Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Tạo cơ hội cho HS:

- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng.

- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể mệng một cách chân thật.

- Có thái độ tự tin, mạnh dạn phát biểu trước đám đông.

II/ CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, SGK, SGV.

2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

1. Ổn định: (1')

Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8 - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn Tuần 8 - Tiết 29 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Tạo cơ hội cho HS: - Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng. - Biết lập dàn bài kể chuyện và kể mệng một cách chân thật. - Có thái độ tự tin, mạnh dạn phát biểu trước đám đông. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV. 2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên hằng ngày, bất cứ ai cũng thực hiện trong đời sống của họ. Nhưng để nói một cách tự nhiên, diễn đạt ý mình một cách có hiệu quả nhất chúng ta cũng cần “học nói”. Tiết này sẽ giúp các em thể hiện lời nói của mình hấp dẫn hơn. 5’ 25’ Æ Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các em. Bước 1: GV cho HS ghi đề. à GV gọi HS đọc lại các yêu cầu đề a, b, c, d. Bước 2: Cho HS đọc dàn bài tham khảo. à GV gọi 1 HS đọc to lại dàn bài tham khảo trong SGK. à Trước đó GV có thể hướng dẫn thêm về dàn bài của tổ 3, 4 (còn tổ 1, 2 có dàn bài sẵn). DÀN BÀI: * Đề: Kể về gia đình mình. - MB: Lời chào và lí do kể. - TB: Giới thiệu chung về gia đình (hạnh phúc, đầm ấm, vui vè…) + Kể về bố. + Kể về mẹ. + Kể về anh chị em. - KB: Tình cảm của mình đối với gia đình. * Đề: Kể về một ngày hoạt động. - MB: Lời chào và nêu lí do kể chuyện. - TB: Nhận xét chung về một ngày của mình. + Buổi sáng. + Buổi trưa. + Buổi chiều. + Buổi tối. - KB: Ấn tượng chung về cuộc sống của mình. Æ Hoạt động 3: Luyện nói. GV hướng dẫn: Các bài luyện nói đều theo một nguyên tắc là không được viết thành văn. à GV lưu ý: Chỉ ghi ra những ý chính (dàn ý) và thực hành theo dàn ý đó. GV khuyến khích HS: Nói ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Cách trình bày như là đang tranh luận, phát biểu trước tập thể. à GV cho HS 3’ đọc nhẩm lại bài nói tham khảo trong SGK. à GV tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho HS chuẩn bị thực hành. GV hướng dẫn: Khi nói, HS chú ý: - Nói to rõ để mọi người đều nghe. - Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng mắt nhìn vào mọi người. à HS tiến hành. - GV yêu cầu đại diện tổ lên trình bày kết quả. - Yêu cầu cả lớp chú ý nhận xét. - Tiếp tục mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày bổ sung (nếu cần). à Sau khi nghe trình bày xong, GV nhận xét,kết luận nhưng ưu, khuyết điểm khi các em lên phát biểu để rút kinh nghiệm. I/ Chuẩn bị: 1. Đề: a/ Tự giới thiệu về bản thân. b/ Giới thiệu về người bạn mà em quý mến. c/ Kể về gia đình mình. d/ Kể về một ngày hoạt động của mình. 2. Dàn bài tham khảo: (SGK77) II/ Luyện nói trên lớp: * Nhiệm vụ: - Tổ 1: đề a - Tổ 2: đề b - Tổ 3: đề c - Tổ 4: đề d 4. Củng cố: (3’) GV nhấn mạnh: HS cần phải luyện nói để có thể nói trước đám đông về mọi nội dung trong mọi tình huống và ở mọi nơi. 5. Dặn dò: (2’) - Về tập nói trước gương để củng cố phần nói của mình lưu loát hơn. - Soạn bài tt “Cây bút thần” . Đọc trước truyện, phần chú thích, ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản. Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 8 Văn bản Tuần 8 - Tiết 30, 31 CÂY BÚT THẦN (Truyện cổ tích Trung Quốc) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. - Rèn kĩ năng kể lại được truyện. - Hình thành thái độ biết yêu thương và giúp người hoạn nạn như nhân vật Mã Lương. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh về Mã Lương. 2. HS: SGK, chuẩn bị bài trước ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc có rất nhiều điểm tương đồng, nhất là về đặc trưng thể loại. Cây bút thần là truyện cổ tích TQ, truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện mơ ước những khả năng kì diệu của con người. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích này không chỉ ở nội dung, ý nghĩa, mà còn rất nhiều chi tiết thần kì, độc đáo, lung linh… 10’ 55’ 10’ Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản. à GV gọi HS đọc lại văn bản. HS khác chú ý lắng nghe và nhận dạng đoạn văn. à GV gọi 1 HS đọc lại từ khó. (?) Truyện thuộc thể loại gì? (?) Bài văn có thể chia là mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn? - HS suy nghĩ, tìm, trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. Bước 1: HS tìm hiểu câu hỏi 1. (?) Câu hỏi thảo luận: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết? - HS suy nghĩ 4’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận. * HS: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật này là mỗi người có một tài năng kì lạ, nổi bật và luôn dùng tài năng ấy để làm việc thiện chống lại cái ác. Ví dụ trong truyện cổ tích Ba chàng thiện nghệ (chàng “Bắn giỏi”; chàng “Lặn giỏi”; chàng “Chữa bệnh giỏi”); hoặc như Thạc Sanh có tài diệt chằn tinh, đại bàng… GV lưu ý HS: Hoặc các em hiểu Mã Lương thuộc kiểu nhân vật mồ côi hoặc kiểu nhân vật thông minh. Không ít trường hợp, các nhân vật trong truyện cổ tích không thuộc một số kiểu nhân vật nhất định. Ở truyện này, dân gian kể rằng cha mẹ Mã Lương đều mất sớm và Mã Lương là em bé thông minh. Vẫn có thể coi Mã Lương thuộc 2 kiểu nhân vật trên, nhưng kiểu nhân vật có tài năng kì lạ là tiêu biểu hơn cả. Bước 2: HS tìm hiểu câu hỏi 2. (?) Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? - HS tìm chi tiết trả lời. GV chỉnh sửa, bổ sung. * HS: Nguyên nhân Mã Lương vẽ giỏi: - Mã Lương thích học vẽ (thực tế) + kiếm củi trên núi, lấy que vạch xuống đất vẽ chim bay. + cắt cỏ ven sông, nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá trên đá. + ở nhà vẽ đồ đạc lên tường. - Mã Lương được thần cho cạy bút. GV bổ sung: Nguyên nhân này tô đậm thần kì hóa Mã Lương. Mặt khác đây cũng là sự ban thưởng xứng đáng cho người có tâm, có tài, có cí và khổ công tập luyện. (?) Và những nguyên nhân trên có quan hệ với nhau ra sao? * HS: Những nguyên nhân trên có quan hệ chặt chẽ với nhau “Thần cho Mã Lương cây bút thần chứ không phải vật gì khác và cũng chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác được cây bút thần”. Bước 3: Tìm hiểu câu hỏi 3. (?) Khi có cây bút thần Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ? - HS tìm chi tiết trả lời. GV bổ sung. * HS: Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có thùng múc nước, em vẽ cho thùng… (?) Tại sao Mã Lương không vẽ gạo, hay vàng bạc cho mọi luôn? - HS ngẫm nghĩ trả lời. GV chỉnh sửa, bổ sung. * HS: Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt. Của cải mà con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra à Các đồ vật mà Mã Lương vẽ là những công cụ hữu ích cho mọi nhà. (?) Trong truyện ngoài dân làng Mã Lương luôn thương yêu có nhân vật Mã Lương rất căm ghét đó là những ai? * HS: Tên địa chủ và nhà vua. (?) Tại sao Mã Lương ghét tên địa chủ và khi hắn kêu em vẽ thì em hành động ra sao? * HS: Vì tên địa chủ rất tham lam, cho nên Mã Lương không vẽ bất cứ gì “mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, dọa nạt”. (?) Để đối phó tên địa chủ này thì em đã vẽ gì để trừng trị hắn? * HS: “vẽ chiếc cung và mũi tên… mũi tên lao đúng họng tên địa chủ..”. (?) Tiếp đến Mã Lương đã vẽ những gì cho tên vua tham lam? * HS: Em vẽ cóc ghẻ thay cho rồng, gà trụi lông thay cho phượng và cuối cùng vẽ thuyền, biển và sóng dữ dội để nhấn chìm tên vua tham lam độc ác. GV giảng: Tác giả dân gian đã để nhân vật trải qua nhiều tình huống thử thách từ thấp đến cao. Theo đó, phẩm chất của nhân vật ngày càng bộc lộ rõ hơn: từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược lại ý muốn của nhà vua; từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ họa cho mọi người. Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí. Để tiêu diệt kẻ ác chỉ có sự khẳng khái, dũng cảm và cây bút thần không thôi chưa đủ. Cần phải có sự mưu trí thông minh nữa. à Qua đó GV GD HS về những đức tính nên học hỏi từ Mã Lương. Bước 4: Tìm hiểu câu 4. (?) Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả? - HS suy nghĩ trả lời. HS bổ sung. - HS nêu nhiều chi tiết, GV nên tôn trọng ý kiến của các em. Vân đề HS phải biết giải thích lí do của sự chọn lựa đó. Cuối cùng GV chốt lại, bổ sung những chi tiết quan trọng nếu HS chưa phát hiện. GV chốt ý: Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Truyện có rất nhiều chi tiết lí thú, gợi cảm nhưng hay nhất vẫn là hình ảnh cây bút thần và những khả năng kì diệu. Đây là báu vật, phương tiện thần kì, giống như đũa thần,lọ nước thần, cây đèn thần … Bước 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện. (?) Qua truyện Cây bút thần nhân dân muốn gởi gắm điều gì? * HS: Ý nghĩa. - Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí: Những người chăm chỉ, thông minh, tốt bụng sẽ nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác tham lam thì bị trừng trị. - Khẳng định tài năng phụ vụ nhân dân, chính nghĩa. - Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. - Thể hiện ước mơ và niềm tin về những khả năng kì diệu của con người. Hoạt động 4: Thực hiện phần ghi nhớ. GV yêu cầu HS đọc cho cả lớp nghe, sau đó phân tách các ý thành từng phần để HS dễ hiểu, dễ thuộc. I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: Chú ý giọng điệu thay đổi theo tâm trạng nhân vật và diễn biến truyện. 2. Từ khó: SGK84,85 3. Thể loại: Truyện cổ tích TQ. 4. Bố cục: Chia thành 4 đoạn. - Đ1: từ đầu … “lấy làm lạ”: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần. - Đ2: “Mã Lương lấy bút…em vẽ cho thùng”: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ. - Đ3: “Việc đó … phóng như bay”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ. - Đ4: “Ngựa phi suốt… lớp sóng hung dữ”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam. - Đ5: Phần còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Nhân vật Mã Lương: Mã Lương là nhân vật có tài năng kì lạ: là người có tài năng kì lạ, nổi bật và dùng tài năng ấy làm việc thiện, chống lại cái ác. 2. Nguyên nhân giúp Mã Lương vẽ giỏi: - Nguyên nhân thực tế: đó là sự say mê, cần cù, chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có. - Nguyên nhân thần kì: Mã Lương được thần cho cây bút bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật. 3. Mã Lương dùng bút thần: - Vẽ các vật dụng cho người nghèo khổ: cày, cuốc, thùng… tạo điều kiện cho họ lao động. - Mã Lương dùng bút thần chống lại và trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác. 4. Những chi tiết lí thú, gợi cảm trong truyện: Cây bút thần: - Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương; có những khả năng kì diệu. - Chỉ khi ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo được những vật như ý muốn. - Cây bút thần thực hiện công lí cho nhân dân. III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: - Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. - Cây bút thần có những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng thần kì, đặc sắc. - Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. 4. Củng cố: (7’) Cho HS kể diễn cảm lại truyện. 5. Dặn dò: (3’) - Đọc lại truyện, xem nội dung, học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài tt “Danh từ” . Đọc kĩ các nội dung trong SGK, phần ghi nhớ. . Trả lời các câu hỏi yêu cầu. Làm thử Bt1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiếng việt Tuần 8 - Tiết 32 DANH TỪ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Đặc điểm của danh từ. - Hiểu được các nhóm danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự vật. - Rèn kĩ năng sử dụng danh từ đúng qui định. II/ CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, SGK, SGV 2. HS: SGK, chuẩn bị bài ở nhà. III/ LÊN LỚP: 1. Ổn định: (1') Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) (?) Nêu nội dung chính của truyện cổ tích Cây bút thần. * HS: - Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. - Cây bút thần có những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng thần kì, đặc sắc. - Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. (10đ) (?) Hãy kể tóm tắt truyện Cây bút thần? - HS kể tóm tắt, tùy tình huống mà GV cho điểm. 3. Bài mới: Tg Hoạt động của GV và HS Nội dung 1’ Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. Ở Tiểu học các em đã tìm hiểu như thế nào là Danh từ, lên lớp 6 các em cũng tìm hiểu trở lại về Danh từ, nhưng ở mức khó hơn… 10’ 13’ 10’ Æ Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của danh từ. à GV cho gọi HS đọc đoạn trích trong SGK. (?) 1. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm ba con trâu ấy? * HS: Danh từ là con trâu (hoặc trâu). (?)2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào? * HS: từ ba, ấy. GV giảng dạy: từ ba đứng trước là từ chỉ số lượng và từ ấy đứng sau là chỉ từ. (?) Vậy theo em danh từ có thể kết hợp với loại từ nào trước và sau nó? * HS: Với từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ đứng sau tạo thành cụm danh từ. (?)3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn? * HS: vua, làng, thúng, gạo, nếp. (?)4. Toàn bộ danh từ trên biểu thị những gì? - HS trả lời. GV nhận xét cho ghi bài. (?)5. Đặt câu với danh từ mà em mới tìm được? Xác định thành phần chủ - vị trong câu. - HS đặt câu, GV sửa chữa. * HS: Vua // là người thống trị một nước. C V (?) Nhận xét chức vụ điển hình của danh từ? * HS: Danh từ có thể là Chủ ngữ, nếu làm Vị ngữ thì cần có thêm từ là. à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc Ghi nhớ - SGK. Æ Hoạt động 3: Hướng dân HS phân loại danh từ. à GV gọi HS đọc lại câu hỏi 1. GV ghi các yêu cầu lên bảng. - ba con trâu - một viên quan - ba thúng gạo - sáu tạ thóc (?) Nghĩa của danh từ in đậm dưới đây có gì khác với các danh từ đứng sau? * HS: - con, viên, thúng, tạ à Danh từ chỉ đơn vị dùng để tính, đếm người, vật. - trâu, quan, gạo , thóc à Danh từ chỉ sự vật. (?) Vậy qua đó em hãy cho biết danh từ có mấy loại, là những loại nào? - HS đọc ghi nhớ 1 – GV cho HS ghi bài. à Tiếp tục GV cho HS tìm hiểu câu 2, 3. (?) Xét danh từ chỉ đơn vị: em thử thay thế danh từ in đậm con, viên, thúng, tạ bằng những từ khác xem? * HS: thay con = chú; viên = ông; thúng = rá, rổ; tạ = cân. (?) Câu hỏi thảo luận: Nhận xét trường hợp nào đơn vị tính, đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính, đếm, đo lường không thay đổi. - HS suy nghĩ 3’. Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV kết luận. * HS: Nhận xét: - Những từ thúng, tạ có sự thay đổi. - Những từ con, viên không có sự thay đổi. GV nhấn mạnh: Vậy những từ khi thay đơn vị tính, đếm, đo lường không thay đổi ta gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Những từ khi thay đơn vị tính, đếm, đo lường thay đổi ta gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước. (?) Vậy qua tìm hiểu cho em biết danh từ chỉ đơn vị gồm mấy loại? Là những loại nào? - HS trả lời. GV chốt các ý trong SGK. (?) Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng? * HS: Trả lời: - Tạ là đơn vị quy ước chính xác, khi sự vật đã được tính đếm, đo lường bằng đơn vị quy ước chính xác thì nó không được miêu tả về lượng. (sáu tạ thóc rất nặng) - Thúng là đơn vị ước chừng. Khi sự vật chỉ được tính, đếm, đo lường một cách ước chừng thì nó có thể được miêu tả bổ sung về lượng. (ba thúng gạo rất đầy). à GV chỉ định HS đọc ghi nhớ 2. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phần luyện tập. BT1. GV gọi HS đọc lại Bt1, cho các em tìm danh từ và đặt câu với danh từ tìm được. - HS suy nghĩ 2, trả lời. GV nhận xét. BT2. HS đọc lại Bt, GV nhắc lại câu hỏi: (?) Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước chỉ người và chuyên đứng trước chỉ đồ vật? - HS suy nghĩ là. GV chỉnh sửa. BT3. Tiếp tục GV cho HS đọc lại Bt3. Nếu còn thời gian cho HS làm tại lớp nếu không hướng dẫn HS về nhà làm. I/ Đặc điểm của danh từ: * Xét đoạn trích – SGK86 - Cụm danh từ: ba con trâu ấy. + Danh từ: con trâu. + Từ chỉ số lượng: ba (đứng trước) + Chỉ từ: ấy (đứng sau). - Các danh từ khác: + Trâu à chỉ vật. + vua à chỉ người. + làng à chỉ khái niệm. + thúng, gạo, nếp à chỉ vật. Ghi nhớ: - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm… - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước. II/ Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. * Xét các từ - SGK86 - con, viên, thúng, tạ à Danh từ chỉ đơn vị dùng để tính, đếm người, vật. - trâu, quan, gạo , thóc à Danh từ chỉ sự vật. Ghi nhớ1: Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo, lường (con, thúng…) - Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm …(trâu, quan, gạo…) - Khi thay con = chú; viên = ông à đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi è DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ TỰ NHIÊN. - Thay thúng = rá, rổ; tạ = cân à đơn vị tính, đếm, đo lường thay đổi è DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ QUY ƯỚC. - Tạ (mét, lít …) à chỉ đơn vị chính xác. - Thúng (mớ, nắm …) à chỉ đơn vị ước chừng. Ghi nhớ2: Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là: - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ) (con, viên) - Danh từ chỉ đơn vị quy ước (thúng, tạ). Cụ thể: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác (tạ, mét..) + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng (thúng, mớ, nắm..) III/ Luyện tập: 1/ Liệt kê danh từ: Nhà, cửa, bàn, ghế, chai, lọ… Đặt câu: Cái bàn này có bốn chân. 2/ Liệt kê các loại từ: a/ Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: anh, chị, ông, ngài… b/ Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quả, hoa, tờ, chiếc, lá, sợi… 3/ Liệt kê các danh từ: a/ Chỉ đơn vị quy ước chính xác: kí-lô-mét, tạ, tấn… b/ Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, bó, vài, vốc, gang, đoạn… 4. Củng cố: (4’) (?) Danh từ là chỉ, đặc điểm của danh từ? (?) Danh từ được phân loại như thế nào? 5. Dặn dò: (2’) - Xem lại bài, học thuộc phần ghi nhớ, hoàn tất các bài tập. - Soạn bài TLV tt “Ngôi kể trong văn tự sự”. . Đọc các đoạn văn trong SGK, phần ghi nhớ. . Trả lời các yêu cầu trong sách, thử làm các bài tập mà em biết. Ngày soạn: Ngày dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc