Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS nắm được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người; Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng, lí lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.

c) Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu văn chương.

2/ CHUẨN BỊ

GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, .

HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, .

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, .

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :97 Ngày dạy: Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG ( Hoài Thanh) 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người; Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh. b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích dẫn chứng, lí lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản. c) Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu văn chương. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, Sách “ Phân tích tác phẩm văn học 7”, tranh, ... HS: Đọc kĩ văn bản, phần chú thích, soạn bài, ... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đọc diễn cảm, gợi tìm, giảng bình, thảo luận nhóm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC ?:Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, đức tính giản dị của Bác được thể hiện qua các mặt nào? - Cách ăn ở, lối sống: Bữa ăn, cái nhà sàn, tự làm những việc có thể làm được (7đ) - Trong lời nói, bài viết vừa giản dị vừa sâu sắc (3đ) ?: Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Luận điểm rõ ràng rành mạch. (3đ ) Dẫn chứng toàn diện, phong phú (3đ) - Xen giữa dẫn chứng là đôi ba ý giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc (4đ) 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật là một trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Đã từng có nhiều quan niệm khác nhau. Quan niệm của nhà văn Hoài Thanh từng phát biểu những năm 30 của thế kỉ XX, cho đến thế kỉ XXI này, vẫn có những điều đúng đắn và sâu sắc. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích - Hướng dẫn: Yêu cầu đọc vừa mạch lạc, rõ ràng vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng. - GV đọc, HS đọc, GV nhận xét - HS đọc phần chú thích ?: Cho biết đôi nét về tác giả? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Em hãy giải thích nghĩa từ “cốt yếu”, “ cặm cụi”? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả: + Cốt yếu : quan trọng, cơ bản, chủ chốt, không thể thiếu. + Cặm cụi : chăm chỉ, chuyên chú, cần mẫn làm việc gì đó. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. ?: Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Hãy nhận xét về cách lập luận của đoạn: từ đầu đến “ ...muôn loài”? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” em hiểu “hình dung” là như thế nào? Và nghĩa của cả câu này là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả Nhiệm vụ thứ hai của văn chương là sáng tạo cuộc sống? Em hiểu thế nào là văn chương có nhiệm vụ sáng tạo cuộc sống? - HS thảo luận 5 phút, theo 6 nhóm, kết quả ghi ra bảng con, treo bảng con, trình bày - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả ?: Văn bản này thuộc loại nghị luận chính trị - xã hội hay nghị luận văn chương? Vì sao? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - GV ghi câu hỏi 4 , SGK,tr.62 lên bảng phụ, HS đọc rồi lên bảng chọn câu trả lời đúng nhất. ?: Tìm một đoạn văn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - Hs đọc ghi nhớ I/ ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 1) Đọc 2) Chú thích : - Tác giả: ... - Từ khó: + Cốt yếu : quan trọng, cơ bản, chủ chốt, không thể thiếu. + Cặm cụi : chăm chỉ, chuyên chú, cần mẫn làm việc gì đó. II/ ĐỌC- TÌM HIỂU VĂN BẢN 1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: - Là lòng thương người. - Lập luận qui nạp: đưa ra một dẫn chứng cụ thể làm cơ sở để giải thích nguồn gốc văn chương. 2) Nhiệm vụ của văn chương: - Phản ánh cuộc sống. - Sáng tạo cuộc sống: nhà văn dựng lên bức tranh về đời sống, thiên nhiên vượt lên trên thực tế, đẹp hơn thực tế. 3) Công dụng của văn chương: - Gợi lòng vị tha. - Gây những tình cảm không có và bồi đắp những tình cảm có sẵn. - Làm đẹp thiên nhiên và cuộc sống. 4) Nghệ thuật. Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh. * Ghi nhớ SGK, tr.63 4.4. Củng cố ?: Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? ?: Nhiệm vụ của văn chương là gì? ?: Nghệ thuật nghị luận của bài văn này có gì đặc sắc? 4.5.Hướng dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Đọc lại văn bản, những nội dung và nghệ thuật của bài; Học thuộc ghi nhớ; đọc phần đọc thêm; Làm BT1 - Bài mới: Tiết 98: Kiểm tra văn: Ôn lại kiến thức về văn học từ tuần 15 của HKI đến tuần 7 của HKII 5/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct97.doc
Giáo án liên quan