Giáo án Ngữ văn 8 Bài 1 Tiết 1 Tôi đi học

I. Mục tiêu bài học

* Mục tiêu chung

- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trân trọng những khoảnh khắc, những kỉ niệm quan trọng trong cuộc đời.

* Trọng tâm kiến thức kĩ năng

1. Kiến thức

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học” (Khơi nguồn kỉ niệm trong nhân vật tôi, tâm trạng của nhân vật tôi kih cùng mẹ đến trường).

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Phân tích được đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II. Kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

1. Kĩ năng tư¬ duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Máy chiếu

2.Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản.

IV. Ph¬ương pháp/ kĩ thuật dạy học

- Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm)

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện.

V. Các b¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬ước lên lớp

1. Ổn định lớp( 1’)

2. Kiểm tra đầu giờ (1’):

H: Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 em đã học tác phẩm nào nói về cảm xúc đầu tiên được đến trường của một học trò nhỏ?

Trả lời: Bài “Cổng trường mở ra”.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.

*Khởi động

Hỏi: Trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường thì buổi tựu trường nào đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao?

HS: Trả lời.

GV: Dẫn dắt vào bài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 1 Tiết 1 Tôi đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2013 Ngày giảng: 8A, 8B: 19/8/2013 BÀI 1, TIẾT 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh - I. Mục tiêu bài học * Mục tiêu chung - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Trân trọng những khoảnh khắc, những kỉ niệm quan trọng trong cuộc đời. * Trọng tâm kiến thức kĩ năng 1. Kiến thức - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học” (Khơi nguồn kỉ niệm trong nhân vật tôi, tâm trạng của nhân vật tôi kih cùng mẹ đến trường). - Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh. 2. Kĩ năng - Phân tích được đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Máy chiếu 2.Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn (thảo luận nhóm) - Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi mở, phân tích và giảng bình, nêu vấn đề, tái hiện. V. Các bước lên lớp 1. Ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (1’): H: Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 em đã học tác phẩm nào nói về cảm xúc đầu tiên được đến trường của một học trò nhỏ? Trả lời: Bài “Cổng trường mở ra”. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học. *Khởi động Hỏi: Trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường thì buổi tựu trường nào đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Dẫn dắt vào bài. Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy thật xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông. *Hoạt động 1: (35p) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiếu văn bản. - Mục tiêu: + Học sinh hiểu và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” của buổi tựu trường đầu tiên trong đời. + Học sinh đọc dúng, chính xác, to rõ ràng. + Học sinh hiểu sâu về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng, giọng đọc nhẹ nhàng, trẻ trung. GV: Đọc mẫu. HS: Đọc (3hs) -> Nhận xét. GV: Nhận xét GV: Chiếu các hình ảnh Thanh Tịnh (Slides 1). H: Nêu vài nét về Thanh Tịnh? Thanh Tịnh (1911-1988), sáng tác của ông nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo êm dịu. H: Em biết gì về văn bản “Tôi đi học” của nhà văn? Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941). GV: Chiếu (Slides 2). HS: Quan sát. H: Trong số các chú thích trong SGK chú thích nào giải thích còn khó hiểu? HS: Trình bày ý kiến. GV: Lưu ý một số chú thích khó. “Ông đốc” là gì? “Lạm nhận” nghĩa là gì? HS: Đọc các chú thích còn lại. H: Có thể chia văn bản này thành mấy phần? HS: Thảo luận nhóm bàn (2’) HS: Đại diện 1-2 nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. GV: Chiếu bố cục 5 phần (Slides 3). - P1: Từ đầu đến “tưng bừng, rộn rã”.(Khơi nguồn kỉ niệm) - P2: Tiếp -> “Trên ngọn núi” (Tâm trạng và cảm giác của tôi trên đường cùng mẹ đến trường). - P3: Tiếp -> “Trong các lớp” (Tâm trạng của “tôi” khi đứng giữa sân trường). - P4: Tiếp -> “Chút nào hết” (Tâm trạng của “tôi” khi nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp). - P5: Tiếp -> còn lại (Tâm trạng của “tôi” khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên.). HS: Đọc phần 1 của văn bản. GV: Chiếu các hình ảnh Slides 4). H: Những gì đã tác động khiến tôi nhớ về kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của mình? - Cuối thu: lá rụng nhiều, mây bàng bạc. - Hình ảnh những em bé rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường -> Đó là sự chuyển biến của đất trời cuối thu, hình ảnh em bé lần đầu đi học. *H: Em có nhận xét gì về sự liên tưởng, việc sử dụng những từ ngữ để liên tưởng đó? - Đây là sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ. - Từ ngữ (4 từ láy): bàng bạc, náo nức, mơn man, nảy nở. GV: Khái quát: Việc sử dụng các từ láy góp phầnrút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại, quá khứ kiến ta thấy chuyện xảy ra từ bao giờ mf như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia..khiến tâm hồn tôi tươi trẻ lại, trong sáng hơn tựa như mấy cánh hoa tươi mmr cười giữa bầu trời quang đãng. * H: Qua đó em cảm nhận về nhân vật tôi như thế nào? HS: Theo dõi vào phần 2 của văn bản. H: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng “tôi” khi cùng mẹ đến trường? - Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên thất lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. - Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước-> khẳng định mình. H: Trong các chi tiết trên em thấy chi tiết nào đáng chú ý nhất? Vì sao? - Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước-> khẳng định mình. -> Đây là ý nghĩ ngây thơ non nớt, đáng yêu. * H; Em có nhận xét gì về tâm trạng của “tôi „ ngày đầu tiên cùng mẹ đến trường? GV: Khát quát Khi cùng mẹ đến trường trong tâm trạng hồi hộp đó tôi thấy mình trang trọng vô cùng, thấy mình đã lớn khôn và bước sang trang mới của cuộc đời nên thấy cảnh vật xung quanh cũng như đang thay đổi theo. I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả b. Tác phẩm c. từ khó: 3,4,5,7 II. Bố cục. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Khơi nguồn kỉ niệm. - Bằng sự liên tưởng tương đồng tự nhiên giữa hiện tại với quá khứ cùng việc sử dụng hàng loạt các từ láy “tôi” đã gợi nhớ lại mình cùng những kỉ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đi học trong tâm trạng náo nức, nôn nao, tưng bừng, rộn rã. 2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”. a. Khi cùng mẹ đến trường. - Tôi thấy vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ và như thấy mọi vật thay đổi lạ lùng. - Bâng khuâng, tự hào thấy mình khôn lớn. 4. Củng cố: (2’) GV: Hãy kể lại tâm trạng của em buổi đầu đến trường? 5. Hướng dẫn học bài. (1’) - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật tôi trong các phần còn lại. - Chuẩn bị tiết 2: Đọc lại văn bản và trả lời các câu hỏi 3,4,5, nghiên cứu bài tập.

File đính kèm:

  • docTiết 1.doc