Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

Giúp học sinh nắm được:

· Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta.

· Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn.

2- Kỉ năng :

· Xác định câu chốt của bài và những câu có hình ảnh trong bài.

· Biết cách viết văn nghị luận.

3-Thái độ :

 Ăn nói mạch lạc , lễ phép .

II/ CHUẨN BỊ :

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/01/08 Tiết : 81 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ( Hồ Chí Minh ) I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : Giúp học sinh nắm được: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực của bài văn. 2- Kỉ năng : Xác định câu chốt của bài và những câu có hình ảnh trong bài. Biết cách viết văn nghị luận. 3-Thái độ : = Ăn nói mạch lạc , lễ phép . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 7. Bình giảng Ngữ văn 7. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) H1: Đọc thuộc 4 câu đầu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu nội dung cơ bản? ( Đọc thuộc lòng, diễn cảm) Nội dung trả lời : Câu 1: Đề cao giá trị của con người so với mọi thứ của cải. Người quí hơn của rất nhiều lần. Câu 2: Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người. Câu 3: Khuyên con người, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ sự trong sạch, không làm điều xấu xa, trái với lương tâm. Câu 4: Khuyên con người muốn sống có văn hóa, lịch sự thì cần phải học từ cái nhỏ đến cái lớn, từ cái đơn giản đến cái phức tạp. 3. Bài mới: +Giới thiệu bài mới: (1 phút) Chúng ta đã biết: Văn nghị luận viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có trong thực tế cuộc sống thì mới có ý nghĩa và tác dụng. Trong kho tàng nghị luận Việt Nam, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đánh giá là một trong những áng văn nghị luận kiểu chứng minh tiêu biểu, mẫu mực. Áng văn ấy đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân tộc Việt Nam có một lòng nồng nàn yêu nước. TL HOẠT Đ ỘNG C ỦA GV HOẠT Đ ỘNG C ỦA HS KI ẾN TH ỨC Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. * GV hướng dẫn HS đọc. ( Đọc mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm. Lưu ý các động từ : lướt, nhấn, có, các quan hệ từ :Từ … đến …, các hình ảnh so sánh … cần được đọc với giọng phù hợp.). GV đọc. GV gọi HS đọc. GV gọi HS đọc chú thích. * GV giới thiệu về Hồ Chí Minh. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiểu văn bản. H1: Văn bản này bàn luận về vấn đề gì? H2: Em hãy tìm câu văn nào thâu tóm vấn đề trên? H3: Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài? * GV: Xác định bố cục của bài cũng chính là thấy được trình tự lập luận của tác giả. Nghệ thuật lập luận trong bài nổi bật là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng. * * GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả. H4 : Để chứng minh cho nhận định “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp trình tự ra sao? * GV: Tác giả không lập luận bằng lí lẽ chung chung mà nêu các dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch và sáng tỏ. Đoạn trước nêu những trang sử sáng ngời của các vị anh hùng. Đoạn này là các dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến. * GV: hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật diẫn đạt của bài văn. H5: Trong bài văn tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh nào? H6: Em có nhận xét gì về tác dụng của những biện pháp so sánh đó? H7: Bên cạnh nghệ thuật so sánh tác giả còn sử dụng nghệ tuật nào? Tác dụng? * GV gọi HS đọc đoạn 4. H8: Em hãy tìm câu mở đầu và câu kết trong đoạn văn trên? H9: Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo trình tự nào? H10: Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “Từ … đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào? * GV: Đoạn kết, tác giả dùng lí lẽ để xoáy sâu, nhấn mạnh luận đề. Tác giả so sánh lòng yêu nước như thứ của quí. Có khi …. Nhưng cũng có khi … 3 câu văn ngắn có 2 câu rút gọn sinh động, giúp người đọc, người nghe lòng yêu nước thể hiện bằng 2 trạng thái tiềm tàng kín đáo và bộc lộ rõ ràng, trực tiếp. Ý tưởng sâu sắc, mang tầm khái quát cao, nhưng lời văn, ngôn từ gản dị…. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. H11: Theo em, bài văn làm sáng tỏ một chân lí. Đó là chân lí gì? H12: Nghệ thuật bài văn này có đặc điểm gì nổi bật? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. H13: Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 đến 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “Từ … đến …” Hoạt động củng cố : GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 27. HS đọc. HS đọc chú thích. TL: Bài văn nghị luận về: Lòng yêu nước của nhân dân ta. TL: Câu chốt: Tên đề bài (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.), Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. TL: Bố cục 3 phần: Phần 1: Đoạn 1 Khẳng định về giá trị của lòng yêu nước. Phần 2: Đoạn 2,3. Chứng minh tình thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay. Phần 3: Đoạn 4. Bàn luận về lòng yêu nước và xác định nhiệm vụ phải phát huy tinh thần yêu nước đó trong cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước. TL: Tác giả đưa ra dẫn chứng rồi sắp xếp trình tự từ xưa cho đến nay: + Từ các cụ gì tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ. + Từ những kiều bào … đến đồng bào vùng tạm bị chiếm. + Từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi. + Từ những chiến sĩ … đến những công chức ở hậu phương ….. + Từ những phụ nữ …. đến các bà mẹ… + Từ những nam nữ … đến những đồng bào chủ điền …. HS tìm hiểu những đặc sắc trong nghệ thuật diẫn đạt của bài văn. TL: Hình ảnh so sánh: + Tinh thần yêu nước như làn sóng … nó lướt qua mọi sự nguy hiểm… + Tinh thần yêu nước cùng như các thứ của quý. TL: Giúp người đọc hình dung tinh thần yêu nước một cách cụ thể như có thể nhìn thấy được. TL: Dùng lối liệt kê: + Từ … đến … + Từ … đến … * Tác dụng: Biểu hiện sự đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, trong, mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp. HS đọc. TL: Câu mở đầu: Đồng bào ta ngày nay …. ngày trước. Câu kết: Những cử chỉ cao … yêu nước. TL: Các dẫn chứng được sắp xếp theo quan hệ lứa tuổi: già - trẻ, quan hệ từ xa đến gần, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp….. TL: Các sự việc và con người có mối quan hệ: thể hiện sự đồng tâm, nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng yêu nước bằng cách tham gia kháng chiến. TL: Làm sáng tỏ chân lí “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” TL: Cách sắp xếp các luận cứ rất hợp lí đã minh chứng rõ lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bài viết có sức thuyết phục cao. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Bài văn nghị luận về: Lòng yêu nước của nhân dân ta. 2. Bố cục 3 phần: Phần 1: Đoạn 1 Khẳng định về giá trị của lòng yêu nước. Phần 2: Đoạn 2,3. Chứng minh tình thần yêu nước của dân tộc ta từ xưa đến nay. Phần 3: Đoạn 4. Bàn luận về lòng yêu nước, xác định nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến, xây dựng đất nước. 3. Nghệ thuật lập luận của tác giả: Tác giả đưa ra dẫn chứng rồi sắp xếp trình tự từ xưa cho đến nay: + Từ các cụ gì tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ. + Từ những kiều bào … đến đồng bào vùng tạm bị chiếm. … 4. Những đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của bài văn. Hình ảnh so sánh. Giúp người đọc hình dung tinh thần yêu nước một cách cụ thể như có thể nhìn thấy được. Dùng lối liệt kê. Biểu hiện sự đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, trong, mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp. - Các sự việc và con người có mối quan hệ: đồng tâm, nhất trí, thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng yêu nước bằng cách tham gia kháng chiến. - Các dẫn chứng được sắp xếp theo quan hệ lứa tuổi: già trẻ, quan hệ từ xa đến gần, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp….. 5. Tổng kết: - Làm sáng tỏ chân lí “Dân ta có một lòng nòng nàn yêu nước.” - Cách sắp xếp các luận cứ rất hợp lí đã minh chứng rõ lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Bài viết có sức thuyết phục cao. III/ Luyện tập: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Chọn và học thuộc một đoạn văn bản mà em tâm đắc. Đọc và soạn bài “Câu đặc biệt”. BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T81.doc