Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Cao Viên năm học 2012-2013

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

 1. Kiến thức

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với đứa con trong văn bản.

 2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.

- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.

- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

 

doc358 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Cao Viên năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 1 Ngµy so¹n: 15/8/2012 V¨n b¶n: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA. (Theo LÍ LAN). I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường. - Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em tương lai nhân loại. - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng. - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với đứa con trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ. - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con. - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Từ lớp 1->lớp 7, em đã có 7 lần khai trường, ngày khai trường lần nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên ai lµ ng­êi đưa em đến ? Em có nhớ đêm trước ngày khai trường mẹ em đã nghĩ gì và làm những gì cho em không? Để trả lời câu hỏi đó bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ: GV nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng: Có nội dung gần gũi với đời sống thực tế, thường đề cập đến những vấn đề bức thiết đang đặt ra với con người nhất là trong đời sống hiện đại. VBND có cách tổ chức khá tự do, nó có thể sử dụng nhiều kiểu tổ chức VB khác nhau miễn là nói lên được vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong đời sống và được nhiều người quan tâm. HĐ2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản. * GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện tâm trạng nhân vật * GV đọc-3 học sinh đọc nối tiếp. ? Em hãy tóm tắt lại văn bản? Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi, xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai trường đầu tiên...Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật- một ngày lễ thực sự của toàn xã hội- nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con. ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? ? Cổng trường mở ra thuộc kiểu vb nào? ? VB đã dùng phương thức biểu đạt nào? ? Em hãy trình bày đại ý của văn bản (Tác giả viết về ®iÒu gì, việc gì?) ? Theo em vb có thể chia làm mấy phÇn? ? Néi dung tõng phÇn? - Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường - Tâm trạng của người mẹ khi nhớ lại ngày đầu tiên mẹ đi học - Cảm nghĩ của người mẹ về ngày khai trường của nước Nhật - Cảm nghĩ của mẹ về nhà trường. H§3 ? Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng người mẹ và đứa con có gì khác nhau? ? Điều đó thÓ hiện ở chi tiết nào trong bài? ( Cho hs tìm chi tiết diễn tả cảm xúc vui sướng của con và việc làm, suy nghĩ của mẹ trong đêm trước ngày khai trường) ? Trong đêm không ngủ, tâm trí mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào? Nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một. Nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường… ? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Có thể mẹ lo cho con hay mẹ nghĩ về ngày xưa của mình, hay vì 1 lý do nào khác? - Mẹ mừng vì con đã lớn khôn, hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con, thương yêu con, luôn nghĩ về con. * Đọc đoạn: "Cái ấn tượng…vừa bước vào” ? Khi nhớ lại những kỉ niệm xưa, mẹ có những cảm xúc gì? ? Tìm những từ ngữ miêu tả cảm xúc của mẹ nhận xét và nêu tác dụng của cách dùng từ đó? ? Trong văn bản, có phải mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? “Mẹ không trực tiếp nói với ai cả, mẹ nhìn con ngủ như nói với con, nhưng thực ra mẹ nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm riêng của mình” ? Qua đây, em thấy mẹ là người ntn? * HS đọc đoạn cuối VB. ? Trong đêm không ngủ, ngoài sự lo lắng cho con, mẹ còn suy nghĩ đến điều gì? ? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ? Vì sao mẹ lại liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật Bản? Mẹ mong muốn toàn xã hội quan tâm đến gd ? Em hãy tìm một số từ ghép trong đoạn cuối ? - Khai trường, giám hiệu, phụ huynh, giáo dục, khai giảng... Thảo luận ? Kết thúc bài mẹ nói "... bước qua... thế giới diệu kì sẽ mở ra"? Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? ? Qua thực tế, em thấy nhà trường đem đến cho em những điều gì? - Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người: Phía sau cánh cæng tr­êng kia lµ c¶ mét thÕ giíi v« cïng hÊp dÉn ®èi víi nh÷ng ng­êi ham hiÓu biÕt, yªu lao ®éng vµ yªu c/s, thÕ giíi cña nh÷ng tri thøc bao la, cña t×nh b¹n, t×nh thÇy trß nång Êm tha thiÕt, ch¾p c¸nh cho chóng ta bay cao, bay xa tíi những ch©n trêi cña ­íc m¬ vµ kh¸t väng. - Tin tưởng ở sự nghiệp GD. - Khích lệ con đến trường học tập. ? Ở nước ta, ngày khai giảng còn được gọi là ngày gì? - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. H§3: Hướng dẫn HS nắm ghi nhớ ? Vậy häc xong VB này, chóng ta cÇn nhí điều gì? (ND, NT) ? Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả ở đây? * Học sinh đọc ghi nhí. H§4: Hướng dẫn HS luyện tập - HS tả ngắn gọn bằng miệng - Bài hát Ngày đầu tiên đi học I. Đọc -Tìm hiểu chung 1. Đọc-tóm tắt. 2. Chú thích a. Tác giả, tác phẩm - Lí Lan sinh năm 1957- quê: Miền Nam. Ông là nhà văn có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Là dịch giả của bộ chuyện nổi tiếng Harry Potter. - Là một bài kí đăng trên báo Yêu trẻ. b. Thể loại-phương thức biểu đạt. - Văn bản nhật dụng. - Biểu cảm c. Đại ý: VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. 3. Bố cục: 2 phÇn - Từ đầu...mẹ vừa bước vào: Nỗi lòng yêu thương của mẹ - Còn lại: Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường II: Đọc –Tìm hiểu chi tiết 1. Tâm trạng của người mẹ: Mẹ Con -Chuẩn bị quần áo - Giấc ngủ đến dễ giày dép, cặp sách dàng như uống một cái kẹo…, -Đắp mền, buông - Háo hức nhưng mùng, dọn đồ chơi chỉ một lát là ngủ nhìn con ngủ, -Nhớ lại kỉ niệm xưa - Chỉ có mối bận tâm là dậy giờ cho đúng giờ =>Không ngủ được => Giấc ngủ đến trằn trọc, thao thức, dễ dàng, thanh suy nghĩ triền miên thản, nhẹ nhàng, vô tư - Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến. ->Từ láy: gợi tả cảm xúc phức tạp trong lòng người mẹ. -> Đối thoại hoá ra độc thoại: Tạo nên chất giọng tâm tình có taá dụng truyền cảm cao. Khắc sâu và làm nổi bật tâm trạng, tâm tư tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng lời trực tiếp: Hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng. à Một người mẹ sâu sắc, yêu thương con hết mực và luôn tin tưởng ở tương lai của con cái. 2. Vai trò của nhà trường: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm... đi chệch cả hàng dặm sau này” “... bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra” - Nhà trường mang lại cho em ánh sáng tri thức, đạo lý, tư tưởng tình cảm, tình bạn, tình thầy trò. àKhẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. III. Tæng kÕt Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập: Hãy miêu tả bằng miệng quang cảnh ngày hội khai trường của trường em? 4. Củng cố - Tâm trạng của mẹ trước ngày khai trường của con ntn? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Làm bài tập số 2 sgk , bài 6 SBT - Soạn bµi: Mẹ tôi + Đọc đúng các từ mượn + Trả lời câu hỏi theo hướng dẫn. ------------------------------------------------------------------------ Tiết 2 Ngày soạn: 16/8/2012 Văn bản MẸ TÔI (Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và người mẹ được nhắc đến trong bức thư. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, soạn bài, chuẩn bị truyện: Những tấm cao cả. 2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong SGK. IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: Bài học sâu sắc mà em rút ra được từ văn bản “Cổng trường mở ra” là gì? 3. Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu bài Rất nhiều nhà văn, nhà thơ ca ngợi về người mẹ ở nhiều khía cạnh khác nhau, Et-môn-đô đơ Amixi cũng có một cách thể hiện riêng. Cách thể hiện đó ntn, bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – Hiểu VB. * Đọc: VB được viết dưới dạng bức thư tâm tình; đọc phải thể hiện được tình cảm, thái độ của người cha đối với con. * Cho hs tóm tắt VB ? Trình bày một vài nét về t/g? - Et-môn-đô đơ Amixi (1246-1908) nhà văn Italia, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiến (đoạn trích Mẹ tôi ) - Ông còn là t/g của các cuốn sách: Cuộc đời của các chiến binh, Những tấm lòng cao cả, Cuốn truyện của người thầy, Giữa trường và nhà. - Nội dung chủ yếu của các cuốn sách là mối quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bạn bè... ? Hãy cho biết kiểu loại của văn bản ? ? Trong các phương thức sau, đâu là phương thức chính được dùng để tạo lập VB? Kể chuyện người mẹ. Kể chuyện người con Biểu hiện tâm trạng của người cha ? Trình bày đại ý VB? ? VB được chia làm mấy phần? HĐ3: Hướng dẫn hs tìm hiểu chi tiết. ? Đoạn mở đầu VB cho ta biết nguyên nhân và mục đích bố viết thư cho En-ri-cô, nguyên nhân đó là gì và mục đích bố viết thư cho En-ri-cô? - Người con đã thốt ra một lời nói thiếu lễ độ với mẹ, bố đã viết thư để cảnh cáo và phê phán 1 cách nghiêm khắc thái độ sai trái của con trai. ? Em hãy giải thích từ lễ độ và tưởng tượng ra người con đã thiếu lễ độ với mẹ như thế nào? - Lễ độ: thái độ được coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp ® HS có thể tưởng tượng. ? H/a người mẹ hiện lên qua các chi tiết nào? ? Qua đây, em thấy mẹ là người như thế nào? - Dành hết tình yêu thương cho con, quên mình vì con...Đó là những phẩm chất hết sức cao quí của bất cứ người mẹ nào. ? Khi thấy En-ri-cô nói ra những lời thiếu lễ độ với mẹ, người bố đã có thái độ như thế nào? - Rất tức giận. Nhưng chưa mắng con ngay, mà đưa ra những lời nhắn nhủ, lời khuyên sâu sắc. ? Người cha đã nhắn nhủ với con những gì? (Y/c hs tìm trong VB những lời khuyên, lời nhắn nhủ đó) ? Theo em, đây là những lời khuyên ntn? Và em hiểu gì về người cha qua những lời khuyên này? ? Sau khi khuyên nhủ con, người cha đã có thái độ ra sao với con? ? Thái độ đó thể hiện ở những câu nói nào? ? Một câu nói có hình ảnh so sánh rất sâu sắc về nỗi đau của bố khi thấy con hỗn với mẹ. Hãy tìm câu văn đó? ? N/x sự so sánh ở trong câu đó? Tác dụng ? ? Sự so sánh đó cho thấy cảm xúc nào của người cha? ? Vì sao người cha cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy? - Cha vô cùng yêu quí mẹ và đứa con. Cha vô cùng thất vọng vì đứa con hư, phản lại tình yêu thương của cha mẹ. ? Nhát dao hỗn láo ấy đâm vào trái tim người cha, vậy nó có làm đau trái tim của mẹ không? - Đau hơn gấp bội phần vì trái tim người mẹ chỉ có một chỗ dành tình yêu thương cho con. ? Thái độ đó còn được thể hiện ở những câu nào trong bức thư? ? Em hiểu gì về người cha từ câu nói: Bố rất yêu con...thà rằng...con hơn...? ? TG đã dùng phép SS nào trong câu nói đó, và nó có tác dụng ntn? - Ông là người cha hết mực yêu thương con nhưng còn là người yêu sự tử tế, căm ghét sự bội bạc. Là người cha có tình cảm yêu ghét rõ ràng ? Người bố bày tỏ thái độ với con bằng những yêu cầu gì? ? Bố khuyên con... phải xin lỗi mẹ không phải vì sợ bố mà do sự thành khẩn...em hiểu bố mong muốn điều gì qua lời khuyên đó? - Người cha muốn con thành thật. Muốn con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng mà không phải vì sự bố ? Giọng điệu của người cha trong những câu nói đó có gì đặc biệt? Nó có tác dụng ntn trong việc giáo dục đứa con? « En –ri –cô à.......” nhắc tên con kèm theo từ “ạ” ? Khi đọc bức thư, điều gì khiến En-ri-cô xúc động? - Thư của bố gợi nhớ người mẹ hiền. Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng nên En-ri-cô thấy xấu hổ và nhục nhã. ? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư? - Tình cảm sâu sắc thường kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng một cách ứng xử trong gia đình, ở trường và xã hội - Lời dạy thấm sâu vào tâm hồn con ? Qua đây, ta thấy bố là người ntn? ( Đọc cho hs nghe đoạn Những lời cảm ơn của En-ri-cô dành cho bố, mẹ trong Đọc- hiểu văn bản T/21) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm ghi nhớ HS đọc sgk (2 em) Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập * Thảo luận ? Tại sao nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con mà nhan đề lại là "Mẹ tôi"? * Hướng dẫn hs làm BT2 I. Đọc - tìm hiểu chung: 1.Đọc-tóm tắt En-ri-cô có thái độ thiếu lễ độ đối với mẹ. Bố biết chuyện đã viết cho En-ri-cô một bức thư với những lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô...Trước cách ứng xử tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận. 2. Chú thích a. Tác giả - tác phẩm  - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi(18460-1908) là nhà văn Ý có nhiều tp xuất sắc. - Trích “Những tấm lòng cao cả” b. Kiểu loại- phương thức biểu đạt: - VB nhật dụng - Viết thư. - Biểu cảm c. Đại ý: Thái độ của người cha đối với lời nói vô lễ của En-ri-cô đối với mẹ 3. Bố cục: phần - Từ đầu...con mất mẹ: Hình ảnh của người mẹ - Còn lại: Lời nhắn nhủ dành cho con. II. Đọc –Tìm hiểu chi tiết 1. Hình ảnh người mẹ ...mẹ thức suốt đêm...trông chừng hơi thở hổn hển...quằn quại...khóc nức nở...sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn... Người mẹ có thể hy sinh... đi ăn xin để nuôi con...hi sinh tính mạng để cứu sống con. à Người mẹ hết lòng thương yêu con, hy sinh tất cả cho con 2. Thái độ và lời nhắn nhủ của người bố với En-ri-cô ...Dù con có lớn khôn khoẻ mạnh...là một đứa trẻ tội nghiệp...cay đắng nhớ lại lúc làm mẹ đau lòng... ...Lương tâm con sẽ không một chút nào yên tĩnh...tâm hồn con như bị khổ hình ...Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng...Xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. à Lời khuyên nhẹ nhàng, chân thành và sâu sắc. Chứng tỏ cha là người vô cùng yêu quí gia đình, yêu thương con cái, người cha đã có được tình cảm thiêng liêng dành cho những đứa con. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy - Hình ảnh so sánh-> Bố hết sức đau lòng trước sự thiếu lễ độ của đứa con hư. ... Bố không thể nén cơn tức giận... ...Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. - So sánh hơn kém ® thấy được mức độ đau đớn và sự nghiêm khắc của người bố khi răn dạy con ...Trong một thời gian dài, con đừng hôn bố Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ Con phải xin lỗi mẹ...cầu xin mẹ hôn con... - Lời nói rất nhẹ nhàng yêu thương nhưng dứt khoát, nghiêm khắc mà trìu mến  àBố là người hết lòng yêu thương con, yêu quí tình cảm gia đình. Nhưng đồng thời cũng rất kiên quyết và nghiêm khắc trước hành động sai trái của đứa con. III. Tổng kết. * Ghi nhớ: SGK/T12 VI. Luyện tập: Nhan đề: - Nhan đề do tác giả đặt - Khi mới đọc thì hình thức là thư nhưng đọc kĩ nội dung thì hình ảnh người mẹ là xuyên suốt và chủ đề cũng xoay quanh người mẹ. 4. Củng cố ? Từ VB này, em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người? - Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả và con cái không có quyền hư đốn, không đợc phép chà đạp lên tình cảm đó. ? Em đã bao giờ có thái độ không đúng với cha mẹ chưa, suy nghĩ của em về việc đó ? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà Học thuộc ghi nhớ. Nắm nội dung bài học. - Tìm một số câu tục ngữ, ca dao nói về công lao của mẹ - Soạn bài : "Cuộc chia tay của những con búp bê" + Tóm tắt nội dung. + Chuẩn bị kỹ câu hỏi thảo luận ----------------------------------------------------------------------- Tiết 3 Ngày soạn: 17/8/2012 TỪ GHÉP I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. - Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập. - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.Lưu ý: HS đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại từ ghép. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập - Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. 2. Kỹ năng: - Nhận diện các loại từ ghép. - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ. - Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát. III. CHUẨN BỊ 1.Thầy: - Phương pháp: Quy nạp, thảo luận - Chuẩn bị: Nghiên cứu, soạn bài, bảng phụ 2.Trò: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 6 và bài mới IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Ôn lại kiến thức từ ghép ở lớp 6 ? Thế nào là từ đơn và từ phức? 3. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: GV nhắc lại kiến thức về từ: - Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. - Từ phức là những từ có hai tiếng trở lên. Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. + Từ ghép: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. Có hai loại từ ghép là từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ. + Từ láy: là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm. Hoạt động 2: * Cho hs đọc VD trên bảng phụ. ? Trong các từ ghép trên, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? ? SS 2 từ: bà ngoại, bà nội; thơm phức, thơm ngát? - Bà ngoại và bà nội có một nét chung về nghĩa là bà. Nhưng nghĩa của bà ngoại và bà nội khác nhau do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ ngoại, nội - Thơm phức và thơm ngát có một nét chung là thơm. Nhưng nghĩa của 2 từ này lại khác nhau do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ phức và ngát ? Vậy thế nào là tiếng chính, thế nào là tiếng phụ? ? Em có n/x gì về trật tự các tiếng trong các từ ấy? ? Thế nào là từ ghép chính phụ? ? Em hãy tìm thêm 1 số VD về từ ghép chính phụ? - Ngoan ngoãn, xe đạp, nhiệt kế, xanh lè… * HS quan sát ngữ liệu trên bảng phụ. ? Hai từ quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao? - Không phân ra tiếng chính tiếng phụ vì chúng ngang nhau (bình đẳng) về mặt ngữ pháp. * Lưu ý: - Trật tự của một số từ ghép đẳng lập có thể đổi chỗ cho nhau(không phổ biến) VD: quần áo-> áo quần; nhà cửa-> cửa nhà… - Các tiếng trong từ ghép ĐL phải cùng phạm trù từ loại: VD: Cùng DT: nhà cửa, trâu bò…cùng ĐT: đi đứng, tắm giặt… ? Lấy VD về từ ghép đẳng lập? - Sách vở, xinh đẹp, vui tươi, đi đứng… * GV hệ thống lại cho hs đọc phần ghi nhớ 1 sgk HĐ3 ? Hãy giải thích nghĩa của từ bà ngoại và bà nội? ? Hãy so sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? * GV phân tích và đưa ra KL ->Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà ? Tương tự nghĩa của từ thơm phức và thơm (thơm phức, lừng, ngát)? *GV phân tích và đưa ra KL. ->Nghĩa của thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm ? Qua phân tích em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ với nghĩa của tiếng chính? * HS quan sát ngữ liệu bảng phụ ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng? * GV phân tích và KL -> Nghĩa của từ quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. ? Qua so sánh nghĩa chung và nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đẳng lập em có nhận xét gì? * HS đọc ghi nhớ SGK I. Các loại từ ghép 1. Ví dụ 1: Bà ngoại thơm phức chính phụ chính phụ - Tiếng bổ sung nghĩa là tiếng phụ, tiếng được bổ sung nghĩa là tiếng chính. - Tiếng chính: đứng trước - Tiếng phụ: đứng sau à Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ. Ví dụ 2: Quần áo: quần + áo Trầm bổng: trầm + bổng. à Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp(không phân ra các tiếng chính, tiếng phụ) 2. Ghi nhớ 1: sgk/t14 II. Nghĩa của từ ghép: 1. Ví dụ: - Bà: người đàn bà sinh ra mẹ và cha - Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ - Thơm: có mùi dễ chịu làm ta thích ngửi - Thơm phức: có mùi thơm bốc mạnh và hấp dẫn à Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính * Xét VD - Quần áo: quần và áo nói chung + Quần: chỉ phần mặc dưới.... - Trầm bổng: âm thanh lúc cao, lúc thấp + Trầm: âm thanh lúc cao… à Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa các tiếng tạo nên nó. 2. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. III. Luyện tập 1. Bài tập 1: - Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ - Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt 2. Bài tập 2: HD học sinh làm: bút (máy, mực, bi, chì, lông) Thước kẻ, thước dây, thước gỗ... ; Mưa đá, mưa phùn... ; Làm toán, làm văn... ; Ăn chay, ăn đong... ;Trắng tinh, trắng xoá... ; Vui vẻ, vui quá... ; nhát 3. Bài tập 3: HD học sinh làm: Ví dụ: núi+ rừng ; núi + non 4. Bài tập 4: Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được. Còn "sách vở" là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở 5. Bài tâp 5: a. Hoa hồng: với tư cách từ ghép là tên một loài hoa. Không phải bất cứ thứ hoa màu hồng nào cũng được gọi là hoa hồng (b,c,đ giải thích tương tự) 6. Bài tập 6: Mát tay: - Mát: chỉ trạng thái vật lý ; - Tay: bộ phận cơ thể mát tay: chỉ một phẩm chất nghề nghiệp có tay nghề giỏi dễ thành công trong công việc (thầy thuốc mát tay) 4. Củng cố - Có nhữngloại từ ghép nào ? - Từ ghép có cấu tạo nghĩa ntn ? 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Học thuộc ND bài học. - Làm bài tập 1,2 SBT - Chuẩn bị bài Từ láy ------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 Ngày soạn: 17/8/2012 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản. - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập VB II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Khái niệm liên kết trong văn bản. - Yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản. - Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết. III.CHUẨN BỊ: 1.Thầy: - Phương pháp: qui nạp. - Chuẩn bị: nghiên cứu, soạn bài 2. Trò: - Đọc trước bài mới IV. LÊN LỚP 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Có những loại từ ghép nào? 3. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. * HS đọc đoạn văn trong sgk. ? Theo em, nếu bố của En-ri-cô chỉ viết những câu như trên thì En-ri-cô có hiểu bố muốn nói gì không? - Nếu chỉ căn cứ vào đoạn văn đó thì En-ri-cô không hiểu bố muốn nói điều gì. ? Vì sao En-ri-cô không hiểu? ? Có phải vì các câu văn viết sai ngữ pháp? Hay nội dung chưa rõ ràng? * GV phân tích và KL. - Chỉ có các câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp vẫn chưa đảm bảo làm nên 1 VB. - En-ri-cô không hiểu bố muốn nói gì vì giữa các câu trong đoạn văn đó chưa có tính liên kết. ? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? - 1 văn bản không chỉ là sự tập hợp những đoạn văn những câu văn rời rạc, hỗn độn mà phải trình bày theo một thể thống nhât có tính chất trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. ? Vậy em hiểu tính liên kết văn bản có tầm quan trọng như thế nào? * HS đọc ghi nhớ. * Cho hs đọc lại VD PI. ? Hãy cho biết đoạn văn trên thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu như vậy? ? Hãy sửa lại đoạn văn? - Thêm các câu sau: Việc như thế con sẽ không bao giờ được tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. * HS đọc đoạn văn b - sgk ? Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn. ? Cụ thể đoạn văn đã chép sai những từ nào? ? Hãy sửa lại để thành một đoạn văn có nghĩa? - Thêm phần giải

File đính kèm:

  • docGAV7 chuan.doc