Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Tiết 73 đến tiết 76 - Trường THCS Lê Hồng Phong

A Mức độ cần đạt

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

 3. Thái độ

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản

- Có ý thức sưu tầm ca dao - tục ngữ Việt Nam

C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích văn bản

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 20 - Tiết 73 đến tiết 76 - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 25/12/2013 Tiết: 73 Ngày dạy: 30/12/2013 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A Mức độ cần đạt - Nắm được khái niệm tục ngữ. - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm tục ngữ. - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 3. Thái độ - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản - Có ý thức sưu tầm ca dao - tục ngữ Việt Nam C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích văn bản… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra SGK, vở ghi và vở soạn của Hs 3. Bài mới: Ở học kỳ I chúng ta đã tìm hiểu ca dao với các nội dung của nó. Trong học kỳ II này, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ. Đó cũng là một thể loại văn học dân gian. Nếu như ca dao thiên về diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ lại đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay các em sẽ được cung cấp kiến thức về tục ngữ và nôi dung về thiên nhiên lao động và sản xuất. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung CThế nào là tục ngữ? Hs theo dõi phần chú thích * trong sgk, trả lời Gv: Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn, với các đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững. Vì vậy rất dễ nhớ, dễ lưư truyền. Về nội dung, tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm về cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. Khi sử dụng tục ngữ người ta thường chú ý tới cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gắn với sự việc và hiện tượng ban đầu. Nghĩa bóng là nghĩa gián tiếp, nghĩa ẩn dụ bên trong. Tục ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người nông dân, là “Túi khôn dân gian vô tận”, là kho báu kinh nghiệm, là trí tuệ dân gian được truyền lại muôn đời. Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc chậm rãi, rõ ràng, ngắt nhịp đúng Gv đọc mẫu 1 lần. Gọi 2 Hs đọc lại. Gv nhận xét cách đọc của các em. Giải thích từ khó theo chú thích Sgk, đồng thời kết hợp khi tìm hiểu từng câu cụ thể. CCó thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Tám câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. Từ câu 1 đến 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên. Từ câu 5 đến 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. Hướng dẫn phân tích cụ thể Thảo luận: Các em chia làm 4 tổ, theo chỗ ngồi, thảo luận về 4 câu tục ngữ đầu tiên theo những gợi ý ở câu hỏi 3. (Sgk/4) Câu 1: CNghĩa của câu tục ngữ này là gì? Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn. Các biện pháp nghệ thuật như nói quá, phép đối… C Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ này vào việc gì? Vận dụng vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc việc giữ gìn sức khỏe vào mùa hè và mùa đông. CGiá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ? Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm. Câu 2: CGiải thích câu tục ngữ số 2? Ngày nào đêm trước có nhiều sao, hôm sau sẽ nắng; trời ít sao, sẽ mưa. Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng và ngược lại. Tuy nhiên, đây là phán đoán dựa trên kinh nghiệm, không phải lúc nào cũng đúng. Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. Câu 3: CGiải thích: Ráng mỡ gà? Khi trên trời xuất hiện ráng có màu sắc vàng mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. Biết dự đoán bão thì sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. Câu 4: Ở nước ta, mùa lũ thuờng xảy ra vào tháng 7 âm lịch. Từ kinh nghiệm quan sát nhân dân tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng 7, thường bò lên cao, là điềm báo sắp có lụt. Nạn lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta, vì vậy nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống. CTóm lại, bốn câu tục ngữ chúng ta vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung? Hs suy nghĩ, trả lời. Gv liên hệ thực tế về thiên nhiên, khí hậu giáo dục Hs. Thảo luận: Tương tự, các em thảo luận 4 câu còn lại Câu 5: CNêu ý nghĩa câu tục ngữ này? Ở đây, những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng? Đất được coi như vàng, quý như vàng. Đất quý giá vì đất nuôi sống người, đất là nơi người ở, người phải lao động, thậm chí đổ xương máu mới có đất và bảo vệ được đất. Đất là vàng, một loại vàng sinh sôi. Vàng ăn mãi thì hết, còn “chất vàng” trong đất thì khai thác mãi cũng không cạn, giống như niêu cơm thần của Thạch Sach vậy. Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Hoàng Trung Thông) CNgười ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào? Đề cao giá trị của đất; Phê phán hiện tượng lãng phí đất. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang / Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao) Gv liên hệ thực tế với cơn “sốt đất” hiện nay. Câu 6: CCâu tục ngữ này nói lên điều gì? (thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế) CCơ sở khẳng định thứ tự trên? (Xuất phát từ giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng đúng mà phải tùy từng vùng.) CCâu tục ngữ này giúp chúng ta điều gì? Giúp con người khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh để tạo ra của cải, vật chất. Chẳng hạn mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Câu 7: CCâu tục ngữ trên khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. Các em hãy tìm những câu tục ngữ khác có nội dung liên quan? Chẳng hạn: Một lượt tát, một bát cơm; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân; Tốt lúa, tốt má, tốt mạ, tốt giống. CKinh nghiệm của câu tục ngữ được vận dụng vào việc gì? Vận dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta Câu 8: Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai. Trong nghề trồng lúa nước, yếu tố quan trọng là phải tuân theo mùa vụ. Cày, bừa, gieo mạ, cấy, bỏ phân… nhất nhất phải theo đúng lịch (nông lịch) Thục: thuần thục, thành thạo, đó cũng là yếu tố quan trọng cho vụ mùa bội thu. Ruộng ta quên cày xáo / Nên lúa chín không đều / Nhà nhớ để mùa sau / Cố mà làm cho tốt (Thăm lúa – Trần Hữu Thung) Từ việc phân tích các câu tục ngữ trên, các em hãy trả lời câu hỏi 4. (Sgk/5) Hs suy nghĩ, trả lời. Gv chốt lại vấn đề. C Các em hãy chỉ ra nội dung và các hình thức thể hiện các câu tục ngữ chúng ta vừa học? Hs trả lời. Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Gọi 1 Hs đọc. Gv gọi hs đứng tại chỗ đọc những câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm quan sát của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt. C Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ này? 4. Luyện tập CHS về nhà sư tầm them một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài. I. Giới thiệu chung * Khái niệm: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh , thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 2 nhóm - Nhóm 1: 4 câu đầu là những câu tục ngữ về thiên nhiên. - Nhóm 2: 4 câu sau là những câu tục ngữ về lao động sản xuất. 2.2. Phân tích a. Những câu tục ngữ về thiên nhiên Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. - Nghệ thuật: + Nói quá + Phép đối: đối lập và đối xứng: ngày - đêm, sáng - tối, chưa - chưa, đã - đã -> Ý thức tiết kiệm thời gian vào những tháng mùa vụ. Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. - Nghệ thuật: phép đối -> Kinh nghiệm để nhận biết thời tiết Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ. - Hình ảnh ẩn dụ: “ráng mỡ gà”. -> Dự đoán thời tiết để giữ gìn của cải. Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. -> Kinh nghiệm giúp nhận biết thời tiết. => Bốn câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt. Điều đó cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước ta. b. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất Câu 5: Tấc đất, tấc vàng - Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ và phóng đại. -> Đề cao giá trị của đất; Phải bảo vệ đất và phê phán hiện tượng lãng phí đất Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. (Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng). - Thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. -> Kinh nghiệm truyền lại từ thực tiễn cuộc sống. Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Thứ tự quan trọng của các yếu tố đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. -> Kinh nghiệm giúp nhận biết tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng. Câu 8: Nhất thì, nhì thục. -> Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Nội dung: * Ý nghĩa của các văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 4. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc tất cả các câu tục ngữ. - Tập sử dụng một vài câu tục ngữ trong bài học vào những tình huống giao tiếp khác nhau, viết thành những đoạn đối thoại ngắn. - Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. - Soạn bài: Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: 25/12/2013 Tiết: 74 Ngày dạy: 30/12/2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn) A. Mức độ cần đạt - Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. - Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: - Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. - Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca đao địa phương. 2. Kỹ năng: - Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương. - Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở một mức độ nhất định. 3. Thái độ: Có ý thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương. C. Phương pháp: Thực hành D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: CThế nào là tục ngữ? Đọc thuộc một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 3. Bài mới: Ở HKI chúng ta đã tìm hiểu chương trình địa phương phần Tiếng Việt. Để tìm hiểu rõ hơn, kỹ hơn về nơi mình sống, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Ôn tập về ca dao - tục ngữ CThế nào là ca dao, dân ca và tục ngữ? Hs nhớ lại khái niệm ca dao đã học ở kỳ I và khái niệm tục ngữ vừa học để trả lời. Hoạt động 2: Hướng dẫn sưu tầm ca dao, tục ngữ Gv nêu yêu cầu: các em về nhà mỗi người sưu tầm cho cô ít nhất 20 câu, 10 câu ca dao, 10 câu tục ngữ gắn với địa phương mình. (Chấp nhận những đáp án gắn với địa danh là nguyên quán của các em) Hoạt động 3: Hướng dẫn phân loại, sắp xếp ca dao, tục ngữ sau khi đã sưu tầm được Thời hạn nộp bài: 2 tuần Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs tự học ở nhà I. Ôn tập về ca dao, tục ngữ - Ca dao, dân ca: Là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người… - Tục ngữ: (Sgk Hk II/3) II. Sưu tầm ca dao, tục ngữ gắn với địa phương mình - Hỏi cha mẹ, người địa phương… - Lục tìm trong sách báo ở địa phương. - Tìm trong các bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao nói về địa phương mình. III. Phân loại, sắp xếp - Ca dao - Tục ngữ -> Sắp xếp theo thứ tự A B C của chữ cái đầu câu. IV. Hướng dẫn tự học - Thực hiện theo yêu cầu mà bài học đưa ra và nộp đúng thời hạn. - Học thuộc các câu sưu tầm được. - Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 20 Ngày soạn: 31/12/2013 Tiết: 75 - 76 Ngày dạy: 03/01/2014 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A. Mức độ cần đạt - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. - Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận và đọc - hiểu văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Khái niệm văn bản nghị luận. - Nhu cầu nghị luận trong đời sống. - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kỹ hơn về kiểu văn bản quan trọng này. 3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu văn bản nghị luận. C. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 7A3 vắng ……, Lớp 7A4 vắng ……, Lớp 7A5 vắng …… 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của Hs. 3. Bài mới: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại như kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Nhưng người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và các câu hỏi như : - Vì sao em đi học? (Hoặc em đi học để làm gì?) - Vì sao con người cần phải có bạn bè? - Theo em như thế nào là sống đẹp? - Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? Đó là những vấn đề thường gặp hàng ngày. Em hãy nêu thêm các vấn đề tương tự bằng cách ghi vào giấy. Gv kiểm tra và đọc to cho các Hs khác nhận xét xem bạn đã nêu được vấn đề đúng, sai ntn? CGặp các vấn đề loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Hãy giải thích vì sao? Ta không thể trả lời bằng các kiểu văn bản như kể chuyện, tự sự, biểu cảm được vì khi được hỏi như vậy ta không thể thuyết phục người nghe bằng kể tả mà phải bằng các lí lẽ, các dẫn chứng, phải sử dụng khái niệm thì mới trả lời thông suốt được. Gv nêu ví dụ: Với câu hỏi “Vì sao con người cần phải có bạn bè?” em không thể kể hay tả một người bạn cụ thể mà giải quyết được vấn đề. Hay câu hỏi về thuốc lá, em không thể nói hút thuốc lá có hại rồi kể ra những người hút thuốc bị ho lao… Vì hút thuốc lá có hại nhưng cái hại không thể thấy ngay trước mắt do đó phải cung cấp những thông tin, số liệu cụ tnể thì mới thuyết phục được người nghe. Gv tóm lại: Với các câu hỏi loại đó cần phải có những tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới có thể trả lời một cách thuyết phục được. CĐể trả lời những câu hỏi như thế hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. -> Văn bản xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm…. Gv cho Hs quan sát một số bài nghị luận. -> “Hịch tướng sĩ”, “Tuyên ngôn độc lập”; “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ. CVậy, trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 1. Hs đọc. Gọi học sinh đọc văn bản “Chống nạn thất học” a. Bác viết bài này để làm gì? Cụ thể, Bác kêu gọi nhân dân làm gì? Bác kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học. CEm hãy gạch dưới các câu văn thể hiện ý kiến đó? (luận điểm) + “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” + Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình… biết chữ Quốc ngữ) b. Để có sức thuyết phục Bác Hồ đã nêu những lý lẽ nào? Kể ra? CVì sao nhân dân ta phải biết đọc, biết viết? Pháp cai trị, tiến hành chính sách ngu dân: 95% Người Việt Nam mù chữ… Nay dành được độc lập phải nâng cao dân trí. CViệc chống nạn mù chữ có thực hiện được hay không? -> Được. Người biết chữ dạy cho người không biết; Người chưa biết gắng sức học; Người giàu có mở lớp học ở tư gia; Phụ nữ cần phải học để theo kịp nam giới… CBài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào? -> Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển. *C Vậy thế nào là văn nghị luận? Tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận phải như thế nào? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ ý 2, 3. Hs đọc. Hết tiết 75 chuyển tiết 76 Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Bt1: Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. Gọi 1 Hs đọc văn bản, lần lượt gọi Hs trả lời các câu hỏi trong Sgk. CĐây có phải là văn nghị luận không? Vì sao? Đây là văn nghị luận. Nhan đề là một ý kiến, một luận điểm CTác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? Hs suy nghĩ, trả lời. C Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao? Bài nghị luận này nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế… Bt2: Tìm hiểu bố cục bài văn? Bố cục 3 phần: Mở bài: Là nghị luận. (Nêu vấn đề) Thân bài: Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. (dẫn chứng - lí lẽ) Kết bài: Là nghị luận. (Kết thúc vấn đề) Bt3: Hs về nhà tự làm. Bt4: Gọi Hs đọc văn bản. C “Hai biển hồ” là văn bản tự sự hay nghị luận? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà tự học. I. Tìm hiểu chung về nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận - Trong cuộc sống nhu cầu cần có văn nghị luận là rất cao. - Văn bản nghị luận tồn tại khắp nơi trong đời sống, nói về nhiều vấn đề, giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. - Trên báo chí, truyền hình … có các văn bản nghị luận như: Văn bản xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm…. * Ghi nhớ 1: (Sgk/9) 2. Thế nào là văn bản nghị luận? Văn bản: “Chống nạn thất học” - Mục đích: Chống nạn thất học. - Luận điểm: + “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí” + “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình… biết viết chữ Quốc ngữ”. -> Rõ ràng, cụ thể. - Lý lẽ, dẫn chứng + Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám. + Những điều kiện cần có để người dân tham gia xây dựng nước nhà. + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. -> Thuyết phục. - Tư tưởng, quan điểm: Bằng mọi cách phải gắng sức xây dựng nước nhà. * Ghi nhớ 2, 3: (Sgk/9) Hết tiết 75 chuyển tiết 76 II. Luyện tập Bt1: Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”. a. Đây là một bài văn nghị luận vì: Bài văn đã xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm. b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. Điều đó thể hiện rõ trong nhan đề của bài. - Tác giả đã nêu ra các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người nghe là : + Có thói quen tốt, có thói quen xấu. + Dẫn chứng ra những thói quen xấu cần loại bỏ như: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi… + Tạo thói quen tốt thì khó, nhiễm thói quen xấu thì dễ à Mọi người hãy xem lại mình để tạo nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. c. Bài nghị luận đã giải quyết một vấn đề đã và đang xẩy ra trong thực tế. Đây là một vấn đề cần thiết, đáng hoan nghênh. Bt2: Bố cục văn bản: 3 phần Mở bài: Là nghị luận. (Nêu vấn đề) Thân bài: Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. (dẫn chứng - lí lẽ) Kết bài: Là nghị luận. (Kết thúc vấn đề) Bt4: Bài văn kể chuyện hai biển hồ nhưng thực chất là để nghị luận. Hai hồ có ý nghĩa tượng trưng để liên tưởng tới cách sống của con người. III. Hướng dẫn tự học - Nắm kỹ nội dung bài học. - Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bản cụ thể. (tùy chọn) - Làm bài tập 3. - Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội E. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docvan 7 Tuan 20.doc