Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt

+ Giúp học sinh tập nói trước đông người, làm quen với phát biểu miệng.

Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.

+Rèn luyện các em tập nói một vấn đề trước đông người.

II. Chuẩn bị

Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cá đề bài SGK.

Tham khảo dàn bài, chia tổ, chọn học sinh noí trước lớp.

Trò: Ôn lại kiến thức văn tự sự.

Lập dàn bài theo các đề bài SGK.

Tập nói trước ở nhà dàn bài đã chuẩn bị.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7+8 Kết quả cần đạt Hiểu được ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Biết cách diễn đạt miệng một câu chuyện đời thường. Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện. Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở bậc Tiểu học Ngày soạn :22/10/2006 Ngày giảng:6A: 25/10 6C: 25/10/06 Tiết 29 luyện nói kể chuyện A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt + Giúp học sinh tập nói trước đông người, làm quen với phát biểu miệng. Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. +Rèn luyện các em tập nói một vấn đề trước đông người. II. Chuẩn bị Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu cá đề bài SGK. Tham khảo dàn bài, chia tổ, chọn học sinh noí trước lớp. Trò: Ôn lại kiến thức văn tự sự. Lập dàn bài theo các đề bài SGK. Tập nói trước ở nhà dàn bài đã chuẩn bị. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( 1phút) GV: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh II. Bài mới ( 1 phút) ở bậc Tiểu học các em đã được luyện nói về một vấn đề nào đó trước lớp hoặc trước Hội nghị. Mỗi lần như vậy ta cảm thấy tự tin, mạnh dạn hơn. Lên bậc THCS ta lại tiếp tục luyện nói bằng các đề văn cụ thể đã chuẩn bị trước ở nhà để trình bày trước lớp mục đích để nâng cao năng lực nói cho các em , rèn cho các em một số năng lực nói trước đông người . Tiết học hôm nay ta thực hiện các bước Luyện nói và kể chuyện. HS: Đọc 4 đề bài. Thảo luận theo nhóm Hỏi: Em trình bày dàn ý của đề 1. Hỏi: Em trình bày dàn ý của đề 2. Hỏi: Em lên trình bày đề 1:Tự giới thiệu về bản thân. GV: Dựa vào dàn bài của đề 3 em lên bảng tự giới thiệu về gia đình mình I. Đề bài ( 10 phút) Tự giới thiệu về bản thân. Giới thiệu người bạn mà em quí mến. Kể về gia đình mình. Kể về một ngày hoạt động của mình. * Lập dàn ý Đề 1 Tự giới thiệu về bản thân Mở bài: Lời chào và lí do giới thiệu. Thân bài: Tên tuổi. - Gia đình gồm những ai. - Công việc hằng ngày... - Sở thích , ước mơ, nguyện vọng... Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe. Đề 2 Giới thiệu người bạn mà em quí mến. Mở bài: Lí do giới thiệu người bạn. Thân bài: - Tên tuổi.... Gia đình bạn gồm những ai? Công việc của bạn hằng ngày là gì? Sở thích và nguyện vọng của bạn..... Kết bài: Cảm ơn moị người chú ý lắng nghe, tình cảm của mình với bạn. Đề 3 Kể về gia đình mình Mở bài:Lời chào và lí do kể. Thân bài: Giới thiệu chung về gia đình. - Kể về cha mẹ. - Kể về anh chị em. Kết bài: Tình cảm đối với gia đình. Đề 4: Kể về một ngày hoạt động của mình Mở bài: Lời chào và lí do giới thiệu. Thân bài: Ngày đó là ngày nào. Hoạt động đó là hoạt động gì. Diễn biến....... Kết quả......... Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về hoạt động đã tham gia. II. Luyện nói trước lớp ( 32 phút) Đề 1 * Có thể giới thiệu như sau: Xin chào các bạn Mình tên là...... học sinh lớp 6A Trường .......... Nhà mình ở xã........... Gia đình mình gồm có ông bà, bố mẹ và em trai học lớp 3. Mình rất thích môn Toán, Lí, Sinh.., thích đọc báo thiếu nhi dân tộc ước mơ của mình thật giản dị sau này mình trở thành một thầy giáo để dạy chữ cho con em ở bản mình để các em biết nhiều điều về cuộc sống, xây dựng bản làng mình ngày thêm tươi đẹp. Mình rất thích cuộc sống tập thể vì từ nơi đây mình đã trưởng thành lên rất nhiều. Mình có thói quen dậy sớm ôn bài và tập thể dục buổi sáng, mình không thích các bạn gái hay ăn quà vặt làm bẩn lớp học tuy vậy lúc nào mình cũng muốn tỏ ra là người con trai lịch sự là bạn tốt của tất cả mọi người trong lớp Cảm ơn các bạn đã lắng nghe – Chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi Đề 3 * Có thể giới thiệu như sau: Thưa các bạn Gia đình mình ở ................ cách trường THCS khoảng 3 km sát cạnh nhà mình có con suối ngày đêm róc rách, nước trong và mát. Gia đình mình có 6 người, ông bà nội, bố mẹ và hai chị em mình. Ông bà mình năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn còn khoẻ và rất thương yêu con cháu. Bố mình làm y tế của xã thường xuyên vắng nhà, còn mẹ mình làm nghề nông, ngoài việc làm hàng ngày mẹ tôi còn quay tơ dệt vải thổ cẩm.......Em gái mình năm nay 7 tuổi người cao dong dỏng hay nũng nịu đòi mua đồ chơi nó thích nhất mặc bộ quần áo màu hồng mà tôi mua tặng nhân ngày sinh nhật năm ngoái. Những ngày tôi được nghỉ phép gia đình tôi lại quây quần vui vẻ, lúc này tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe. HS: Nhận xét bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét- Đánh giá bài làm của học sinh- khuyến khích cho điểm những bài nói tốt. III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1 phút) Làm dàn ý đề bài, luyện nói nhiều trước đông người Đọc, tìm hiểu các câu hỏi bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự Học thuộc 2 đọan văn SGK Ngày soạn :22/10/2006 Ngày giảng:6C:25/10/2006 6A: 27/10/2006 Tiết 30+31 cây bút thần (Truyện cổ tích) A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt +Giúp học sinh hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của truyện. Kể lại được câu chuyện bằng lời văn của mình. +Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm, năng lực cảm thụ những hình ảnh đẹp. + Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý nhân vật Mã Lương, biết đấu tranh chống lại kẻ ác bảo vệ nhân dân. Giáo dục tinh thần say mê ,kiên trì học tập II. Chuẩn bị Thầy: Đọc tài liệu: SGK, SGV Câu hỏi hướng dẫn học sinh trả lời. Tranh dân gian có liên quan đến câu chuyện. Trò: Học thuộc bài cũ, đọc bài mới, tập kể diễn cảm truyện. Soạn bài theo câu hỏi SGK. Đọc kĩ phần chú thích SGK , một số tranh ảnh liên quan đến câu chuyện. B. Phần thể hiện trên lớp I.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. Thu và chấm điểm 5 bài II. Bài mới ( 1 phút) Trung Quốc là nước láng giềng từ lâu đã có mỗi quan hệ về văn hoávới nước ta.Kho tàng truỵên cổ tích Trung Quốc rất giàu có và phong phú. Cây bút thần là một trong những truyện cổ tích lí thú của Trung Quốc – Chúng ta tìm hiểu truyện này để thấy được quan niệm của nhân dân lao động về công lí xã hội, mục đích của nghệ thuật và ước mơ về khả năng kì diệu của con người. GV: Nêu yêu cầu đọc (chậm dãi, bình tĩnh chú ý phân biệt lời kể và một số nhân vật trong truyện.) GV: Đọc mẫu. GV: Truyện được chia làm mấy phần GV: Nhân vật nào là nhân vật trung tâm của truyện? * Những chi tiết và sự việc có liên quan đến nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện như thế nào? GV: Khi chưa có bút thần Mã Lương là một em bé như thế nào? GV: Nhờ sự kiên trì học tập đ Em trở thành người như thế nào? GV: Mã Lương có được cây bút vẽ trong hoàn cảnh nào? GV: : Tại sao khi thấy em nghèo khổ, không có cây bút vẽ cụ già lại không ban cho em cây bút ngay từ đầu hoặc sau khi thầy giáo đuổi em ra khỏi trường? ( HS thảo luận) GV: Đầu tiên Mã Lương dùng cây bút thần vào mục đích gì? GV: Mã Lương đã dùng cây bút thần cho mình vẽ cho những người lương thiện trong làng như thế nào? GV: Qua những chi tiết trên. Em thấy Mã Lương là người như thế nào? I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 19 phút) 1. Đọc và kể HS: đọc - Nhận xét 2HS kể lại toàn bộ câu chuyện 2. Bố cục Truyện chia làm 4 phần: Từ đầu đ Lấy làm lạ. tiếp theo đ Em vẽ cho thùng. Tiếp theo đ Phóng như bay. Phần còn lại. HS: Nhân vật Mã Lương II. Phân tích văn bản ( 20 phút) 1. Nhân vật Mã Lương a) Mã Lương cây bút thần và những người lương thiện. HS: - Là em bé mồ côi, nghèo khổ. - Thích học vẽ đ nhà nghèo chỉ ước mơ một cây bút vẽ. - Là em bé thông minh. có năng khiếu hội hoạ đ vẽ ở mọi nơi, mọi lúc. Lên rừng hái củi vẽ chim. Xuống sông gánh nước vẽ cá. HS: Em trở thành người vẽ giỏi. Vẽ chim cá giống như hệt đ Người ta tưởng sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế mà em vẫn chưa có cây bút vẽ đ em chỉ mong sao có được một chiếc bút. HS: Em có được cây bút vẽ trong một giấc mơ sau một ngày lao động và học vẽ. Điều kì lạ là khi tỉnh dậy thì cây bút vẫn nằm trong tay em. HS: Chính là để thử thách sự kiên trì của em, đồng thời tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng của em là do sự rèn luyện kiên trì mà có chứ không phải tự nó mà có ngay được cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của Mã Lương, là phương tiện để em phát triển tài năng của mình. HS: Mã Lương dùng cây bút thần cho mình vẽ cho những người lương thiện trong làng. HS: Mã Lương không đem đến cho mọi người thức ăn sẵn mà em giúp co họ phương tiện sống: Nhà nào không có cày – vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc – Vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn - Vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng- vẽ cho thùng múc nước. Với bản thân Mã Lương chỉ vẽ những thứ thật cần thiết trong hoàn cảnh cần thiết như: bánh ăn, lò sưởi, cái thang, con ngựa. HS: Là một em bé có tài năng, thông minh, kiên trì học vẽ đem tài năng của mình dể phục vụ nhân dân lao động Hết tiết 1 Kiểm tra bài cũ:( 5 phút) GV: Kể tóm tắt câu chuyện: Cây bút thần bằng lời văn của em. HS: Kể diễn cảm có sáng tạo nhưng phải đảm bảo các chi tiết trong truyện. * Có cây bút thần trong tay, Mã Lương đã vẽ cho tất cả mọi người trong làng. Việc đó ai cũng biết. Rồi câu chuyện cây bút thần lọt tới tai tên địa chủ và tên vua độc ác. Trước những đòi hỏi của tên địa chủ và tên vua Mã Lương đã dùng cây bút thần để làm gì? GV: Đầu tiên cây bút thần rơi vào tay kẻ nào? GV: Khi bắt em về hắn bắt em vẽ những gì? Thái độ của em như thế nào? GV: Kết cục hắn đã bị trừng trị như thế nào? GV: Tên vua đã có thái độ gì với em và yêu cầu em vẽ những gì? GV: Cây bút thần của Mã Lương đã vẽ những gì cho tên địa vua độc ác. GV: Khi bút thần vẽ những con vật xấu xí thì tên vua có thái độ thế nào? GV: Có bút thần cướp từ tay Mã Lương tên vua đã vẽ gì? GV: Bút thần có làm theo ý muốn của hắn không? *Biết không làm gì được Mã Lương vua phải thả em ra dùng vàng bạc dỗ dành và hứa gả công chúa cho. GV: Trước lời dỗ dành ngon ngọt của tên vua Mã Lương đã có thái độ gì? GV: Kết cục cuối cùng, tên vua đã bị trừng trị như thế nào? GV: Em có nhận xét gì về các chi tiết, sự việc trong đoạn truyện này? GV: Qua những chi tiết trên em đánh giá về cây bút thần của Mã Lương. GV: Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo. Theo em chi tiết nào trong truyện là lý thú và gợi cảm. GV: Em tìm thêm một số ví dụ có những chi tiết tương tự như trên. GV: Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng phong phú và độc đáo và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vậy ý nghĩa của truyện là gì? *Trong truyện cổ tích, con người luôn mơ tới những báu vật và phương tiện thần kỳ để từ đó sáng tạo ra tất cả: mơ: Chiếc đũa thần, lọ nước thần, cây đèn thần...hay trong truyện này mơ cây bút thần cũng là giấc mơ ấy. GV: Truyện kể về kiểu nhân vật nào? Qua đó thể hiện quan niệm gì của nhân dân. b) Mã Lương và những kẻ tham lam độc ác.( 25 phút) * Mã Lương và tên địa chủ. HS: + Tên địa chủ giàu có trong làng – Hắn biết em có cây bút liền sai đầy tớ bắt em về nhà vẽ theo ý muốn của chúng. HS:+ Không vẽ để thoả mãn lòng tham của tên địa chủ. Không nghe theo lời dụ dỗ. Không sợ sự doạ nạt. + Em bình tĩnh, kiên quyết trừng trị tên địa chủ. Tên địa chủ ngã lộn cổ xuống cầu thang không làm cho hắn tỉnh ngộ. Hắn đuổi theo định hại Mã Lương để cướp cây bút thần. HS: Hắn bị bắn chết bằng múi tên do bút thần vẽ ra. *Mã Lương và tên vua HS: Vô cùng căm ghét tên vua độc ác nên em không muốn vẽ cho hắn nhưng do bị doạ nạt. + Tên vua dụ dỗ, doạ nạt. Bắt em vẽ: Vẽ rồng. Vẽ phượng. HS: Vẽ con cóc ghẻ. Vẽ con gà trụi lông bẩn thỉu. ị Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu nhảy nhót tứ tung bên cạnh nhà vua. HS: Vua tức giận cho quân lính đến cướp cây bút thần rồi nhốt Mã Lương vào ngục, HS: Vẽ núi vàng. Vẽ thỏi vàng. HS: Núi vàng thành núi đá. Thỏi vàng thành mãng xà. HS: Mã Lương giả vờ đồng ý chịu vẽ theo lệnh của vua: Mã Lương vẽ: Biển, cá, chiếc thuyền buồm lớn, sóng to, gió lớn. HS: Mã Lương vẽ thêm gió bão để chính biển cả, con thuyền mà tên vua baỏ vẽ đã chôn vùi đời hắn. HS: Các sự việc dồn dập, bất ngờ. Bút thần được dùng nhiều nhất và tạo nhiều truyện hứng thú nhất. HS: Khi vẽ cho những người nghèo Mã Lương không vẽ của cải vật chất để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho đời sống để người dân sản xuất, sinh hoạt tạo ra thóc gạo, của cải và nhà cửa...Các đồ vật mà Mã lương vẽ là công cụ hữu ích cho mọi nhà. + Đối với kẻ tham lam độc ác: Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ họa cho mọi người. Mã Lương như được trao xứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý. HS: Thảo luận- Tự bộc lộ suy nghĩ. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng lý thú và gợi cảm, nhưng chi tiết lý thú và gợi cảm nhất là hình ảnh cây bút thần và những khả năng kì diệu của nó. Đây là báu vật, là khả năng phương tiện thần kì. HS: Các chi tiết tương từ như: chiếc đũa thần, lọ nước thần, chiếc nhẫn thần, cây đàn thần, cây đèn thần... Trong truyện Cây bút thần: Bút thần là phần thưởng: Có khả năng kì diệu. Chỉ có trong tay Mã Lương bút thần nới tạo ra được vật như mong muốn, chủ ý của người vẽ, còn trong tay kẻ ác nó tạo ra những điều ngược lại. Cây bút thần thưc hiện công lý của nhân dân 2. ý nghĩa của truyện. HS: + Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội: Người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ tham lam độc ác bị trừng trị. + Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. + Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân và những ngươì tốt bụng. Có tài và khổ công luyện tập. Nghệ thuật ấy có khả năng kì diệu. + Thể hiện ước mơ và niềm tin về những khả năng kì diệu cuả con người. III. Tổng kết – Ghi nhớ. ( 3 phút) Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có khả năng kì lạ. Cây bút thần với những khả năng , sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. * Luyện tập- Củng cố.( 10 phút) Nhắc lại khái niệm truyện cổ tích. Kể tên những câu chuyện cổ tích mà em đã được học. HS: Thảo luận theo nhóm- Báo cáo kết quả. Các câu chuyện cổ tích đã học: Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần Trong các câu chuyện trên em thích nhất truyện nào? Ghi lại các sự việc chính. Yêu cầu: Lựa chọn các sự việc chính trong câu chuyện. Ghi lại theo thứ tự. Trình bày trước lớp. III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà. ( 2 phút) Tập đọc, kể cau chuyện bằng lời văn của em. Học thuộc ghi nhớ SGK- 85. Bài tập: Tập vẽ phong cảnh, đồ vật theo trí tưởng tượng của em. Đọc văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Yêu cầu: Tập kể diễn cảm, soạn theo câu hỏi SGK. Hoàn thành biểu mẫu sau: Số thứ tự Số lần đòi hỏi của mụ vợ và thái độ của mụ. Số lần ông lão đi ra biển. Thái độ của biển cả. Ngàysoạn:28/10/2006 Ngày giảng: 6A: 28/10/06 6C: 1/11/06 Tiết 32 Danh từ A.Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt +Trên cơ sơ kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học , giúp học sinh nắm được: Đặc điểm của danh từ. Các nhóm danh từ và chỉ sự vật. +Rèn kĩ năng nhận biết danh từ trong câu và trong đoạn văn. II.Chuẩn bị Thầy : Đọc , nghiên cứu tài liệu SGK, SGV. Tìm hiểu các ví dụ và các câu hỏi SGK. Bảng phụ , phấn màu. Trò: Học bài cũ , đọc trước bài mới , xem lại kiến thức về danh từ ở Tiểu học. Đọc nghiên cứu kĩ các ví dụ , trả lời các câu hỏi ra phiếu học tập . Mỗi một nhóm bảng phụ , phấn màu , phiếu học tập. B.Phần thể hiện khi lên lớp I.Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) GV: Hai em lên bảng làm bài tập 2,3 (76) HS: + Bài tập 2. a) khinh khỉnh b)khẩn trương c) băn khoăn + Bài tập 3 . Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cái đá vào bụng ông Hoạt. Làm sai thì cần thành khẩn nhận lỗi , không nên ngụy biện. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh túy của nền văn hóa dân tộc. II.Bài mới ( 1 phút) ở bậc Tiểu học các em đã tìm hiểu về từ loại danh từ . Bước đầu các em đã nắm được đặc điểm của danh từ , chức vụ cú pháp , khả năng kết hợp ... và các loại danh từ . Bậc Trung học cơ sở chúng ta lại tíêp tục tìm hiểu về danh từ để nhằm củng cố , khắc sâu kiến thức , biết nhận diện danh từ và phân chia chúng thành các loại lớn và các nhóm danh từ . Để củng cố kiến thức về danh từ ở bậc Tiểu học bài hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về danh từ. GV ghi ra bảng phụ HS đọc ví dụ GV: Em lên bảng gạch chân dưới những từ in đậm ở ví dụ trên. GV: Em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm. GV: Xung quanh trong cụm danh từ nòi trên có những từ nào? GV: Ngoài danh từ con trâu trong câu còn có danh từ nào khác . Em hãy tìm và gạch chân dưới các danh từ ở câu trên. GV: Từ việc phân tích các ví dụ trên . Em hiểu danh từ là gì? GV: Danh từ có khả năng kết hợp với những loại từ nào ? GV: Em đặt câu với danh từ vừa tìm được ở ví dụ trên. GV: Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu . GV: Em lấy ví dụ có danh từ làm vị ngữ. GV: Tìm danh từ ở các ví dụ trên. GV: Nghĩa của các danh từ ( con, viên, thúng,tạ) có gì khác các danh từ đứng sau. GV: Thử thay thế danh từ đứng trước: VD: con --chú viên-- ông thúng --- rá tạ --- cân Em rút ra nhận xét gì? * DT: con , viên, thúng , tạ là DT chỉ đơn vị. DT: trâu, quan, gạo, thóc là DT chỉ sự vật. GV: Từ việc phân tích VD, em cho biết DT được chia thành mấy loai lớn? Đặc điểm của từng loại. GV: Vì sao có thể nói . Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng. (HS thảo luận theo nhóm ) GV:Vậy kiến thức cần ghi nhớ trong bài học hôm nay gồm những nội dung gì? GV khái quát thành sơ đồ sau: GV: Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết . Đặt câu với một số danh từ ấy. ( Gọi ba học sinh lên bảng làm) GV: Liệt kê các loại từ . GV: Liệt kê các danh từ : Chỉ đơn vị quy ước chính xác. Chỉ đơn vị quy ước , ước chừng. GV: Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả. GV hướng dẫn học sinh làm theo mẫu. I.Đặc điểm của danh từ ( 10 phút) *Ví dụ . Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực , ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con.{....} ( Em bé thông minh) HS: Lên bảng gạch dưới các từ in đậm. HS: ba con trâu ấy DT HS: Xung quanh danh từ con trâu có : Từ - ba:( số từ) chỉ số lượng đứng trước . - ấy: là chỉ từ đứng sau. HS: Gạch dưới các DT: Vua , làng, gạo nếp,thúng, con trâu đực .... HS: Danh từ là những từ chỉ người , vật , việc , khái niệm.... HS: + Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước : ba, bảy, hai ba , bảy mươi ... + Các từ này , ấy, đó....(chỉ từ) và một số từ ngữ khác đứng sau . ví dụ: - quyển sách này - con trâu này HS: Thảo luận theo nhóm- báo cáo kết quả. *Có thể đặt câu như sau: Làng em rợp bóng tre. Mẹ em mua gạo nếp đồ sôi. HS: Chức vụ điển hình của danh từ là chủ ngữ trong câu . Khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước. HS: Bạn Nam là học sinh. Anh ấy là sinh viên. Cô ấy là ca sỹ. II.Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật ( 12 phút) Ví dụ Ba con trâu Một viên quan Ba thúng gạo Sáu tạ thóc HS: Nghĩa của danh từ đứng trước là chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính , đếm ( người , vật) đo lường sự vật . Còn danh từ đứng sau ( trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật, nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người , vật ,hiện tượng , khái niệm. HS: Thay con- chú, viên - ông , đơn vị tính đếm , đo lường không hề thay đổi . Còn thay : thúng - rá , tạ - cân, đơn vị tính đếm đo lường sẽ thay đổi theo. HS: * Danh từ tiếng Việt được chia làm hai loai lớn: + Danh từ chỉ đơn vị. + Loại từ: chỉ đơn vị tự nhiên. + Đơn vị quy ước: Đơn vị chính xác. Đơn vị ước chừng. + Danh từ chỉ sự vật. Nêu tên từng loại hoặc cá thể người, vật, hiện tượng, khái niêm. HS: Có thể nói: Ba thúng gạo rất nặng vì danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng không chính xác( to, nhỏ, đầy, vơi..) nên có thể thêm các từ bổ xung về lượng. Không thể nói: Sáu tạ thóc rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác cụ thể rồi, nếu thêm các từ năng hay nhẹ đều thừa. HS: Ghi nhớ - SGK( 86- 87 ) Danh từ DT chỉ đơn vị Danh từ chỉ sự vật DT chỉ đơn vị tự nhiên DT chỉ đơn vị qui ước DT chỉ đơn vị chính xác DT chỉ đơn vị ước chừng III.Luyện tập ( 15 phút) Bài tập 1 Ví dụ mẫu : bàn , sông , núi, lợn, nhà , cửa , dầu , mỡ... Cái bàn này chân bị gẫy. Con sông này rất dài. Bài tập 2 - Chuyên đứng trước danh từ chỉ người. Ví dụ : ông , cô, ngài , dì , cậu .... - Chuyên đứng trước danh từ chỉ sự vật. ví dụ: quyển , quả , tờ, chiếc... Bài tập 3 -Tạ , tấn , ki- lô-met, gam ,tá... - Nắm , mớ ,rổ, bó ... Bài tập4 GV yêu cầu học sinh viết trước ở nhà- Trình bày trước lớp- nhận xét. Bài tập 5 Danh từ chỉ đơn vị Em bức que con Danh từ chỉ sự vật MãLương cỏ Cha mẹ chim Củi em bé *Củng cố :( 1 phút) Bài học hôm nay chúng ta cần nắm: ý nghĩa khái quát của danh từ. Đặc điểm về khả năng kết hợp , chức vụ cú pháp của danh từ. Danh từ chỉ sự vật , danh từ chỉ đơn vị. Biết nhận diện , xác định danh từ trong một câu văn cụ thể đặt câu. III. Hướng dẫn học sinh làm bài và học bài ở nhà ( 1 phút) Học thuộc ghi nhớ , làm lại các bài tập Đọc , tìm hiểu ví dụ, trả lời câu hỏi bài mới: Danh từ ( tiếp theo) (SGK: 108)

File đính kèm:

  • docGA Ngu van 6 tuan 8.doc
Giáo án liên quan