Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 121 Sang thu - Trường THCS Lê Lai

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ hạ sang thu.

Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ, và sự yêu thích thơ ca trong mỗi học sinh.

II. Chuẩn bị:

- Học sinh: học bài cũ, soạn bài “Sang thu”.

- GV: Giáo án, SGK, SGV, dụng cụ dạy học.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định lớp: Ổn định trật tự lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với Bác Hồ?

3. Tiến trình lên lớp:

a. Giới thiệu bài:

- Thu là một đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn xưa và nay. Nếu xưa có Nguyễn Khuyến với chùm thơ viết về mùa thu, thì nay với những cây bút của thời đại, thu được cảm nhận với những đường nét mới hơn như: bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết: 121 Sang thu - Trường THCS Lê Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của trời đất từ hạ sang thu. Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ, và sự yêu thích thơ ca trong mỗi học sinh. II. Chuẩn bị: Học sinh: học bài cũ, soạn bài “Sang thu”. GV: Giáo án, SGK, SGV, dụng cụ dạy học. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: Ổn định trật tự lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với Bác Hồ? 3. Tiến trình lên lớp: a. Giới thiệu bài: - Thu là một đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn xưa và nay. Nếu xưa có Nguyễn Khuyến với chùm thơ viết về mùa thu, thì nay với những cây bút của thời đại, thu được cảm nhận vớiù những đường nét mới hơn như: bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh… b. Giảng bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả tác phẩm. (Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi 1 em đọc lại). (Giáo viên cho học sinh đọc chú thích *) 1). Tác giả: Câu 1: Em biết gì về tác giả Hữu Thỉnh? GV: Nhà thơ viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Với vần thơ của ông mang cảm xúc tinh tế trước sự chuyển mình nhẹ nhàng của thiên nhiên. GV: “Sang thu” viết vào cuối năm 1977, in trên báo Văn Nghệ lần đầu tiên sau đó được in lại nhiều lần. Câu 2: Em hãy cho biết “Sang thu” được viết theo thể thơ gì? Bố cục bài thơ chia làm 3 khổ. 1)- Gạch dưới những ý quan trọng theo yêu câu của GV. - Đọc văn bản theo hướng dẫn. - Tác giả: + Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942. + 1963 nhập ngũ. +Từ 2000 làm tổng thu kí hội nhà văn. 2). Thể thơ: Thơ tự do 5 chữ. Bố cục: 3 khổ Tiết:121 SANG THU (Hữu Thỉnh) I. Đọc hiểu chú thích: 1. Tác giả: Hữu Thỉnh (SGK) 2. Tác phẩm: Sáng tác 1977 a. Thể thơ: Thơ tự do 5 chữ. b. Bố cục : 3 khổ Hoạt động 3: Phân tích 1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. a. Khổ 1: Câu 3: Đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? Tác dụng ? Câu 4: Theo em, biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đọan thơ này là gì? GV: Hương ổi lan vào trong không gian, phả vào trong gió se. Báo hiệu mùa thu về. b. Khổ 2: Câu 5: - Sự thay đổi đó tiếp tục được diễn tả qua những hình ảnh? Cảm nhận bằng những giác quan nào? Câu 6: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”. - Em có suy nghĩ gì về nghệ thuật, cũng như từ ngữ tác giả sử dụng trong 2 câu thơ này? GV: Cảnh không tĩnh, có hồn, nghệ thuật đối lập đầy những sáng tạo độc đáo. Câu 7: “ Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Theo em hình ảnh nào gây cho em nhiều ấn tượng nhất. Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó? GV bình: Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến bờ và đám mây là nhịp cầu bắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai bờ của thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại và trữ tình. Tác giả tài tình khi dùng không gian để miêu tả thời gian. Hình ảnh vắt qua của đám mây cho thấy đám mây đã có những bước đi của mình. “Bước đi” không chỉ thấy trong không gian mà tác giả còn thể hiện những “bước đi” ấy trong thời gian. c. Khổ 3: Câu 8: Hạ nhạt dần và thu càng đậm nét hơn. Những điều đó được tác giả thể hiện qua những hình ảnh cụ thể nào? Và từ ngữ nào? GV: Nắng vẫn còn nhưng nhạt hơn, mưa cũng thưa dần, sấm không còn bất ngờ…, tất cả báo hiệu mùa hạ nhạt dần và thu càng đậm nét hơn. 3). - Hương ổi phả, Gió se, Sương chùng chình. à Phả, chùng chình: động từ, thể hiện sự vận động của thời gian. à Chùng chình: từ láy. è Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. 4) Sự vật được nhân hóa với những hoạt động giống hệt con người: Phả, chùng chình… - Phả: hương ổi phà mạnh trong không gian, tạo thành một luồng hương thơm - Chùng chình: có ý đi chậm lại. è Tín hiệu đầu tiên của sự chuyển mùa. 5) - Hình ảnh: “ Sông – dềnh dàng, chim – vội vã, đám mây -vắt nửa mình. . à Cảm nhận bằng thính giác, thị giác,… è Tác giả dùng hết tất cả những giác quan của mình để cảm nhận đất trời sang thu. 6) - Sông được lúc dềnh dàng >< Chim bắt đầu vội vã. à Nghệ thuật đối. - Dềnh dàng, vội vã vừa là từ láy, vừa là hình ảnh nhân hóa. à Có tác dụng gợi hình. Sự vật dường như cũng đang vận động giống như con người. 7) Hình ảnh mây “vắt nửa mình”. - “Vắt” là một động từ. è Thể hiện tư thế của đám mây đang “vắt” mình trên hai đầu của bến bờ thời gian. è Khung cảnh đẹp và nên thơ. 8) “Vẫn còn… nắng. Vơi dần… cơn mưa. Sấm… bớt bất ngờ Hàng cây… đứng tuổi”. - Nắng, cơn mưa, sấm: hiện tượng tự nhiên. - Hàng cây cao to vững trãi thì không sợ bất kì tác động nào. à Hình ảnh tả thực. è Hạ nhạt dần, thu dậm nét. II. Phân tích: 1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. Khổ 1: - “Hương ổi – phả vào - gió se” - Sương – chùng chình. à Nhân hóa, từ láy… è Dấu hiệu chuyển mùa. b. Khổ 2: - “Sông … dềnh dàng”, “Chim … vội vã” à Đối lập. - Vắt nưã mình…”. à Tưởng tượng phong phú. è Thiên nhiên giao mùa vừa êm dịu, vừa vội vã. c. Khổ 3: “Vẫn còn… nắng. Vơi dần… cơn mưa. Sấm… bớt bất ngờ Hàng cây… đứng tuổi”. àTả thực. è Hạ nhạt dần, thu dậm nét hơn. 2. Cảm xúc của tác giả: Câu 9: Trước giờ phút giao mùa ấy, tâm trạng của tác giả như thế nào? GV: Nhà thơ có một tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng: Bỗng, Hình như có mùi thoang thoảng, mộc mạc của hương ổi quê nhà phả trong gió. Cảm giác đến thật bất chợt “bỗng nhạân ra” cứ vấn vít, vương lại trong tâm hồn nhà thơ khiến ông cảm thấy cả những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng qua ngõ. Mùa thu lại về mang theo sương chùng chình qua ngõ, thứ sương thu mềm mại nhẹ nhàng đến tự lúc nào khiến nhà thơ giật mình hơi bối rối, ngỡ ngàng trước hương thu đến bất chợt trên quê hương, nhà thơ hỏi lại mình cho chắc chắn: Hình như thu đã về trên những con đừơng bờ đê, trên những con sông và cả những cánh chim trời... Câu 10: Theo em tác giả có suy ngẫm gì trong hai câu thơ cuối? Tại sao vậy? (Hs trao đổi theo nhóm, trình bày trước lớp-> GV nhận xét và bình). GV bình: Sấm chớp, mưa, bão… là những tác động bên ngoài, Hàng cây tương trưng cho những người từng trãi. Như Hữu Thỉnh đã nói: “Với những hình ảnh có ý nghĩa tả thực về thiên nhiên này, tôi muốn tôi muốn gửi gắm những suy ngẫm của mình – khi con người từng trãi thì càng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời”. 9) - Tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng khó tả. Thể hiện qua các từ ngữ: bỗng, hình như. - Bỗng, hình như: là từ tình thái. + Bỗng: Thoáng bất giác, ngạc nhiên. + Hình như: Cảm giác mơ hồ, mong manh, nửa tin, nửa ngờ. ’ Từ gợi tả tâm trạng. 10) - Sấm bớt bất ngờ ->hàng cây đứng tuổi không còn bị giật mình -> Nhân hoá, tả thực độc đáo về hiện tượng thiên nhiên, được diễn tả ngộ nghĩnh nhằm gởi gắm suy ngẫm: Dù có những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời nhưng phải có niềm tin vững vàng vào thiên nhiên, cuộc sống. 2. Cảm xúc của tác giả. - Bỗng, hình như. à Từ tình thái. è Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng… àẨn dụ: “sấm” è Con người từng trãi càng vững vàng. Hoạt động: Tổng kết. Câu 11: Sau khi tìm hiểu bài Sang thu, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về bài thơ ấy? Ghi nhớ SGK/71: III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK/71). 4. Củng cố. (Giao viên cho học sinh đọc lại ghi nhớ) 5. Dặn dò: - Xem lại bài “Sang thu” - Soạn bài “Nói với con”. Tra từ điển: 1. Phả (đg): (hơi, khí) bốc mạnh và lan tỏa thành luồng. 2. Se (đg): hơi khô đi, không còn nước nữa. 3. Chùng chình (đg): Cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian. 4. Dềnh dàng (đg): Chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thời gian vào việc phụ không cần thiết. 5. Vội vã (t): tỏ ra rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp. 6. Vắt (đg): đặt ngang qua một vật để buông thõng xuống. 7. Vơi (đg): bớt dần, thưa dần đi.

File đính kèm:

  • docSua sang thu.doc