Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2012

A, Mục tiêu bài học

 Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.Cảm nhận tinh tế cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm, sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.

3. Thái độ: Trân trọng giá trị văn hoá quê hương

 

doc17 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18 / 11 / 2012 Ngày dạy : 7A:23/ 11 / 2012 7B:24/ 11 / 2012 Tiết 57 MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM A, Mục tiêu bài học Giúp học sinh : 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Thạch Lam. - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.Cảm nhận tinh tế cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm, sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương. 3. Thái độ: Trân trọng giá trị văn hoá quê hương B, Chuẩn bị Gv: Đọc tham khảo và soạn giáo án. Hs: Đọc và trả lời câu hỏi trong sgk. C, GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, giao tiếp, đánh giá D,Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….….7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tiếng gà trưa”, Nêu nội dung chính của hai bài thơ. 3, Bài mới *Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: Nêu vấn đề - Thời gian: 1p Việt Nam là một đất nước có nhiều nét văn hoá cổ truyền đặc sắc thể hiện ở những thứ quà quê đơn giản mà mộc mạc của từng vùng miền. Em hãy kể tên một vài thứ quà quê tiêu biểu cho từng vùng n\miền mà em biết. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong các thứ quà đặc biệt đó. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chung -Mục tiêu: Sơ giản về tác giả, bố cục bài, đọc hiểu văn bản. -Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở -Thời gian: 10p Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Qua tìm hiểu bài ở nhà em hãy cho biết ngắn gọn về tác giả Thạch Lam? - Tác phẩm thuộc thể loại nào? - Tuỳ bút là gì? Gv: Đây là tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội đặc biệt là những món ăn hàng ngày rất bình dị nhưng lại đậm đà hương vị riêng. Cốm là một trong những món quà nổi tiếng của Hà Nội. Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc lâu đời của Hà Nội. Gv: Nêu yêu cầu đọc. Các em đọc với giọng thiết tha tình cảm trầm lắng. Gv: Đọc mẫu, học sinh đọc lại và sửa cách đọc cho học sinh. - Trong bài viết này có từ “thanh đạm”. Vậy “thanh đạm” có nghĩa là gì? - “Thanh đạm” chỉ một món ăn đơn giản, không cầu kỳ, không màu vị nồng đậm gây cảm xúc mạnh. - Thế “thanh nhã” có nghĩa là gì? - Hs trả lời. - Làng vòng thuộc xã Dịch Vọng huyện Từ Liêm nay thuộc quận Cầu Giấy. Làng vòng từ lâu đã trở thành nổi tiếng với nghề làm Cốm. - An Nam: tên gọi nước ta thời Bắc thuộc được dùng chính thức từ thời nhà Đường. - Văn bản trên chia làm mấy phần, hãy nêu nôi dung của từng phần? - Có thể chia làm ba đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” giơi thiệu về cốm và làng làm cốm nổi tiếng _ Đoạn 2: “cốm là thứ quà riêng biệt ……. kín đáo và nhó nhặn”; phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm _ Đoạn 3: phần còn lại : bàn về sự thưởng thức cốm - Em có nhận ra những phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong bài? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Thạch Lam (1910-1942) sinh tại Hà Nội là cây bút tinh tế nhạy cảm. Là nhà văn nổi tiếng với các truyện ngắn. 2. Tác phẩm. Thuộc thể loại tùy bút. Trích Hà Nội băm sáu phố phường. Xuất bản 1943. Bố cục: 3 đoạn PTBĐ: MT, TM, BC, B luận PTC: biểu cảm * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, gợi mở - Thời gian: 20p Gv: Gọi học sinh đọc lại phần 1. - Cảm xúc của tác giả bắt nguồn từ đâu? - Cảm xúc của tác giả được bắt nguồn từ hương sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vùng sen hồ. - Hương thơm ấy gợi cho tác giả liên tưởng đến điều gì? - Hương thơm của sen trong hồ gợi cho tác giả nhớ hương vị của cốm một thứ quà đặc biệt của lúa non. - Sự cảm nhận về cốm được diễm tả qua các từ ngữ, hình ảnh nào ? thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, trong sạch. - Những từ trên thuộc từ loại nào? - Những tính từ đó góp phần làm rõ nguồn gốc của cốm như thế nào? - Trong sạch, đẹp đẽ, thiêng liêng. ?Tác giả giới thiệu cách chế biến cốm như thế nào? - Cách chế biến cốm: lúc vừa nhất, cách thức truyền từ đời này sang đời khác, bí mật trân trọng, khắt khe. ? Nguồn gốc nổi tiếng của cốm? - Nổi tiếng là làng Vòng: dẻo thơm, lan khắp ba kì -> Công sức và sự khéo léo của người chế biến cốm, ca ngợi nơi nổi tiếng nghề cốm làng Vòng Giáo viên : Nói về cốm là gắn với tên làng Vòng nơi nổi tiếng về nghề làm cốm thơm. dẻo. Nói về nơi cốm nổi tiếng tác giả không đi miêu tả chi tiết về kĩ thuật làm cốm mà dừng lại ở việc miêu tả những cô gái bán cốm còn gọi là cô hàng cốm. - Em hãy tìm đọc câu văn miêu tả cô hàng cốm? - Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ… - Những từ “ xinh xinh, gọn ghẽ” thuộc loại từ nào? Hai từ láy này gợi tả những cô gái hàng cốm là những con người như thế nào? - Duyên dáng, lịch thiệp. - Hình ảnh cô hàng cốm duyên dáng lịch thiệp có ý nghĩa gì trong việc giới thiệu nguồn gốc của cốm? - Tôn thêm vẻ đẹp của cốm. Cốm không chỉ có nguồn gốc trong sạch đẹp đẽ thiêng liêng mà còn giàu sắc thái văn hóa dân tộc. Bởi lẽ đến mùa cốm các người Hà Nội 36 phố phường vẫn hằng ngóng trông cô hàng cốm. Điều ấy cho thấy từ một thứ quà quê , cốm Vòng đã gia nhập vào văn hóa ẩm thực của thủ đô. - Học sinh chú ý vào đoạn văn 3. Giáo viên : Đây là phần tác giả nêu cảm nghĩ về giá trị của cốm. ở đoạn văn này tác giả viết theo phương thức nghị luận bình luận. - Em hãy tìm đọc lời bình luận thứ nhất của tác giả? - Cốm là thức quà…nội cỏ An Nam. - Ở lời bình luận này tác giả làm rõ giá trị nào của cốm? - Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người. - Cồm là đặc sản của dân tộc. - Cốm là quà quê nhưng là thức quà thiêng liêng => Giá trị tinh thần của cốm. Giáo viên : Sau lời bình luận thứ nhất về giá trị tinh thần của cốm tác giả đưa ra lời bình luận thứ hai “ Hồng cốm tốt đôi…để hạnh phúc được bền lâu”. - Ở lời bình luận này tác giả bình luận về vấn đề gì? - Bình luận về vấn đề dùng cốm làm đồ sêu tết. - Sự hòa hợp tương xứng của hồng cốm được phân tích trên những phương diện nào? - Hòa hợp tương xứng về màu sắc: Màu xanh của cốm; màu đỏ của hồng. -Hòa hợp về hương vị: thanh đạm của hồng; ngọt sắc của cốm. - Việc dùng cốm làm đò sêu tết cho biết giá nào của cốm? -Văn hóa dân tộc. cốm góp phần làm cho nhân duyên tốt đẹp của con người. - Qua lời bình luận của tác giả em thấy giá trị của cốm được phát hiện ở những phương diện nào? - Qua đó tác giả muốn truyền tới người đọc tình cảm và thái độ nào đối với thức quà của dân tộc là cốm? -Trân trọng giữ gìn như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc. -Học sinh chú ý vào đoạn văn cuối. Giáo viên : Đoạn cuối văn bản tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên hai phương diện nào? Giáo viên lưu ý học sinh chú ý đoạn văn bàn về cách ăn cốm . - Vì sao khi ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ? -ăn như thế mới cảm nhận được hết các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở cốm như : mùa hạ trên hồ sen, cánh đồng quê khi bông lúa ngậm hạt, không gian thoảng thoảng hương thơm của ngàn hoa cỏ. - Ở đây tác giả thể hiện cách cảm thụ cốm bằng các giác quan nào? - Khứu giác: Mùi thơm của lúa. -Vị giác: Chất ngọt của cốm. - Thị giác: Trong màu xanh của cốm. - Điều ấy cho thấy tác giả là người như thế nào? -Rất sành về cốm, cố hiểu biết tường tận về cốm. - Bằng lý lẽ nào tác giả thuyết phục người mua cốm hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu, mà vuốt ve? -Cốm là lộc của trời. -Cốm là cái khéo léo của người. -Cốm là sự cố sức và tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. - Những lý lẽ đó cho thấy tác giả tác có thái độ như thế nào đối với thứ quà của lúa non? -Giá trị tinh thần đáng được trân trọng giữ gìn. - Em có nhận xét gì về cách thưởng thức cốm mà tác giả nêu ra trong bài? -Thể hiện nét đẹp văn hóa ẩm thực của dân tộc. - Văn bản “ một thứ quà …” mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ, sâu sắc nào về cốm? -Cốm là một thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp: Vẻ đẹo của hương vị và màu sắc đồng quê, vẻ đẹp của người chế biến, của tục lệ nhân duyên, của cách nua và thưởng thức. -Cốm là thứ sản vật quí của dân tộc, cần được nâng niu và giữ gìn. - Em nhận thấy tùy bút Thạch Lam có những nét đẹp riêng nào từ văn bản “ một thứ quà,,,”? -Một lối văn giàu ấn tượng cảm giác nên có sức gợi cảm cao. -Sự kết hợp của nhiều phương thức biểu đạt trên nền biểu cảm. -Lời văn vừa mang nhiều cảm nghĩ sâu sắc nhưng được diễn đạt êm ái nhẹ nhàng gần như thơ. - học sinh đọc ghi nhớ. II. Tìm hiểu văn bản 1. Nguồn gốc của Cốm - Trong sạch, đẹp đẽ, thiêng liêng. 2, Giá trị của cốm - Mang giá trị tinh thần và là một nét đẹp văn hóa của người Việt. 3, Cách thưởng thức cốm - Thong thả, nhẹ nhàng, khéo léo, thể hiện nét đẹp của văn hóa ẩm thực. Ghi nhớ: SGK-163. * Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm, tập phát biểu cảm nghĩ - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 5p Học sinh quan sát ảnh minh họa trong SGK - Bức hình minh họa có những ai? Đang làm gì? - Nêu cảm nhận của em về cốm qua bức hình minh họa đó? -Cốm là niềm vui của tuổi thơ. -Cốm là vẻ đẹp của người thôn nữ. Cốm là sự chia sẻ và liên kết niềm vui bình dị của con người Việt Nam. -Em hãy đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài? +học sinh đọc-> giáo viên nhận xét. Giáo viên :Cốm là thứ quà riêng biệt của đồng quê, là đặc trưng vủa mùa thu Việt Nam. Vì vậy mà đã có nhiều nhà thơ viết về cốm như: Sáng mát trong như sáng năm xưa. Gió thổi mùa thu hương cốm mới( Nguyễn đình Thi). Bên kia sông Đuống . Quê hương ta lúa nếp thơm lừng(Hoàng Cầm) III, Luyện tập 1, Cảm nhận về cốm 2. Đọc diễn cảm 4, Củng cố: Gv khái quát bài học -Nêu lại khái niệm tùy bút? Nội dung của bài tùy bút “ một thứ quà…” là gì? 5, Hướng dẫn về nhà -Học bài, chon học thuộc lòng một đoạn trong khoảng 5- 6 dòng. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 18 / 11 / 2012 Ngày dạy: 7A: 23 /11 / 2012 7B: 27 / 11 / 2012 Tiết 58 CHƠI CHỮ A, Mục tiêu bài học 1-Kiến thức - Khái niệm chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ. 2-Kĩ năng Nhận biết phép chơi chữ. Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản. 3 - Thái độ Dùng phép chơi chữ trong giao tiếp.. B, Chuẩn bị GV: SGK+SGV+ ví dụ HS: SGK+ Đọc trước bài C, GD- KNS: Tự nhận thức, giao tiếp, vận dụng... D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1, Ổn định tổ chức: 7A: …………………….……7B: …………………….… 2, Kiểm tra bài cũ - Điệp ngữ là gì? nêu các dạng cơ bản của điệp ngữ? cho ví dụ? 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: Thuyết trình - Thời gian: 1p Trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong thơ ca ta thường bắt gặp cách nói dí dỏm, hài hước vậy nhờ đâu có cách nói ấy… * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm chơi chữ - Mục tiêu: Khái niệm chơi chữ, tác dụng của phép chơi chữ. - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, nêu ví dụ - Thời gian: 12p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gọi học sinh đọc bài ca dao và trả lời câu hỏi - Em có nhận xét gì về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao này? - Học sinh đọc bài ca dao? Nhận xét ?Từ lợi trong bài thuộc từ loại nào em đã học? - Âm thanh giống nhau nghĩa khác xa nhau-> Từ đồng âm. ? Cách nói trong bài ca dao dựa vào hiện tượng nào? có tác dụng gì? - Lợi dụng từ đồng âm để hài hước chế giễu các bà già còn toan tính chuyện chồng con. Gv nêu ví dụ Còn trời con nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa - Từ say sưa ở đây được hiểu ntn? Say sưa: Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp của thiên nhiên Say sưa: Say mê sắc dẹp, vẻ duyên dáng nhanh nhẹn, thanh lích của cô hàng rượu Gv kết luận sau sưa là từ nhiều nghĩa Sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tạo ra lối nói nước đôi, lấp lửng là hiện tượng chơi chữ(dùng nghĩa của chữ để tạo sắc thái hài hước dí dỏm) - Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ? - Chơi chữ có tác dụng gì? I. Thế nào là chơi chữ * Ví dụ/163 + Lợi 1: lợi ích, lợi lộc, thuận lợi + Lợi 2: răng lợi( phần thịt tạo thành hàm lợi, bao quanh răng) * Ghi nhớ 1/164 * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm chơi chữ - Mục tiêu: Các lối chơi chữ thường gặp - Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, nêu ví dụ - Thời gian: 10p - Cách sử dụng từ ranh tướng và danh tướng có gì đặc biệt? - Các tiếng trong hai câu thơ có phần nào giống nhau? -> Âm m- phụ âm đầu: Mênh mông vẫn một màu mưa - Ở ví dụ 3 từ nào có quan hệ với nhau? Về đặc điểm gì ? -> Cá đối- cối đá -> Mèo cái- mái kèo -> Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn(con ngựa) - Ví dụ 4: sầu riêng-> Một loại quả -> Trạng thái tình cảm: nỗi buồn riêng - Đối lập với từ nào? ( vui chung) Gv khái quát các lối chơi chữ II. Các lối chơi chữ * Ví dụ a. Dùng từ đồng âm b. Dùng lối nói điệp âm: Điệp lại phụ âm đầu c. Dùng lối nói lái: đánh tráo phần giữa các tiếng tạo nên từ ngữ khác đ. Dùng từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa * Ghi nhớ 2/164 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập - Mục tiêu: Nhận diện hiện tượng chơi chữ, ý nghĩa của chơi chữ - Phương pháp: Thực hành - Thời gian: 12p - Đọc bài thơ để cho biết tác giả dùng những từ ngữ nào để chơi chữ? -Tiếng nào bài tập 2 chỉ sự gần gũi? Cách nói này có phải là chơi chữ không ? - Học sinh sưu tầm một số cách chơi chữ trên sách, báo III. Luyện tập Bài 1/164 - Liu điu, hổ lửa, mai gầm( rắn ráo), thằn lằn, trâu lỗ( rắn hổ trâu), hổ mang. ->Dùng từ đồng âm, ngoài ra mỗi dòng thơ còn chỉ một loại rắn-> gần nghĩa. Bài 2/164 - Thịt, mỡ, giò, nem, chả: thức ăn có liên quan đến thịt. - Nứa, tre, trúc, hóp: nhóm cây thuộc họ tre-> Cách nói chơi chữ dùng những từ đồng nghĩa Bài 3- Sưu tầm Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu( Con gì?) Cóc chết để nhái mồ côi Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng Bài 4/ 166 Khổ tận cam lai - khổ: vất vả, đắng cay - Cam quả cam ngọt Hết đắng cay đến ngọt bùi 4, Củng cố: Gv khái quát bài học - Thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp 5, Hướng dẫn về nhà: - Học ghi nhớ, làm lại bài tập vào vở, đọc trước bài Tập làm thơ lục bát Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 22 / 11 / 2012 Ngày dạy: 7A: 26 / 11 / 2012 7B:29 / 11 / 2012 Tiết 59 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 A, Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, kỹ năng về văn biểu cảm. - Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh theo yêu cầu của đề bài. Thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài viết tập làm văn số 2- văn biểu cảm về sự vật, con người. -Nắm được các lỗi cơ bản của bài viết để từ đó có ý thức sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. 2. Kỹ năng -Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh. 3. Thái độ - Khắc phục nhược điểm phát huy ưu điểm trong bài viết B, Chuẩn bị - Giáo viên : Tập bài của học sinh đã chấm và ghi điểm, phân loại bài viết theo ba mức độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu. C, GD- KNS: Kỹ năng tự nhận thức, tư duy... D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…………7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ: không 3, Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. -Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs -Phương pháp: thuyết trình -Thời gian: 1p Hoạt động 2: HDHS xây dựng lại dàn bài -Mục tiêu: HS xây dựng lại dàn bài tự đối chiếu với bài làm của mình. -Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề. -Thời gian: 15p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài, giáo viên chép đề lên bảng. - Trong 3 câu hỏi của đề em xác định câu hỏi nào là quan trọng nhất? vì sao? Gv chữa nhanh câu 1,2 dành thời gian cho việc xây dựng lại dàn bài ở đề tập làm văn - Đề bài yêu cầu viết bài theo thể loại nào? - Nội dung biểu cảm là gì?(đối tượng biểu cảm? tình cảm trình bày?) - Phần mở bài phải giới thiệu và bày tỏ được điều gì? - Phần thân bài cần trình bày những gì? - Tình cảm đối với người thân(theo thời gian). -Những kỉ niệm gắn bó với người thân. Tâm trạng khi nhớ lại những kỉ niệm với người thân ấy. - Phần kết bài khái quát điều gì? I. Đề bài: Cảm nghĩ của em về người thân - Tìm hiểu đề Thể loại: Biểu cảm Nội dung: Một người thân trong gia đình II. Lập dàn ý 1.Mở bài: Giới thiệu người thân, quan hệ với em. Nêu tình cảm em dành cho người đó 2. Thân bài: - Vai trò của người thân trong gia đình - Cảm nghĩ của em với người thân + Nghề nghiệp, công việc thường làm + Sự quan tâm với mọi người trong gia đình + Riêng đối với em 3. Kết bài Khẳng định tình yêu, sự kính trọng đối với người đó Nhấn mạnh vai trò của người đó trong cuộc sống của em Hoạt động 3: Nhận xét ưu, nhược điểm và cho Hs sửa lỗi -Mục tiêu: HS biết lỗi sai của mình và sửa lỗi. -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thực hành. -Thời gian: 25p -Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm của tập bài. -Bố cục bài viết rõ ràng. Trình bày nội dung bài viết tương đối sạch sẽ, hạn chế sai chính tả. -Xác định đúng yêu cầu của đề, biết chọn đối tượng cụ thể để bộc lộ cảm xúc. Một số ít bài viết biết kết hợp với tự sự, miêu tả để biểu cảm Gv minh họa một số doạn văn biểu cảm tốt, Bài của Thuận, Lợi Gv nêu một số lỗi cơ bản - Một số bài viết còn thiên về kể chuyện, miêu tả người thân chưa biết trình bày những cảm xúc của mình khi nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với người thân. - Phần mở bài chưa rõ ràng - Ngôi nhân xưng không thống nhất; tôi, em - Chưa nêu được vai trò, sự ảnh hưởng của người thân đối với bản thân. -Sao chép văn mẫu không có sự sáng tạo. - Thiếu liên kết nội dung giữa các câu văn Giáo viên minh họa một số lỗi lên bảng, hướng dẫn học sinh sửa chữa. rịu ràng, hàm răng chắng muốt, cảm súc, no nắng, rễ mến, giành tình cảm, trai sạn, hàng sóm, rễ tính, dản dị, lời du, sem, chong sáng, chên đời, kể truyện, ngày sưa, sinh gia tôi, ngày chước, khiêu gợi... Dùng từ, câu diễn đạt chưa thoát ý, chưa mang tính văn chương - Người tôi muốn cảm nghĩ là bà tôi. Mẹ chúng ta đã sinh ra chúng ta từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Da mặt bà hiện tại đã có nhiều nếp nhăn. bà tôi trong cảm nghĩ của tôi là một bà già đẹp. Mặt bà bầu bĩnh, phốp pháp, làn da đen láy.Thân hình của bà hơi thấp, đôi tai bà nhỏ. Mỗi khi em em cười lại nhe hàm răng trắng đẹp. Da người em gái rất trắng, màu sữa tóc vàng hơi hơi. Thân hình bạn nhỏ, hai đôi tay to đôi mắt lonh lanh, hai đôi tai nhỏ nhắn. Em thấy lưng mẹ toàn là bãi xém nồi. Bàn chân của anh khi nào đau lắm mới chịu chát dầu vào. Em đã được nghe những câu hát ru khi còn nằm trong nôi.. câu không có tính liên kết - Đôi bàn tay của mẹ ấm áp nhất là vào mùa đông và mẹ đã nuôi em khôn lớn từng ngày bằng đôi bàn tay ấy - Tôi thích sờ má mẹ tuy có lấm tấm mụn nhân nhưng tôi vẫn thích sờ. Bàn tau ấy luôn làm cho tôi thấy rất vui và bàn tay của mẹ đã tần tảo nuôi tôi khôn lớn đến tận bây giờ Lỗi lặp từ - Người thân nhất với mình là mẹ mình. mẹ mình đã sinh ra mình và nuôi mình từ nhỏ đến lớn Gv dành khoảng 5p cho hs xem lại phần thân bài và phát hiện lỗi -Giáo viên thông báo kết quả viết bài của toàn lớp. Lớp/ sĩ số Điểm khá, giỏi Điểm Tb Điểm yếu, kém 7A- 34 4 21 9 7B- 34 7 22 5 -Giáo viên giao bài cho học sinh III, Nhận xét 1, Ưu điểm 2, Nhược điểm 3, Chữa một số lỗi cơ bản a, Lỗi chính tả - Danh từ riêng không viết hoa. - Viết hoa không đúng quy định - Nhầm lẫn s với x, ch với tr, r/d/gi b, Dùng từ, câu diễn đạt chưa thoát ý, chưa mang tính văn chương 4, Thông báo kết quả 5, Đọc bài văn đạt điểm cao Đặng Thị Lợi – 7B Nguyễn Thị Huy – 7B IV, Trả bài- ghi điểm 4, Củng cố - Giáo viên trả bài, nhận xét giờ học. 5,Hướng dẫn về nhà - Đọc trước bài Làm thơ lục bát. - Ôn tập lại các kiến thức về văn bản biểu cảm. Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 22 / 11 / 2012 Ngày dạy: 7A: 28 / 11 / 2012 7B: 1 / 12 / 2012 Tiết 60 LÀM THƠ LỤC BÁT A, Mục tiêu bài học: 1,Kiến thức: Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc. 2,Kĩ năng: Nhận diện phân tích, tập viết thơ lục bát. 3, Thái độ: Yêu quý trân trọng thể thơ truyền thống của dân tộc B, Chuẩn bị - GV: SGK+SGV+ Giáo án - HS: SGK+ Đọc tham khảo C, GD- KNS: Kỹ năng sáng tạo, tự tin... D, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1- Ổn định tổ chức: 7A: …………………….…………7B: …………………….……… 2, Kiểm tra bài cũ ? Các lối chơi chữ ? cho ví dụ? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. - Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs - Phương pháp: Thuyết trình -Thời gian: 1p * Hoạt động 2: HDHS nhận diện luật thơ lục bát - Mục tiêu: Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc. - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích, nêu ví dụ. -Thời gian: 15p Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc bài ca dao Ví dụ: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nớc bên đường hôm nao - Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng?Vì sao lại gọi là lục bát? - Tìm cách hiệp vần giữa các tiếng? Cách gieo vần? - Luật thơ lục bát? Bằng: thanh không và thanh huyền - Trắc : thanh sắc, hỏi ,ngã, nặng - Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc - Tiếng 2 bằng, tiếng 4 trắc - Trong câu 8, tiếng thứ 6 là thanh ngang, tiếng 8 là thanh huyền và ngựợc lại Gv khái quát I. Luật thơ lục bát * Ví dụ: * Nhận xét *Số câu, số chữ: - Một câu thơ lục bát gồm: dòng trên(câu lục): 6 chữ; dòng dưới (câu bát) 8 chữ, cứ thế kế tiếp nhau. * Cách hiệp vần: - Vần cuối câu: vần chân - Vần lưng chừng câu gọi là vần lưng + Câu lục: 1 vần chữ thứ 6 + Câu bát: 2 vần 1 vần chữ thứ 6, 1 vần chữ thứ 8 - Chữ thứ sáu của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát; chữ thứ 8 của câu bát vần với chữ thứ 6 câu lục tiếp theo * Luật bằng trắc: B B B T B B T B B T T B B B T B T T B B T B T T B B B B * Ghi nhớ (156) * Hoạt động 3: HD Luyện tập -Mục tiêu :HS biết dựa vào lý thuyết làm bài tâp. - Phương pháp: Vấn đáp, Gợi mở, thực hành. - Thời gian: 20p Hướng dẫn Điền từ nối tiếp cho thành thơ lục bát Sửa lại câu lục bát cho đúng luật Hs phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng Tổ chức cho hs chơi trò chơi dưới hình thức đọc thơ lục bát II. Luyện tập Bài tập 1/157 - Cố học thật giỏi ở nhà mẹ mong - Mỗi năm một lớp cho nên con người Ngoài vườn ríu rít tiếng chim, Không gian trả nắng đi tìm âm thanh *Bài tập 2 - Loài- xoài - Hành-> Trở thành trò ngoan *Bài tập 3: VD: bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng… 4, Củng cố: - Giáo viên hệ thống lại bài 5, Hướng dẫn về nhà: - Tham khảo các bài thơ lục bát - Đọc trước bài Chuẩn mực sử dụng từ Tự rút kinh nghiệm giờ dạy ………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc