Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 113 Kiểm tra văn

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1.1.Kiến thức:- Kiểm tra đánh giá được việc nắm kiến thức văn học của học sinh từ đầu học kì II, từ đó có hướng điều chỉnh p.pháp dạy học cho phù hợp với học sinh.

1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức để làm bài theo yêu cầu.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến văn chương, ý thức tự giác tích cực học tập.

2. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án, đề kiểm tra

- HS: Soạn bài, học bài cũ

3. PHƯƠNG PHÁP - Hoạt động cá nhân

4. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

4.1. ỔN ĐỊNH:

4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ:

4.3. BÀI MỚI:

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 113 Kiểm tra văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 22/ 3/ 2011 NG: 29/ 3/ 2011 Tiết:113 Kiểm tra văn 1. Mục Tiêu bài dạy: 1.1.Kiến thức:- Kiểm tra đánh giá được việc nắm kiến thức văn học của học sinh từ đầu học kì II, từ đó có hướng điều chỉnh p.pháp dạy học cho phù hợp với học sinh. 1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức để làm bài theo yêu cầu. 1.3. Thái độ: - Giáo dục cho học sinh lòng yêu mến văn chương, ý thức tự giác tích cực học tập. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, đề kiểm tra - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp - Hoạt động cá nhân 4. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: 4.3. bài mới: Bảng ma trận đề kiểm tra Nội dung kiến thức Các cấp độ của tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Nghị luận trung đại 1(3 đ) Thơ mới 1 ( 2đ) Thơ ca cách mạng 1(5đ) Đề bài Cõu 1: Hóy nhắc lại nhan đề cỏc văn bản trung đại đó học trong chương trỡnh học kỡ 2 lớp 8? So sỏnh điểm giống và khỏc nhau giữa cỏc thể loại: chiếu, hịch, cỏo, tấu...? Cõu 2 : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong các câu thơ sau: “ Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” ( Ông đồ- Vũ Đình Liên) Cõu 3: Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua 2 bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng” ? * Đỏp ỏn- Biểu điểm Cõu 1: ( 3 điểm) - Học sinh nhắc lại đỳng tờn 4 văn bản Văn học Trung đại: 1 điểm ( mỗi đỏp ỏn đỳng được 0,25 điểm) - So sỏnh: * Giống: Đều là cỏc dạng văn bản chớnh luận của giai đoạn văn học Trung đại, cú sử dụng cỏc biểu cõu văn biền ngẫu, văn vần hoặc văn xuụi.( 1 điểm) * Khỏc: ( 1 điểm- mỗi ý đỳng được 0,25 điểm) - Chiếu: chỉ vua được sử dụng, nhằm để ban bố mệnh lệnh cho cỏc tướng lĩnh và nhõn dõn thực hiện. - Hịch: vua và tướng lĩnh dựng để ban bố mệnh lệnh hoặc tập hợp quõn sĩ.. - Cỏo: vua và tướng lĩnh dựng để bố cỏo với thiờn hạ về một vấn đề nào đú, cũng cú thể là sự tổng kết lại một quỏ trỡnh giết giặc... - Tấu: Thể văn do tướng sĩ, quõn sĩ, thần dân viết để trỡnh bày với vua một vấn đề nào đú... Cõu 2:( 2 điểm) - Biện pháp nghệ thuật nhân hóa : Giấy đỏ buồn, ...nghiên sầu ( 0,5 điểm) - Tác dụng: (1,5 điểm) + Nỗi sầu tủi của con người thấm cả sang những vật dụng vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên không thắm lên được; nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông thấm vào, nên mực như đọng lại bao sấu tủi và trở thành nghiên sầu. + Cảnh ngộ của ông đồ giờ đây đã khác trước: ông ngồi đấy nhưng cũng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy... Ông đồ đã thực sự bị lãng quên giữa cuộc dời Cõu 3:( 5 điểm) * Nội dung ( 4 điểm) Tình yêu thiên nhiên say đắm, chứng tỏ một tâm hồn nghệ sĩ + Bác cảm thấy thật sự thoải mái vui thích khi được sống hòa hợp với thiên nhiên ( Tức cảnh Pác Bó) + Người xốn xang rạo rực trong một đêm trăng đẹp, dù trong tù ngục vẫn mở hồn ra giao hòa với vầng trăng sáng ngoài đời ( Ngắm trăng) - Tinh thần lạc quan, nghị lực cách mạng phi thường, vượt lên mọi gian khổ vật chất, luôn ung dung tự chủ. + Sống gian khổ trong hang sâu vẫn cảm thấy sang + Bị giam trong nhà tù vẫn say sưa ngắm trăng Đó không chỉ vui với cảnh nghèo như các nhà nho xưa mà trước hết, đó là niềm vui cách mạng. Bác chỉ coi việc làm cách mạng để cứu nước cứu dân là lẽ sống nên cuộc đời cách mạng dù gian khổ mấy cũng vẫn vui, vẫn sang . Người thi sĩ Hồ Chí Minh đã thể hiện được dũng khí của một chiến sĩ. Phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng luôn vượt lên trên hoàn cảnh thực tại. * Hình thức ( 1 điểm) - Bố cục đủ 3 phần cân đối, rõ ràng - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng - Trình bày sạch đẹp. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu GV tuỳ theo bài làm cụ thể của HS để cho điểm một cách phù hợp 4.4. củng cố: - Nhận xét - Thu bài 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập - Làm lại bài vào vở bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Lựa chọn trật tự từ trong câu - Đọc kĩ bài - Chuẩn bị theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 22/ 3/ 2011 NG:29/ 3/ 2011 Tiết 114 Lựa chọn trật tự từ trong câu 1. Mục tiêu bài dạy: 1.1. Kiến thức: - Cách sắp xếp trật tự tự trong câu - Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 1.2. Kĩ năng: - Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học. - Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. 1.3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực; ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Chuẩn bị - GV: Giáo án, tư liệu tham khảo, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. Tiến trình bài dạy 4.1. ổn định: 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Đề bài 1/ Thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội được xác định như thế nào? 2/ Có bạn cho rằng mỗi lượt lời là một câu? Em hãy cho biết ý kiến của mình? Cho ví dụ? 3/ Hãy phân biệt sự khác nhau giữa “cướp lời” và “nói leo” trong hội thoại? Đáp án- Biểu điểm Câu 1 (3,5 điểm): - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc hội thoại (1 điểm) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: (0,5 điểm) + Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ( 1 điểm) + Quan hệ thân- sơ (theo mức độ quen biết, thân tình) (1 điểm) Câu 2 ( 4 điểm) - Một lượt lời tương ứng một câu là chưa đúng (1 điểm) - Một lượt lời là một lần nói, một lần nói có thể là một câu hoặc nhiều câu(1,5 điểm) - Lấy ví dụ đúng, chỉ rõ được lượt lời (1,5 điểm) Câu 3 ( 2,5 điểm): - “Cướp lời” khác “nói leo” ( 0,5 điểm) + Cướp lời: thường là người đang tham gia hội thoại thực hiện lượt lời của mình khi người đối thoại chưa nói hết lời.(1 điểm) + Nói leo: thường là lời nói chen vào cuộc hội thoại ( của người có vai thấp và không phải là người có tư cách tham gia gia hội thoại) ( 1 điểm) Điểm kiểm tra: Điểm 10 9 8 7 6 Số lượng III. bài mới: GV: Trong khi nói cũng như viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự trước, sau. Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. Thế nhưng nhiều lúc trật tự từ không được sắp xếp theo đúng trật tự từ ấy. Việc thay đổi ấy nhằm mục đích gì? Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Đọc ngữ liệu SGK/ T 110 ? Hãy thay đổi trật tự sắp xếp từ trong câu in đậm mà nghĩa cơ bản vẫn không thay đổi - Thảo luận nhóm - Trình bày kết quả - Nhận xét bổ sung - Quan sát VD GV nhận xét và treo bảng phụ có 6 câu khác nhau ? Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như trong đoạn trích - Từ “roi” lặp lại đầu câu-> LK chặt chẽ câu ấy với câu trước - Từ “thét” liệt kê sau - Gõ đầu roi nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ ? Nêu nhận xét về việc lựa chọn trật tự từ trong câu - Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng - Khi nói, viết cần lựa chọn trật tự từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Như trên mỗi cách viết đều nhằm một mục đích nhấn mạnh vị thế của tên cai lệ, tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn ? Nhận xét tác dụng của các cách thay đổi ấy ? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không ? Rút ra kết luận gì về việc lựa chọn trật tự từ trong câu ? Đọc ghi nhớ SGK/ T111 A. Lí thuyết 1. Phân tích ngữ liệu : (SGK/ 110) - Thay đổi trật tự từ trong câu ; gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người… cũ a. Cai lệ gõ…thét…ừ b. Cai lệ thét…cũ, gõ đầu… c. Thét…cũ, cai lệ… d. Bằng giọng…cũ, cai lệ thét đ. Bằng giọng…cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. h. Gõ đầu…, bằng giọng…, cai lệ thét. - Liên kết câu nhấn mạnh vị thế xã hội: b, a - Liên kết câu nhấn mạnh thái độ hung hãn của cai lệ: c, d, đ, h 2. Ghi nhớ: SGK/ T111 II. Một số tác dụng của việc sắp xếp TTT ? Đọc mục 1 ? TTT trong các câu trên thể hiện điều gì ( Tác dụng gì?) HS: a.Theo thứ tự HĐ trước, sau b.Theo thứ bậc XH và sự xuất hiện của nhân vật. GV thay đổi trật tự từ, Y/c HS n.xét rút ra KL ? Đọc mục 2 ? Quan sát và so sánh tác dụng của TTT trong 3 câu trên( Cách nào đạt hiệu quả cao hơn? Vì sao?) - Cách a hay hơn vì nhịp nhàng hơn ? Qua đó em rút ra những tác dụng gì của việc lựa chọn trật tự từ trong câu Thay đổi TTT trong câu: - Thể hiện thứ tự nhất định của SV, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm, lời nói ? Đọc ghi nhớ SGK/ T112 Nghe củng cố nội dung toàn bài ? Đọc và xác định yêu cầu BT 1 ? Nêu lí do sắp xếp TTT ở phần a ? Nhận xét về sự sắp xếp TTT ở phần b ? Nhận xét sự sắp xếp TTT trong câu văn ở phần c ? Nhận xét cách sắp xếp TTT trong câu: Nó bảo sao không đến? 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/ 111) 11. a.Thể hiện thứ tự trước, sau của hành động. b. Thể hiện thứ bậc cao thấp của nhân vật và sự xuất hiện của nhân vật. - Thể thái độ tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước - Cách diễn đạt a hiệu quả hơn vì nó có nhịp điệu hơn ( Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm) 2. Ghi nhớ 2: SGK/ T112 B. Luyện tập Giải thích lí do sắp xếp TTT trong những câu in đậm 1.Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung -> Theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử b. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! -> Nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước mới được giải phóng. 3. Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần. -> Tạo sự liên kết chặt chẽ với câu đứng trước 4.4. củng cố: G hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức bài học cần ghi nhớ. 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ - Hoàn chỉnh các bài tập * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Trả bài tập làm văn số 6 - Ôn tập lí thuyết văn nghị luận - Lập dàn ý đề bài viết số 6 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 23/ 3/ 2010 NG: 30/ 3/ 2010 Tiết: 115 Trả bài tập làm văn số 6 A/ Mục tiêu bài dạy: 1/ Kiến thức: - Giúp HS: + Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài 2/ Kĩ năng: - Rèn cho học sinh năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài làm của mình - Nhận ra được những nhược điểm của mình để sửa chữa, rút kinh nghiệm 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn B/ Chuẩn bị - GV: Giáo án, chấm chữa bài chi tiết - HS: ôn tập văn nghị luận, làm dàn ý bài viết số 6. 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. D/ Tiến trình bài dạy; I. ổn định: II. Kiểm tra bài cũ: ? Kiểm tra kiến thức trong quá trình học của HS. III. bài mới: Đề bài: Dựa vào các văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước. I. Yêu cầu: 1/ Nội dung * Giới thiệu hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn cho chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nước của tác giả, cho thấy vai tò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc * Trí tuệ anh minh tuyệt vời của nhà vua Lí Công Uẩn- Lí Thái Tổ thể hiện qua văn bản “Chiếu dời đô” - Bày tỏ ý định dời đô - Đưa ra các lí lẽ thuyết phục bằng sử sách về kết quả tốt đẹp của việc dời đô - Đưa ra những suy nghĩ riêng của mình về miền đất mà định lập đô + Thỏa mãn về vị trí địa lí + Tạo thuận lợi cho cuộc sống của người dân + Khẳng định sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt - Thuyết phục bằng tình cảm - “Chiếu dời đô” là biểu hiện cho xu thế tất yếu cử lịch sử. Lí Công uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. - Khẳng định : Lí Công Uẩn có ý chí quyết tâm lớn, tầm nhìn thấu tương lai. Những điều vua nói cách đây hàng ngàn năm nhưng đến nay vẫn giữ nguyên chân lí. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bên vững muôn đời vậy. * Trí tuệ anh minh tuyệt vời của nhà quân sự kiệt xuất Hưng Đạo Vương- Trần Quốc Tuấn thể hiện qua văn bản “Hịch tướng sĩ”. - Khi kẻ thù lăm le xâm lược Trần Quốc Tuấn đã viết bài Hịch để kêu gọi tướng sĩ một lòng chuẩn bị đương đầu với cuộc chiến sống còn. - Chỉ ra nỗi nhục mất nước - Bộc lộ rõ lòng yêu nước, căm thù giặc - Nghiêm khắc cảnh cáo những thói hư tật xấu của đám tướng sĩ trước những hiểm nguy của đất nước. - Hiểu ý nguyện độc lập tự chủ của dân tộc Đại Việt, hiểu lòng dân, lòng tướng sĩ - Tạo được sự đồng cảm của tướng sĩ - Quan tâm tới vận mệnh đất nước bằng cả trái tim và ý chí của một người anh hùng dân tộc - Tấm lòng lo cho nước cho dân luôn nghĩ tới sự bình yên cho xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến đấu là người muôn đời sau cảm nhận rất rõ trong nhân cách, tài năng đức độ của Đức Thánh Trần. * Hai người ở hai triều đại khác nhau, hai cương vị khác nhau, cống hiến tài năng và tâm sức khác nhau cho đất nước Đại Việt. Dù là ông vua hay là Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, dù là dựng nước hay giữ nước... nhưng con cháu hôm nay đọc lại “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” không khỏi tự hào về vai trò của các nhà lãnh đạo đất nước trong quá khứ. Những vị anh hùng lãnh đạo anh minh luôn tạo ra những bước chuyển mình có ý nghĩa cho dân tộc cho thời đại. 2/ Hình thức : Bố cục đủ 3 phần Thực hiện đúng các yêu cầu của thể loại văn chứng minh + Luận điểm rõ ràng + Dẫn chứng xác thực, phù hợp với luận điểm Ngôn ngữ mạch lạc trong sáng Không sai chính tả, dấu câu II. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số các em hiểu yêu cầu của đề, viết đúng thể loại yêu cầu. - Nội dung nghị luận tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu cơ bản của đề bài, các em đã có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các dẫn chứng có liên quan đến bài làm. 2. Nhược điểm: - Còn một số ít chưa bám sát yêu cầu của đề, lập luận còn tách bạch giữa tác giả và văn bản - Một số bố cục chưa cân đối, chữ viết quả cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều III. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả; chấm câu; dấu câu - Sử dụng dấu ngoặc kép không hợp lí: Hồng Anh ( “hịch”) - Viết hoa tuỳ tiện, dùng dấu chấm phẩy chưa hợp lí: Vân Anh - Viết tắt, viết số bừa bãi: Hồng Anh - Không dùng dấu ngoặc kép đánh dấu tên văn bản: Phương Linh 2. Lỗi dùng từ, diễn đạt: * Diễn đạt chưa rõ ràng - Chi tiết, từ ngữ chưa chính xác + Chiếu dời đô là điều tất yếu trong lịch sử.( Phương Linh) + Chiếu dời đô là xu hướng tất yếu. ( Thanh Thủy) -> Dời đô là điều tất yếu trong lịch sử. + Trần Quốc Tuấn cai trị ( Yến) -> Trần Quốc Tuấn lãnh đạo - Nhầm lẫn trật tự từ + Quân Nguyên- Mông ( Một số em) -> Quân Mông- Nguyên + ở Trung Quốc có Mông Cổ là nước mạnh nhất (Thủy) - Lẫn lộn các từ gần âm: thái độ bàng quang (Nga) 3. Lỗi câu - Câu chưa lô- gic + Có thể nói rằng những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đã có công lao rất lớn trong việc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước hưng thịnh.( Hồng Anh) Chữa: Đảo trật tự từ -> Có thể nói rằng những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng đất nước hưng thịnh và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc . + ... đưa nước ta ngang tầm với năm châu.( Thanh Thủy) Chữa: Thêm từ + ... đưa nước ta ngang tầm với các nước ( cường quốc) năm châu. + Ta đã được biết đến hai tác phẩm nổi tiếng chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với tác phẩm Hịch tướng sĩ. ( Yến) Chữa: sắp xếp lại trật tự từ cho hợp lí, lước bớt từ thừa ->Ta đã được biết đến hai tác phẩm nổi tiếng chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần quốc Tuấn. - Câu thiếu thành phần VN + Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn, một người là vị vua anh minh, một người là vị tướng tài ba. Chữa: Thêm VN -> Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn, một người là vị vua anh minh, một người là vị tướng tài ba đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. + áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và và bản hùng văn bất hủ muôn đời Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.( Thúy) Chữa: Thêm VN -> áng văn Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và và bản hùng văn bất hủ muôn đời Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đẫ để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm về vai trò của những người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước. 4. Phương pháp - Lập luận chưa rõ luận điểm: Sơn Tùng, Bích ngọc - Còn dựa vào văn bản mẫu nhiều: Tiến Dũng, Phương linh IV. Trả bài và đọc bài làm tốt GV: Đọc bài viết khá của em : Cẩm Hà - HS xem lại bài của mình - Trao đổi bài cho nhau để rút kinh nghiệm. Điểm bài viết Điểm 8 7 6 5 4 Số lượng 7 14 21 3 0 4.4. củng cố: GV Nhận xét ý thức chữa bài của HS 4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: * Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại bài viết - Làm lại vào vở * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận - Ôn tập lại một lần nữa kiến thức về văn bản nghị luận - Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo nội dung SGK 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................... NS: 25/ 3/ 2011 NG: 02/ 4/ 2011 Tiết:116 Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 1. MỤC tiêu bài dạy: 1.1 Kiến thức: - Hiểu sâu hơn về văn nghị luận, thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong văn nghị luận. - Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 1.2. Kĩ năng: - Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận 1.3. Thỏi độ: - Yêu thích môn văn, có ý thức làm văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả 2. CHUẨN BỊ - GV: Giỏo ỏn, tư liệu tham khảo, - HS: Soạn bài, học bài cũ 3. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học- Kĩ năng sống - Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thuyết trình… - KT hoạt động: KT hoạt động cá nhân, KT hoạt động nhóm, KT động não, KT hỏi và trả lời, KT thực hành có hướng dẫn, ... - Rèn kĩ năng sống: KN thể hiện sự tự tin, KN lắng nghe tích cực, KN ra quyết định, KN hợp tác.. 4. TIẾN TRèNH bài dạy 4.1. ỔN ĐỊNH: 4.2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS 4.3. BÀI MỚI: GV: ở lớp 6 các em đã được học các yếu tố tự sự và miêu tả, Trong văn nghị luận ngoài yếu tố biểu cảm có cần đưa miêu tả và tự sự vào nghị luận không? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn nghị luận? Chúng ta cùng tìm hiểu Hoạt động của thầy và trò Nội dung A. Lí thuyết I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận 1. Phân tích ngữ liệu: ? Đọc ví dụ ? Tìm yếu tố tự sự và miêu t yếu tố tự sự: Vị chúa tỉnh ...ra lệnh...đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra. - Yếu tố m.tả: Tấp nập đi đầu quân, chỗ anh, đỏ...tốp bị xích tay điệu đi,,,lính gác, lưỡi lê tuốt trần - Vì 2 đoạn văn làm sáng tỏ 2 luận điểm để nghị luận chứ không phải dùng để tự sự hay miêu tả ? Vì sao không thể xếp đoạn văn trên là văn tự sự hay miêu tả GV: Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự, miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự, miêu tả vì các yếu tố ấy được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề: tố cáo tội ác và sự lừa bịp của thực dân Pháp giữa lời nói và hành động, việc làm. Các yếu tố ấy không nhằm để kể, tả mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm-> nghị luận - GV treo bảng phụ không còn yếu tố tự sự, miêu tả ? Giả sử bỏ những yếu tố TS, MT ấy liệu có ảnh hưởng gì đến mạch lập luận và luận điểm không - Quan sát, trả lời GV: Nếu tước bỏ những câu, đoạn TS, MT cả hai đoạn văn trở lên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động thuyết phục và hấp dẫn. - Yếu tố TS và MT rất cần thiết trong văn nghị luận vì nó giúp cho đoạn nghị luận rõ ràng, sinh động, có sức thuyết phục hơn. ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về vai trò của các yếu tố TS, MT trong văn nghị luận ? Đọc văn bản 2 ? Hãy tìm các yếu tố TS và MT trong văn bản trên và cho biết tác dụng của nó - Yếu tố tự sự và miêu tả: Kể chuyện thụ thai, bỏ lên rừng, không nói cười,...với người Kinh thêu cờ lệnh bằng chăm dệt chỉ ngũ sắc...-> làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau các truyện anh hùng đẹp của dân tộc Việt Nam. ? Vì sao tác giả không kể lại kĩ càng, đầy đủ toàn bộ hai truyện chành Trăng và nàng Han mà chỉ kể tả một số chi tiết hình ảnh - Hai truyện ấy không được kể và tả tất cả vì : nhằm mục đích chính là nghị luận, vì ít người biết nội dung hai truyện ấy cụ thể-> giúp người đọc biết được sự gần gũi, giống nhau như thế nào. + Lưu ý : Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận cần cân nhắc kĩ những yêu cầu không có không được, chỉ để làm sáng tỏ luận điểm mà thôi. Nếu ở đoạn cuối tác giả lại kể chi tiết đánh giặc, bay lên trời, để lại một số di tích lịch sử thì quá thừa ? Vậy khi đưa yếu tố TS và MT vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ? Vì sao ? Đọc ghi nhớ SGK/ T116 - GV chốt và gọi HS đọc ghi nhớ ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập1 Yêu cầu: Tìm yếu tố tự sự và miêu tả sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng khi dùng chúng ? Đọc, xác định yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm, trình bày Nhận xét - Yếu tố tự sự : sắp trung thu, đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ, mười mấy ngày qua, bộ mặt nhà giam, phải đi ra với đêm… -Yếu tố miêu tả : Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo vỗ về… Tác dụng : + Yếu tố tự sự trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. + Yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người thi sĩ, để nhận thấy rõ hơn chiều sâu của tâm tư, ở đó bên trong sự im lặng có chứa đựng biết bao tính cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái đẹp. ? Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài: “ Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen” Thì em có vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả bài làm không? Vì sao - Theo dõi bài đọc thêm, nhận xét - GV nhận xét ? Sưu tầm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả và phân tích tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận đó - Nhóm bàn chuẩn bị trước ở nhà - Các nhóm trình bày, nhận xét - GV nhận xét 1.1- Đoạn văn (a) có yếu tố TS - Đoạn văn (b) có yếu tố TS và MT nhằm làm sáng tỏ luận điểm để nghị luận. 1.2 - Đoạn văn (1) , (2)

File đính kèm:

  • docT113- 116.doc
Giáo án liên quan