Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 - Tiết 102: Dùng cụm chủ - Vị để mở rộng câu

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu trong văn bản.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

1. Kiến thức

- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

2. Kỹ năng

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.

- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.

3. Thái độ: vận dụng cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu vào việc viết văn.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1 .7A3.

2. Bài cũ: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Lấy ví dụ?

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Trong học kỳ II, chúng ta đã học một cách để mở rộng câu là thêm trạng ngữ cho câu. Hôm nay, chúng ta lại học thêm một cách mở rộng câu đó là sử dụng cụm chủ - vị. Vậy thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Có mấy trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Chúng ta sẽ cùng trả lời qua tiết học hôm nay.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 25520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 27 - Tiết 102: Dùng cụm chủ - Vị để mở rộng câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn: 10/03/13 TIẾT 102 Ngày dạy: 12/03/13 DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU A. Mức độ cần đạt - Hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu trong văn bản. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức - Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. - Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. 2. Kỹ năng - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu. - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ. 3. Thái độ: vận dụng cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu vào việc viết văn. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1………………………...............................7A3..................................................................... 2. Bài cũ: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Lấy ví dụ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trong học kỳ II, chúng ta đã học một cách để mở rộng câu là thêm trạng ngữ cho câu. Hôm nay, chúng ta lại học thêm một cách mở rộng câu đó là sử dụng cụm chủ - vị. Vậy thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Có mấy trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Chúng ta sẽ cùng trả lời qua tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu? Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ. Hs đọc. ? Tìm các cụm danh từ có trong ví dụ trên? Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được. Tìm cho cô cụm chủ - vị làm phụ ngữ cho cụm danh từ? * Vậy các em thấy ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu. ? Vậy thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 1, Sgk. Hướng dẫn tìm hiểu các trường hợp dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu. Giáo viên treo bảng phụ ghi ví dụ. Hs đọc ? Tìm cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ? Phân tích xem cụm chủ - vị đó có nhiệm vụ và chức năng gì trong câu? Ở ví dụ 1, điều gì khiến nhân vật “tôi” – người nói “rất vui và vững tâm”? Ví dụ 2, ? “khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta” thế nào? (tinh thần rất hăng hái) ? Ví dụ 3, “chúng ta có thể nói” gì? (trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.) Ví dụ 4: “Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày” nào? (từ ngày “Cách mạng tháng Tám thành công”.) ? Qua các ví dụ vừa phân tích, chúng ta thấy có mấy trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ 2. Hs đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Học sinh đọc bài tập Tìm cụm chủ - vị làm thành phần cụm từ trong các câu trên. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủ - vị làm thành phần gì? Gọi 4 Hs lên bảng làm. Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv chữa bài, ghi điểm nếu bài làm tốt. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn Hs tự học thêm ở nhà I. Tìm hiểu chung 1. Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? 1.1. Phân tích ví dụ * Cụm danh từ: - Những tình cảm ta không có - Những tình cảm ta sẵn có. Phụ ngữ trước Trung tâm Phụ ngữ sau Những tình cảm ta không có Những tình cảm ta sẵn có Ta / không có - Ta / sẵn có C V C V -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ. 1.2. Ghi nhớ 1: Sgk 2. Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu 2.1. Phân tích ví dụ VD1: Chị Ba / đến -> Cụm chủ - vị làm chủ ngữ. Tôi / rất vui và vững tâm Cụm chủ - vị làm phụ ngữ. VD2: Tinh thần / rất hăng hái. -> Cụm chủ - vị làm vị ngữ. VD3: Trời / sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ. VD4: Cách mạng tháng Tám / thành công -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ. 2.2. Ghi nhớ 2: (Sgk/69) II. Luyện tập a. … chỉ riêng những người chuyên môn / mới định được. -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ. b. … khuôn mặt / đầy đặn -> Cụm chủ - vị làm vị ngữ. c. + các cô gái Vòng / đỗ gánh … -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm danh từ. + hiện ra / từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. -> Cụm C – V làm phụ ngữ trong cụm động từ. d. + một bàn tay / đập vào vai -> Cụm chủ - vị làm chủ ngữ. + hắn / giật mình -> Cụm chủ - vị làm phụ ngữ trong cụm động từ. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học; học thuộc Ghi nhớ. - Làm hoàn thiện các bài tập. - Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ - vị trong câu văn. - Soạn 2 bài tiếp theo. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 27 Ngày soạn: 10/03/13 TIẾT 103 Ngày dạy: 12/03/13 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. Mức độ cần đạt Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2. Kỹ năng - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này. - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh. 3. Thái độ: Tìm hiểu về phép lập luận giải thích để vận dụng khi làm kiểu văn này. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1………………………...............................7A3..................................................................... 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 Hs. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong cuộc sống xã hội. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận quan trọng. Vậy nghị luận giải thích là gì? Nó có liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh mà các em đã học? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về mục đích và phương pháp giải thích ? Hãy nêu ví dụ cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày? Trong đời sống nhu cầu được giải thích của con người là rất lớn. Chúng ta thường cần giải thích khi gặp một hiện tượng mới lạ như: Vì sao có sóng thần, vì sao có tuyết… cho đến những vấn đề gần gũi hơn như: Vì sao hôm qua em nghỉ học, vì sao em học kém hơn trước. ? Muốn giải thích được các vấn đề đó ta phải làm thế nào? -> Ta phải đọc, tra cứu, phải am hiểu vấn đề, phải có tri thức mới làm được. ? Từ những ví dụ trên em hãy rút ra nhận xét về giải thích trong đời sống? -> Giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực trong đời sống. ? Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo đức lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. Theo em giải thích các vấn đề ấy nhằm mục đích gì? -> Nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. ? Vậy người ta sẽ giải thích bằng cách nào? Yêu cầu HS đọc bài văn – LÒNG KHIÊM TỐN ? Bài văn giải thích vấn đề gì? -> Giải thích vấn đề lòng khiêm tốn. ? Ở đoạn 1 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn? -> Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy là đã bước vào giải thích. ? Đoạn 2 tác giả nói gì về lòng khiêm tốn? Đó có thực sự là giải thích lòng khiêm tốn không? -> Định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm chủ yếu của bài giải thích. Vậy ở phần đầu, tác giả đã giải thích cho ta hiểu về bản chất và khái niệm của lòng khiêm tốn. ? Người khiêm tốn có các biểu hiện như thế nào? -> Các biểu hiện như người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém... học hỏi thêm nữa. Gv: Trong đoạn văn này, tác giả đã giải thích bằng cách chứng minh lòng khiêm tốn bằng các biểu hiện thực tế – như vậy trong giải thích có thể kết hợp với chứng minh. ? Đoạn văn tiếp theo ta thấy tác giả nêu nguyên nhân của của lòng khiêm tốn như vậy có phải là giải thích không? -> Tìm nguyên nhân của vấn đề cũng thuộc giải thích. ? Giải thích một vấn đề cần kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi Tại sao? Như thế nào? ? Ở bài văn này luận điểm chính là lòng khiêm tốn với 4 luận cứ: Một nói về bản chất, một nói về định nghĩa, một nói về biểu hiện, một nói về nguyên nhân. Trả lời các câu hỏi Thế nào? Là gì? Ở đâu? Tại sao? ? Như vậy, em hiểu thế nào là văn giải thích? Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ/Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gọi Hs đọc bài văn Lòng nhân đạo. Cho biết vấn đề cần được giải thích và phương pháp giải thích trong bài? Hs suy nghĩ, trả lời. Gv nhận xét, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs nghe, làm theo. I. Tìm hiểu chung về Mục đích và phương pháp giải thích 1. Giải thích trong đời sống - Trong cuộc sống nhu cầu giải thích là rất cần thiết. - Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực trong đời sống. 2. Giải thích trong văn nghị luận * Mục đích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý… nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm… * Các cách giải thích: - Nêu định nghĩa. - Kể ra các biểu hiện. - Đối chiếu với các hiện tượng khác. - Chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo… Văn bản: Lòng khiêm tốn - Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn. - Giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày. - Việc đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn: “Khiêm tốn là tính nhã nhặn…, khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém…, khiêm tốn là biết mình biết người”. Cũng là một trong những cách giải thích về lòng khiêm tốn. - Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn: kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo khinh người… cũng được coi là một trong những cách giải thích. Vì đó là thủ pháp đối lập. - Việc chỉ ra cái lợi, cái hại cũng được coi là nội dung của giải thích vì nó làm cho người đọc hiểu khiêm tốn là gì? * Ghi nhớ: (Sgk/71) II. Luyện tập Văn bản: Lòng nhân đạo - Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo - Phương pháp giải thích: + Định nghĩa. + Dùng thực tế. + Mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề. III. Hướng dẫn tự học - Nắm nội dung bài học, học thuộc Ghi nhớ - Sưu tầm văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo. E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 27 Ngày soạn: 10/03/13 TIẾT 104 Ngày dạy: 15/03/13 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A. Mức độ cần đạt - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận giải thích. - bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức: Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Kỹ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích. 3. Thái độ: nắm chắc các bước làm bài văn lập luận giải thích để vận dụng vào việc tạo lập văn bản. C. Phương pháp Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A1………………………...............................7A3..................................................................... 2. Bài cũ: Thế nào là văn nghị luận giải thích? Có những cách giải thích nào? Theo em, bài văn giải thích phải ra sao? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết thế nào là nghị luận giải thích nhưng để viết được bài nghị luận giải thích thì chúng ta còn phải học cách viết. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta cách viết một bài văn nghị luận giải thích như thế nào. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về các bước làm bài văn lập luận giải thích Yêu cầu Hs đọc đề bài trong Sgk. ? Nhắc lại các bước làm một bài văn lập luận chứng minh? -> 4 bước. ? Vậy muốn làm được bài văn lập luận giải thích thì trước hết ta phải làm gì? -> Phải tìm hiểu đề và tìm ý. ? Để tìm hiểu đề chúng ta phải trả lời các câu hỏi vấn đề nghị luận là gì? Bài sử dụng phương pháp nào là chủ yếu? Và tư liệu cần có để làm bài là gì? Hs suy nghĩ trả lời. Để tìm ý, chúng ta cũng phải trả lời các câu hỏi sau: ? Đề bài trong Sgk đặt ra yêu cầu gì? Người làm bài có cần giải thích câu tục ngữ không? Vì sao? -> Đề đặt ra một vấn đề là giải thích câu tục ngữ. Người làm bài phải giải thích câu tục ngữ về nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. ? Làm thế nào để có thể tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ? -> Phải hỏi người hiểu biết hơn, tra từ điển, đọc sách báo, tự suy nghĩ thấu đáo thêm... Gv gọi Hs đọc phần dàn ý có sẵn trong Sgk. ? Qua dàn ý trong Sgk và việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy rút ra kết luận về việc lập dàn bài cho bài văn giải thích? MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích. TB: Nêu những nội dung cần giải thích. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được giải thích. ? Có nhiều cách mở bài nhưng quan trọng nhất trong phần mở bài là người viết phải nêu được điều gì? -> Phải nêu được vấn đề cần giải thích. ? Để phần mở bài và thân bài có sự liên kết ta thường bắt đầu phân thân bài trong văn chứng minh như thế nào? -> ? Phải có từ ngữ chuyển đoạn như: Thật vậy; Đúng như vậy... ? Việc nêu dẫn chứng trong phần thân bài cần chú ý điều gì? -> Cần chú ý nêu ra những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự hợp lý… Có thể đưa bằng cách liệt kê hoặc phân tích từng dẫn chứng. ? Khi viết phần kết bài ta cần lưu ý điều gì? -> Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài. Gv chia lớp thành 2 nhóm lớn, nhóm 1 viết Mở bài, nhóm 2 viết Kết bài, yêu cầu thành viên mỗi nhóm độc lập viết bài của mình ra nháp. GV thu bài của 2 em, trình bày lên bảng, gọi HS khác nhận xét, sửa bài; Gv nhận xét; sửa bài trước lớp cho các em (nếu cần), đặc biệt chú ý đến tính liên kết, kĩ năng diễn đạt. ? Vậy, bạn nào rút ra lời văn giải thích cần phải như thế nào? -> Phải sáng rõ, dễ hiểu. Gv chốt các ý dẫn đến toàn bộ phần Ghi nhớ Sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập Gv tiếp tục hướng dẫn Hs viết kết bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, Hs lắng nghe và thực hiện ở nhà. I. Tìm hiểu chung về các bước làm bài văn lập luận giải thích Đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung của câu tục ngữ đó. 1. Tìm hiểu đề – tìm ý a. Tìm hiểu đề - Vấn đề nghị luận: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. - Phương pháp: Giải thích. - Tư liệu: Câu tục ngữ và một số câu tục ngữ khác có nội dung tương tự. b. Tìm ý - Giải thích nghĩa đen câu tục ngữ. - Nêu nghĩa sâu xa. - Bài học rút ra từ câu tục ngữ. 2. Lập dàn bài Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và phương hướng giải thích. Thân bài: Trình bày các nội dung cần giải thích. Sử dụng cách lập luận phù hợp. Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều đã được giải thích. 3. Viết bài a. Mở bài: Có nhiều cách viết phần mở bài song nhất thiết phải nêu được vấn đề cần giải thích. b. Thân bài - Viết từ ngữ chuyển đoạn. - Viết các nội dung cần giải thích theo một thứ tự hợp lý. c. Kết bài: Cần chú ý từ ngữ chuyển đoạn và việc hô ứng giữa kết bài và mở bài. 4. Đọc lại và sửa chữa * Ghi nhớ: (Sgk/86) II. Luyện tập III. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm thêm một số văn bản giải thích để làm tư liệu học tập. - Xác định nội dung giải thích và phương pháp giải thích trong một văn bản (tùy chọn) viết theo phương pháp lập luận giải thích cụ thể. - Chuẩn bị bài tiếp theo “Sống chết mặc bay”. E. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 27.doc