Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24 – Bài 21 – Tiết 88: Phương pháp tả cảnh

A. MỤC TIÊU

Kiến thức:

1. Giúp học sinh nắm được cách tả cảnh.

- Bố cục, hình thức của một đoạn văn, bài văn tả cảnh.

2. Kỹ năng:

- Quan sát và lựa chọn cảnh vật.

- Trình bày những điều đã quan sát và lựa chọn về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.

3. Thái độ:

- Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo.

- Giáo án.

- Phương tiện dạy học : bảng phụ, máy chiếu,

2. Học sinh:

- Xem lại kiến thức về văn miêu tả đã học.

- Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24 – Bài 21 – Tiết 88: Phương pháp tả cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 – Bài 21 – Tiết 88 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH MỤC TIÊU Kiến thức: 1. Giúp học sinh nắm được cách tả cảnh. - Bố cục, hình thức của một đoạn văn, bài văn tả cảnh. 2. Kỹ năng: - Quan sát và lựa chọn cảnh vật. - Trình bày những điều đã quan sát và lựa chọn về cảnh vật theo một trình tự hợp lý. 3. Thái độ: - Biết viết đoạn văn, bài văn tả cảnh. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tư liệu tham khảo. - Giáo án. - Phương tiện dạy học : bảng phụ, máy chiếu, … 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức về văn miêu tả đã học. - Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. C. PHƯƠNG PHÁP - Nêu và giải quyết vấn đề. - Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc độc lập kết hợp thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY I. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thế nào là văn miêu tả ? => HS trả lời: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. III. Bài mới Lời vào bài: Nhà văn Phạm Hổ viết: “ Miêu tả giỏi là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy những cái đó hiện ra trước mắt mình : một con người, một con vật, một dòng sông… Người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn ngửi thấy được mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc v.v… Nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn có sự miêu tả bên trong nữa, nghĩa là miêu tả về tâm trạng vui, yêu, ghét của con người, con vật, và cả cỏ cây. Để hiểu rõ hơn về cách làm một bài văn miêu tả thì hôm nay cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu bài phương pháp tả cảnh. . Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - GV: Gọi HS đọc ba văn bản (SGK - 45,46) - HS: Đọc bài - GV: (?) VB 1: Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ ? - GV: Gợi ý: + Đối tượng miêu tả. + Hình ảnh tiêu biểu được chọn tả. + Trình tự miêu tả. - HS: trả lời: + Đối tượng miêu tả: dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác. + Hình ảnh tiêu biểu được chọn tả: Động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra. Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ. + Trình tự miêu tả: Theo đặc điểm của đối tượng => Qua hình ảnh dượng Hương Thư ta có thể phần nào hình dung được cảnh sắc ở khúc sông hiểm trở có nhiều thác dữ vì: Người vượt thác đã phải dồn hết sức lực và tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ. - GV: (?) VB 2: Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì ? Người viết đã miêu tả quang cảnh ấy theo một thứ tự nào ? - HS: Trả lời: + Đối tượng miêu tả: Quang cảnh dòng sông Năm Căn. + Hình ảnh tiêu biểu: Mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Con sông rộng hơn ngàn thước. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. + Trình tự miêu tả: Người viết ngồi trên thuyền xuôi dòng từ kênh ra sông nên đã miêu tả cảnh vật theo thứ tự từ dưới sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa. - GV: (?) VB 3: Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. - Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. - Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn: + Miêu tả từ trên xuống dưới. + Từ xa đến gần. + Từ ngoài vào trong. + Từ khái quát đến cụ thể. + Theo thứ tự thời gian. - HS: Trả lời: Văn bản 3 gồm ba phần: + Phần 1 (Từ đầu đến “ màu của lũy”): Giới thiệu khái quát về lũy tre làng. + Phần 2 (Tiếp đến “ lúc nào không rõ”): Miêu tả cụ thể ba vòng của lũy tre. + Phần 3 (Còn lại): Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về lũy tre. => Nhận xét: Đoạn văn được miêu tả theo trật tự thời gian, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. - GV: Chia lớp thành 3 nhóm + Nhóm 1: Làm bài tập 1. + Nhóm 2: Làm bài tập 2. + Nhóm 3: Làm bài tập 3. - GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 10 phút, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. - HS: Tiến hành thảo luận nhóm và trình bày kết quả: + Nhóm 1: BT 1 (?) Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ và trả lời theo sự gợi ý sau: a) Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy? b) Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào? c) Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này. => Trả lời: a) Hình ảnh tiêu biểu: Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu; cảnh HS chăm chú làm bài; Hoạt động của giáo viên trong khi HS đang làm bài, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bàn ghế, tường,…) ; cảnh thu bài;… b) Trình tự miêu tả: - Không gian: Từ ngoài vào trong. - Thời gian: Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ. c) Viết mở bài và kết bài - Mở bài: Mới sáng sớm, khí trời mát mẻ, xa xa nơi lũy tre đầu làng thỉnh thoảng cất lên tieengs gáy gọi bạn của con chim cu. Thế mà lớp 6A của em đã tập trung đong đủ vì hôm nay có hai tiết tập làm văn. Sáu tiếng trống vang lên, chúng em nhanh chóng ổn định chỗ ngồi chờ cô giáo đến. Cô bước vào lớp tươi cười với chúng em và tiết tập làm văn cũng bắt đầu. - Kết bài: Thời gian của hai tiết tập làm văn đã thấm thoát trôi qua. Sau khi đã cẩn thận rà soát lại bài viết, em lên nộp cho cô. Về chỗ, em thở phào nhẹ nhõm với hy vọng bài viết của mình sẽ đạt điểm cao, bởi vì em đã nghe cô giáo giảng kỹ về phương pháp viết văn tả cảnh. + Nhóm 2: BT 2 (?) Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào (theo thứ tự không gian; từ xa tới gần hay theo thứ tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi)? Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả. => Trả lời: - Thứ tự không gian: từ xa đến gần (cảnh HS chơi đùa ở phía gần cổng làng, ở giữa sân trường, gốc cây bàng, gần cửa lớp,…) - Thứ tự thời gian: + Trước lúc ra chơi: Sân trường vắng vẻ. + Trong giờ ra chơi: Sân trường ồn ào náo động. + Sau giờ ra chơi: HS về lớp, sân trường trở lại vắng lặng. - Một cảnh nổi bật của sân trương giờ ra chơi: Một nhóm bạn nam đang say sưa đá cầu ở giữa sân ồn ào, náo nhiệt. Các bạn đứng thành vòng tròn, đôi chân uyển chuyển khéo léo đỡ lấy quả cầu làm bằng cao su đủ màu sắc, bên trên có cắm mấy chiếc nông ngỗng. Quả cầu bay vèo từ chân bạn này sang chân bạn khác. Mỗi lần chạm xuống bàn chân của các bạn là quả cầu kêu lên “tanh tách” nghe thật vui tai. + Nhóm 3: BT 3 (?) Hãy đọc kỹ đoạn văn sau và rút lại thành một dàn ý. - Mở bài: Chính là tên văn bản biển đẹp. - Thân bài: Tả vẻ đẹp của biển ở nhiều thời điểm khác nhau. Buổi sớm nắng sáng; buổi nắng sớm mờ. Ngày mưa rào. Buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm; buổi chiều nắng tàn, mát dịu. Buổi trưa. Ngày nắng - Kết bài (đoạn cuối): Nhận xét, suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển. I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH 1. Ví dụ a. Văn bản 1: - Đối tượng miêu tả: dượng Hưng Thư chèo thuyền vượt thác. - Hình ảnh tiêu biểu: + Động tác: Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. + Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc. Các bắp thịt cuồn cuộn. Hai răng hàm cắn chặt. Quai hàm bạnh ra. Cặp mắt nảy lửa. - Trình tự miêu tả: theo đặc điểm của đối tượng từ ngoại hình đến động tác. b. Văn bản 2: - Đối tượng miêu tả: Quang cảnh dòng sông Năm Căn. - Hình ảnh tiêu biểu: + Cảnh dưới mặt sông: Mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Con sông rộng hơn ngàn thước. + Cảnh rừng đước trên bờ: Dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái dụng, ngọn bàng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. - Thứ tự miêu tả: Từ dưới sông lên trên bờ, từ gần đến xa. c. Văn bản 3: - Gồm 3 phần: + Phần 1: Giới thiệu khái quát về lũy tre làng. + Phần 2: Miêu tả cụ thể ba vòng của lũy tre. + Phần 3: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về lũy tre. 2. Ghi nhớ (SGK - 47) - Muốn tả cảnh cần: Xác định đối tượng miêu tả; Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. - Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần: Mở bài: giới thiệu cảnh được tả; Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. * Chú ý: - Phần thân bài: Với mỗi cảnh vật cần chọn một vài chi tiết nổi bật nhất; Phát hiện những đặc điểm về hình dáng, đường nét, màu sắc, âm thanh, mùi vị, …; Khi miêu tả cần so sánh, ví von, tưởng tượng,… II. LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH 1. Bài tập 1 (SGK – 47): 2. Bài tập 2 (SGK – 47): 3. Bài tập 3 (SGK – 47,48): * Hướng dẫn về nhà: - Bài cũ + Học thuộc ghi nhớ. +Viết bài tập làm văn theo đề bài đã giao (thứ 3 tuần sau nộp) - Bài mới + Soạn văn bản: “Buổi học cuối cùng” Tóm tắt văn bản Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

File đính kèm:

  • docPhuong phap ta canh.doc