Giáo án Ngữ văn 7 (Tự chọn) học kỳ II

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS đạt được:

1. Kiến thức: - Biết thêm một số câu tục ngữ, ca dao về địa phương cũng như của địa phương Hưng Yên

 - Hiểu rõ phần nào nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao ấy

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu ca dao, tục ngữ

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương cũng như các giá trị tinh thần của đại phương Hưng Yên.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Tài liệu Ngữ văn 7 địa phương, sưu tầm, tìm hiểu nguồn tư liệu TN-CD trong thực tế

 - HS: Tài liệu Ngữ văn 7 địa phương, vở ghi,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc67 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 (Tự chọn) học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 19: Ngày soạn: 26/12/2010 Ngày dạy: /01/2011 Tìm hiểu một số câu tục ngữ - ca dao Địa phương Hưng Yên I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Biết thêm một số câu tục ngữ, ca dao về địa phương cũng như của địa phương Hưng Yên - Hiểu rõ phần nào nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao ấy 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu ca dao, tục ngữ 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương cũng như các giá trị tinh thần của đại phương Hưng Yên. ii. chuẩn bị: - GV: Tài liệu Ngữ văn 7 địa phương, sưu tầm, tìm hiểu nguồn tư liệu TN-CD trong thực tế - HS: Tài liệu Ngữ văn 7 địa phương, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS qua phiếu học tập theo nhóm ở nhà) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra sự chuẩn bị của HS à dẫn dắt vào nội dung tiết học. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn học sinh thống kê và tìm hiểu một số câu tục ngữ, ca dao tiêu biểu của (về) địa phương Hưng Yên. + Nhóm 1 +3: ?- Nêu một số câu tục ngữ đã thống kê về địa phương Hưng Yên! + Nhóm 2 + 4: ? - Nêu một số câu tục ngữ đã thống kê về địa phương Hưng Yên! (HS nêu à bổ sung à GV khái quát chung và giới thiệu một số câu tục ngữ, ca dao sẽ tìm hiểu trong tiết học) ?- Em hiểu như thế nào về từng câu tục ngữ? (Dãy trong câu 1; dãy ngoài câu 2) (HS thảo luận, trả lời à GV giới thiệu) Câu 1: Nước ta, từ thế kỉ XVI -XVIII, ở Đàng Ngoài cú hai đụ thị tiờu biểu là Kinh Kỡ và Phố Hiến được dõn gian xỏc nhận là: "Thứ nhất Kinh kỡ, thứ nhỡ Phố Hiến" để núi về sự hưng thịnh của chỳng. - Kinh kỡ (cũn gọi là Thăng Long hay Kẻ Chợ): khụng chỉ là trung tõm chớnh trị-hành chớnh, văn húa mà cũn là một trung tõm kinh tế lớn nhất của đất nước với hệ thống chợ, bến và hàng chục cỏc thành phố hàng. - Phố Hiến là nơi chớnh quyền Lờ - Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc dỡ và trung chuyển hàng húa từ cỏc tàu thuyền buụn bỏn ngoại quốc. Vào thời điểm thịnh đạt Phố Hiến cú khoảng 2000 ngụi nhà với 20 phường chuyờn sản xuất hàng thủ cụng và buụn bỏn. Phố Hiến cũng là nơi tụ hội nhiều khỏch thương ngoại quốc phương Đụng và phương Tõy, trong đú phần lớn là người Trung Quốc. Câu 2: “Thỏng sỏu buụn nhón bỏn trăm” – vì mựa quả chớn vào thỏng sỏu õm lịch. Một tỳm nhón khoảng trăm quả, kốm thờm vài cành lỏ tươi đặt trờn ban thờ, thắp nộn hương khấn ụng bà ụng vải về chứng giỏm cũng là một nột đẹp văn hoỏ của người phố Hiến ?- Em hiểu như thế nào về từng câu ca dao? (Dãy trong câu 1; dãy ngoài câu 2) (Thực hiện tương tự như phần 1) Câu 1: Nhón lồng Hưng Yên là loại quả đặc sản danh tiếng khắp mọi miền đất nước. Nhãn lồng quả to, da lỏng, cựi dày, ăn giũn, ngọt và thơm dịu. “Nhón” chữ Hỏn nghĩa là “mắt”. Long Nhón nghĩa là: mắt rồng. bắt đầu từ màu đen và kớch cỡ của hạt quả mà dõn gian đặt cho giống cõy ấy, ban đầu khụng cú tờn hoặc mang tờn khỏc, là cõy nhón. Cũn chữ “lồng”: Cú cỏch lý giải là: cỏi lồng bảo vệ quả. Cũng cú cỏch giải thớch đú là: những quả nhón cú dỏng hơi thon như quả vải, búc ra nhỡn lớp cựi gần về phớa cuống như cú bai lớp cựi “lồng” vào nhau, màu trắng đục, búc ra khụng ướt, cựi giũn, ăn khụng chỏn. Đú là đặc trưng của nhón lồng Hưng yờn. Cũng cú cỏch lý giải rằng: chữ “lồng ” là động từ, chỉ hoạt động cỏc quan lại địa phương để bảo vệ nhón mang tiến vua thỡ phải bẻ nhón cho vào cỏi lồng để bảo quản tươi ngon. Câu 2: Câu ca dao là lời mời gọi mọi người đến thăm vùng đất Khoái Châu – HY. Du khỏch đến đõy khụng chỉ đứng trờn con đờ sụng Hồng thưởng ngoạn một vựng quờ thanh bỡnh với những lũy tre rợp búng mỏt, ngắm nhỡn những dải phự sa chạy tớt tắp theo triền đờ... mà cũn để đắm mỡnh trong chốn bồng lai tiờn cảnh, dõng hương tưởng nhớ Đức thỏnh Chử Đồng Tử, một trong Tứ bất tử của thần linh Việt, cựng nhị vị phu nhõn là Tiờn Dung cụng chỳa và nàng Tõy Sa cụng chỳa… Hoạt động 4: Củng cố: GV nhận xét, đánh giá chung về tiết học. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã tìm hiểu - Sưu tầm và tìm hiểu thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác về (của) địa phương Hưng Yên hoặc của huyện Văn Lâm. - Chuẩn bị BTKT về văn nghị luận: Tỡm hiểu chung về văn nghị luận I. Thống kê một số câu tục ngữ, ca dao cần tìm hiểu: 1/ Tục ngữ (1)- Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến (2)- Thỏng sỏu buụn nhón bỏn trăm 2/ Ca dao: (1)- Dự đi buụn Bắc bỏn Đụng Đố ai quờn được nhón lồng Hưng Yờn. - Ai về Tân Tiến Văn Giang (KC) Xem đền Đồng Tử, xem chùa Tiên Dung II. Tìm hiểu sơ lược: 1/ Tục ngữ - Câu (1) - Câu (2) 2/ Ca dao - Câu (1) - Câu (2) Kiểm tra ngày ..... tháng 12 năm 2010 Tuần 21 Tiết 20: Ngày soạn: 02/012011 Ngày dạy: /01/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Tìm hiểu chung về văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc khái niệm về văn nghị luận - Hiểu các đặc điểm cụ thể của loại văn này. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận diện văn bản nghị luận - Bước đầu tìm hiểu luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong văn nghị luận 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thích học văn nghị luận. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần ND kiến thức cơ bản) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV giới thiện khái quát về văn nghị luận: Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống, xã hội và con người. Viết văn nghị luận nhằm rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt các quan niệm, tư tưởng sâu sắc trong đời sống. Có thể nói văn nghị luận là cơ sở để lập luận các tư tưởng sâu sắc trong cuộc sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong xã hội. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức chung đã học về văn nghị luận ?- Trong đời sống, ta thường bắt gặp văn nghị luận dưới các dạng nào? - Những ý kiến nêu ra trong các cuộc họp, hội nghị/ xã luận/ bình luận/ bài phát biểu ý kiến trên báo chí,... ?- Thế nào là văn nghị luận? - Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. ?- Để thuyết phục ngừơi đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? - Phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. ?- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới điều gì để tực sự có ý nghĩa? - Phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về VBNL (1)?- BTTN: a/ Những câu tục ngữ đã học được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả b/ Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào? A. Đề xuất một ý kiến B. Trình bày diễn biến sự việc C. Đưa ra một nhận xét D. Bàn bạc, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng. (2)?- Đoạn trích sau có phải là văn ban rnghị luận không? Vì sao? “Chính phủ đặt nhiệm vụ năm 2003 là năm kỉ cương, phép nước. Nhà nước ta, chế độ ta đã trải qua hơn nửa thế ký. Nhà nước ấy, chế độ ấy đã biết dùng “phép nước”, dùng “kỉ cương” để huy động toàn dân đánh giặc, xây dựng hậu phương, chiến đấu nơi tiền tuyến, làm kinh tế, làm văn hóa, khoa học, ngoại giao... Xét về thành tựu, và chỉ nói riêng về kỉ cương, phép nước, thành là rất đáng tự hào” (HS suy nghĩ, thực hiện và trả lời) - Đoạn trích là văn bản nghị luận. Vì: + Đối tượng để bàn luận: Là một vấn đề trong đời sống xã hội (KC, PN) + Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc (3) ?- a/ Đặt đầu đề cho văn bản trích trên! b/ Tìm luận điểm cho đoạn trích? (Cho HS thảo luận theo nhóm à Đại diện trình bày à HS nhận xét, bổ sung à GV đánh giá chung) a/ Đầu đề : Kỉ cương, phép nước b/ Luận điểm: Thành tựu của kỉ cương – phép nước. Hoạt động 4: Củng cố: GV khái quát, đánh giá chung về nội dung tiết học Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 4: ?- Hãy sưu tầm một đoạn văn nghị luận em cho là hay và tự lí giải vì sao em thích! - Chuẩn bị tiếp tục bổ trợ kiến thức về văn nghị luận: Đặc điểm của văn bản nghị luận I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm về văn nghị luận - Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. 2. Yêu cầu: - Luận điểm rõ ràng - Lí lẽ thuyết phục - Dẫn chứng cụ thể, sinh động 3. Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận - Phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực Ii. bài tập: 1. Bài 1: Câu a: Đáp án (C) Câu b: Đáp án (B) 2. Bài 2: - Đoạn trích là văn bản nghị luận. Vì: + Đối tượng để bàn luận: Là một vấn đề trong đời sống xã hội + Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề và thuyết phục người đọc 3. Bài 3: a/ Đầu đề : Kỉ cương, phép nước b/ Luận điểm: Thành tựu của kỉ cương – phép nước. Kiểm tra ngày 08 tháng 01 năm 2011 Tuần 22 Tiết 21: Ngày soạn: 09/012011 Ngày dạy: /01/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : đặc điểm của văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc được điểm của văn bản nghị luận - Hiểu rõ thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết và tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn nghị luận 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu, tập làm quen với văn nghị luận. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Thế nào là văn nghị luận? ?- Để thuyết phục ngừơi đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào nội dung bổ trợ # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức về đặc điểm của văn nghị luận ?- Trong mỗi bài văn nghị luận, bắt buộc cần có những yếu tố nào? - Mỗi bài văn văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. ?- Em hiểu thế nào là luận điểm? - Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. ?- Trong một bài văn nghị luận, có phải chỉ có một luận điểm không? - Trong một bài văn nghị luận, có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ. ?- Vai trò của luận điểm? - Là linh hồn của bài văn, thống nhất các đoạn văn thành một khối nhất quán. ?- Muốn có sức thuyết phục, luận điểm cần đáp ứng được yêu cầu gì? - Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. ?- Luận cứ là gì? - Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. ?- Yêu cầu đối với luận cứ nhằm đảm bảo cho luận điểm có sức thuyết phục? - Phải chân thật, đúng đắn, tieu biểu. ?- Thế nào là lập luận? - Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. ?- Muốn bài văn có sức thuyết phục, khi lập luận cần chú ý điều gi? - Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ về VBNL (1)?- BTTN: ?- Dòng nào không phải là luận điểm của đề bài: Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người? A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khỏe mạnh B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tính kiên trì, nhẫn nại và tinh thần đoàn kết C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao. D. Hoạt động thể dục, thể thao chỉ nên thực hiện đối với người trẻ tuổi. (2)?- a/ Tìm luận điểm chính và các luận điểm phụ trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” b/ Để làm rõ luận điểm của bài văn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng nào? c/ Nhận xét về cách lập luận của văn bản? (HS suy nghĩ, trả lời) (3) ?- Dựa vào các tác phẩm thơ văn đã học, hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày cụ thể hơn cho luận cứ : “Sách văn học đưa ta vào thế giới cua rnhững tâm hồn người đủ các thời đại để ta thôn gcảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại” Gợi ý: Có thể lấy các tác phẩm ca dao, thơ đã học trong Ngữ văn 7 kì I, chú ý tìm hiểu thế giới tâm hồn của con người phản ánh trong đó. VD: Ca dao nói về thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong XHPK xưa Bài ca Côn Sơn cho thấy tâm hồn thi nhân NT hòa hợp tha thiết với thiên nhiên Bài ca nhà tranh bị gió thu phá gây cho ta bao xúc động về tấm lòng nhân ái bao la của Cảnh khuya khiến ta kính yêu và khâm phục tâm hồn tinh tế nhạy cảm cũng như tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác Hoạt động 4: Củng cố: ?- Phân biệt luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã bổ trợ - Hoàn thành bài tập 3 - Chuẩn bị luyện tập về câu rút gọn và câu đặc biệt I. kiến thức cơ bản: 1. Luận điểm: - Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn... 2. Luận cứ: - Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. 3. Lập luận: - Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Ii. bài tập: 1. Bài 1: Đáp án (D) 2. Bài 2: Tìm hiểu luận điểm / luận cứ và lập luận trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Bảng phụ) 3. Bài 3: (Viết đoạn văn nghị luận) Kiểm tra ngày tháng 01 năm 2011 Tuần 23 Tiết 22: Ngày soạn: 16/01/2011 Ngày dạy: /01/2011 Luyện tập Rút gọn câu – câu đặc biệt I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Nắm chắc được thế nào là câu rút gọn và câu đặc biệt - Hiểu được đặc điểm, tác dụng của hai kiểu câu trên - Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, tìm hiểu và sử dụng hai kiểu câu trên 3. Thái độ: - Sử dụng có hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể câu rút gọn và câu đặc biệt ii. chuẩn bị: - GV: SGK, BTKT Ngữ văn 7, Một số KT-KN và BT nâng cao NV7 - HS: SGK, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung tiết học) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV khái quát chung về các kiểu câu phân theo cấu trúc ngữ pháp à Dẫn dắt vào bài # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung cơ bản về rút gọn câu và câu đặc biệt Nhóm 1;3 (Rút gọn câu) ?- Thế nào là rút gọn câu? - Khi nói (viết), có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn à Rút gọn câu ?- Câu rút gọn là gì? - Là câu bị lược bỏ một số thành phần (hoặc CN, hoặc VN, hoặc cả CN+VN) ?- Rút gọn câu nhằm mục đích gì? - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước - Khi lược bỏ CN, nhằm ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ?- Khi rút gọn câu, cần chú ý những gì? Lấy VD! - Không làm cho người đọc (nghe) hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã + VD: HS tự lấy Nhóm 2;4 (Câu đặc biệt) ?- Thế nào là câu đặc biệt? - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. ?- Tác dụng của câu đặc biệt? Lấy VD minh họa! - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp +/ VD: (HS tự lấy) ?- Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn? - Giống: Cùng có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ - Khác: + Câu đặc biệt: không được tạo ra theo mô hình CN-VN. Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu. Không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu + Câu rút gọn: Về bản chất là câu bình thường có đầy đủ CN-VN. Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được từ hoặc cụm từ của câu rút gọn làm thành phần nào, qua đó có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần. Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- Có mấy cách rút gọn câu sau? Hãy đặt vào ngữ cảnh cụ thể để rút gọn! Hôm qua, bạn A rủ B đi đá bóng (HS thực hiện cá nhân à trình bày à chữa) - Hôm qua (?- Bạn A rủ B đi đá bóng khi nào) - Bạn A (?-Hôm qua, ai rủ B đi đá bóng) - Đá bóng (?- Hôm qua, bạn A rủ B đi đâu) - Rủ B đi đá bóng (?- Hôm qua, bạn A làm gì) (2)?- Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt có trong các đoạn sau! a/ Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về? b/ Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng(...) c/ Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia? d/ Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. e/ Sao tôi khổ thế này? Trời ơi! g/ Lan ơi, nhanh lên! Chúng mình đi học thôi! h/ Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình. Chửi tục, cạu nhạu, thở dài. (Yêu cầu HS phát hiện nhanh) - Câu rút gọn: Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g) - Câu đặc biệt: Câu 1 (a); câu 1 (c); câu 1 (d); câu 2 (e); câu1; 2 (h) (3)?- Hãy cho biết: a/ Các câu rút gọn tìm được ở bài tập 2 đã lược bỏ thành phần nào? b/ Tác dụng của các câu đặc biệt tìm được ở bài tập 2? (Nhóm 1;3: Làm câu a Nhóm 2;4: Làm câu b) a/ Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g): rút gọn CN b/ - Câu 1 (a): Gọi đáp - Câu 1 (c); câu 2 (e): Bộc lộ cảm xúc - Câu 1 (d): Xác định thời gian, nơi chốn - Câu1; 2 (h): Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng (4)?- Các câu in nghiêng sau có phải là câu đặc biệt không? Tại sao? a/ Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại. b/ Đang ngồi trong nhà, mọi người giật mình khi nghe tiếng kêu: - Trộm! Bớ làng... Bớ nước... Có trộm! c/ Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng chạy theo. (HS suy nghĩ, thực hiện) - Câu 2;3;4 (b) à Câu đặc biệt - Câu 1 (a); 2 (c) à Câu rút gọn CN (chúng tôi(a); Nhẫn/ anh (c) - Câu 2 (a); 5 (b): Câu trần thuật đơn không có từ là - câu tồn tại Hoạt động 4: Củng cố: (5)?- Nhận xét về cách dùng các câu rút gọn sau? a/ - Này, bơm hộ cái xe một chút! - Bơm của chú bị hỏng rồi cháu ạ. b/ - Cháu cho bác hỏi đường đến trường Dương Phúc Tư đi lối nào? - Đi thẳng, qua đường tàu thì rẽ phải. c/ - Cháu cho bác hỏi đường đến trường Dương Phúc Tư đi lối nào? - Dạ, (thưa bác) đi thẳng, qua đường tàu thì rẽ phải ạ! (HS trả lời à Yêu cầu các em rút ra cách dùng câu rút gọn với người vai trên khi giao tiếp) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học - Hoàn thành các bài tập trên lớp và bài tập (6): ?- Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. - Chuẩn bị BTKT về văn nghị luận: Bố cục và phương phỏp lập luận trong bài văn nghị luận I. kiến thức cơ bản: 1. Rút gọn câu a/ Khái niệm về câu rút gọn (Câu tỉnh lược) - Là câu bị lược bỏ một số thành phần (hoặc CN, hoặc VN, hoặc cả CN+VN) b/ Cách dùng câu rút gọn - Cần chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp 2. Câu đặc biệt: a. Khái niệm - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. b/ Tác dụng của câu đặc biệt - Xác định thời gian, nơi chốn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp 3. Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn Ii. bài tập: 1. Bài 1 2. Bài 2: - Câu rút gọn: Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g) - Câu đặc biệt: Câu 1 (a); câu 1 (c); câu 1 (d); câu 2 (e) 3. Bài 3: a/ Câu 4 (a); câu 2 (b); câu 1 (g): rút gọn CN b/ - Câu 1 (a): Gọi đáp - Câu 1 (c); câu 2 (e): Bộc lộ cảm xúc - Câu 1 (d): Xác định thời gian, nơi chốn - Câu1; 2 (h): Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng 4. Bài 4: - Câu 2;3;4 (b) à Câu đặc biệt - Câu 1 (a); 2 (c) à Câu rút gọn CN (chúng tôi(a); Nhẫn/ anh (c) - Câu 2 (a); 5 (b): Câu trần thuật đơn không có từ là - câu tồn tại Kiểm tra ngày ..... tháng 01 năm 2011 Tuần 24 Tiết 23: Ngày soạn: 23/012011 Ngày dạy: /01/2011 Bổ trợ kiến thức về văn nghị luận : Bố cục và phương pháp lập luận Trong bài văn nghị luận I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Hiểu được bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận - Biết cách lập bố cục và biết lập luận khi làm bài tập làm văn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bố cục và vận dụng các phương pháp lập luận trong khi làm văn nghị luận 3. Thái độ: - Có ý thức lập dàn ý (bố cục) và định hướng lập luận khi làm bài văn nghị luận ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, Ngữ văn 7 nâng cao… - HS: SGK, Các dạng bài TLV và cảm thụ thơ văn 7, vở ghi,… iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 7A1: Vắng:..... - Lớp 7A2: Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?1- Bài tập 6 (VN) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn trong đó có sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt. (HT: GV kiểm tra vở của HS) ?2- Bố cục thông thường của một bài tập làm văn? Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ à dẫn dắt vào nội dung bổ trợ # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản về bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ?- Bài văn nghị luận, có bố cục mấy phần? - 3 phần (M-T-K // Đặt vấn đề – Giải quyết vấn đề – Kết thúc vấn đề) ?- Nêu nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần? - Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận - Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài (Trình tự các luận điểm đã chọn để làm rõ và hướng tới vấn đề đã nêu trên) - Kết bài: Khẳng định vấn đề vừa bàn luận Nêu bài học, liên hệ bản thân ?- Lập luận là gì? - Là đưa ra luận cứ hợp lý nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói, người viết. ?- Vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận? - Xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần ?- Nêu một số phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận? - Suy luận nhân quả - Suy luận tương đồng - Suy luận theo quan hệ tổng – phân – hợp... Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ (1)?- BTTN: a/ ?- Lập luận diễn ra ở phần nào trong bài nghị luận? A. Mở bài B. Thân bài C. Kết bài D. Cả 3 phần trên b/ Phần mở bài của bài văn nghị luận có vai trò gì? A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội mà bài văn hướng tới B. Nêu các luận điểm sẽ triển khai ở phần thân bài C. Nêu phạm vi dẫn chứng mà bài văn sẽ sử dụng D. Nêu tính chất của bài văn (2)?- Tìm bố cục của văn bản sau: “Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. Thế nào là lòng thương người và thế nào là lòng nhân đạo? Hằng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua, răng long tóc bạc, đáng lẽ phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường; đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng, mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ... Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ . Đó chính là lòng nhân đạo. Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Giăng-đi có một phương châm: Chinh phục được mọi người, ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy” (HS suy nghĩ, thực hiện à Chữa) (3) a/ ?- Tìm luận điểm và luận cứ của văn bản ở BT 2. Các luận điểm ấy nhằm hướng tới vấn đề gì? b/ Chỉ ra và nhận xét về cách lập luận của văn bản! Gợi ý: a/ Lòng nhân đạo - Giới thiệu lòng nhân đạo tức là lòng thương người. - Thế nào là thương người? Thế nào là nhân đạo? - Hành động của con người trong việc phát huy lòng nhân đạo với cuộc sống con người. b/ Phương pháp lập luận: - Từ nêu vấn đề

File đính kèm:

  • docGiao an TU CHON VAN 7 17 Tuan ki 2.doc