Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió

I. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp h/s thấy rõ tài nghệ của Xéc – Van – Tét trong việc xây dung cặp nhân vật bất hủ Đôn – ki – hô - tê, Xan – cho pan – xa, tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng các mặt tốt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn

II. Chuẩn bị :

Giáo viên :

Đọc phần giới thiệu về tác giả tác phẩm trong cuốn Văn học phương tây

Sưu tầm ảnh ( tranh ) chân dung Xéc - van -téc và tranh minh hoạ hai nhân vật Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - pan - xa

Học sinh ;

đọc kĩ đoạn trích và mục chú thích nếu có điều kiện tìm hiểu thêm về tác phẩm và hai bức chân dung đối lập về hai nhân vật Đôn.và Xan

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ

 ? Trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “cô bé bán diêm”?

 ? Có ý kiến cho rằng cách kết thúc của câu chuyện Cô bé bán diêm vừa có hậu lại vừa không có hậu . ý kiến của em là gì ?

 3. Bài mới

Hoạt động 1* Giới thiệu bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/10/2008 Ngày giảng: 10/10/08. Tiết 25: Đánh nhau với cối xay gió I. Mục tiêu cần đạt : Giúp h/s thấy rõ tài nghệ của Xéc – Van – Tét trong việc xây dung cặp nhân vật bất hủ Đôn – ki – hô - tê, Xan – cho pan – xa, tương phản về mọi mặt, đánh giá đúng các mặt tốt xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học thực tiễn II. Chuẩn bị : Giáo viên : Đọc phần giới thiệu về tác giả tác phẩm trong cuốn Văn học phương tây Sưu tầm ảnh ( tranh ) chân dung Xéc - van -téc và tranh minh hoạ hai nhân vật Đôn - ki - hô - tê và Xan - chô - pan - xa Học sinh ; đọc kĩ đoạn trích và mục chú thích nếu có điều kiện tìm hiểu thêm về tác phẩm và hai bức chân dung đối lập về hai nhân vật Đôn..và Xan … III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện “cô bé bán diêm”? ? Có ý kiến cho rằng cách kết thúc của câu chuyện Cô bé bán diêm vừa có hậu lại vừa không có hậu . ý kiến của em là gì ? 3. Bài mới Hoạt động 1* Giới thiệu bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung văn bản Hướng dẫn đọc : Chú ý các câu đối thoại , giọng đọc vừa thể hiện sự ngây thơ vừa xen lấn hài hước Gọi học sinh đọc - Giáo viên nhận xét ? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả và bộ tiểu thuyết “Đôn – ki – hô - tê” - G/v nhận xét, lưu ý về tác giả - G/v giải thích tác phẩm “Đôn– ki– hô - tê” dẫn vào đoạn trích - G/v kiểm tra việc nhớ từ khó của h/s 3, Từ khó : 12,5 …. - Truyện kiếm hiệp : Truyện về cuộc đời sự nghiệp của những hiệp sĩ - Cối xay gió : Cối xay hành động bằng sức gió thổi quay cánh quạt => phổ biến ở Châu Âu Truyện Đôn- ki - hô- tê thuộc thể loaị gì ? Đoạn trích có thể chia bố cục ra làm mấy phần ? Nêu ý chính của mỗi phần ? H/s thảo luận câu hỏi 1 sgk ? Xác định nhân vật trọng tâm của truyện (Đôn – ki và Xan – chô) Dựa vào 5 sự việc trên hãy tóm tắt lại đoạn trích ? Hai nhân vật trung đã được tác giả xây dung bằng nghệ thuật gì? Biểu hiện như thế nào? ?ấn tượng của em về hai nhân vật Đôn – ki và Xan – chô ? Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích văn bản ? Nhân vật “Đôn – ki – hô - tê” được tác giả khắc hoạ bằng những chi tiết nào? Vì sao Đôn ki muốn trở thành hiệp sĩ ? Qua những chi tiết này em có đánh gía gì về nhân vật Đôn - ki… ? ? Mê truyện kiếm hiệp đến mụ mẫm cả đầu óc, đây chính là nguyên nhân dẫn đến trận đánh của Đôn – ki với cối xay gió. Vậy theo em Đôn – ki vì sao lại đánh nhau với cối xay gió? ? Trận đánh của Đôn – ki với cối xay gió đã diễn ra ntn? Trong trận đấu này em thấy đôn - ki hô - tê tỏ ra là người ntn? Kết quả của trận đấu này là gì ? kết quả đó đã phán ánh điều gì ? Sau cuộc chiến với cối xay gió , hai thầy trò đôn - ki lại tiếp tục lên đường. Đôn ki đã có suy nghĩ và hành động ntn? ? Nhận xét các biểu hiện đó của Đôn – ki? Điều đó cho thấy Đôn – ki là người như thế nào? ? Cảm xúc của em trước những biểu hiện của Đôn – ki? Đôn – ki là kẻ cực kỳ hoang tưởng, nhưng ở chàng còn có những biểu hiện bình thường khác của con người. Ngoài sự kiên định trong hành động , dũng cảm , em còn thấy ở nhân vật này những phẩm chất gì đáng quý? ? Từ đó, tính cách nào của Đôn – ki được bộc lộ? ? Khái quát về đặc điểm nhân vật Đôn – ki trong việc đánh nhau với cối xay gió? ? Cảm nghĩ của em về nhân vật này? H/s tự bộc lộ I. Đọc - Tìm hiểu chung 1, Tác giả : - Xéc – van – téc (1547 – 1616) - Là nhà văn Tây Ban Nha - Tác phẩm nổi tiếng “Đôn – ki – hô - tê” - Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” trích trong tác phẩm “Đôn – ki – hô - tê” 2, Bố cục : - Từ đầu… không cân sức => thầy trò Đôn – ki trước trận đấu - Tiếp theo….. ra xa => thầy trò Đôn – ki trong trận đấu - Còn lại – thầy trò Đôn – ki sau trận đấu Sự việc chính : - Hai thầy trò nhìn thấy những chiêc cối xay gió. - Hai thầy trò nhận định về những chiếc cối xay gió - Đôn – ki đánh nhau với cối xay gió - Quan niệm, cách sử về đau đớn - Quan niệm về chuyện ăn, ngủ * Tóm tắt : Đôn – ki gặp những chiêc cối xay gió và chàng nghĩ đó là những tên khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan – chô can ngăn, Đôn – ki đơn phương độc mã lao tới cánh quạt khiến cả người lẫn ngựa bị trọng thương. Trên đường đi tiếp, Đôn – ki – hô - tê vì danh dự cảu hiệp sĩ, vì nàng Đuyn – xi – nê - a, tính nóng của chàng nên đã không rên rĩ, không ăn, không ngủ. Trong khi ấy Xan – chô vẫn cứ việc ăn no ngủ kỹ * Nghệ thuật : Xây dung hai nhânvật tương phản về tính cách H/s tự bộc lộ II. Đọc - tìm hiểu chi tiết 1, Phân tích nhân vật Đôn – ki – hô - tê * Giới thiệu về Đôn - ki - hô - tê - Xuất thân : Gia đình quý tộc - Hình dáng : Gầy, cao lênh khênh - Mê truyện kiếm hiệp - Đánh bóng các thứ vũ khí của tổ tiên - Nghĩ mình là một hiệp sĩ - Tự tìm cho mình một người yêu dấu để tôn thờ =>Là người có lí tưởng sống đẹp nhưng suy nghĩ không bình thường mụ mẫn đầu óc => * Đánh nhau với cối xay gió - Nhìn cối xay gió tưởng là những gã khổng lồ gian ác => ra tay diệt trừ các giống xấu xa - Đánh nhau với cối xay gió : Lấy khiên che kín thân , tay lăm lăm ngọn giáo …phi thẳng ..=>Không khoan nhượng trước cái ác , dũng cảm thực hiện lí tưởng lớn lao - Kết quả :Giáo gẫy, người, ngựa ngã văng ra, bị trọng thương => mê muội khi biến vật vô tri trở thành kẻ thù của mình * Sau khi đánh nhau : - Bị thương đau nhưng không rên la - Không thích thú chuyện ăn uống -Bẻ cành khô.. làm ngọn giáo Thức suốt đêm để nghĩ tới Đuyn – xi – nê - a => Biểu hiện : Không bình thường, điên rồ, mê muội, hoang tưởng => hài hước, buồn cười => Phẩm chất đáng quý : coi khinh cáI tầm thường , có tình yêu say đắm => Tính cách cao cả, cao thượng => Là người hoang tưởng, điên rồ, nhưng đa cảm, cao thượng - Đáng chê : Tính hoang tưởng - Đáng khen : Tính cao thượng 4. Củng cố ? Nêu những điểm đáng khen và đáng chê ở nhân vật Đôn - ki? ? Em có thể kháI quátđiều gì về nhân vật này ? ? Theo em xây dựng nhân vật Đôn ki nhà văn muố nói điều gì với người đọc 5. Dặn dò: Về nhà đọc kĩ lại đoạn trích Tìm hiểu những mặt đối lập giữa hai nhân vật trong đoạn trích . từ đó kháI quát lại ý đồ sáng tác của nàh văn qua hai hình tượng nhân vật này ? Ngày soạn 11-10-2008 Tiết 26: Đánh nhau với cối xay gió. (Trích : Đôn – Ki – Hô - Tê ) I. Mục tiêu cần đạt : ( như tiết 25) II. Chuẩn bị : Học sinh lập bảng so sánh hai nhân vật Đôn ki và Xan chô III.Tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. kiểm tra bài cũ: ? Trình bày những hiểu biết và đánh giá của em về nhân vật Đôn -ki-hô- tê? 3. Bài mới : Hoạt động cuả thầy và trò Nội dung bài học Giáo viên nhăc lại ý đã phân tích ở tiết trước , chuyển ý sang tiết mới ? Em hãy dựa vào chú thích cho biết : Nhân vật này đã được tác giả giới thiệu như thế nào? ? Xan – chô đã nhận định về cối xay gió như thế nào? Ông đã căn ngăn Đôn – ki như thế nào? ? Vì sao Xan – chô đã có lời can ngăn đó ? ? Quan niệm của Xan- chô về sự đau đớn? Đánh giá của em ? Quan niệm, cách sử sự về chuyện ăn, ngủ của Xan – chô như thế nào? Đấnh giá của em ? ? Từ đó đặc điểm tính cách nào của Xan – chô được bộc lộ? ? Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió Xan – chô luôn đứng ngoài, điều đó cho ta thấy tính cách nào của Xan – chô nữa? Em hiểu gì về nhân vật Xan chô? Học sinhthảo luận câu hỏi 4 sgk ? Với chúng ta bài học rút ra từ hai tính cách này là gì? Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết ? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong văn bản này? ? Từ đó em hiểu thêm được gì về nhà văn ? ? Qua đọc và phân tíchem hiểu gì về hai nhân vật Xan- Chô và Đôn- Ki? H/s đọc to ghi nhớ 2, Nhân vật Xan – chô - pan – xa - Xuất thân : Nông dân - Hình dáng : Béo, lùn - Cưỡi con lừa, nhận làm giám mã cho Đôn – ki – hô - tê - Rất thích chuyện ăn uống * Nhận định đúng về cối xay gió và can ngăn Đôn – ki => Đầu óc tỉnh táo => không giao tranh với cối xay gió - Quan niệm về sự đau đớn : Tự biết không chịu nổi đau đớn (rên rỉ ngay…), đầu óc thực tế, hèn nhát - Thích ăn uống, biết cách ăn uống => Quá chú trọng cho bản thân => tầm thường - Thích ngủ – ham ngủ => Quá coi trọng bản thân => Là nhân vật luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng - ích kỉ, hèn nhát - Là người đầu óc tỉnh táo nhưng thực dụng, tầm thường So sánh hai nhân vật Các đặc điểm so sánh Đôn-ki-hô-tê Xan chô Pan cha 1, nguồn gốc 2, Ngoại hình 3, Mục đích chuyến đi 4 ,ĐĐ tính cách 5, những điểm tốt đáng khen 6, nhược điểm 7, Giải thích nguyên nhân - Quí tộc - Gầy gò - diệt ác,bênh yếu , cứu khốn - dũng cảm, quên mình Có lí tưởng cao đẹp Hoang tưởng hão huyền Do đọc quá nhiều sách kiếm hiệp nên bị nảnh hưởng Nông dân béo lùn chủ thành đạt sẽ được làm thống đốc hèn nhát,ích kỉ sống có thực tế chỉ quan tâm đến mình không có lí tưởng sống cao đẹp không bị nhiễm sách kiếm hiệp. III. Tổng kết – ghi nhớ 1, Nghệ thuật : - Phép tương phản trong xây dung nhân vật - Sử dụng tiếng cười khô dài để diễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng 2, nội dung: Hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau: Đôn- Ki: Hoang tưởng nhưng cao thượng. Xan- Chô: Tỉnh táo nhưng tầm thường. Bài học: Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng, cần tỉnh táo, cao thượng. * Ghi nhớ. 4. Củng cố Từ phân tích hai nhân vật Đôn ki và Xan chô , em thấy đặc điểm nào ở mỗi nhân vật đáng khen và đáng chê nhất ? Em rút ra được bài học bổ ích và thiết thực gì từ câu chuyện đánh nhau với cối xay gió , từ chân dung của Đôn ki và Xan chô ? 5. Dặn dò: Tiếp tục đọc thêm các đoạn trích khác của truyện Soạn bài: Chiếc lá cuối cùng. C- Tự rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn:12/10/2008 Ngày giảng: 13/10/08 Tiết27: Tình thái từ A- Mục tiêu bài học: - học sinh hiểu thế nào là tình thái từ - Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp . - Rèn kĩ năng phân tích, sử dụng tình thái từ khi đặt câu, viết văn. - Giáo dục ý thức sử dụng trau dồi vốn từ, sử dụng vào viết văn. B- Chuẩn bị GV : Bảng phụ HS : Soạn bài, học bài cũ. C- Lên lớp: 1, ổn định lớp 2, Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là trợ từ, thán từ ? Cho ví dụ ? - Trợ từ là những từ ngữ đi kèm một từ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị Thái độ đánh giá sự vật sự việc. Ví dụ : (Lấy được ví dụ ) - Thán từ là những từ dủng để bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp. Ví dụ: 3 Bài mới Giới thiệu bài Hoạt động của GV- HS. Bảng phụ ghi ví dụ / 80. Đọc ví dụ ? a, Mẹ đi làm rồi à? b, “ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa dầu hỏi, thì tôi oà khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi!” – Nguyên Hồng c, “Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!” ( Nguyễn Du) Em chào cô ạ! ? Nếu bỏ các từ gạch chân đi thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? ? Ví dụ a: “Mẹ đi làm rồi à!” là câu gì ? – Câu hỏi - mẹ đi làm rồi. Là câu gì ?- Câu trần thuật. B, Con nín đi! là câu gì? – là câu cầu khiến –tình cảm thương yêu - Con nín.- Không phải là câu cầu khiến, nếu có thì thiếu tình cảm C, Bỏ từ “thay” thì câu thơ không còn là câu cảm thán. D, Em chào cô ạ!Từ “ạ” có ý nghĩa gì?- Biểu thị sự kính trọng lễ phép. - Em chào cô. Chỉ là lời chào bình thường. ? Chỉ ra thành phần của các câu chứa những từ trên? ? Nhận xét những từ (à, đi, thay, ạ) trong câu? - những từ này không tham gia vào thành phần câu- *GV: những từ này gọi là tình thái từ.? ? Tình thái từ là gì ? * bảng phụ: Xác định tình thái từ trong các câu văn sau: chỉ rõ sắc thái mà câu biểu thị ? A, Anh đi đi ! - tình thái từ cầu khiến B, Chị đã về đáy à? – tình thái từ nghi vấn C, Cô mệt ạ! – tình cảm trân trọng quan tâm, D, Cuộc sống mới đáng yêu sao!- câu cảm thán. ? Qua tìm hiểu ví dụ trên em thấy tình thái từ chia làm mấy loại như thế nào? ? Hãy chỉ ra một số ví dụ ? Hãy chỉ ra một số tình thái từ cầu khiến? ? em biết những tình thái từ tình cảm nào ? ? Đọc ghi nhớ? * bảng phụ có ví dụ ? a, Bạn chưa về à? b, Thầy mệt ạ? c, Ban giúp tôi một tay nhé? d, Bác giúp cháu một tay ạ! ? Đọc các ví dụ chú vào các từ gạch chân? ? Các từ gạch chân được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? A, Hỏi thân mật bằng vai B, hỏi lễ phép với người thân C, Cầu khiến thân mật D, Cầu khiến của người dưới với người trên, ? nếu ta hỏi : thầy mệt à Bạn chưa về ạ? Thì sắc thái tình cảm sẽ như thế nào ? - Thầy mệt à? _ Thiếu lễ phép chưa kính trọng. Bạn chưa về ạ! – có thể là đùa tếu , mất tự nhiên. *GV: Khi giao tiếp với người lớn tuổi nên dùng tình thái từ bộc lộ tình cảm lễ phép, tôn trọng. ? Như vậy khi nói, viết ta cần chú ý điều gì khi sử dụng tình thái từ ? ? Đọc ghi nhớ ? Câu: Ông là người Nam Định phải không ạ? Anh ăn đi chứ ạ! Nừu bỏ từ ạđi trong câu thứ nhất thì thái từ nghi vấn vận tồn tại . nếu bỏ từ ạ” trong câu thứ hai thì tình thái từ cầu khiến vẫn tồn tại. *GV: Vì vậy một só tình thái từ xuất hiện trong câu cầu khiến, câu nghi vấn nhưng nó không phải là phương tiện để tạo nên các kiểu câu này. Nếu không có chúng thì ý nghĩa cầu khiến và nghi vấn vẫn tồn tại. ? Đọc ghi nhớ ? Đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập? Vì sao từ “ nào” ở câu a không phải là tình thái từ ?Vì nó không dùng để tạo nên câu câud khiến. ? ví dụ b? – Dùng để tạo câu cầu khiến - Tình thái từ ở trường hợp c, Vì nó dùng để tạo tình thái nhấn mạnh. - Còn ở câu d không dùng để tạo tình thái. Xác định yêu cầu đề ? Học sinh làm bài – trình bày – nhận xét Nội Dung. I Chức năng của tình thái từ 1, Ví dụ : 2,Nhận xét - Thông tin sự kiện không có gì thay đổi - Mục đích giao tiếp bị thay đổi. 2: Tình thái từ : là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán,và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói . 3, Các loại tình thái từ - Tình thái từ nghi vấn(à, hả, hử, chứ, chăng,..) - Tình thái từ cầu khiến(đi, nào ,với…) - - tình thái từ cảm thán (thay , sao…) - tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm (ạ, nhé, cơ mà…) * Ghi nhớ 1. II. Sử dụng tình thái -Khi nói, viết chú ý cần sử dụng tình thái từ phù hợp , đúng với hoàn cảnh giao tiếp(quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong xã hội, tình cảm…) * Ghi nhớ2. III Luyện tập Bài tập 1/81 Xác định tình thái từ trong các câu A, B C, làm như thế mới đúng chứ! D, Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải không đâu. Bài tập 2/82 Tìm giải nghĩa các tình thái từ trong các câu A, tình thái từ nghi vấn B, Tình thái từ nhấn mạnh C, Tình thái từ phân vấn, nghi ngờ D, tình thái từ thân mật, quan tâm Bài tập3: Viết đoạn văn tự sự có dùng tình thái từ . 4. Củng cố - Thế nào là tình thái từ ? - Người ta sử dụgn tình thái từ để làm gì ? - Khi sử dụng tình tháI từ cần lưu ý điều gì ? - Trợ từ , tình thái từ, thán từ có gì giống và khác nhau? + Giống : đều là những từ được thêm vào trong câunhằm mục đích giao tíêp nhất định. + Khác: Thán từ : để bộc lộ tình cảm, cảm xúchoặc để gọi đạp. trợ từ : Để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giasự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Tình thái từ: Để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, biểu thị sắc thái tình cảm. 5. Dặn dò: - Đây là những từ lọai rất dễ nhầm lẫn – ta cần phân biệt chúng và sử dụng đúng trong văn miêu tả, biểu cảm, tự sự. - Làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị : Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. * Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docGiao an 8 tuan 7 Tuyen VL.doc