Giáo án Ngữ văn 8 Bài 11 Tiết 43 Tuần 11 Tiếng việt- Câu ghép

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

 - Hiểu được đặc điểm của câu ghép.

 - Nắm được hai cách nối vế câu trong câu ghép.

2. Kĩ năng :

- Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần.

- Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu.

 - TH: Câu đơn, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, quan hệ từ.

3. Thái độ : GDHS Bảo vệ môi trường thông qua các ví dụ.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:Đặc điểm và hai cách nối vế câu trong câu ghép

III. CHUẨN BỊ

- GV: Sch tham khảo, ví dụ

- HS: chuẩn bị bài

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS

2. Kiểm tra miệng:

- Đọc và xác định biện pháp nói giảm nói trách trong các câu sau và cho biết tại sao tác giả lại nói như vậy? Em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh?

a. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu mình đã từng sung sướng biết bao!

b. Ngày mùng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.

-> trách gây cảm giác đau buồn, ghê sợ

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12447 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Bài 11 Tiết 43 Tuần 11 Tiếng việt- Câu ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 Tiết 43 Tuần :11 Tiếng việt: CÂU GHÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Hiểu được đặc điểm của câu ghép. - Nắm được hai cách nối vế câu trong câu ghép. 2. Kĩ năng : - Phân biệt câu ghép với câu đơn và câu mở rộng thành phần. - Sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. - Nối được các vế của câu ghép theo yêu cầu. - TH: Câu đơn, dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, quan hệ từ. 3. Thái độ : GDHS Bảo vệ môi trường thông qua các ví dụ. II. NỘI DUNG HỌC TẬP:Đặc điểm và hai cách nối vế câu trong câu ghép III. CHUẨN BỊ - GV: Sách tham khảo, ví dụ - HS: chuẩn bị bài IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS 2. Kiểm tra miệng: - Đọc và xác định biện pháp nói giảm nói trách trong các câu sau và cho biết tại sao tác giả lại nói như vậy? Em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh? a. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu mình đã từng sung sướng biết bao! b. Ngày mùng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. -> trách gây cảm giác đau buồn, ghê sợ 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Đặc điểm câu ghép - GV cho HS đọc VD SGK/111 -GV: Treo bảng phụ những từ in đậm và cho HS tìm các cụm C-V trong câu HS: Thảo luận nhóm trả lời. a.Tôi // quên thế nào đựơc những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở cn vn CN VN trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi /mỉm cười giữa bầu quang đãng. cn vn b.Buổi mai hôm ấy,một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh ,mẹ tôi TN CN âu yếm nắm tay tôi // dẫn đi trên con đường làng dài và hep. VN c/ Cảnh vật xung quanh tôi / đều thay đổi,vì chính lòng tôi / đang có CN VN CN VN sự thay đổi lớn : hôm nay tôi / đi học. CN VN d/ Lụt // tràn, núi //sạt, nhà //đổ. CN VN C V C V ? Câu nào có một cụm CV, câu nào có hai cụm CV trở lên? HS: + Câu cĩ 1 cụm c-v : b + Câu cĩ 2 cụm C-V:a,c,d ? Dựa vào kết quả phân tích hãy điền các câu vào bảng theo mẫu sau: HS: lên bảng điền vào mẫu: Kiểu câu tạo câu Câu cụ thể Câu có một cụm C- V b Câu có hai hoặc nhiều cụm C – V, cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn. a Các cụm C-V không bao chứa nhau. c, d GV hỏi: Qua các câu đã phân tích trên hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? HS trả lời: - Các câu: “Buổi mai hôm ấy…………………….dài và hẹp” là câu đơn - Câu: “Cảnh vật…………………tôi đi học’ Câu có 3 cụm chủ vị (Cụm C-V cuối cùng giải thích cho cụm C-V thứ hai)-> Câu ghép - Câu: “Tôi quên thế nào được…………………….bầu trời quan đãng” có 2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ chỉ động từ quên và nảy nở. GV nhấn mạnh: - Câu có một kết cấu C-V -> câu đơn. - Câu có hai cụm C-V trở lên, cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn ,câu có hai C-V trở lên không bao chứa nhau -> câu ghép. ? Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên hãy cho biết câu ghép có đặc điểm gì? - Là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V tạo thành những cụm C-V này không bao chứa nhau. ? Trong các VD trên, nếu bỏ dấu phẩy, những từ nối thay bằng dấu chấm thì các vế câu sẽ như thế nào. - Câu đơn ? Hãy lấy ví dụ về câu ghép. GV lấy VD để HS phân biệt câu ghép với câu mở rộng thành phần: VD: Rừng // bị phá khiến ai ai / cũng đau lòng. cn vn CN CN GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK/112 BTN: hãy xác định cấu tạo của các câu ghép sau a. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được 1 lúc b.Cái đầu lão nghẹo về 1 bên và cái miệng lão móm mém của lão mếu như con nít c. Hắn vốn không ưa lão bỡi vì lão lương thiện quá Hoạt động 3: Cách nối các vế câu ghép GV yêu cầu: Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I HS trả lời: - Hằng năm………………………tựu trường - Những ý tưởng ấy……………………………tôi không nhớ hết - Con đường này…………………………………tự nhiên thấu lạ. GV hỏi: Trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? HS trả lời: - Các câu: “Hằng năm………………tựu trường”; “Vì chính…………….tôi đi học” không dùng từ nối. - Các câu: “Những ý tưởng………………nhớ hết”; “Con đường này……………… thấy lạ”; “Cảnh vật……………..thay đổi lớn”; được nối với nhau bằng quan hệ từ (Vì, nhưng). GV hỏi: Ngoài những cách nối như trên hãy nhớ lại kiến thức đã qua, hãy nêu thêm VD về cách nối các vế câu ghép? HS trả lời: - Nối bằng một cặp quan hệ từ - Nối bằng 1 cặp phó từ, đaị từ, chủ từ. GV hỏi: Qua tìm hiểu trên hãy cho biết các cách nối các vế câu ghép? Cho VD minh họa. HS trả lời: - Nối bằng dùng từ có tác dụng nối + Nối bằng 1 quan hệ từ: VD: Nó không đến thăm nhưng tôi vẫn không quên đến thăm nó. + Nối bằng cặp quan hệ từ: VD: Vì nó không chú ý nghe giảng nên nó bị thầy quở trách. + Nối bằng cặp từ hệ ứng: VD1: Tôi càng chăm chỉ học càng thấy mình ngu dốt với kho kiến thức đồ sộ. VD2: Nó mười lăm tuổi, tôi cũng thế VD3: Nó vừa đế đây công việc này đã đâu vào đấy. - Không dùng từ nối + Nối bằng dâú phẩy: VD: Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau tôi đuổi kịp. + Nối bằng dâú chấm phẩy: VD: Thấy bón vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn; con đi chuyến này cố chí làm ăn bao giờ có bạc trăm con mới về. + Nối bằng dấu hai chấm: VD: Nó đi với tôi: Ngày mai anh ấy đến. GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK BTN: Dùng bảng phụ có chứa các ví dụ sau và xác định kết câu C-V, các vế của những câu ghép này được nối với nhau bằng cách nào? Mọi người// đi hết cả còn tôi// ở lại. Vì em// không học bài nên em// bị điểm kém. Tôi//càng nói, nó //càng khóc. Nước sông// dâng lên bao nhiêu, đồi núi// dâng lên bấy nhiêu. ( Nó ở đấy, tôi ở đây.) Chồng tôi// đau ốm, ông// không được phép hành hạ. Bây giơ,ø cụ// ngồi xuống phản này chơi, tôi// đi luộc mấy củ khoai, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình// ăn khoai, uống nước chè,rồi hút thuốc lào ... Tôi// im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi// càng thắt lại, khoé mắt tôi //đã cay cay. Hoạt dộng 4: Luyện tập: (23’) - HS đọc BT 1/113 GV: Hỏi BT yêu cầu làm gì? GV treo bảng phụ HS lên gạch chân các câu ghép của từng câu và cho biết các câu đó giữa các vế được nối với nhau bằng cách nào? GV: Gọi 4 HS lên bảng thực hiện lần lượt mỗi HS 1 câu. - HS nhận xét, góp ý - GV nhận xét chung. -HS đọc BT 2/113 GV hỏi: BT yêu cầu làm gì? HS: Lần lượt lên bảng điền vào những chỗ trống trong bảng phụ. HS: Nhận xét góp ý GV: Nhận xét chung HS: Đọc yêu cầu BT 4/114 GV hỏi: BT yêu cầu làm gì? GV: Phát phiếu học tâïp yêu cầu các nhóm thảo luận. GV thu phiếu nhận xét và chọn các câu làm tốt ghi lên bảng. I. Đặc điểm câu ghép: VD: Cảnh vật chung quanh tôi //điều thay đổi vì chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi// đi học->3 cụm C-V không bao nhau ;cụm C-V 3 giải thích cho cụm C-V 2-> Câu ghép - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. - Mỗi cụm CV này được gọi là một vế câu. * Ghi nhớ: “SGK/112” II. Cách nối các vế câu: + Nối bằng 1 quan hệ từ + Nối bằng cặp quan hệ từ + Nối bằng cặp từ hệ ứng + Nối bằng dâú phẩy + Nối bằng dâú chấm phẩy + Nối bằng dấu hai chấm * Ghi nhớ: “SGK”/112 II. Luyện tập: 1.BT 1: Cách nối các câu ghép a. Các câu ghép: - U van….., lậy Dần ! - Dần hãy….., chị nữa - Chị có đi……,nộp sưu, thầy Dần…., dần chứ ! - Sáng ngày………có thương không? - Nếu Dần……….nữa đấy ! " Đều nối với nhau bằng dâú phẩy. b. Các câu: - Cô tôi…….không ra tiếng (nối bằng dâú phẩy) - Giá những cổ…….. thôi(nối bằng dấu phẩy) c. Tôi lại…….. cay (nối bằng dấu hai chấm). d. Hắn làm nghề……..lương thiện quá(nối bằng quan hệ từ bởi vì). 2.BT 2: Đặt câu với quan hệ từ cho sẵn a. Vì mưa nhiều nên nước sông dâng cao. b. Nếu bút bi không còn mực thì bạn dùng bút mực. c. Tuy nắng hạn kéo dài nhưng vùng này vẫn không thiếu nước sinh hoạt. d. Không những Nam là bạn tốt mà Nam còn là học sinh giỏi. 3. BT3: Đặt câu - Bỏ bớt một QHT: Nếu bạn không học bài, bạn sẽ bị điểm kém. - Đảo trật tự các vế câu:Lan vẫn đi học đúng giờ tuy Lan ở xa. 4.BT 4: Dùng từ hô ứng đặt câu : a. Bông hoa vừa nở nó đã tỏa hương gọi ong bướm. b. Bạn đi đâu tôi theo đấy. c. Tôi càng học, tôi càng thấy mình nhỏ bé. 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) - Câu ghép có những đặc điểm gì? + Câu có hai cụm C-V trở lên, cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn ,câu có hai C-V trở lên không bao chứa nhau -> câu ghép. - Hãy nhắc lại những cách nối câu ghép vừa học? + Nối bằng 1 quan hệ từ. Nối bằng cặp quan hệ từ. Nối bằng cặp từ hệ ứng. Nối bằng dâú phẩy. Nối bằng dâú chấm phẩy . Nối bằng dấu hai chấm 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) * Đối với bài học ở tiết học này - Về nhà học bài. tiếp tục làm BT còn lại chưa chưa hoàn thành trên lớp. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo - Xem, và soạn bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” + Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh: . Văn bản thuyết minh trong đời sống con người . Đặc điểm chung của vbản thuyết minh + Luyện tập V. RÚT KINH NGHIỆM: a.Nội dung........................................................................................................................................................................... ………………………………………………………………………………………................................................ b.Phương pháp........................................................................................................................................................ …………………………………………………………………………………….................................................. c.Đồ dùng thiết bị dạy học ………………………………………………………………………………………………................................. ...........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 11 Tiet 43.doc
Giáo án liên quan