Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu rõ liên kết là một trong những dặc tính quan trọng nhất của văn bản .

- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- Khái niệm về liên kết trong văn bản.

- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.

 2. Kĩ năng:

- Nhận biết và phân tích tính liên kết trong văn bản.

- Viết các đoạn văn bài văn co tính liên kết.

 3. Thái độ:

 - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết

 

docx3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 4 Ngày soạn: 19/08/2011 Ngày dạy: 22/08/2011 Tiết 04: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu rõ liên kết là một trong những dặc tính quan trọng nhất của văn bản . - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Khái niệm về liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích tính liên kết trong văn bản. - Viết các đoạn văn bài văn co tính liên kết. 3. Thái độ: - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thực hành . D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định : 2. Bài cũ:Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể hiện ntn?Qua các phương tiện gì ? Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản HS: Đọc VD được ghi ở sgk/17 vào bảng phụ. ? Theo em, đọc mấy dòng ấy En-ri-cô có thể hiểu được điều gì bố muốn nói chưa?(chưa) * GV giảng: Chúng ta đều biết lời nói không thể hiểu được rõ khi các câu văn diễn đạt sai ngữ pháp. ? Trường hợp này có phải như thế không?(không) ? Vậy En-ri-cô chưa thật hiểu rõ vì lí do gì?Hãy tìm lí do xác đáng trong các lí do nêu dưới đây: 1. Vì các câu văn viết còn khó hiểu. 2. Vì các câu văn mục đích chưa thật rõ ràng. 3. Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết HS :Phát biểu. * GV giảng: Chỉ có câu văn chính xác rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản. Không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn trong đó không nối liền. ? Vậy muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì phải có tính chất gì? ? Liên kết có vai trò ntn? Hs : Trao đổi (2) trình bày. HS : Đọc VD được ghi ở mục 2 sgk/18 vào bảng phụ. ? So sánh những câu trên với nguyên văn bài viết Cổng trường mở ra và cho biết người viết đã chép thiếu hay sai ở chỗ nào? Hs : Phát hiện. ? Vậy em thấy bên nào có sự liên kết,bên nào không có sự liên kết? *GV chốt: Những VD cho thấy các bộ phận của văn bản thường phải được gắn bó, nối buộc với nhau nhờ những phương tiện ngôn ngữ (từ,câu) có tính liên kết. GV: Chuyển ý HS : Đoạn văn bài 2 sgk/19 ? Đoạn văn trên giữa các câu có những từ ngữ liên kết hay không?.Hãy chỉ ra và gạch dưới các từ ngữ đó trong đoạn văn? Hs: Phát biểu. ? Tóm lại: Văn bản rất cần sự liên kết ở những mặt nào? * GV khái quát lại bài, gọi hs đọc ghi nhớ * HỌAT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1/19: Sắp xếp câu văn theo một thứ tự hợp lý HS làm vào vở,sau đó gọi đứng dậy trình bày. Bài 3/19 (HS thảo luận)Điền từ thích hợp để các câu liên kết với nhau. I. BÀI HỌC : 1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: a. Tính liên kết của văn bản: VD: Bảng phụ ® Các câu chưa nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lý. Þ Chưa liên kết. b. Ghi nhớ mục 1 : - Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở nên có nghĩa ,dễ hiểu . 2. Phương tiện liên kết: a. Liên kết về hình thức: - Một ngày kia……còn bây giờ ® Phép nghịch đối - Giấc ngủ đến với con,gương mặt thanh thoát của con ® Phép lặp Þ Cần có sự liên kết về mặt hình thức(sử dụng những phương tiện liên kết). b. Liên kết về nội dung: VD: Bài tập 2 sgk/19 - Tôi nhớ đến mẹ tôi…………mẹ tôi ……sáng nay…………chiều nay….. ® Có sự liên kết về mặt hình thức nhưng chưa có sự liên kết về mặt nội dung. Þ Cần có sự liên kết về mặt nội dung. *. Ghi nhớ : II. LUYỆN TẬP: Bài 1/19 (1) Một quan chức…..như sau: (4) “Ra….này!”.(2)Và ông……hành lang (5)nghe lời… các cô.(3)Các thầy…hs Bài 3/19 Bà ơi! …hình bóng của bà…bà trồng cây,cháu chạy…Bà bảo khi nào…bà …cháu….Thế là bà ôm cháu vào lòng,hôn cháu…. E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học bài,làm bài tập còn lại - Tìm hiểu phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học. - Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê. F. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………… ********************************************

File đính kèm:

  • docxNgu van 7 Lien ket trong van ban.docx
Giáo án liên quan