Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 89: Tiếng Việt: Thêm trạng ngữ cho câu

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS nắm được công dụng của trạng ngữ, bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

b) Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng trạng ngữ trong khi giao tiếp.

c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần, thái độ sử dụng đúng trạng ngữ

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,.

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm,.

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ trong câu?

- Ý nghĩa: Trạng ngữ xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức,. diễn ra sự việc nêu ở câu ( 5đ)

- Hình thức: Đứng ở đầu câu, giữa hoặc cuối câu, giữa trạng ngữ với CN và VN có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phảy khi viết ( 5đ)

?: Yêu cầu HS trình bày kết quả phần (b)BT 3

- Xác định nguyên nhân:

VD: ao sâu nước cả, khôn chài cá

- Xác định mục đích:

VD: Các anh chiến đầu thật kiên cường dũng cảm vì lòng yêu nước.

- Xác định phương tiện

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 2 - Tiết 89: Tiếng Việt: Thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :89 Ngày dạy: Tiếng Việt : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (tt) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được công dụng của trạng ngữ, bước đầu hiểu được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. b) Kĩ năng: Bước đầu biết sử dụng trạng ngữ trong khi giao tiếp. c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần, thái độ sử dụng đúng trạng ngữ 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, thảo luận nhóm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ trong câu? - Ý nghĩa: Trạng ngữ xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức,... diễn ra sự việc nêu ở câu ( 5đ) - Hình thức: Đứng ở đầu câu, giữa hoặc cuối câu, giữa trạng ngữ với CN và VN có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phảy khi viết ( 5đ) ?: Yêu cầu HS trình bày kết quả phần (b)BT 3 - Xác định nguyên nhân: VD: ao sâu nước cả, khôn chài cá - Xác định mục đích: VD: Các anh chiến đầu thật kiên cường dũng cảm vì lòng yêu nước. - Xác định phương tiện VD: Bằng những lí lẽ vững chắc, ông Đặng Thai Mai chứng minh được tiếng Việt giàu và đẹp - Mỗi ý 3,5 đ, đủ 3 ý 10 đ 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Ở tiết 86 các em đã tìm hiểu trạng ngữ ở các khía cạnh ý nghĩa và hình thức. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu trạng ngữ ở các khía cạnh khác, đó là công dụng của trạng ngữ, đặc biệt là công dụng của nó khi tách thành câu riêng. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của trạng ngữ - GV treo bảng phụ - HS đọc ?: Em hãy xác định trạng ngữ trong các câu ở phần a, b? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Trạng ngữ là thành phần không bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn này, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - VD: Nếu lược bỏ trạng ngữ ở (1) nội dung câu sẽ thiếu, đồng thời thành phần để liên kết với câu trên không có. Chúng ta cũng không thể bỏ trạng ngữ ở (5) - HS đọc phần 2 ?: Trong các văn bản nghị luận, em phảo sắp xếp luận cứ theo một trình tự nhất định. Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy ? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Qua tìm hiểu bài tập 1 và bài tập 2, em hãy cho biết trạng ngữ có những công dụng nào? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hướng dẫn hs đọc ghi nhớ , đối chiếu với bài tập tìm hiểu lí thuyết bên trên HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của trạng ngữ khi tách thành câu - Hs đọc mục II.1 và II.2, xác định yêu cầu - Hướng dẫn: Câu in đậm có gì đặc biệt; Việc tách câu như trên có tác dụng gì - HS thảo luận 5 phút, theo 6 nhóm, nhóm; kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả. ?: Qua phân tích bài tập, hãy cho biết khi trạng ngữ được tách ra thành một câu thì nó có tác dụng gì? - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ. HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Muốn nêu được công dụng của mỗi trạng ngữ các em cần phải xác định được trạng ngữ trong mỗi câu. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - GV treo bảng phụ có ghi BT2 - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Tìm trạng ngữ tách thành câu trong 2 đoạn văn, nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết qủa I/ CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ. 1) - Các trạng ngữ: (a): (1): thường thường, vào khoảng đó; (2): sáng dậy; (3): trên dàn hoa lí; (4): chỉ độ chín giờ sáng (b): (5): Về mùa đông - Vì trạng ngữ xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu ra trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; trạng ngữ còn nối kết các câu, các đoạn góp phần làm bài văn, đoạn văn được mạch lạc 2) - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu ở trong câu, góp phần làm cho nội dung câu đầy đủ, chính xác - Nối kết câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc * Ghi nhớ 1 SGK, tr.46 II/ TÁCH TRẠNG NGỮ THÀNH CÂU RIÊNG. 1) Câu in đậm là trạng ngữ của câu: “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc”. Như vậy nó đặc biệt là ở chỗ là được tách thành câu riêng. 2) Tác dụng: Nhấn mạnh trạng ngữ để tin tưởng hơn vào tương lai của tiếng Việt * Ghi nhớ 2 SGK, tr.47 III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Trạng ngữ: + (a): (1): Kết hợp những bài này lại; (2): Ở loại bài thứ nhất (3): Ở loại bài thứ hai + (b): (1): Lần đầu tiên chập chững biết đi; (2): Lần đầu tiên tập bơi; (3): Lần đầu tiên chơi bóng bàn; (4): Lúc còn học phổ thông - Tác dụng + (a): Nối kết các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn mạch lạc + (b): Xác định hoàn cảnh, điều kiện, nội dung đầy đủ, chính xác. Bài tập 2 a)Năm 72: Nhấn mạnh thời điểm hi sinh b) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng len những tiếng đờn lí biệt, bồn chồn: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng đàn 4.4. Củng cố ?: Trình bày công dụng của trạng ngữ? ?: Việc tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; Nghiên cứu bài và bài tập, làm BT 3 - Bài mới: Tiết 90: Kiểm tra Tiếng Việt : Ôn lại kiến thức Tiếng Việt từ tuần 12 của học kì I đến tuần 4 của học kì II để kiểm tra 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết : 90 Ngày dạy: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS ôn tập , củng cố kiến thức về Tiếng Việt từ tuần 12 của học kì I đến tuần 4 của học kí II. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt đúng và hay trong giao tiếp. c) Thái độ: Giáo dục HS tinh thần trung thực khi làm bài kiểm tra. 2/ CHUẨN BỊ GV: Soạn đề, đáp án, biểu điểm , … - HS: Ôn kĩ bài ở nhà, … 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: 4.3) Bài mới PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng 0,5 đ) 1 / Thế nào là thành ngữ A. Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người . B. Là thể loại văn học dân gian mà nội dung của nó có cốt lõi là sự thật lịch sử. C. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. D. Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 2/ Trong những dòng sau đây, dòng nào là thành ngữ A. Tấc đất, tấc vàng; C. Khoẻ như voi B. Lửa thử vàng, gian nan thử sức; D. Uống nước nhớ nguốn 3/ Thế nào là chơi chữ ? A. Là miêu tả sự vật hiện tượng bằng cách đối chiếu nó với một sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng để tạo ra một hình ảnh cụ thể, hàm súc. B. Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị. C. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả và nói về con người làm cho ngoại vật, ngoại cảnh hiện lên sinh động mang hồn người, tính người D. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm cho câu văn giàu hình ảnh 4/ Từ nào là biện phép tu từ chơi chữ trong câu đố sau Đi cưa ngọn về lại cưa ngọn A. Đi; B. Cưa ngọn ; C. Về ; D. Lại . 5/ Những từ ngữ in đậm trong bài thơ sau đây sử dụng lối chơi chữ nào? Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa B. Dùng từ ngữ đồng âm C. Dùng từ ngữ gần âm D. Dùng từ ngữ trái nghĩa 6/ Điệp ngữ là gì? A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi nhằm làm cho câu văn giàu hình ảnh. B. Là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. C.Là sắp xếp nhiều từ, hay cụm từ theo quan hệ đẳng lập để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của một ý tưởng, một tình cảm. D. Là thay đổi trật tự thành phần câu làm cho câu văn giàu âm hưởng, gợi màu sắc biểu cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 7/ Từ “ ba em” trong đoạn văn sau có phải là phép điệp ngữ không? Ba em rất thương em vì mỗi ngày ba em thường đưa em đi học và ba em thường rước em về khi tan học. Ba em còn chỉ cho em học bài và làm bài ở nhà. Ba em lại hay mua đồ chơi cho em. Ba em cũng hay cho em đi tắm biển Vũng Tàu A. Không ; B. Có 8/ Từ “ nghe” trong đoạn thơ sau đây thuộc dạng điệp ngữ gì? Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ A. Điệp ngữ nối tiếp; C. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ chuyển tiếp; D. Cả A,B,C 9/ Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống Con hổ dùng những cái vuốt nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên nhưng Viên vẫn cố sức quần nhau với ...... A. chú hổ; B. hắn ; C. con súc vật; D. con hổ 10/ Từ “ hào quang” trong câu sau đây sai như thế nào? Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang Sử dụng từ không đúng nghĩa Sử dụng từ không đúng âm Sử dụng từ không đúng chính tả D. Sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp của từ 1.D 2.B 3.B 4.B 5.A 6.B 7.A 8.C 9.D 10.A 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ PHẦN BÀI TẬP ( 5điểm) Câu 1: Tìm câu đặc biệt trong những đoạn văn dưới đây: a) Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại b) Hồng Gai! Bao nhiêu là kỉ niệm hồi ông cụ còn làm cai khu mỏ, tôi thơ kí sở mỏ. Nghèo khổ Câu 2: Viết một đoạn văn có nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn. Gạch dưới trạng ngữ và câu rút gọn. Đoạn tham khảo: Trong một ngày, núi Bà Đen mang nhiều vẻ đẹp khác nhau. Buổi sáng, chân núi xanh thẫm, đỉnh phủ mây trắng: núi bạc đầu. Trưa tới, từ ngọn đến chân, xanh loang lổ, đậm nhạt khác nhau. Chiều về, chuyển sang màu tím than dần dần Câu 1: a) Chừng nửa đêm tới đỉnh b) - Hồng Gai! - Bao nhiêu là kỉ niệm hồi ông cụ còn làm cai khu mỏ, tôi thơ kí sở mỏ. - Nghèo khổ Câu 2: - Viết đúng đoạn văn - Trạng ngữ: + (1) Trong một ngày + (2) Buổi sáng + (3) Trưa tới + (4) Chiều về - Câu rút gọn: Chiều về, chuyển sang màu tím than dần dần 2đ 0,5đ 1,5đ 3đ 1đ 1đ 1đ 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà ghi lại kết quả phần trắc nghiệm ra VBT, làm lại phần bài tập; tự nhận xét ưu khuyết điểm và cách khắc phục khuyết điểm. - Bài mới: Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh : Nghiên cứu kĩ 4 bước của bài văn lập luận chứng minh trong SGK; tập giải 2 đề phần luyện tập 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết :90 Ngày dạy: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được cách làm bài văn lập luận chứng minh b) Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết chung về cách làm bài văn lập luận chứng minh vào việc giải quyết một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. c) Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài, tập giải các bài tập trong SGK, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, gợi tìm, hỏi đáp, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Thế nào là phép lập luận chứng minh? Là kiểu nghị luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm là đáng tin cậy . * GV ghi ra bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm: ?: Lí do nào khiến bài viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng B. Lí lẽ, dẫn chứng đã được thừa nhận C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm D. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm - Đáp án : D

File đính kèm:

  • doc89,90.doc