Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I

1. Mục tiêu.

a. Kiến thức : Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Cốt truyện,nhân vật sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tinh.

b. Kỹ năng :

- Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

* KNS: Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính. Biết xác định giá trị bản thân. Kỹ năng giao tiếp trao đổi.

 

doc235 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7520 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/8/2011. Ngày dạy:16/8/2011- Dạy lớp: 8C Tiết 1+2: t«i ®i häc (Thanh Tịnh) 1. Mục tiêu. a. KiÕn thøc : Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. - Cốt truyện,nhân vật sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tinh. b. Kü n¨ng : - Đọc - hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân. * KNS: Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật chính. Biết xác định giá trị bản thân. Kỹ năng giao tiếp trao đổi. c. Th¸i ®é. Gi¸o dôc häc sinh cã th¸i ®é yªu thÝch bé m«n. 2. Chuẩn bị a. Gv: nghiên cứu,soạn giảng b. Hs: chuẩn bị bài mới 3. TiÕn tr×nh bµi d¹y. a. Kiểm tra bài cũ(4phút) Kiểm tra vở soạn của học sinh * Đặt vấn đề vào bài mới(1phút) Trong cuộc đời mỗi con người,những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ.Đó là cái cảm giác trong buổi tựu trường đầu tiên của mình. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả những kỉ niêm mơn man, bâng khuâng, những rung cảm nhẹ nhàng trong sáng. để thấy được điều đó chúng ta tìm hiểu bài “ Tôi đi học”. b. Day néi dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng ? ? ? ? ? ? Gv ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Em hãy nêu tiểu sử và sự nghiệp của Thanh Tịnh? Trước năm 1945,ông vừa dạy học,vừa viết văn.Sau cách mạng,ông làm công tác văn hoá văn nghệ trong quân đội;nhiều năm phụ trách tạp chí Việt Nam quân đội với quân hàm đại tá. Tác giả Thanh Tịnh có những tác phẩm chính nào? +Truyện: Quê mẹ,Chị và em,Những giọt nước biển,Ngậm ngải tìm trầm. +Thơ: Hậu chiến trường,Sức mồ hôi. Truyện ngắn này xuất bản vào năm nào? Yêu cầu: giọng chậm, dịu, hơi buồn lắng sâu.Chú ý những câu nói của nhân vật tôi, nhân vật người mẹ và ông đốc cần đọc với giọng phù hợp. -Từ Hán Việt và từ cổ cần đọc giọng nhẹ nhàng. Gv đọc mẫuà2à3 em đọc ànhận xét. Trong bài có một số từ khó Hán Việt như tựu trường, ông đốc, bất giác. Em hãy giải nghĩa các từ trên? Truyện có nhân vật nào, ai là nhân vật chính? - Tôi, mẹ tôi, ông đốc.Nhân vật chính là “tôi” vì nhân vật này được nói tới nhiều nhất. Kỉ niệm lần đầu tiên của nhân vật tôi được kể như thế nào? - Trình tự không gian, thời gian, trên đường, trong lớp ở sân trường. Tương ứng với mỗi trình tự ấy là những đoạn nào? Nêu nội dung chính từng đoạn? - 3 phần +Phần 1: từ đầu đến “…trên ngọn núi” àTâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường. + Phần 2: tiếp đến “…cả ngày nữa” àTâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi khi đứng ở sân trường. +Phần 3: còn lại àCảm giác của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học. Truyện được viết theo thể loại nào? Tôi đi học là truyện ngắn ghi lại những hoài niệm, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường. Ta có thể xem đó là một trang hồi kí (bao gồm nhật lí, hồi kí, lí sự, tuỳ bút…). àĐể cảm nhận được văn bản ta sẽ đi phân tích theo trình tự không gian,thời gian. Ở phần đầu văn bản, nhân vật tôi được cảm nhận qua không gian và thời gian nào? +Thời gian : một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh. +Không gian: cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười, giữa bầu trời quang đãng, trên con đường dài và hẹp… Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng qua các chi tiết trên? -Nghệ thuật so sánh,miêu tả,nhân hoá. Những biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì trong đoạn văn? - Sức gợi cảm, gợi tả. Ngay từ mấy dòng đầu của truyện nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng : “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy…quang đãng”. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và đáng thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò ngày đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên. Cái tâm trạng, cảm xúc ấy tiêu biểu cho sự đan xen giữa tự sự, miêu tả, biểu cảm mà ta sẽ được tìm hiểu ở bài 6-TLV. Nhân vật tôi nhớ lại tâm trạng của mình trong những ngày đầu tới trường qua những chi tiết nào? + Lòng tôi náo nức tưng bừng rộn rã. Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật “tôi”đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thật rộn rã tưng bừng bởi có sự thay đổi mới lạ qua không gian và thời gian: đó là buổi sớm mai ấy, một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc tự nhiên cậu bé thấy “lạ’,thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi .Vì sao vậy? Vì chính “lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.Hôm nay tôi đi học”. Gv đọc:“Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí…ngọn núi” Quá trình cảm nhận sự thay đổi đó còn được thể hiện qua những chi tiết nào? + Không lội qua sông thả diều… + Không ra đồng nô đùa… + Thấy mình trang trọng và đúng đắn. Vì sao không gian,thời gian và cảm giác ấy đã trở thành kỉ niệm trong tâm trí của tác giả? Sự thay đổi của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì? + Dấu hiệu của sự thay đổi trong tâm tưởng và nhận thức của tác giả. Ngoài những chi tiết trên,nhân vật “tôi”còn được miêu tả qua những chi tiết nào? + Bặm tay ghì thật chặt… + Xóc lên và nắm lại… Đối với một em bé chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn…đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế mà nhân vật “tôi”cảm thấy trang trọng, đứng đắn trong bộ quần áo với mấy quyển vở trên tay. Vì thế “tôi” muốn thử sức mình xin mẹ cho được cầm bút, cầm sách, thước như các bạn cùng trang lứa. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ đã nảy nở trong đầu “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước”. Ý nghĩ ấy: “thoáng qua trôi nhẹ như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Qua hành động đó giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng của nhân vật “tôi”? -Hồi hộp,bỡ ngỡ. àNhân vật muốn tự khẳng định mình. Ngoài cảm nhận về tâm trạng và hành động,tác giả đã nói đến ý nghĩa vừa non nớt vừa ngây thơ. Tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu nào? - So sánh. Thủ pháp đó có tác dụng gì? - Gợi hình ảnh đẹp, giúp người đọc cảm nhận được suy nghĩ và hoạt động của nhân vật tôi. àTác giả sử dụng một so sánh thú vị qua nhận thức suy nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách đến trường muốn nhận thức về một nhân vật trong cuộc sống, được mường tượng trong hình ảnh “một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” như muốn biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hồn trẻ thơ. Như vậy, ngoài tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ ta còn bắt gặp sự thay đổi về nhận thức trong ngày đầu tiên đi học của nhân vật “tôi”. àNgoài những thay đổi về nhận thức,tâm trạng của nhân vật còn được thay đổi như thế nào?Tiết sau chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hết tiết 1 Theo dõi tiếp đoạn văn bản “ Trước sân trường làng Mĩ Lýàcả ngày nữa và cho biết nội dung của đoạnà Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lý lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật? + Sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người. + Người nào quần áo cũng sạch sẽ, khuôn mặt cũng vui tươi và sáng sủa. Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì? - Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường;thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Mọi cảnh tượng được nhớ lại nói lên suy nghĩ gì của tác giả? - Bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ. Quang cảnh ngôi trường Mĩ Lý trước cặp mắt của cậu học trò nhỏ được thể hiện như thế nào? - ngôi trường Mĩ Lý :cao ráo,sạch sẽ hơn các nhà trong làng. - Vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp. Hình ảnh so sánh trên đã diễn tả điều gì? Nhà văn Thanh Tịnh đã dùng những hình ảnh, nhưng chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng của cậu học trò nhỏ buổi đầu tiên tới trường… Khi tả những những học trò nhỏ lần đầu tiên tới lớp tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? +Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. àTác giả đã miêu tả sinh động,đề cao sức hấp dẫn của nhà trường và thể hiện khát vọng bay bổng. Chú bé cũng như những học trò mới khác bỡ ngỡ nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, chỉ dám đi tưng bước nhẹ nhàng.Cậu bé thấy mấy bạn mới cũng đang sợ sệt, lúng túng e ngại như mình. “Họ như con chim non e sợ”. Hình ảnh so sánh của tác giả thật tinh tế. Nó vừa tả đúng tâm trạng của nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ đứng giữa mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như cái tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng khi nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang. àHình ảnh mái trường gắn liền với ông đốc. Vậy hình ảnh ông đốc được thể hiện qua những chi tiết nào?(về lời nói, thái độ, cử chỉ) + Ông nói: Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. + Nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. + Tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi. àTừ đó ta thấy tác giả đã nhớ ông đốc bằng tình cảm quí trọng, tin tưởng và biết ơn. Chú ý vào đoạn “Các cậungập ngừng trong "cổvà cho biết: Em nghĩ gì về tiếng khóc của cậu bé khi sắp hàng vào lớp? - Khóc một phần vì lo sợ do phải tách người thân để bước vào môi trường hoàn toàn xa lạ. - Khóc vì sung sướng khi lần đầu tự mình học tập. àĐây là giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành trong nhận thức. Đến đây em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”? - Giàu cảm xúc với trường, lớp, người thân. Có dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm. Sau khi rời bàn tay, buông chéo áo người thân để vào lớp học, nhân vật tôi có cảm nhận gì? (học sinh theo dõi đoạn cuối văn bản). Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp, nhân vật tôi lại cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào xa mẹ tôi như lần này”? + Bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học. + Bước vào lớp là bước vào thế giới của riêng mình. Những cảm giác mà nhân vật tôi nhận được khi bước vào lớp học là gì? + Một mùi hương lạ xông lên. + Trông hình gì treo trên tường cũng thấy lạ và hay. + Nhìn vào bàn ghế chỗ ngồilạm nhận làm vật riêng của mình. + Nhìn người bạn chưa hề quen biết nhưng cảm thấy không xa lạ. Tại sao nhân vật tôi lại có cảm giác ấy? - Vì lần đầu tiên được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ ngay ngắn. - Bắt đầu ý thức được mọi thứ sẽ gắn bó thân thiết với mình. Từ những cảm giác đó nhân vật “tôi” bộc lộ cảm xúc gì? Đoạn cuối văn bản có hai chi tiết: “Một con chim theo cánh bay và những tiếng phấn đánh vần đọc”. Những chi tiết đó nói lên điều gì về nhân vật “tôi”? +Bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân. +Yêu thiên nhiên,yêu tuổi thơ. Nêu những nét đặc điểm về nghệ thuật của truyện? - Sử dụng bút pháp nghệ thuật so sánh, miêu tả, biểu cảm đan xen thật tinh tế. - Cách viết nhẹ nhàng, trong sáng, giọng điệu trữ tình, hồn nhiên đằm thắm. Nội dung? + kỉ niệm thời thơ ấu trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi… Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học”? +Thiết tha,gắn bó với những kỉ niệm thời thơ ấu trong buổi tựu trường đầu tiên;yêu quý,nhớ một cách sâu sắc thấm thía. +Trong trẻo:đây là cảm xúc của tuổi thơ trong ngày đầu tiên tới trường nên nó rất hồn nhiên,trong sáng,thánh thiện. I. §äc vµ tìm hiểu chung .(20’) 1.Tác giả tác phẩm - Thanh Tịnh (1911-1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương ngoại ô thành phố Huế. Là nhà văn có sáng tác từ trước CM tháng 8. Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập Quê mẹ được xuất bản năm 1941. 2.Đọc 3. Thể loại - Hồi kí II.Phân tích 1. Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường. (23’) Trên con đường cùng mẹ tới trường,nhân vật “tôi”đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thật rộn rã tưng bừng bởi có sự thay đổi mới lạ qua không gian và thời gian: đó là buổi sớm mai ấy,một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh,con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc tự nhiên cậu bé thấy “lạ’,thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ. Sự thay đổi về nhận thức trong ngày đầu tiên đi học. 2. Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.(20’) Nhà văn Thanh Tịnh đã dùng những hình ảnh,nhưng chi tiết cụ thể biểu hiện những cung bậc tâm trạng của cậu học trò nhỏ buổi đầu tiên tới trường Xúc cảm trang nghiêm của tác giả về mái trường náo nức vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng pha chút lo sợ vẩn vơ. Mái trường đẹp như cái tổ ấm,mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng khi nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang. Giàu cảm xúc với trường lớp, với người thân. Đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức. 3.Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học.(14’) Tình cảm trong sáng, tha thiết, yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, nhưng cũng yêu sự học hành để trưởng thành. àĐây là đoạn văn kết thúc câu chuyện ngắn gọn mà hiện lên hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa. Phải chăng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ để bước vào thế giới tuổi học trò đầy kh² mà biết bao hấp dẫn. III. Tổng kết (3’) - Bằng ngòi bút giàu chất thơ, với những so sánh tinh tế với những yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đan xen. Truyện đã ghi lại những kỉ niệm đẹp trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi. - Giọng điệu trữ tình trong sáng. IV.Luyện tập(5’) c. Củng cố, luyện tập(2phút) - Nắm vững các nội dung bài học - Tìm hiểu các nhân vật trong truyện - Nắm được dòng cảm xúc của nhân vật tôi trên đường tới trường, trên sân trường, trong lớp học. - Liên hệ; Bài Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê. 4.Hướng dẫn HS học ở nhà(2’) - Nắm nghệ thuật,nội dung của truyện. - Làm bài tập trong SBT. - Soạn bài:Trong lòng mẹ. =================================== Ngày soạn:13/8/2011. Ngày dạy:16/8/2011- Dạy lớp: 8C . Tiết 3: CÊp ®é kh¸i qu¸t cña nghÜa tõ ng÷ 1. Mục tiêu 1. KiÕn thøc : Hiểu rõ cấp độ khái quát của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. .Tích hợp với văn bản “Tôi đi học” với TLV qua bài “Tính thống nhất của chủ đề của văn bản”. 2. Kü n¨ng .Rèn kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. * KNS: Kỹ năng ra quyết định, phân tích. 3. Th¸i ®é ; Gi¸o dôc th¸i ®é häc tËp nghiªm tóc. 2. Chuẩn bị a. Gv:nghiên cứu tài liệu,soạn giảng. b. Hs:đọc trước bài. 3. TiÕn tr×nh bµi d¹y a. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. *.ĐVĐ vào bài. (3’) Ở lớp 7 các em đã được học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.Em hãy nhắc lại khái niệm và lấy ví dụ minh hoạ.? VD: - Từ đồng nghĩa:máy bay,phi cơ,tàu bay… - Từ trái nghĩa : sống >< chết cao >< thấp… ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong hai nhóm trên? - Bình đẳng về ngữ nghĩa,cụ thể: + Các từ trong nhóm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau trong một câu văn cụ thể. + Các từ trong nhóm từ trái nghĩa có thể loại trừ nhau khi lựa chọn đặt câu. Vậy để giúp các em hiểu được một cách khái quát về cấp độ của nghĩa từ ngữ tiết học này chúng ta cùng hiểu bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. b. D¹y néi dung bài mới. ? ? ? ? ? ? HS ? ? ? ? VD: (Bảng phụ): Quan sát sơ đồ trên bảng phụ và cho biết: Nghĩa của từ Động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Tại sao? àNghĩa của từ động vật rộng hơn ; vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của ba từ thú, chim, cá. Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? - Rộng hơn vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của từ voi, hươu… Thứ tự các từ còn lại như chim, cá có phạm vi rộng hơn các từ tu hú, sáo, cá rô, cá thu vì phạm vi của hai từ đó bao hàm nghĩa của các từ tu hú, sáo,cá rô, cá thu. Nghĩa của từ thú,chim,cá hẹp hơn nghĩa của từ nào và rộng hơn nghĩa của từ nào? - Các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu …và có phạm vi hẹp hơn từ động vật. Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết thế nào là từ ngữ có nghĩa rộng,nghĩa hẹp? - Nghĩa rộng nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi của một từ ngữ khác. Một từ có thể vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp được không?Tại sao? - Một từ có thể vừa có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác. Bảng phụ Đọc yêu cầu bài 1. Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở các nhóm sau. Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ sau. Chỉ ra nghĩa từ ngữ không thuộc phạm vi của mọi nhóm từ ngữ sau. Đọc đoạn trích Tìm ba động từ cùng thuộc phạm vi nghĩa, trong đó có một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp (18’). - Sơ đồ: Động vật Thú Chim Cá Voi, Tu hú, cá rô, hươu sáo cá thu àNghĩa của từ động vật rộng hơn ; vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của ba từ thú, chim, cá Các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu …và có phạm vi hẹp hơn từ động vật Nghĩa rộng nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi của một từ ngữ khác. Một từ có thể vừa có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác. *Ghi nhớ : SGK(10) II. Luyện tập.(20’) 1.Bài tập 1. a. y phục Quần áo Áo quần đùi, áo dài quần dài áo sơ mi +Y phục ->quần, áo -> quần đùi, quần dài, áo dài, áo sơ mi. b. vũ khí Súng Bom súng trường, bom bi, đại bác bom ba càng + Vũ khí -> súng, bom -> súng trường, đại bác, bom bi, bom ba càng. 2.Bài tập 2. Từ có nghĩa rộng a. Chất đốt b. Nghệ thuật c. Thức ăn d. Nhìn e. Đánh 3. Bài tập 3 a. Từ xe cộ: xe đạp, xe máy, ôtô b. Kim loại: sắt, đồng, nhôm... c. Hoa quả: chanh, cam, chuối, d. Họ hàng: họ nội họ ngoại, cô dì chú bác… e.Mang:xách,khiêng,gánh,vác… 4. Bài tập 4 a. Bỏ từ thuốc lào b. Thủ quĩ c. Bút điện d. Hoa tai 5.Bài tập 5 - Khóc ->nức nở, sụt sùi. c. Củng cố, luyện tập(2phút) - Nắm vững cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng. - Nắm được từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp - Xem lại các ví dụ d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1phút). - Tìm các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong SGK sinh học. Lập sơ đồ thể hiện tính khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó. - Nắm kĩ nội dung bài học. - Nắm được nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của một từ ngữ khác, lấy được ví dụ minh họa - Làm bài tập trong SBT;tiết sau học TLV. - Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. ========================================= Ngày soạn:13/8/2011. Ngày dạy:16/8/2011- Dạy lớp: 8C Tiết 4: TÝnh thèng nhÊt vÒ chñ ®Ò cña v¨n b¶n 1. Mục tiêu: 1. KiÕn thøc : Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 2. Kü n¨ng : Đọc hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản. Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề. * KNS: Kỹ năng giao tiếp, thực hành, kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo. Tích hợp với văn ở văn bản “Tôi đi học”, với TLV qua bài “Cấp độ …”. 3. Th¸i ®é: Vận dụng kiến thức vào việc xây dựng các văn bản nói, viết, đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. 2. Chuẩn bị Gv: nghiên cứu kĩ bài, soạn giảng Hs: đọc trước bài mới. III. TiÕn tr×nh bµi d¹y. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. *. ĐVĐ vào bài(1’) Ở các lớp dưới chúng ta đã tìm hiểu những nội dung chính của văn bản. Những nội dung chính đó còn được gọi là chủ đề. Vậy tính thống nhất của chủ đề trong văn bản như thế nào… 2. Day nội dung bµi míi. ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Hs: đọc lại văn bản “Tôi đi học”. Văn bản miêu tả những sự việc đang xảy ra hay đã xảy ra ? - Văn bản miêu tả những sự việc đã xảy ra. Đó là những hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên đi học. chủ đề của văn bản là gì ? Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì ? - Mục đích: phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc từ thưở thơ ấu. Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, những ý kiến, những cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản. Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? - Nhan đề có ý nghĩa tường minh (Nhan đề cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện “Tôi đi học”), căn cứ vào các từ ngữ trong đoạn văn nói về những kỉ niệm về buổi đầu đi học của nhân vật “tôi” nên đại từ “tôi” được lặp lại nhiều lần. - Các câu đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên trong đời: + Hôm nay tôi đi học. + Hằng năm cứ vào cuối thulòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. + Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy. + Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. + Tôi bặm tay ghì thật chặt,nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất… Văn bản “Tôi đi học” tập chung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi “trong suốt cuộc đời”.? - Trên đường đi học: + Cảm nhận về con đường:quen đi lại lắm lần đến thấy lạ, cảnh vật chung quanh đều thay đổi. + Thay đổi hành vi: lội qua sông thả diều, đi ra đồng nô đùaàđi học, cố làm như một học trò thực sự. - Trên sân trường: + Cảm nhận về ngôi trường : nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làngàxinh xắn, oai nghiêm như đình làng, sân rộng cao hơn và “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. + Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, đi từng bước nhẹ nhàng, muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo. - Trong lớp học: cảm thấy xa mẹ, trước đây có thể đi chơi cả ngày cũng không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết|giờ đây mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà. Dựa vào sự phân tích văn bản trên em hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiên ở những phương diện nào ? * Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường được lặp đi lặp lại. Học sinh đọc ghi nhớ. Đọc yêu cầu bài 1. Văn bản trên được viết về vấn đề nào và về vấn đề gì ? Các đoạn văn trên đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào ? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao ? - Khó thay đổi trật tự sắp xếp.Vì các phần được sắp xếp bố trí theo một ý đồ đã dựng sẵn. Các ý này đã rành mạch liên tục. Nêu chủ đề của văn bản trên ? Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó? Tìm các từ ngữ,các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản ? Đọc yêu cầu bài tập. (Thảo luận xem những ý nào sẽ làm cho bài viểt lạc đề) Thảo luận và điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu của đề bài. I. Chủ đ

File đính kèm:

  • docVan 8 ki1 11-12.doc
Giáo án liên quan