Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiết 122: Tiếng Việt: Dấu gạch ngan

1 / MỤC TIÊU

a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối; phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.

b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong khi viết.

c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong viết bài Tập làm văn.

2/ CHUẨN BỊ

- GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, .

- HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,.

3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,.

4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1) Ổn định lớp: kiểm diện

4.2) KTBC:

?: Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Cho VD.

- Công dụng của dấu chấm lửng (7đ)

- VD: Cơm, áo, gạo, tiền bó buộc y. (3đ)

?: Trình bày đáp án phần a, BT3 SGK, tr.123

- HS nêu đáp án, tuỳ mức độ tr2inh bày, GV hi điểm

4.3) Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7116 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 4 - Tiết 122: Tiếng Việt: Dấu gạch ngan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bài cũ: Về nhà nghiên cứu lại những bài tập đã thực hiện trên lớp; Làm các bài tập 8,9,10. - Bài mới: Tiết 122: Dấu gạch ngang: + Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang. + Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối. + Tập giải các bài tập 1,2,3 (130,131) 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết :122 Ngày dạy: 14/04/08 Tiếng Việt : DẤU GẠCH NGANG 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch nối; phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối. b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong khi viết. c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong viết bài Tập làm văn. 2/ CHUẨN BỊ GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập,... 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm,... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Cho VD. - Công dụng của dấu chấm lửng (7đ) - VD: Cơm, áo, gạo, tiền … bó buộc y. (3đ) ?: Trình bày đáp án phần a, BT3 SGK, tr.123 - HS nêu đáp án, tuỳ mức độ tr2inh bày, GV hi điểm 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Trong quá trình học tập, chúng ta thường xuyên gặp dấu gạch ngang. Vậy tác dụng của dấu gạch ngang là gì? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang. - GV treo bảng phụ có ghi mục I.1 - HS đọc ?: Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Từ việc phân tích các câu trên, em hãy cho biết công dụng của dấu gạch ngang? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ. HĐ 2: Hướng dẫn HS phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - HS nhìn lên bảng phụ phần (d) ?: Dấu gạch nối các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. - Hướng dẫn HS tìm hiểu ghi nhớ 2. HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc và xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn: Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả - HS đọc và xác định yêu cầu BT3 - Hướng dẫn: Đặt 2 câu, mỗi câu phải thoả mãn 2 điều kiện: có dùng dấu gạch ngang, đảm bảo về nội dung theo yêu cầu. - HS lên bảng làm, dưới làm ra VBT - HS nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt kết quả I/ CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG: VD: a) Đánh dấu bộ phận giải thích. b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c. Dùng để liệt kê. d. Nối các từ trong một liên danh. * Ghi nhớ 1 SGK, tr.130 II/ PHÂN BIỆT DÂU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI: - Dùng để nối hai tiếng trong từ phiên âm Va-ren - Cách viết: Dấu gạch nối viết ngắn hơn dấu gạch ngang. * Ghi nhớ 2 SGK, tr.130 III/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 a) Đánh dấu bộ phận giải thích b. Đánh dấu bộ phận giải thích c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật (dấu gạch ngang thứ nhất) và đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích (dấu gạch ngang thứ hai) d. Nối các bộ phận trong một liên danh. e. Nối các bộ phận trong một liên danh. Bài tập 2 Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài. Bài tập 3 a) Thiện Sĩ- con Sùng ông và Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, cón gái Mãng ông, một nông dân nghèo. b) Cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước hôm nay qui tụ đầy đủ tại đây- kể cả đại diện các huyện đảo xa xôi. 4.4. Củng cố ?: Dấu gạch ngang có những công dụng nào? ?: Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ: Về nhà học thuộc ghi nhớ; nghiên cứu bài- nhất là các VD và bài tập để hiểu sâu thêm. - Bài mới: Tiết 123: Ôn tập Tiếng Việt: Nghiên cứu kĩ 2 sơ đồ trang 132 và 2 sơ đồ trang 144 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết :123 Ngày dạy: 18/04/08 Tiếng Việt : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu, các dấu câu đã học ở lớp 7. b) Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng các kiểu câu, các dấu câu đã học ở lớp 7. c) Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng các đơn vị kiến thức kể trên. 2/ CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, bảng phụ... - HS: Nghiên cứu kĩ 4 sơ đồ trong SGK, … 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Qui nạp, hỏi đáp, gợi tìm, ... 4/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 4.1) Ổn định lớp: kiểm diện 4.2) KTBC: ?: Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Cho VD. - Công dụng (6 đ) - VD: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu (4đ) ?: Phân biệt sự khác nhau của dấu gạch ngang và dấu gạch nối? Nêu VD về dấu gạch nối. - Phân biệt ( 6đ) - VD: in-tơ-nét (4đ) 4.3) Bài mới a- Giới thiệu: Để hệ thống hoá về các kiểu câu, các dấu câu đã học ở lớp 7, đồng thời rèn luyện các kĩ năng thực hành các loại kiến thức đó nên hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập Tiếng Việt. b- Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy HĐ 1: Hướng dẫn HS ôn lại các kiến thức lí thuyết cơ bản: - GV treo bảng phụ có sơ đố 1. ?: Có mấy kiểu câu đơn? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Thế nào là câu nghi vấn? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Thế nào là câu trần thuật? Cho VD. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Thế nào là câu cầu khiến? Cho VD. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Thế nào là câu cảm thán? Cho VD. - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. Thế nào là câu bình thướng? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Thế nào là câu đặc biệt? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. Yêu câu HS đọc bảng sơ đồ thứ hai trên bảng phụ. ?: Dấu chấm dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Dấu phẩy dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Dấu chấm phẩy dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Dấu chấm lửng dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. ?: Dấu gạch ngang dùng để làm gì? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung; GV nhận xét, chốt ý. HĐ 2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập - HS đọc và xác định yêu cầu BT1 ( truyện “Mất rồi” trang 17 SGK) - Hướng dẫn: Phân biệt câu theo mục đích nói. - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. BT2: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu chấm lửng trong truyện cười “Mất rồi” BT 3: GV treo bảng phụ có đoạn văn - Chuột Cống bị vuốt Mèo cào rách một miếng da (?) mũi chảy máu (?) Nhưng đã quen nhiều trận (?) Chuột Cống vẫn không hề nao núng (?) quay lại (?) cứ lùi lũi xông đến. ?: Hãy điền dấu thich hợp vào chổ trống (?) trong đoạn văn trên - HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra VBT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt kết quả. I/ LÍ THUYẾT: 1) Các kiểu câu đơn: a) Câu đơn phân loại theo mục đích nói. - Câu nghi vấn VD: Câu đơn là gì? - Câu trần thuật: VD: Tôi là học sinh. - Câu cầu khiến: VD: Anh hãy chuyển dùm tôi bức thư này cho chị ấy nhé. - Câu cảm thán: VD: Ôi, bông hoa đẹp quá! b) Phân loại theo cấu tạo: - Câu bình thường. - Câu Đặc biệt. VD: Mùa xuân 2) Các dấu câu đã học: - Dấu chấm. - Dấu phẩy - Dấu chấm phẩy. - Dấu chấm lửng. - Dấu gạch ngang II/ LUYỆN TẬP Bài tập 1 - Trần thuật: 1,3,5,6,7,8,10,11,12,14,16 - Cầu khiến: 4 - Cảm thán: 2 Nghi vấn: 9,13,15 Bài tập 2 - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Dấu chấm lửng: biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước. Bài tập 3 - Đáp án: … (,) … (.) … (,) …(,) … (,) … - Tôi đi học Tiếng anh do thầy Tươi dạy. 4.4. Củng cố ?: Nếu phân loại theo mục đích nói, câu đơn có những kiểu nào? ?: Phân biệt theo cấu tạo câu đơn có các kiểu nào? ?: Nêu các dấu câu và công dụng của chúng? 4.5. Hường dẫn HS học bài ở nhà - Bài cũ:Nghiên cứu bài và bài tập để hiểu sâu thêm; Nghiên cứu kĩ các sơ đồ. - Bài mới: Tiết 124: Văn bản báo cáo: + Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo. + Giải các bài tập 1,2 (136) 5/ Rút kinh nghiệm . Tiết : 124 Ngày dạy: 18/04/08 Tập làm văn : VĂN BẢN BÁO CÁO 1 / MỤC TIÊU a) Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm; hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo. b) Kĩ năng: Biết viết văn bản báo cáo đúng qui cách; nhận ra những sai sót khi viết văn bản báo cáo. c) Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần say mê học Tập làm văn. 2/ CHUẨN BỊ - GV: Nghiên cứu sách TKBGNV7, SGV, ... - HS: Nghiên cứu kĩ bài ở nhà; tập giải các bài tập, sưu tầm một số văn bản báo cáo, … 3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

File đính kèm:

  • doc123.doc