Vậy qua tìm hiểu em hãy nhận xét về từ? - HS đọc phần ghi nhớ. GV cho ghi vào vở. Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ: à GV hướng dẫn HS tìm ra mối liên hệ giữa từ chân. (?) Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân? * HS: Là bộ phận dưới cùng của cơ thể người, hay động vật, dùng để đi, đứng. (?) Vậy từ chân này nghĩa nào xuất hiện đầu tiên? * HS: Nghĩa 1. GV: Vậy nghĩa 1 ta gọi là nghĩa gốc (nghĩa có đầu tiên) Nghĩa 2, 3 là nghĩa chuyển suy ra từ nghĩa gốc. (?) Trong một câu cụ thể, một từ thường dùng với mấy nghĩa? à Tiếp tục GV cho HS phân tích từ chân trong bài Những cái chân. (?) Trong bài thơ trên từ chân được dùng với những nghĩa nào? * HS: Từ chân dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc (như cái kiềng có tới 3 chân nhưng chẳng bao giờ đi cả). GV diển giảng: Trong câu cụ thể, 1 từ chỉ thường dùng với 1 nghĩa, tuy nhiên trong một số trường hợp, nhất là tp’ văn học, người nói, người viết nhiều khi cố ý dùng từ với một vài nghĩa khác nhau (vd bài thơ Những cái chân) à GV chốt phần ghi nhớ và cho HS ghi bài. Æ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. BT1. GV gọi 1 HS đọc Bt1, từ vd trong SGK HS làm theo. - HS suy nghĩ 2’, trả lời. - GV nhận xét, sửa sai, cho điểm (nếu có). BT2. GV gọi HS đọc lại bt2. (?) Trong TV, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể những trường hợp chuyển nghĩa đó? - HS suy nghĩ trả lời. GV kết luận, cho điểm. BT3. GV ghi yêu cầu a, b lên bảng và tiến hành hỏi: (?) Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa trên. - HS tìm, GV chỉnh sửa. BT4. GV gọi 1 HS đọc lại đoạn văn Nghĩa của từ “bụng” (?) a. Tg’ nêu mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tg’ không? - HS trả lời. GV chỉnh ý. à GV ghi các trường hợp b trên bảng. (?) Các trường hợp trên, từ bụng có nghĩa gì? BT5. Nếu còn thời gian GV đọc chính tả cho HS. I/ Từ nhiều nghĩa: 1. Đọc bài Những cái chân. 2. Xét từ chân: - Nghĩa 1: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, hay động vật, dùng để đi, đứng (vd: đau chân, mỏi chân) - Nghĩa 2: Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (vd: chân kiềng, chân bàn) - Nghĩa 3: Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (vd: chân tường, chân núi) à Từ chân là từ nhiều nghĩa. 3. Một số từ nhiều nghĩa khác: mắt, cụt… 4. Từ chỉ có một nghĩa: bút. in-tơ-nét, toán học… Ghi nhớ: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. I/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa. 1. Xét từ chân: - Nghĩa gốc: nghĩa 1. - Nghĩa chuyển: nghĩa 2, 3. 2. Trong một câu cụ thể, một từ thường chỉ dùng với một nghĩa. 3. Từ chân dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc (như cái kiềng có tới 3 chân nhưng chẳng bao giờ đi cả). Ghi nhớ: - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều có: + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. III/ Luyện tập: 1. Từ chỉ bộ phận cơ thể người về sự chuyển nghĩa: - đầu: + đau đầu, nhức đầu. + đầu sông, đầu nhà, đầu đường. + đầu mối, đầu têu. - mũi: + mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi. + mũi kim, mũi kéo. + mũi đất + Cánh quân chia thành ba mũi. - tay: + cánh tay + tay ghế, tay vịn cầu thang. + tay anh chị, tay súng. 2/ Một số từ chỉ bộ phận cây cối chuyển nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người: - lá à lá phổi, lá lách. - quả à quả tim, quả thận. 3/ Hiện tượng chuyển nghĩa: - Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: hộp sơn – sơn cửa; cái bào – bào gỗ; cân muối - muối dưa - Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang bó lúa – gánh ba bó lúa; cuộn bức tranh – ba cuộn giấy; đang nắm cơm – ba nắm cơm. 4/ Nghĩa của từ “bụng” a/ Tác giả nêu hai nghĩa của từ “bụng”. Còn thiếu một nghĩa nữa “phần phình to ở giữa của một số sự vật” (bụng chân) b/ Nghĩa của các từ “bụng”: - ấm bụng: nghĩa 1. - tốt bụng: nghĩa 2. - bụng chân: nghĩa 3. 4. Củng cố: (3’) (?) Nhận xét về từ? Cho vd. (?) Nêu nhận xét hiện tượng chuyển nghĩa của từ? 5. Dặn dò: (2’) - Học bài, hoàn tất bài tập. - Soạn TLV tt “Lời văn, đoạn văn tự sự” . Đọc các đoạn trích trong SGK. Đọc trước phần ghi nhớ. . Tự trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Ngày soạn: Ngày dạy: Tập làm văn Tuần 5 - Tiết 20 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Nắm được hình lời văn kể người, kể việc chủ đề và liên kết trong đoạn văn. - Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày. - Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, kể việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. - Hình thành kĩ năng viết được đoạn văn đạt yêu cầu. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tài liệu. 2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Nhận xét về từ? Cho ví dụ minh họa. * HS: Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. (5đ) Vd: Một số từ nhiều nghĩa khác: mắt, cụt…(2,5) Vd: Từ chỉ có một nghĩa: bút. in-tơ-nét, toán học…(2,5) (?) Nêu nhận xét hiện tượng chuyển nghĩa của từ? (10đ) * HS: - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều có: + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. - Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Tiếp theo các bài giới thiệu về chuỗi sự việc, về sự việc và nhân vật, chủ đề và dàn bài. Hôm nay bài học này lưu ý các em về cách hành văn: lời văn, đoạn văn, đặc biệt là lời giới thiệu và lời kể sự việc (trật tự và liên kết bên trong của đoạn văn) 15’ 13’ Æ Hoạt động 2: Lời văn, đoạn văn tự sự: Bước 1: Cho HS tìm hiểu phần 1. à GV gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn văn. (?) Câu hỏi thảo luận: Các câu văn đã giới thiệu về nhân vật như thế nào? - HS thảo luận nhóm. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. GV bổ sung. * HS: Giới thiệu về tên gọi, lai lịch, chân dung, tính tình, tài năng. - Đoạn 1: gồm 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối, đầy đủ, không thừa, không thiếu: - Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương/ người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1 ý về vua Hùng, 1 ý về Mị Nương) - Vua cha yêu thương nàng hết mực,/ muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng) à Cách giới thiệu hàm đề cao khẳng định. - Đoạn 2: gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung. Câu 2, 3 giới thiệu 1 người. Câu 4,5 giới thiệu 1 người. Câu 6 kết lại rất chặt chẽ. Do tài của 2 người ngang nhau, cách giới thiệu cũng ngang nhau, cân đối tạo nên vẻ đẹp của đoạn văn. (?) Những câu văn giới thiệu tên thường dùng những từ, cụm từ gì? * HS: Từ có, từ là thường sử dụng trong đoạn văn tự sự. - Ngôi kể (ngôi thứ ba) dùng từ có VD: Vua Hùng có người con gái đẹp. - Ngày xưa có hai anh em nhà kia. - Ở vùng Sóc Sơn xưa kia có hai vợ chồng. à GV bổ sung: Sau giới thiệu về tên gọi là tài năng là những điều kiện để nhân vật hoạt động sau này. VD: phải giới thiệu tài năng ST – TT, thì sau tả cuộc đánh nhau mới hợp lí có mạch lạc. Giới thiệu như thế là có chủ ý báo trước cuộc đánh nhau dữ dội của 2 nhân vật này. (?) Vậy trong văn tự sự yếu tố giới thiệu nhân vật giữ vai trò quan trọng ntn? * HS: Không thể thiếu. (?) Vậy khi giới thiệu nhân vật em thường giới thiệu những điều gì? Bước 2: Tìm hiểu phần 2. à GV gọi 1 HS đọc lại đoạn trích (3). (?) Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể về hành động của nhân vật? Gạch dưới những từ chỉ hành động đó. Nhận xét? * HS: đùng đùng nổi giận, đuổi theo, hô mưa gọi gió, rung chuyển, cuồn cuộn, ngập ... nổi lềnh bềnh ... à Dùng rất nhiều động từ ở mỗi câu. Các hành động được kể theo thứ tự thời gian trước sau từ nguyên nhân -> hệ quả. (?) Hành động ấy đem đến kết quả gì? - Cả thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.. (?) Lời văn trùng điệp (nước ngập ...) gây ấn tượng gì cho người đọc? * HS: Cho người đọc thấy sự việc diễn ra rất mau lẹ à Mỗi câu có nhiều động từ gây ấn tượng về hành động của nhân vật. (?) Vậy khi kể việc các em phải nghĩ như thế nào? Bước 3: Tìm hiểu phần 3. à GV cho HS quan sát lại 3 đoạn văn. (?) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề? * HS: * Câu biểu đạt ý chính> Đoạn 1: (câu 2) Đoạn 2: (câu 1) Đoạn 3: (câu 1) - Gọi những câu trên là câu chủ đề vì chứa ý chính (khái quát cho cả đoạn) (?) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính? * HS: - Đoạn (1) biểu đạt ý: vua Hùng kén rể, mà muốn kén rể thì phải có con gái đẹp. Nếu đảo lại nói : “Vua Hùng muốn kén một chàng rể xứng đáng, bởi vì ông có một người con gái đẹp như hoa, tính nết hiền dịu”, thì đó là văn giải thích lí do chứ không phải là văn kể nữa, văn kể sự việc theo thứ tự, có trước có sau, có dẫn dắt thì người đọc mới cảm được. - Đoạn 2: biểu đạt ý: có 2 người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều tài nhưng không được giống nhau. - Đoạn 3: biểu đạt ý: TT dâng nước đánh ST. Muốn diễn đạt ý này người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân -> trận đánh. à Để dẫn dắt đến các ý chính ấy, người kể phải dẫn dắt đến các ý phụ để dẫn đến ý chính, hoặc ý phụ giải thích cho các ý chính nổi lên. (?) Câu hỏi thảo luận: Hãy viết đoạn văn nêu ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó, không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào (giàu hay nghèo). - HS thảo luận 4’. Nhóm khác nhận xét. - GV chỉnh sửa. * HS: Một hôm có nhà quý tộc trong vùng cho con đến mời Tuệ Tĩnh vào tư dinh để chữa bệnh đau lưng cho hắn. Ông sắp đi thì bất ngờ có hai vợ chồng người nông dân khiêng đứa con bị ngã hãy đùi đến, mếu máo xin ông chạy chữa. Tuệ Tĩnh liền xem mạch cho chú bé, rồi bảo anh em nhà quý tộc “Ông về thưa với rằng ra sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước vì chú nguy hơn”. (?) Qua tìm hiểu em hãy nhận xét đoạn văn cần có những yêu cầu gi? - HS đọc ghi nhớ. GV cho ghi bài. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. BT1. GV gọi 3 HS đọc lại 3 đoạn văn a, b, c và trả lời câu hỏi. (?) Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất. Các câu văn triển khai chủ đề theo thứ tự nào? - GV chú ý HS phần chú thích trong dấu ngoặc đơn. - HS suy nghĩ trả lời. GVchỉnh sửa. BT2. GV ghi 2 câu a, b lên bảng. (?) Câu nào đúng, câu nào sai, vì sao? à BT3, BT4 nếu không còn thời gian, GV có thể hướng dẫn cho HS về nhà làm. BT3. (?) Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. - GV chia 4 nhân vật cho 4 tổ làm trong 3’. BT4. GV hướng dẫn HS viết đoạn kể chuyện Thánh Gióng (chú ý trình tự của vấn đề). I/ Lời văn, đoạn văn tự sự: * Văn tự sự chủ yếu là văn kể người, kể việc. 1. Lời văn giới thiệu nhân vật: * Xét đoạn văn 1, 2 – SGK58 Ghi nhớ: Khi kể người thì có thể giới thiệu tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, vai trò ý nghĩa của nhân vật. 2. Lời văn kể sự việc: * Xét đoạn văn (3) – SGK59. Ghi nhớ: Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự đổi thay cho các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn: Ghi nhớ: Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. II/ Luyện tập: 1/ a. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi (theo thứ tự nhân quả). b. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì ... còn cô út hiền lành ... (từ chung -> cụ thể). c. Tính cô còn trẻ con lắm (chung -> cụ thể) 2/ Câu b đúng vì kể theo đúng trình tự. Câu a sai vì không theo thứ tự sự việc. 3/ – Xưa ở làng Gióng có một cậu bé đã lên ba mà chẳng biết nói ... tên là Thánh Gióng. - Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là LLQ. - Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần. - Đời Trần có một danh y lỗi lạc tên là Tuệ Tĩnh. 4. Bắt đầu khi “sứ giả đem ngựa sắt đến. TG vươn vai thành tráng sĩ ...chân núi Sóc”. 4. Củng cố: (4’) GV cho HS đọc lại ghi nhớ để củng cố bài. 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại nội dung bài. Học thuộc phần ghi nhớ. Hoàn tất các bài tập. - Xem trước bài tt “Thạch Sanh” . Đọc trước truyện. Xem phần chú thích về thể loại Cổ tích ở bài Sọ Dừa. . Đọc phần ghi nhớ, chú thích. Trả lời trước các câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: Ngày dạy: 

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan