Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 23 - Tiết 89 đến tiết 92 - Trường THCS Đạ Long

 I. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 - Nắm được công dụng của trạng ngữ.

 - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thêm trạng ngữ cho câu và tách trạng ngữ thành câu riêng.

 3. Thái độ:Giáo dục HS tính sáng tạo trong học tập.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

- Soạn giáo án, bảng phụ.

- Phát vấn, diễn giảng, phân tích, tích hợp với một số văn bản trong bài.

 2. Học sinh: Sgk, học bài, soạn bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 23 - Tiết 89 đến tiết 92 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: 25/01/2010 Tiết:89 Ngày dạy: 27/01/2010 Tiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TT) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nắm được công dụng của trạng ngữ. - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng. 2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng thêm trạng ngữ cho câu và tách trạng ngữ thành câu riêng. 3. Thái độ:Giáo dục HS tính sáng tạo trong học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn giáo án, bảng phụ. - Phát vấn, diễn giảng, phân tích, tích hợp với một số văn bản trong bài. 2. Học sinh: Sgk, học bài, soạn bài. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. Đề bài: Câu 1. Nêu đặc điểm của trạng ngữ? Cho ví dụ về trạng ngữ thời gian, nơi chốn ? Câu 2. Gạch chân trạng ngữ trong các câu sau: - Ngoài đồng, lúa đang chín. - Tôi đi học bằng xe đạp. - Bằng đôi tay khéo léo, nó đã đan xong áo len. - Chủ nhật, tôi về quê. Đáp án Câu 1: a, Đặc điểm của trạng ngữ ( 3 điểm) - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nguyên nhân,mục đích, phương tiện cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng ngữ nói hoặc một dấu phẩy khi viết. b, Ví dụ về trạng ngữ: (3 điểm) - 7 giờ, xe chạy. - Dưới cầu, nước chảy trong veo. Câu 2. Gạch chân các trạng ngữ: (4 điểm) - Ngoài đồng, lúa đang chín. - Tôi đi học bằng xe đạp. - Bằng đôi tay khéo léo, nó đã đan xong áo len. - Chủ nhật, tôi về quê. 3 Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ 1: Công dụng của trạng ngữ. GV treo bảng phụ, ghi VD SGK * Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc của câu. Nhưng vì sao trong các câu văn ở VD, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ. - HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét chốt ý. - Gv:Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận (thời gian, không gian…) trong bài văn nghị luận - HS trả lời, GV nhận xét. - Gv:Trạng ngữ có những công dụng gì? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. *HĐ 2: Tách trạng ngữ thành câu riêng. - Gv:Câu in đậm ở VD có gì đặc biệt? Việc tách câu như trên có tác dụng gì? - Gv:Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - HS đọc ghi nhớ SGK/47 *HĐ3: Luyện tập. - Gọi HS đọc BT1. - GV hướng dẫn HS làm. - HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS đọc BT2. - GV hướng dẫn HS làm. I. Công dụng của trạng ngữ: 1.Các trạng ngữ: a. -Thường thường, vào khoảng đó. -Trên giàn thiên lí. -Sáng dậy. -Chỉ độ 8, 9 giờ sáng, trên nền trời trong trong. b. Về mùa đông. à Bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho miêu tả đầy đủ thực tế khách quan hơn. - Trạng ngữ còn nối kết các câu văn trong đoạn văn, trong bài làm cho văn bản mạch lạc. 2.Ghi nhớ: SGK/46 II. Tách trạng ngữ thành câu riêng: 1. VD Sgk/46 - Và để tin tưởng hơn về tương lai của nó. à Trạng ngữ được tách ra thành 1 câu riêng. èNhấn mạnh vào ý của trạng ngữ đứng sau. 2.Ghi nhớ: SGK/47 III. Luyện tập: 1. Công dụng của trạng ngữ -Công dụng của trạng ngữ:Bổ sung những thông tin tình huống , liên kết các luận cứ trong mạch lập luậncủa bài văn, giúp cho bài văn rõ ràng, dể hiểu. 2.Trạng ngữ tách thành câu riêng: +Năm 72 +Trong lúc….bồn chồn. 4. Củng cố : GV treo bảng phụ. * Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định? A. Đầu câu. B. Giữa chủ ngữ- vị ngữ (C). Cuối câu. D. A, B, C đều sai. 5. Dặn dò: - Bài cũ: Học bài, làm BT3 vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”. Trả lời câu hỏi sgk. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 23 Ngày soạn: 25/01/2010 Tiết:90 Tập làm văn: Ngày dạy: 27/01/2010 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn. - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm bài văn lập luận chứng minh. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ nang làm bài văn lập luận chứng minh. 3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo khi làm bài văn lập luận chứng minh. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đọc Sgk, soạn giáo án, bảng phụ. - Sử dụng phương pháp phát vấn, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm. 2. Học sinh:Đọc bài, chuẩn bị bài. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập vào vở bài tập? - HS đáp ứng yêu cầu của GV. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: Các bước làm bài văn lập luận CM - GV treo bảng phụ, ghi đề văn SGK/48 - GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu đề và tìm ý 1 đề văn lập luận CM đã cho ở trên theoSGK/48. - Gv:Muốn viết 1 bài văn CM, người viết phải làm gì? - Hs:Tìm hiểu kĩ đề bài để nắm chắc nhiệm vụ NL được đặt ra trong đề bài đó. - Gv:Một văn bản NL thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào? - Ba phần: Mở bài. Thân bài. Kết bài. - Gv:Lập dàn bài cho đề bài trên? - S thảoluận nhóm.Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. - GV treo bảng phụ, ghi dàn bài SGK. - Gv:Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào? - HS trả lời, GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS viết phần thân bài: Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài? Nên viết đoạn phân tích lí lẽ, viết đoạn nêu các dẫn chứng thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, diễn giảng. * Đoạn kết bài ta nên viết thế nào? GV hướng dẫn HS đọc lại và sửa chữa sau khi đã viết 1 bài hoàn chỉnh. - Gv:Muốn làm bài văn lập luận CM phải thực hiện mấy bước? Kể ra? - Hs:Dàn bài 1 bài văn NL gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/50. *HĐ2: Luyện tập. - Gọi HS đọc BT VBT. - GV hướng dẫn HS làm. - HS làm bài tập,GV nhận xét,sửa chữa. I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh: * Đề: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý: - Yêu cầu chung của đề:Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ “có chí thì nên”là đúng đắn “ - Nghĩa của câu tục ngữ:Ai có ý chí, nghị lưc, hoài bão thì sẽ thành công. Câu tục ngữ khẳng định điều gì? - Có hai cách lập luận. + Nêu lí lẽ. + Dẫn chứng xác thực. 2. Lập dàn bài: SGK/49. 3. Viết bài: a. Mở bài: - Đi thẳng vào vấn đề. - Suy từ cái chung đến cái riêng. - Suy từ tâm lí con người. b. Thân bài: - Phải có từ ngữ chuyển đoạn. - Viết đoạn phân tích lí lẽ. - Viết đoạn nêu các dẫn chứng. c. Kết bài: - Sử dụng từ ngữ chuyển đoạn hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài. - Kết bài nên hô ứng với mở bài. 4. Đọc lại và sửa chữa: * Ghi nhớ SGK/50. II. Luyện tập: -Có công mài sắc…:Hễ có lòng bền bỉ,quyết tâm thì việc khó như mài sắt thành kim cũng có thể hòan thành -Không có việc gì …Nếu lòng không bền thì không làm được việc, còn đã quyết chí thì dù việc lớn lao phi thường cũng có thể làm nên. 4. Củng cố: GV treo bảng phụ. * Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào? (A). Lập dàn ý đại cương. B. Xác địng các lí lẽ cho bài văn. C. Tìm dận chứng cho bài văn. D. Viết thành bài văm hoàn chỉnh. 5. Dặn dò: - Bài cũ:Học bài, học thuộc lòng ghi nhớ. Làm bài tập 2 SGK/51 - Bài mới:Soạn bài “Luyện tập lập luận chứng minh”: Trả lời câu hỏi SGK. IV. Rút kinh nghiệm: Tuần: 23 Ngày soạn: 27/01/2010 Tiết:91 Tập làm văn: Ngày dạy: 29/01/2010 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH. HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 5 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề gần gũi, quen thuộc. 3.Thái độ: Giáo dục tính sáng tạo trong làm văn. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, soạn giáo án, bảng phụ. - Tích hợp với tục ngữ, phát vấn, diễn giảng. 2. Học sinh: xem lại kiến thức lập luận chứng minh, đọc bài, soạn bài. III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện các bước nào? Nêu dàn bài một bài văn lập luận chứng min? - Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa. Dàn bài: MB: nêu luận điểm cần được chứng minh. TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tõ luận điểm là đúng đắn. KB: Nếu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. - GV treo bảng phụ:Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào? A. Thân bài. (B). Mở bài. C. Kết bài. D. Cả A, B, C đều sai. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức GV treo bảng phụ, ghi đề bài. *HĐ 1: Tìm hiểu đề. - Gv:Đề bài thuộc kiểu bài nào? Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? - HS trả lời,GV nhận xét, chốt ý. - Gv:Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nươc nhớ nguồn” là gì? -Hs: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam. - Gv:Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào? - Hs:Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc và người nghe thấy rõ đều được nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thật. *HĐ2: Tìm ý. GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi. HS thảo luận nhóm. Nhóm 1, 2: Có cần phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của 2 câu tục ngữ ấy không? Vì sao? em sẽ diễn giải ý của 2 câu tục ngữ ấy như thế nào? Nhóm 3, 4: Tìm những biểu hiện của đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nươc nhớ nguồn” trong thực tế đời sống? Đại diện nhóm trình bày. - V nhận xét, sửa chữa. *HĐ3: Lập dàn bài. - Gv:Lập dàn bài cho đề bài trên? - HS thảo luận nhóm.Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa. GV ghi dàn bài hoàn chỉnh. *HĐ 4: Viết đoạn văn. GV treo bảng phụ, ghi phần mở bài hoàn chỉnh cho HS tham khảo. - GV hướng dẫn HS viết. - HS trình bày, GV nhận xét, sửa chữa. * Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. I. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: chứng minh - Nội dung: chứng minh nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. II. Tìm ý: - Ý nghĩa của 2 câu tục ngữ: + Khi ta hưởng một thành quả nào đóà nhớ ơn người làm ra nó. + Khuyên ta phải luôn nhớ tới góc gác cội nguồn. - Những biểu hiện của đạo lí đó: + Những ngày lễ hội. + Các phong tục đền ơn đáp nghĩa chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng. III. Dàn bài: a) Mở bài: Nêu vấn đề cần giải thích chứng minh. - Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người. - Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã sống theo đạo lí đó. b) Thân bài: - Giải thích: Tại sao chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người. - Chứng minh: + Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó: Giỗ chạp, lập đền. + Một số ngày lễ: Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thương binh, liệt sĩ. + Một số phong tục: Xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. c) Kết bài: Khẳng định luận đề. IV. Viết đoạn văn: 4. Củng cố: GV treo bảng phụ. * Cách nào dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh. A. Chỉ cần nêu các dẫn chứng để chứng minh và phân tích các dẫn chứng ấy. (B). Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần tiến tới. C. Chỉ cần nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới. D. Chỉ cần nêu luận điểm và những kết luận cần đạt tới. 5.Dặn dò: - Bài cũ: học bài, rèn viết các đoạn văn - Bài mới:Hướng dẫn bài viết số 5: Xem lại kiến thức về văn chứng minh để làm bài viết số 5 tại lớp.Chuẩn bị kĩ đề số 2 và số 5 Sgk/59. IV.Rút kinh nghiệm: Tuần: 23 Ngày soạn: 28/01/2010 Tiết:92 Ngày dạy: 30/01/2010 Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ. Phạm Văn Đồng I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cảm nhận dược qua bài văn 1 trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị, giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết. - Nhận ra và hiểu được NT NL của TG trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, nhớ và thuộc một số câu văn hay tiêu biểu trong bài. 3.Thái độ: Giáo dục lối sống giản dị cho HS, lòng yêu kính Bác Hồ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đọc văn bản, soạn giáo án, máy tính, máy chiếu. - Hình ảnh hoạt động của Bác Hồ, chân dung Phạm Văn Đồng. - Tích hợp một số bài viết khác về Bác Hồ, một số mẫu chuyện về cuộc đời của Người, phát vấn, thảo luận nhóm. 2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài, tìm hiểu về phong cách lối sống của Hồ Chí Minh. III. Tiến trình: 1.Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: * Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt như thế nào? - Hs trả lời ghi nhớ. GV treo bảng phụ. * Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì? A. Chứng minh. B. Giải thích. (C). Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề. D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tiến trình bài dạy Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: Giới thiệu tác giả tác phẩm - Hs đọc chú thích. - GV: Em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả? - Hs: trả lời chú thích. - Gv:Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào? - Hs: trả lời. *HĐ 2:Đọc hiểu văn bản - Gv đọc mẫu, giọng nhẹ nhàng truyền cảm - Hs đọc văn bản. - Gv:Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu? - Hs:Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch. - Gv:Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã CM ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? - HS thảo luận nhóm, trình bày. - GV nhan xét, diễn giảng, chốt ý - Gv:Tìm hiểu trình tư lập luận của tác giả trong bài, trên cơ sở đó nêu bố cục của bài văn? - Hs:Bài này chỉ là 1 đoạn trích không có đầy đủ bố cục một bài văn nghị luận hoàn chỉnh: MB: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và đời sống giản dị thanh bạch của Bác Hồ. TB: CM sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:Sự giản dị trong dời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp; Giản dị trong lời nói, bài viết. - Hs đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất định, thắng lợi!” - Gv:nhận xét về nghệ thuật chứng minh của TG trong đoạn này? - Hs:Luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện. - Gv:Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không, vì sao? -Hs: Các dẫn chứng giàu sức thuyết phục vì: + Luận cứ toàn diện. + Dẫn chứng cụ thể, phong phú, xác thực. + Hơn nữa, những điều TG nói ra lại có thật từ mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của TG với Chủ Tịch Hồ Chí Minh. - Gv:“Bác Hồ sống đời sống giản dị… tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, TG đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác? - Hs:TG dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân đời sống của Bác: giản dị, thanh bạch. - Gv:TG đã bình luận như thế nào về lối sống giản dị của Bác Hồ? -Hs: Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ. Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bậtsự phong phú xề đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác. Đó là 1 đời sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng. - Gv:Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì? -Hs: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giải thích và CM, giải thích và bình luận. - Vừa đưa dẫn chứng, vừa dùng lí lẽ phân tích. - Lời lẽ trong giải thích và bình luận chứa đầy tình cảm kính yêu Bác. * HĐ3: Tổng kết - Gv:Nêu ND, NT bài văn. - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. *HĐ4: Luyện tập. - HS đọc BT1. - GV hướng dẫn HS làm - S đọc BT2. GV hướng dẫn Hs về nhà làm. I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Phạm Văn Đồng(1906-2000), quê ở Quãng Ngãi. - Ông là người học trò, người cộng sản gần gũi với Bác Hồ, có nhiều bài viết bài nói hay về Bác. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản được trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) - Phương thức biểu đạt: nghị luận II. Đọc –hiểu văn bản: 1. Đọc- Chú thích: 2.Phân tích : a, Nêu vấn đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ. b,Giải quyết cấn đề: * Giản dị trong đời sống: - Bữa cơm chỉ vài 3 món ăn khi ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm. - Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ và thức ăn sắp xếp tươm tất. * Giản di trong tác phong sinh hoạt. - Cái nhà sàn vẻn vẹn chỉ có vài 3 phòng… luôn lộng gió và ánh sáng, phản phất hương thơm của hoa vườn. - Việc cứu nước, cứu dân,… trồng cây trong vườn, viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu Miền Nam, đi thăm nhà tập thể của Công nhân. c.Giản dị trong quan hệ với mọi người: - Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp… người giúp việc và phụ việc đếm trên đầu ngón tay. à Liệt kê dẫn chứng sát thực, cụ thể:Đời sống vật chất giản dị hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú. c, Kết thúc vấn đề: Giản dị trong lời nói, bài viết. - “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - Nước Việt Nam la một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể. …” à Chân lí giản dị mà sâu sắc. III. Tổng kết: *Ghi nhớ:SGK IV. Luyện tập: Sự giản dị trong thơ văn của Bác Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công. 2.Cảm nghĩ của em về đức tính giản dị 4. Củng cố: GV treo bảng phụ. * Vì sao TG coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất. B. Vì đó là cuộc sống đơn giản. C. Vì đó là cuộc sống mà tất cả mọi người đều có. (D). Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình. * Dòng nào không nói lên đặc sắn về nghệ thuật nghị luận của bài văn? A. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng. B. Kết hợp CM với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. C. Thấm đượm tình cảm chân thành. (D). Dùng nhiều câu mở rộng chân thành. 5. Dặn dò: - Bài cũ: Học bài, học ghi nhớ, làm bài tập 2 - Bài mới: Soạn bài “Ý nghĩa văn chương”: Trả lời câu hỏi SGK. IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 23 ngu van 7.doc