Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 15 Tiết 57 Bài 15 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1.1. Kiến thức:

* Hoạt động 1:

 _ Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của Phan Bội Châu.

* Hoạt động 2:

 _ HS hiểu khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

 _ HS biết cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

 1.2. Kỹ năng:

* Hoạt động 1:

 _ Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX

* Hoạt động 2:

 _ Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ trong văn bản.

 1.3. Thái độ:

* Hoạt động 1:

 _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà.

* Hoạt động 2:

 _ Giáo dục HS lòng tự hào và kính trọng những nhà chí sĩ yêu nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.

 _ GDTTHCM: Liên hệ giáo dục về bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

2. Nội dung học tập:

 _ Tác giả, tác phẩm.

 _ Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

3. Chuẩn bị:

 3.1Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

 Vẽ sơ đồ tư duy củng cố.

 Soạn giáo án điện tử.

 3.2Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

 Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 15 Tiết 57 Bài 15 Vào nhà ngục quảng đông cảm tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 Tiết: 57 Bài: 15 Ngày dạy: …… VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC (Phan Bội Châu) (Tự học có hướng dẫn) 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của Phan Bội Châu. * Hoạt động 2: _ HS hiểu khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. _ HS biết cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 1.2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX * Hoạt động 2: _ Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ trong văn bản. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà. * Hoạt động 2: _ Giáo dục HS lòng tự hào và kính trọng những nhà chí sĩ yêu nước, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. _ GDTTHCM: Liên hệ giáo dục về bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. 2. Nội dung học tập: _ Tác giả, tác phẩm. _ Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Chân dung Phan Bội Châu. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Vẽ sơ đồ tư duy củng cố. Soạn giáo án điện tử. 3.2Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT. 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Phân tích hình ảnh nhân vật anh Tư trong truyện ngắn “Dân thường”? (5điểm) Trả lời: _ Dáng thấp nhỏ, nét mặt cử chỉ lúng túng. _ Là người hiền lành, vẻ ngoài cục mịch, ông dân. _ Diễn biến tâm lý: + Khi thấy anh thương binh: Nhanh chóng tìm cách cứu. + Khi đối diện với bọn Mĩ anh run sợ, có phần đến tội nghiệp. + Khi bị bọn lính Mỹ đánh: Không run rẩy, ánh mắt có gì khang khác. => Anh Tư là tiêu biểu cho hàng vạn dân thường, có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Câu hỏi 2: Qua hình ảnh anh Tư, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của người dân Tây Ninh nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung? (4 điểm) Trả lời: HS tự trả lời theo suy nghĩ cá nhân. GV cùng nhận xét, sửa chữa. Câu hỏi 2: Hôm nay em học văn bản gì? Thể loại? Tác giả? (1đ) Trả lời: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Thất ngôn bát cú Đường luật - Phan Bội Châu. HS trả lời, GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung (Vào bài – 2’) * Ở lớp 7, em đã học văn bản nào nói về Phan Bội Châu? _ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. * Giáo viên cho học sinh xem chân dung hai cụ Phan. * Giáo viên giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. HĐ1: (10’) * Qua phần chú thích em hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm? _ Chú thích * (SGK/146). _ Phan Bội Châu (1867-1940) _ Trích trong tác phẩm “ Ngục trung thư ” (GV liên hệ “Nhật Ký Trong Tù” của Hồ Chí Minh.) * GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc. * GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong quá trình phân tích. * Thể thơ? Nêu đôi nét về thể thơ? _ Thất ngôn bát cú Đường luật. (8 câu/ 1bài; 7 chữ/ 1câu; gieo vần bằng cuối câu 1,2,4,6,8; kết cấu: đề, thực, luận, kết; hai cặp câu thực, luận đối nhau…) HĐ2: (22’) * Từ “hào kiệt, phong lưu” cho ta hình dung về con người ntn? _ Người có tài, phong thái ung dung, đường hoàng. * Nghệ thuật? Tác dụng? _ Điệp từ: vẫn => Dù ở tù nhưng phong lưu ngang tàng, bất khuất của tác giả. * Quan niệm “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện tinh thần ý chí như thế nào của tác giả? _ Nhà tù chỉ là nơi tạm nghỉ trong con đường cách mạng gian lao. * Giọng điệu hai câu thơ? Thể hiện điều gì? _ Vừa cứng cỏi, vừa mềm mại => Tâm trạng bình thản. Giáo viên gọi học sinh dọc hai câu thơ tiếp theo. * Giọng điệu hai câu thơ ntn? _ Giọng trầm lắng, thống thiết. * Nghệ thuật? Tác dụng? _ Đối: khách không nhà >< người có tội trong bốn biển >< giữa năm châu => Tầm vóc lớn lao phi thường của người tù. * Em hiểu hai câu thơ này như thế nào? _ Tả tình thế và tâm trạng của tác giả trong tù. Giọng thơ suy ngẫm, tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách. * Vẻ đẹp nào của người yêu nước được bộc lộ? _ Lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường cách mạng. Giáo viên: Gọi học sinh đọc hai câu thơ tiếp theo. * “Kinh tế” là gì? * Ý chính của câu thơ là gì? _ Vẫn ôm ấp hoài bão cứu nước, giúp đời. * “Cười tan cuộc oán thù” có nghĩa là gì? _ Cười trước sự tàn bạo của kẻ thù. * Phân tích giọng điệu và thủ pháp nghệ thuật của tác giả? _ Giọng điệu sảng khoái, khí khái, phép đối, khoa trương, đầy hoài bão to lớn. Giáo viên: Gọi học sinh đọc hai câu kết. * Nghệ thuật? Tác dụng? _ Điệp từ: còn _ Niềm tin vào chính nghĩa, xem thường cảnh lao tù * Nhận xét cách kết bài của tác giả về ý nghĩa tư tưởng? _ Ý chí hiên ngang, coi thường cái chết, tin ở tương lai. * Qua bài thơ, em hiểu gì về chân dung tinh thần của Phan Bội Châu, cũng như những người yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX? _ HS suy nghĩ, tự trả lời, GV cùng nhận xét. (Liên hệ giáo dục HS) Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. GV gọi HS đọc phần đọc thêm. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: II. Phân tích: 1.Hai câu đề: “ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mõi chân thì hãy ở tù” NT: Điệp từ, giọng điệu vừa vui đùa, vừa cứng cỏi. => Phong thái ung dung, đường hoàng, khí phách hiên ngang trước cảnh tù ngục. 2. Hai câu thực: “Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu” _ Giọng thơ trầm lắng, mai mỉa nhưng tự hào. => Nỗi đau mất nước của bậc anh hùng. Tầm vóc lớn lao phi thường của người tù. 3. Hai câu luận: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù” => Khẩu khí của bậc anh hùng coi thường tù đày, tiếng cười ngạo nghễ trước kẻ thù. 4. Hai câu kết: “Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” => Ý chí hiên ngang, coi thường nguy hiểm, tin ở tương lai. Ghi nhớ (SGK/148) 4.4 Tổng kết: * GV hướng dẫn HS củng cố bằng sơ đồ tư duy. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học thuộc bài thơ. Xem lại một vài nét về tác giả, tác phẩm, học nội dung theo sơ đồ tư duy. Tìm và đọc thêm tài liệu về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Bội Châu. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Đập đá ở Côn Lôn Đọc văn bản, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi trong SGK, VBT Ôn lại đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sưu tầm một số tranh ảnh, thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân. Chuẩn bị giấy Ao vẽ sơ đồ tư duy. 5. Phụ lục: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN (Phan Châu Trinh) Tuần:15 Tiết: 58 Bài: 15 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX. _ HS hiểu đôi nét về nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh * Hoạt động 2: _ HS hiểu cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. _ HS hiểu chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. * Hoạt động 2: _ Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. _ Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có thói quen đọc và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ở nhà. * Hoạt động 2: _ Giáo dục lòng lòng yêu kính khâm phục, tự hào và học tập các bậc tiền bối cach mạng. _ Liên hệ giáo dục về bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. 2. Nội dung học tập: _ Tác giả, tác phẩm. _ Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh 3. Chuẩn bị: 3.1Giáo viên: Chân dung Phan Châu Trinh. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Vẽ sơ đồ tư duy củng cố. Bảng phụ ghi bài thơ 3.2Học sinh: Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. Trả lời câu hỏi trong SGK, VBT. Giấy Ao vẽ sơ đồ tư duy 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Đọc thuộc bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? (5đ) Nội dung bài thơ?(5đ) Trả lời: Đọc thuộc, rõ ràng, đúng giọng.(5đ) _Nội dung: Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu (5đ) Câu hỏi 2: Thể thơ của bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? Thuyết minh về thể thơ đó? (8 đ) Trả lời: _ Thất ngôn bát cú Đường luật. (8 câu/ 1bài; 7 chữ/ 1câu; gieo vần bằng cuối câu 1,2,4,6,8; kết cấu: đề, thực, luận, kết; hai cặp câu thực, luận đối nhau…) Câu hỏi 3: Hôm nay chúng ta học bài gì? Tác giả? (2 điểm) Trả lời: Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh. 4.3 Tiến trình bài học: (GV thuyết trình giới thiệu bài) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: (10’) * Giới thiệu những nét chính về Phan Châu Trinh? _ Phan Châu Trinh (1872-1926) Hiệu Tây Hồ - Biệt hiệu Hi Mã, quê Tây Lộc, Hà Đông – Quãng Nam. _ Thi đỗ phó bảng – làm quan thời gian ngắn sau từ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. _ Ông chủ trương đề xướng dân chủ, bãi bỏ quân chủ ở VN. (SGK) * GV hướng dẫn cách đọc, GV đọc mẫu – chú ý ngắt nhịp 4/3, 2/5 – hình ảnh đối lập, giọng điệu anh hùng. Gọi HS đọc lại . HĐ2: (25’) (GV treo bảng phụ ghi bài thơ). Gọi HS đọc 4 câu đầu. * Em biết gì về Côn Lôn ? _ SGK (GV: Côn Lôn là nơi giam tù cách mạng, nơi đầy nắng gió, đá sỏi, bốn bề là biển, nơi giam cầm những người tù Cách mạng.) => Nơi tù tội, gông cùm dã man. * Câu thơ đầu gợi lên hình ảnh người đập đá như thế nào?( Không gian? Tư thế?) _ Đứng giữa đất Côn Lôn ( non cao, biển rộng) _ Tư thế đội trời, đạp đất. GV: Chí làm trai theo quan niệm xưa đội trời, đạp đất, tung hoành, ngang dọc ( PBC, Nguyễn Công Trứ.) * Công việc đập đá ở Côn Lôn được miêu tả như thế nào? Từ “lừng lẫy”, có ý nghĩa gì? _ Làm cho lỡ núi non to lớn, nặng nhọc, xứng tầm vóc con người phi thường. _ Lừng lẫy: Chiến công của người anh hùng =>Cần phải thực hiện =>như bước vào trận chiến ác liệt. * Hành động được thể hiện qua từ ngữ nào? _ Xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể. * Qua 4 câu thơ hình ảnh người tù CM trong cảnh tù đày hiện lên như thế nào? ( chú ý 2 lớp nghĩa) _ Tư thế hiên ngang, khí phách kiên cường, ngạo nghễ. _Công việc cưỡng bức thành cuộc chinh phục thiên nhiên của người anh dũng. * 4 câu thơ sử dụng nghệ thuật gì? _ 4 cách nói khoa trương 2 lớp nghĩa. => Công việc đập đá (1) => Việc thực hiện chí lớn của người anh hùng (2) Gọi HS đọc 4 câu thơ còn lại. * Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ 5-6? Hiệu quả diển đạt? _ Như lời tự bạch sâu lắng. _ Suy tư trở lại với chính mình:khó khăn, gian nan vẫn không ngừng sờn lòng nãn chí. * Hình ảnh trong 2 câu thơ 5-6 ? _ Hình ảnh đối lập: Tháng ngày >< mưa nắng Thân sành sỏi >< dạ sắt son. * Câu hỏi nêu vấn đề: Theo em, dạ sắt son của Phan Châu Trinh ở đây là gì? _ Lòng trung thành với lý tưởng cứu nước, cứu dân, đấu tranh cho dân chủ, bãi bỏ quân chủ. * Hai câu kết khép lại bài thơ như thế nào? _ Liên tưởng: Việc đập đá của người tù khổ sai với việc nữ Oa đội đá vá trời cứu loài người. => Liên tưởng, hợp lí, tự nhiên rất ý nghĩa. _ Việc tù đày chỉ là thử thách tạm thời, việc con con không đáng bận tâm. * Qua bài thơ con cảm nhận vẻ đẹp gì ở người anh hùng yêu nước Phan Châu Trinh? _ Một nhân cách lớn, một tư thế hiên ngang khí phách hào hùng, ý chí kiên định bất khuất cả người CM trong cảnh tù đày. * GV liên hệ: Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc => Khó khăn thử thách. *Câu hỏi mở rộng: Qua 2 bài thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh điểm giống nhau về tầm vóc, tư tưởng của những nhà yêu nước?(8A1) _ Lòng yêu nước, thương dân ý chí kiên định bất khuất, ngang tàn trước khó khăn, thử thách. I. Đọc – tìm hiểu chú thích: 1. Tác giả. _ Phan Châu Trinh (1872-1926) 2. Đọc – chú thích. _ Đọc: _ Chú thích:4,5,6. II. Phân tích: 1. Công việc đập đá và khí phách người anh hùng: _ Tư thế: Đứng giữa Côn Lôn. _ Công việc: làm cho lở núi non. _ Khí thế: lừng lẫy. _ Hành động: xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể => mạnh mẽ, dứt khoát. => Con người phi thường khí phách trước thử thách vẫn ngang tàn. 2. Cảm xúc , suy nghĩ của nhà thơ: _ Dù khó khăn quyết không nản chí, sờn lòng. _Khẳng định chí lớn giúp nước, giúp đời không hề mai một. _ Liên tưởng đập đá – vá trời => Việc tù đày chỉ là thử thách tạm thời không đáng quan tâm. Ghi nhớ (SGK/150) 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Đọc diễn cảm bài thơ. Qua bài thơ em hiểu được gì về những nhà CM yêu nước đầu TK 20? Trả lời: HS tự trả lời, GV cùng nhận xét. Câu hỏi 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong hai bài thơ? Trả lời: HS thảo luận cặp (3’), đại diện trả lời, GV cùng nhận xét. 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Học thuộc ghi nhớ SGK, bài thơ. Tìm hiểu về tinh thần yêu nước và chí kiên định của những nhà yêu nước PBC, PCT, HCM. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức bài thơ (Tương tự bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác) 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Ôn tập văn học. Lập bảng hệ thống kiến thức về các văn bản đã học HKI – Ngữ Văn 8. 5. Phụ lục: Tuần: 15 Tiết: 59 Bài: 15 Ngày dạy: …… ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: * Hoạt động 1: _ HS biết hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. * Hoạt động 2: _ Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu. * Hoạt động 3: _ HS hiểu việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lý tạo nên hiệu quả cho văn bản, ngược lại sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 1. 2. Kỹ năng: * Hoạt động 1: _ Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản. * Hoạt động 2,3: _ Nhận biết và sửa lỗi về dấu câu. 1.3. Thái độ: * Hoạt động 1: _ Có ý thức sử dụng dấu câu đúng, đạt hiệu quả giao tiếp trong tạo lập văn bản. * Hoạt động 2,3: _ Có thói quen đọc và sửa lỗi về dấu câu trong khi tạo lập văn bản. 2. Nội dung học tập: _ Hệ thống dấu câu và công dụng của chúng. _ Các lỗi thường gặp về dấu câu. _ Luyện tập 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Sơ đồ tư duy về hệ thống dấu câu và công dụng của chúng. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu, và cách sửa chữa. Phiếu học tập ghi bài tập 1,2/152 Soạn giáo án điện tử. 3.2 Học sinh: Ôn tập dấu câu và công dụng của các dấu câu đã học. Giấy Ao vẽ sơ đồ tư duy. Trả lời các câu hỏi mục II. Xem trước bài tập. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1: 8A2: 8A3: (Phân công giúp học sinh vắng nếu có) 4.2 Kiểm tra miệng: Câu hỏi 1: Công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ (10 đ) Trả lời: _ Dấu ngoặc kép dùng để: + Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. + Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. + Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,....được dẫn. _ HS tự cho ví dụ, GV cùng HS nhận xét. Câu hỏi 2: HS lên bảng làm bài tập 5 (SGK/144) (10đ) _ HS lên bảng làm bài tập 5, GV cùng HS nhận xét. Ví dụ: Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số… 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung (Vào bài 1’) * Em hãy kể tên các dấu câu đã học từ lớp 6,7,8 mà em nhớ? _ NV6: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy. _ NV7: chấm lửng, chấm phẩy, gạch ngang. _ NV8: ngoặc đơn, hai chấm, ngoặc kép. _ GV cùng nhận xét và bổ sung vào bài. HĐ1: (15’) * GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tổng kết dấu câu.(5’) Nhóm 1: Dấu thường dùng ở cuối câu Nhóm 2: Dấu thường dùng ở giữa câu Nhóm 3,4: Dấu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau _ HS vẽ, trình bày, GV cùng nhận xét. DẤU CÂU Dấu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau Dấu thường dùng ở cuối câu Dấu thường dùng ở giữa câu * Kể tên những dấu câu thường dùng ở cuối câu. Nêu công dụng của chúng? _ Dấu chấm(.): dùng để kết thúc câu trần thuật. _ Dấu chấm hỏi(?): dùng để kết thúc câu hỏi. _ Dấu chấm than(!): dùng để kết thúc câu cầu khiến, câu cảm thán. * Kể tên những dấu câu thường dùng ở giữa câu. Nêu công dụng của chúng? _ Dấu phẩy(,): đánh dấu ranh giới phần phụ và phần chính trong câu, các vế câu ghép, các bộ phận liệt kê, bộ phận đồng chức. _ Dấu chấm phẩy (;): đánh dấu ranh giới các vế câu ghép phức tạp hoặc các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. _ Dấu hai chấm (:): đánh dấu phần giải thích, thuyết minh, bổ sung cho bộ phận trước đó. Báo trước một lời dẫn trực tiếp hay một lời đối thoại. * Kể tên những dấu câu thường dùng ở nhiều vị trí khác nhau. Nêu công dụng của chúng? _ Dấu chấm lửng (…): tỏ ý nhiều sự vật chưa liệt kê hết; hoặc biểu thị lời nói còn bỏ dở, ngập ngừng; hoặc làm giản nhịp câu văn để hài hước, châm biếm. _ Dấu gạch ngang (–): đánh dấu bộ phận chú thích, hoặc nối các từ nằm trong một liên doanh, hoặc đặt ở đầu dòng lời nói của nhân vật. _ Dấu ngoặc đơn ( ): đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm.) _ Dấu ngoặc kép(“ ”): đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp, đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,....được dẫn. HĐ2: (10’) * GV gọi HS đọc VD1/151 * Theo em, ví dụ trên thiếu dấu câu chỗ nào? Em hãy sửa lại cho đúng? _ … xúc động. Trong xã hội cũ… * Vậy lỗi đầu tiên thường gặp đó là gì? _ Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. * Gọi HS đọc VD2/151. * Dùng dấu chấm sau từ này là đúng hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì? _ Sai, vì câu chưa kết thúc. Ở đây ta nên dùng dấu phẩy. * Ở VD3, thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? _ Thiếu dấu phẩy. _ Cam, quýt, bưởi, xoài là… * Ở VD4, đặt dấu hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì? _ Câu (1): câu trần thuật, nên dùng dấu chấm. _ Câu (2): câu nghi vấn, nên dùng dấu chấm hỏi. * GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ (SGK/151) * GV giáo dục HS ý thức sử dụng dấu câu đúng trong tạo lập văn bản. HĐ3: (10’) Bài tập 1: GV nêu yêu cầu của bài tập, phát phiếu học tập, HS thảo luận (3’) Lần lượt dùng các dấu sau vào chỗ dấu ngoặc đơn: (,), (.), (.), (,), (:), (–), (!), (!), (!), (!), (,), (,), (.), (,), (.), (,), (,), (,), (.), (,), (:),(–), (?), (?), (?), (!), Bài tập 2: a. … mới về? Mẹ ở nhà … Mẹ dặn là anh … nay. b. Từ xưa, trong … sản xuất, nhân dân … Vì vậy, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”. c. … năm tháng, nhưng tôi … I. Tổng kết về dấu câu: II. Các lỗi thường gặp về dấu câu: 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc: 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc: 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu: Ghi nhớ (SGK/151) III. Luyện tập: Bài tập 1: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn: Bài tập 2: Phát hiện và sửa lỗi về dấu câu: 4.4. Tổng kết: Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ tổng kết về dấu câu? Trả lời: 4.5. Hướng dẫn học tập: 1. Đối với bài học tiết này: Ôn tập dấu câu và công dụng của chúng theo sơ đồ. Xem lại các lỗi thường gặp về dấu câu. Trao đổi sửa lỗi về dấu câu bài viết số 2, tránh các lỗi thường gặp trong khi viết văn, thi cử, kiểm tra. 2. Đối với bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị: Kiểm tra Tiếng Việt Ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học HKI, chuẩn bị giấy viết tiết sau kiểm tra. 5. Phụ lục: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tuần: 15 Tiết: 60 Bài: 16 Ngày dạy: …… 1. Mục tiêu: Giúp học sinh 1.1. Kiến thức: _ HS hệ thống hoá và khắc sâu kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu năm. 1.2. Kỹ năng: _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, viết đoạn văn. 1.3. Thái độ: _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra. 2. Ma trận đề: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: - Từ và câu Nêu khái niệm và xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ. Nêu khái niệm và xác định trợ từ trong câu. Đặt câu với quan hệ từ đã cho. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 2 Số điểm 4.0 50 % Số câu: 1 Số điểm 1.0 10 % Số câu: 3 Số điểm: 5 50% Chủ đề 2: - Biện pháp tu từ Nêu khái niệm nói quá. Tác dụng của nói quá. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 1(a) Số điểm 1.0 10% Số câu: 1(b) Số điểm 1.0 10% Số câu: 1 Số điểm 2 20% Chủ đề 3: - Dấu câu Tác dụng của dấu ngoặc kép. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu ngoặc kép, dấu hai chấm. Số câu Số điểm (tỉ lệ %) Số câu: 1 Số điểm 1.0 10% Số câu: 1 Số điểm 2.0 20% Số câu: 2 Số điểm 3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ% Số câu: 2.5 Số điểm 5.0 50% Số câu: 2.5 Số điểm 3.0 30% Số câu: 1 Số điểm: 2.0 20 % Số câu: 6 Số điểm 10 100% 3. Đề kiểm tra: Câu 1: Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? (1đ) Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn thơ sau:(1đ) Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Câu 2: Thế nào là trợ từ? (1đ) Xác định trợ từ trong những câu sau đây: (1đ) a. Nó hát những mấy bài liền. b. Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. c. Đàn bà chửa mà đến nỗi cho là có lựu đạn giắt trong quần. d. Ngay cả cậu cũng không tin mình ư? Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ sau:(1đ) a. Tuy …… nhưng…… b. Hễ … … thì……… Câu 4: a. Thế nào là nói quá? (1đ) b. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong câu sau: (1đ) Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc. Câu 5: Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng làm gì? (1đ) a. Họ bảo: “Có không vượt mức kế hoạch cũng tại trời chứ không phải tại người”. (Đào Vũ) b. Một thế kỷ “văn minh”, “khai hoá”của thực dân cũng không làm ra được một tác sắt. (Thép Mới) Câu 6: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một quyển sách em vừa đọc có sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. (8A1 – Nêu tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép em đã sử dụng) (2đ) 4. Đáp án: Câu Nội dung Điểm 1 _ Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. _ Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. * Từ tượng hình: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 2 _ Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. a. những b. chỉ c. đến nỗi d. ngay cả. 1 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 3 _ HS tự đặt câu, mỗi câu đúng (0.5 điểm) Ví dụ: a. Tuy nhà nghèo nhưng Lan học rất giỏi. b. Hễ trời sáng thì ba tôi đi làm. 1 đ 4 a._ Nói quá là biện pháp tu từ nhằm làm tăng mức phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc để nhấn mạnh, gấy ấn tượng cho người đọc, người nghe và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm. b. Nói quá: ngàn cân treo sợi tóc _ Tác dụng của nói quá: nhấn mạnh mức nguy hiểm của việc uống rượu đi xe máy. 1 đ 0.5 đ 0.5 đ 5 a. Đánh dấu câu dẫn trực tiếp. b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. 0.5 đ 0.5 đ 6 HS viết đoạn văn đúng nội dung, mạch lạc, dùng đúng dấu câu theo yêu cầu. 2 đ 5. Kết quả và rút kinh nghiệm: 5.1. Thống kê chất lượng: Lớp TSHS Giỏi TL Khá TL TB TL Yếu TL Kém TL TrTB TL 8A1 8A2 8A3 Cộng 5.2.Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra: Ưu điểm: Khuyết điểm: Giải pháp khắc phục: _________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docNV8 Tuan 15.doc