Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 đến 28

Văn bản:

EM BÉ THÔNG MINH

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ t1ich sinh hoạt.

 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 đến 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07 (Từ tiết 25 đến tiết 28) Tiết 25,26 Ngày dạy: Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh. - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ t1ich sinh hoạt. - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh. - Kể lại một câu chuyện cổ tích. II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Tóm tắt truyện Thạch Sanh? Nêu ý nghĩa truyện? 2/ Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì có ý nghĩa gì? 3. Bài mới: Họat động dạy học Bài ghi Hoạt động 1: Giới thiệu bài Kho tàng truyện cổ tích VN và thế giới có một thể loại truyện rất lí thú: truyện về các nhân vật tài giỏi, thông minh. Trí tuệ dân gian VN sắc sảo và vui hài ở đây được tập trung vào việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự hứng thú, khâm phục của người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện thuộc loại ấy. Họat động 2: Tìm hiểu chung GV giới thiệu - Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm tạo tiếng cười vui vẻ, chất phác mà thâm thúy của nhân dân trong đời sống hằng ngày. GV hướng dẫn HS đọc GV đọc mẫu – HS đọc HS đọc CT/73 [?] Tóm tắt các sự việc chính của truyện? - Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước. - Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm. Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại. - Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố. - Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn. Em bé giải đó bằng cách đố lại. - Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn dò la tìm người tài bằng một câu đố.Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được. - Em bé được phong là trạng nguyên. [?] Với văn bản này, theo em nên chia thành bao nhiêu phần ? Và rút ra ý chính của mỗi phần đó ? Bố cục: 3 phần a) Đoạn 1: Từ đầu ® về tâu vua Þ Vua tìm kiếm người tài giúp nước. b) Đoạn 2: Tiếp ® láng giềng Þ Những thử thách thể hiện sự thông minh của em bé c) Đoạn 3: Còn lại Þ Em bé được vua ban thưởng xứng đáng. [?]Văn bản Em bé thông minh thuộc phương thức biểu đạt nào? - tự sự I. Tìm hiểu chung: - Là truyện cổ tích về nhân vật thông minh. Họat động 3: Đọc hiểu văn bản [?] Để tìm người tài giỏi, vua và viên quan đã làm cách nào? - Vua ra lệnh tìm người trài giỏi giúp nước. - Quan: + Đi khắp nơi ra câu đố oái oăm [?] Viên quan và vua là người thế nào? - Viên quan tận tuỵ, vua anh minh. [?] Hình thức dùng câu đố để thử tài có phổ biến trong truyện cổ tích không? tác dụng? - phổ biến + Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. + Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. + Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe. [?] Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Đó là những thử thách nào? - ý bên Tiết 2 [?] Đọc lại câu đố của viên quan? Câu đố oái oăm ở chỗ nào? [?] Em bé giải đố như thế nào? Nhận xét về cách giải đố của em bé? - Hỏi vặn lại viên quan Þ Cách giải bất ngờ, lí thú Em bé không lúng túng mà đẩy thế bị động sang phía người ra câu đố. [?] Thái độ của viên quan? - bất ngờ, sửng sốt, phát hiện ra người tài. [?] Lần thứ hai, ai trực tiếp ra câu đố? Tính chất lần thử thách này như thế nào? - Vua ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban. - Tính chất nghiêm trọng: "…cả làng phải chịu tội" [?] Em có nhận xét gì về câu đố của vua? - Câu đố hết sức phi lí, trái với qui luật tự nhiên. [?] Em bé đã giải đố như thế nào? - Em bé đã tìm cách đối diện vua, đưa vua và quần thần vào bẫy của mình, để vua tự nói ra sự vô lí. [?] Em nhận xét thế nào về cách giải đáp của em bé? [?] Lần thứ ba vua thử tài em bé với mục đích gì? - Mục đích: để khẳng định chắc chắn sự thông minh của em bé. [?] Sự thông minh của em bé đã được khẳng định bằng cách giải đố như thế nào? - Em bé giải đố bằng cách đố lại vua: đưa cây kim cho vua rèn dao. [?] Thái độ của vua? - Vua phục tài, ban thưởng rất hậu. [?] Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của câu đố thứ 4? - Tính chất nghiêm trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia. - Triều đình nước Nam phải giải đố. [?] Thái độ và cách giải đố của các quan đại thần? - Vua quan lúng túng, lo lắng, bất lực. [?] Em bé đã giải đố bằng cách nào? Nhận xét? - Em bé đã dùng kinh nghiệm từ đời sống dân gian để giải đố. - Cách giải đố dễ như một trò chơi trẻ con. Þ Em bé là 1 đứa trẻ rất thông minh, có bản lĩnh, biết ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên và rất trẻ thơ. [?] Em thấy mức độ qua bốn lần thử thách như thế nào? Điều đó nhằm mục đích gì? Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng tiến. Đối tượng ra câu đố cũng ngày một cao hơn, điều đó càng làm nổi bật sự thông minh hơn người và tài trí của em bé. [?] Những cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ nào? - Những cách giải đố của em bé rất lí thú: + Đẩy thế bị động về người ra câu đố + Làm cho người ra câu đố thấy cái phi lí + Dựa vào kiến thức đời sống + Người đọc bất ngờ trước cách giải giản dị, hồn nhiên của người giải à tạo nên tiếng cười hài hước Þ Em bé có trí tuệ thông minh hơn người. [?] Truyện kết thúc như thế nào? Có ý nghĩa gì? Phần thưởng xứng đáng - Em bé được phong làm trạng nguyên, được ở gần vua. II. Đọc hiểu văn bản: 1. Cách thử tài nhân vật: - Dùng câu đố thử tài nhân vật à Tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. 2. Sự thông minh của em bé qua những lần thử thách: a) Những lần thử thách: - Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - Lần 3: Đáp lại thử thách của vua đối với hai cha con. - Lần 4: Đáp lại thử thách của sứ giả nước ngoài. b) Cách giải quyết của em bé: - Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan bằng một câu hỏi. Þ Thông minh, nhanh nhạy - Lần 2: Đưa ra tình huống có nội dung, yêu cầu tương tự để vua phải giải thích . Þ Nhạy bén, cứng cỏi làm cho vua phải thán phục - Lần 3: Trả lời lại vua bằng một câu đố khác. như là một lời thách thức Þ Vua phục tài, ban thưởng rất hậu. - Lần 4: giải đáp câu đố bằng một bài toán đồng giao Þ vừa thông minh vừa hồn nhiên, nhí nhảnh 3. Kết thúc truyện - Em bé được phong làm trạng nguyên. à Đề cao người có trí thông minh và kinh nghiệm đời sống thực tế. Hoạt động 4: Tổng kết [?] Ngoài việc đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian truyện còn có tác dụng gì đối với đời sống tinh thần của con người ? HS đọc ghi nhớ S/74 III. Tổng kết: Ghi nhớ S/74 4. Hướng dẫn tự học - Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua. - Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh (câu chuyện về Trạng Quỳnh, Trạng Hiền, Lương Thế Vinh,…) 5. Dặn dò: Học bài “Chữa lỗi dùng từ” Chuẩn bị bài “Chữa lỗi dùng từ (tt) Phát hiện và chữa các lỗi dùng từ không đúng nghĩa trong các VD mục I Xem phần LT Tiết 27 Ngày dạy: Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tiếp theo) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. - Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2. Kĩ năng: - Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa. - Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ. II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: + Hỏi: Chữa lỗi dùng từ cho đoạn văn sau và cho biết nguyên nhân mắc lỗi? Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng, chúng em ra quét lá bàng, chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch bóng lá bàng. + Dự kiến trả lời: Sửa: Hôm nay, sân trường lá bàng rụng nhiều. Thấy lá bàng rụng chúng em ra quét. Chẳng mấy chốc, sân trường đã sạch bóng. Nguyên nhân: Mắc lỗi lặp từ là do người viết nghèo vốn từ. 3. Bài mới: Họat động dạy học Bài ghi Hoạt động 1: Giới thiệu bài Lỗi dùng từ không chỉ là lỗi lặp từ hay lẫn lộn những từ gần âm mà còn do người viết không hiểu nghĩa hay hiểu sai nghĩa của từ. Vậy hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài “Chữa lỗi dùng từ” để tìm ra thêm các nguyên nhân và cách khắc phục. Họat động 2: Tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa GV treo bảng phụ [?] Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ sai trong 3 VD? [?] Vì sao dùng các từ đó là sai? - Các từ đó dùng sai bởi nghĩa của các từ này không hợp trong văn cảnh: a. Yếu điểm: điểm quan trọng b. Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử. c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật. [?] Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu? Tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa? - Nguyên nhân: không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩa của từ - Tác hại: làm cho lời văn diễn đạt không chính xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu. * GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học). Nếu dùng từ không đúng nghĩa sẽ dẫn đến tác hại: làm cho lời văn diễn đạt không chính xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu. [?] Em hãy chữa lại các câu trên cho đúng? - ý bên [?] Vì sao em lại thay thế những từ đó? - phù hợp văn cảnh GV lưu ý HS: - Khi đi vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ mới được bộc lộ hết. Do đó, khi chữa lỗi dùng từ, cần đặt trong câu, trong đoạn văn để dùng từ cho đúng nghĩa. - Không dùng từ mà bản thân không hiểu nghĩa. Không nắm chắc nghĩa của từ, cần tra từ điển. I. Dùng từ không đúng nghĩa: VD mục I/75: yếu điểm đề bạt chứng thực à từ dùng sai, không phù hợp văn cảnh Chữa lỗi: - yếu điểm à nhược điểm - đề bạt à bầu - chứng thực à chứng kiến Hoạt động 3: Luyện tập - Tìm từ dùng đúng - Xác định nghĩa của các từ để điền vào chỗ trống cho thích hợp - Phát hiện và chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa - Giải nghĩa từ được dùng trong một câu cho trước: “Nam hốt hoảng khi thấy mẹ ngất xỉu.” - Luyện viết chính tả: “tr” và “ch” “Em bé bỗng tươi tỉnh……. ………..ăn mừng với nhau rồi.” (Em bé thông minh) II. Luyện tập: Bài 1: Từ dùng đúng - bản (tuyên ngôn) - (tương lai) xán lạn - bôn ba (hải ngoại) - (bức tranh) thuỷ mạc - (nói năng) tuỳ tiện Bài 2: Điền từ a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn. Bài 3: Chữa lỗi dùng từ: a. “tống” - Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm - Tung bằng chân tương ứng với một cú đá - cách chữa: + Thay "tống" bằng "tung" b. - Thay “thực thà” bằng “thành khẩn” - Thay từ “bao biện” bằng “ngụy biện” c. Thay “tinh tú” bằng “tinh hoa” cái tinh tú bằng tinh tuý Bài 4: giải nghĩa từ: - Hốt hoảng: tâm trạng lo âu, sợ hãi Bài 5: Viết chính tả 4. Hướng dẫn tự học: Lập bảng phân biệt các từ dùng sai, dùng đúng. 5. Dặn dò: Kiểm tra văn 1 tiết - Học khái niệm truyền thuyết, cổ tích. - Tóm tắt các truyện. - Nhân vật chính trong mỗi truyện (tên gọi, lai lịch, phẩm chất, tài năng,….) à mang ý nghĩa hình tượng gì? - Các chi tiết có ý nghĩa trong mỗi truyện - Ý nghĩa từng truyện. Tiết 28 Ngày dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN VĂN I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: Kiểm tra lại những kiến thức mà HS nắm được trong quá trình học tập. II. Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học: 1. Tiến hành kiểm tra: GV phát đề - HS làm bài *Đề: I. Phần trắc nghiệm: (12 câu, đúng mỗi câu 0.25 điểm, tổng cộng 3 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. 1/ Văn bản nào sau đây không phải là truyện truyền thuyết ? A. Em bé thông minh B. Bánh chưng, bánh giầy C. Con Rồng Tiên D. Sự tích Hồ Gươm 2/ Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” trong truyện Con Rồng cháu Tiên là: A. Tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc. B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. C. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà. 3/ Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước ? A. Chống giặc ngoại xâm B. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên D. Giữ gìn ngôi vua 4/ Truyền thuyết “Thánh Gióng” nói lên quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ? A. Có vũ khí hiện đại để đánh giặc B. Thành lập làng Gióng C. Tình làng nghĩa xóm D. Người anh hùng đánh giặc cứu nước 5/ Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng? A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, biết đi bỗng trở thành tráng sĩ. B. Từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta phải liên tiếp chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. C. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc. D. Dân làng góp gạo nuôi Gióng. 6/ Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai ? A. Sơn Tinh, Thủy Tinh B. Vua Hùng, Mỵ Nương C. Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng D. Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh 7/ Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là : A. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc. B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh. C. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và căm ghét Thủy Tinh . D. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta. 8/ Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa: A. Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến. B. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng. C. Thể hiện sự đoàn kết dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. D. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu. 9/ Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào dưới đây ?: A. Lê Lợi bắt được gươm thần B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. 10/ Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện dân gian Việt Nam ? A. Người tài giỏi B. Người dũng sĩ C. Người bất hạnh D. Nhân vật thông minh 11/ Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân? A. Sức mạnh và niềm tin của nhân dân về công bằng xã hội, đề cao cái tốt ,cái thiện. B. Đề cao tinh thần chống giặc ngoại xâm. C. Đề cao lao động D. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước quân xâm lược. 12/ Tại sao em bé trong văn bản “ Em bé thông minh” được hưởng vinh quang? A. Nhờ may mắn và tinh ranh B. Nhờ có vua yêu mến C. Nhờ thông minh , hiểu biết D. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: Hiểu thế nào là truyền thuyết ? (2 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? (2 điểm) Câu 3: Em hãy kể tóm tắt truyện “Thánh Gióng” theo chuỗi sự việc gắn với nhân vật chính? Nêu cảm nhận của em về nhân vật đó (3 điểm) *Đáp án: I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B D B A D C D B C A II. Phần tự luận: Câu 1: (2 điểm) - Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện liên quan lịch sử thời quá khứ. (1đ) - Truyện có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. (0,5đ) - Truyện thể hiện tahí độ và cách đánh giá của nhân dân đối vối các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) - Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước (1đ) - Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ (1đ) Câu 3: - Tóm tắt truyện: + Gióng ra đời kì lạ. (0,25đ) + Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc. (0,25đ) + Gióng lớn nhanh như thổi bằng cơm gạo dân làng đóng góp. (0,25đ) + Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. (0,25đ) + Thánh Gióng đánh tan giặc. (0,25đ) + Thánh Gióng bay về trời. (0,25đ) + Vua lập đền thờ Thánh Gióng, phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương. (0,25đ) + Những dấu tích Thánh Gióng còn để lại. (0,25đ) - Nêu cảm nhận: (1đ) + Thánh Gióng là biểu tượng đẹp đẽ cho truyền thống đấu tranh của dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. + Thánh Gióng sống mãi trong tâm thức của người dân đất Việt, là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại, là niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. + Bên cạnh đó, Gióng còn là biểu tượng động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau, ý thức về trách nhiệm của con người đối với tổ quốc. 2. Dặn dò: + Soạn bài “ Luyện nói kể chuyện” theo hướng dẫn SGK hai đề a và b

File đính kèm:

  • docNguVan6.doc
Giáo án liên quan