Giáo án Ngữ văn 9 cả năm

Bài 1

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 I. MỤC TIÊU:

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

 1. Kiến thức:

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kỹ năng:

 - Nắm bắt nội dung vb nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

 3.Thái độ:Có thái độ yêu mến,học hỏi và kính trọng Bác

 

doc372 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 39010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 1/8/2013 Tiết 1, 2 Bài 1 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt nội dung vb nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3.Thái độ:Có thái độ yêu mến,học hỏi và kính trọng Bác II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS: GV: SGV, SGK, chân dung Thanh Tịnh,… HS: SGK, bài soạn, dụng cụ học tập,… III. TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1) Ổn định 2) KTBC : ( Thông qua) 3) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1 khởi động a/ Phương pháp:vấn đáp,gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động: - Giới thiệu bài: - Nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 2 : đọc hiểu văn bản a/ Phương pháp:vấn đáp,gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động: - Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm một số đoạn nói về nhân cách và đức tính của Bác Hồ. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc. - Gọi HS đọc chú thích. + Cho biết văn bản này thuộc kiểu Em hãy nêu xuất xứ của văn bản.loại gi? - GV thuyết giảng: Đây là 1 văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. +Ở các lớp dưới em đã học những văn bản nào thuộc kiểu này? - Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn. _Gv chốt cho học sinh ghi. - Sau khi đọc văn bản, chia bố cục, em hãy nêu đại ý của văn bản. - GV chốt => * Chuyển ý: Để tìm hiểu rõ hơn về phong cách hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thực hiện phần phân tích văn bản. - HS đọc. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. _Thông tin về trái đât năm hai ngàn;Bài toán dân số ;On dịch thuốc lá. - Bố cục : Ba đoạn. - Đoạn 1: “từ đầu . . . hiện đại” Hồ Chí Minh, sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Đoạn 2: “ ”: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. - HS thực tiện theo yêu cầu của GV. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Kiểu loại: Văn bản nhật dụng. 2. Tác phẩm: Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại trong cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990 3. Bố cục: Ba đoạn 4. Đại ý: Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Hoạt động 3: Phân tích a/ Phương pháp:vấn đáp,gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động: - YC HS xem lại đoạn một - GV: Hơn 30 năm bôn ba hoạt động CM ở nước ngoài HCM đã tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Đông sang Tây. - Hỏi: Vì sao Bác lại có được một kiến thức hết sức sâu rộng như vậy? - Gợi ý: + Để tiếp xúc được với các nước Bác phải làm gì? GV: Bác đã tự học tiếng nước ngoài và đã nói, viết thạo 17 thứ tiếng. Đây là điều kiện không thể thiếu trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. - Hỏi: Ngoài việc tự học, Bác còn tiếp thu vốn kiến thức ở đâu nữa? GV: Do tiếp xúc với nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, qua lao động như là bếp, quét tuyết đồng thời Bác rất ham tìm tòi, học hỏi. - Hỏi: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Bác sâu rộng như thế nào? - Hỏi: Bác đã tiếp thu văn hoá nước ngoài như thế nào? - Hỏi: Ngoài việc tiếp thu văn hoá nước ngoài Bác còn hành động gì? - Hỏi: Tại sao nói ở HCM là sự kết tinh văn hóa dân tộc và nhân loại? GV: Chốt lại 3 ý về cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài trên nền tảng văn hóa VN và Bác tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái đẹp, phê phán những hạn chế, tiêu cực . . . - Hỏi: Qua những vấn đề trên em có nhận xét gì về Bác, về phong cách Hồ Chí Minh? - GV chốt => GV hỏi củng lại: - Hỏi: Vì sao Bác lại có được một kiến thức hết sức sâu rộng? - Hỏi: Em có nhận xét gì về Bác, về phong cách Hồ Chí Minh? (HẾT TIẾT 1). - Gọi HS đọc phần còn lại. Chia nhóm cho HS thảo luận (3’) - Hỏi: Lối sống giản dị rất Việt Nam, rất phương đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh? (Gợi ý: Nơi ở? Trang phục? Cách ăn uống?) - GV cùng HS nhận xét kết quả thảo luận, chốt: Lối sống giản dị ấy thể hiện qua cuộc sống hằng ngày: + Nơi ở, làm việc đơn sơ. + Trang phục hết sức giản dị “áo bà ba, đôi dép lốp...”. Tư trang ít ỏi “1 cái va li, vài bộ đồ” + An uống đạm bạc cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa . . . - Hỏi: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, sang trọng? -> Đây là cách sống thanh cao, sang trọng: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. - Hỏi: Sự giản dị trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào? - GV chốt => - Hỏi: Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai? - Nêu một số câu hỏi đê HS nhận xét về nghệ thuật. - Hỏi: Em có nhận xét gì về việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả? - Hỏi: Theo em đây là văn bản tự sự (kể) hay bình luận? Dẫn chứng? - GV: “có thể nói ít có vị . . . Hồ Chí Minh”; “quả như một câu chuyện . . . cổ tích”. - Hỏi: Nghệ thuật quán xuyến toàn bộ bài là nghệ thuật đối lập. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng? - Vĩ nhân, chủ tịch >< rất Việt Nam… TTHCM: Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp PC HCM TÍCH HƠP KNS: Xác định giá trị bản thân, giao tiếp. -> KT:Động não, thảo luận nhóm. -Hỏi: Qua tấm gương HCM em học tập được những gì? Hướng phấn đấu bản thân như thế nào để học tập về tấm gương của Bác. - Hỏi: Em hãy tóm tắt nghệ thuật viết bài văn này của tác giả? - Hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? - GV chốt => - GV giáo dục HS: Rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh sống có văn hoá, giản dị trong ăn mặc, nói năng; hoà nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. - Xem lại đoạn văn. + Nắm vững phương tiện giao tiếp. + Học hỏi qua công việc lao động. + Học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc. - Người tiếp thu một cách có chọn lọc: + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. + Tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực . . + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. - Trả lời: Bác tiếp thu tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại. - Trả lời - Thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng con. - Nghe - Trả lời - Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày. - Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm (HS đọc dẫn chứng đầu tr 7). - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS: PCHCM là 1 PC đẹp, tiêu biểu của đân tộc VN bởi cái giản dị và thanh cao trong lối sống của Bác. - HS: Học tập pc HCM: Sống giản dị, hòa đồng. - HS trả lời: + Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực. + Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. II. PHÂN TÍCH: 1. Nội dung: - Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặng nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. - Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. - Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. II.TỔNG KẾT : 1. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực. 2. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. Hoạt động 4: Luyện tập - Gọi HS đọc phần luyện tập. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học - HS đọc. III. LUYỆN TẬP: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tích Hồ Chí Minh. * Câu hỏi: - Hỏi: Em hiểu được gì về phong cách Hồ Chí Minh? - Hỏi: Qua văn bản, em học hỏi được điều gì cho bản thân? * Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tích Hồ Chí Minh. - Đọc trước bài các phương châm hội thoại. - Thực hiện các yêu cầu sau: + Phân tích VD, trả lời câu hỏi SGK Tr 8, 9, 10 + Mỗi em viết một đoạn thoại có ít nhất hai lượt lời cố gắng hướng vào nội dung bài học. Tuần 1 NS: 1/8/2013 Tiết 3 ND: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất. - Biết vận dụng các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp 1. Kiến thức: Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp 3.Thái độ:Cĩ ý thức sử dụng cc phương châm hội thoại trong giao tiếp II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS: GV: SGV, SGK, giáo án,… HS: SGK, bài soạn, dụng cụ học tập,… III. TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1) Ổn định 2) KTBC : ( Thông qua) 3) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : khởi động a/ Phương pháp:vấn đáp,, nêu vấn đề, gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động - Giới thiệu bài: - Tổ trưởng báo cáo. * Hoạt động 2 : hình thành kiến thức mới a/ Phương pháp:vấn đáp,, nêu vấn đề, gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động - GV YCHS đọc đoạn đối thoại SGK tr8, - Hỏi: Khi An hỏi học bơi ở đâu? mà Ba trả lời ở dưới nước thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn biết không? - Hỏi: Ba cần trả lời ntn? - GV: Ba cần trả lời một địa điểm cụ thể nào đó như: bể bơi, sông, hò biển, ... - Hỏi: cuộc giao tiếp có thành công không? Vì sao? - Hỏi: từ đó em rút ra được bài học gì trong giao tiếp? - Gọi HS đọc lại câu chuyện lợn cưới áo mới. - Hỏi: vì sao truyện này lại gây cười? Gây cười ở chi tiết nào? - Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải nói và trả lời ntn? - Em thấy câu hỏi và câu trả lời ntn? - Hỏi: Vậy khi giao tiếp, xét phương châm về lượng ta cần chú ý điều gì? - GV chốt => - GV YCHS cho 1 ví dụ phương châm về lượng. * Chuyển ý:Đấy là một phương châm hội thoại mà trong khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ. Còn phương châm về chất như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo. - YC HS đọc truyện cười Qủa bí khổng lồ - Hỏi: truyện cười này phê phán điều gì? - Hỏi: Nếu không biết chắc một tuần nữa trường sẽ tổ chức cắm trại thì em có nói “tuần sau lớp tổ chức cắm trại” với các bạn cùng lớp không? - Hỏi: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình hôm nay nghỉ học thì em có trả lời với GV là bạn ấy nghỉ học vì ốm không? - Hỏi: Vậy trong giao tiếp ta cần tránh nói những điều gì? - GV chốt => - GV YCHS cho 1 ví dụ phương châm về chất. * Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về hai phương châm hội thoại mà chúng ta vừa học, ta sẽ tực hiện phần luyện tập. - HS đọc. - Không đáp ứng. - Cần trả lời là một địa điểm cụ thể. - Không, vì không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. - HS: khi nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. - HS đọc. Trả lời: Gây cười vì tính khoe khoan của các nhân vật. các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. - Lẽ ra chỉ cần hỏi “bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?” và trả lời “tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. - Thừa - cần nói cho có nội dung; nội dung của lới nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - HS đọc. Trả lời: + Phê phán tính nói khoác. + Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. - Trả lời: Không. - Trả lời: Không. - Trả lời: đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV I. PHƯƠNG CHÂM VỀ LƯỢNG: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lới nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. VD: Nam và Phương trò chuyện: Nam: - Phương, bạn đã mua dủ sách giáo khoa chưa? Phương: - Mình đã mua đủ rồi. Nam: - Thế bạn mua ở đâu vậy? Phương: - Mình mua ở nhà sách Khai Trí. II. PHƯƠNG CHÂM VỀ CHẤT: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. VD: Nam và Phương trò chuyện: Nam: - Phương, bạn có biết nhà thầy chủ nhiệm của mình ở đâu không? Phương: - Biết chứ, thậm chí mình còn rành nữa. Nam: - Vậy bạn chỉ cho mình biết đi! Phương: - Nhà của thầy ở ấp Thôn Rôn, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang. Hoạt động 3: luyện tập a/ Phương pháp:vấn đáp,, nêu vấn đề, gợi tìm,... b/ Các bước hoạt động - Gọi HS đọc BT1, Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong câu a, b. - Gọi HS đọc BT2 Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. Cho biết các từ ngữ trên thuộc loại phương châm hội thoại nào? - Gọi HS đọc BT3 Cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? - Gọi HS đọc BT4 Vận dụng phương châm hội thoại đã học, hãy giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt: a) như tôi được biết, .... b) như tôi đã trình bày, ... Chia nhóm HS thảo luận 3 phút GV cùng HS nhận xét, sửa Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học - HS đọc, - HS đứng tại chỗ trả lời - HS đọc, - 5 HS lên bảng làm bài. - HS đọc. - Trả lời - HS đọc. - HS thảo luận, ghi kết quả vào bảng con III. LUYỆN TẬP: 1. Phân tích lỗi trong những câu sai: a.Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b.Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vìo thế “có hai cánh” là cụm từ thừa. 2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: a.nói có sách mách có chứng b.nói dối. c.nói mò. d.nói nhăng nói cuội. e.nói trạng. Đó là các phương châm hội thoại về chất. 3.Không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa). 4. Giải thích cách diễn đạt: a.Trường hợp người nói muốn truyền đạt một thông tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để bảo đảm phương châm về chất, người nói phải noí thế nhằm thông báo những thông tin của mình chưa được kiểm chứng. b.Để bảo đảm phương châm về lượng, đó là cách nhắc lại nội dung đã cũ, do chủ ý của người nói. Hoạt động 4: củng cố, dặn dò * Câu hỏi củng cố: - Hỏi: Thế nào là phương châm về lượng? Cho vd. - Hỏi: Thế nào là phương châm về chất? Cho vd. * Hướng dẫn tự học: a. Làm bài tập 5: - Giải thích các thành ngữ đã cho. - Các thành ngữ trên không tuân thủ phương châm hội thoại nào? b. - Học bài và chuẩn bị bài mới, bài: “sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”. + Học lại đặc điểm, tính chất và mục đích của văn thuyết minh. + Đọc vb Hạ Long – đá và nước + Cho biết vb thuyết minh đối tượng nào? + Bài thuyết minh đã cung cấp được tri thức gì? + Phương pháp thuyết minh chủ yếu của văn bản đó là gì? + Bài viết được tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? - Đọc trước văn bản Ngọc hoàng xử tội ruồi xanh. _____________________________________________________________________________________________ Tuần 1 NS: 1/8/2013 Tiết 4 ND: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU: - Hiểu vai trò một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. 1. Kiến thức: - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. - Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh. 3.Thái độ:Có ý thức vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS: GV: SGV, SGK, giáo án,… HS: SGK, bài soạn, dụng cụ học tập,… III. TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1) Ổn định 2) KTBC : ( Thông qua) 3) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : khởi động a/ Phương pháp:, giới thiệu, gợi tìm,… b/ Các bước hoạt động - Giới thiệu bài: - HS thực hiện theo YC của GV - Nghe GV giới thiệu bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a/ Phương pháp:, giới thiệu, gợi tìm,… b/ Các bước hoạt động - GV hỏi lại kiến thức cũ về văn thuyết minh: + VB thuyết minh có những tính chất gì? - GV nêu lại định nghĩa vb thuyết minh. + Nó được viết ra nhằm mục đích gì? + Nêu các phương pháp TM thường dùng. - Gọi 2 HS đọc VB Hạ Long - Đá và nước. - Hỏi: + VB này thuyết minh đặc điểm đố tượng nào? + VB có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không? + VB đã sủ dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu? + Tác giả đã sử dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng ntn để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long? Gợi ý: hs tìm các câu văn sử dụng biện pháp liên tưởng, tưởng tượng? => Vậy người viết liên tưởng tưởng tượng sự kì lạ của Hạ Long ntn? - GV chốt : sau mỗi thay đổi góc độ quan sát tốc độ di chuyển ánh sáng phản chiếu là sự miêu tả của những biến đổi của hình ảnh đảo đá biến chúng từ những vật vô tri trở nên có hồn. + Ngoài ra vb còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa? Tìm chi tiết có sử dụng biện pháp đó? - Hỏi chốt: Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là những biện pháp nào? - GV chốt => - Việc đưa các biện nghệ thuật vào văn bản thuyết minh có tác dụng gì? - GV chốt : Bằng biện pháp nghệ thuật ấy nó đã góp phần làm cho bài văn thuyết minh thêm sinh động (giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ có đá và nước mà còn là một thế giới sống có hồn. Đây là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến Hạ Long. - Vậy khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc tạo lập văn bản thuyết minh cần phải chú ý những gì? - GV chốt => * Chuyển ý:Để nắm vững hơn về việc sử dung một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập. - Trả lời: + Tính chất: cung cấp tri thức, khách quan, phổ thông. + Mục đích: Trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, qui luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức hướng dẫn cách sử dụng cho con người. + Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh . . . - 2 HS đọc. Trả lời: + Thuyết minh đặc điểm thú vị của một thắng cảnh: Hạ Long. + Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng. + Phương pháp chủ yếu: Giải thích. + Ngoài ra còn nghệ thuật liệt kê, miêu tả, liên tưởng, tưởng tượng . . . + miêu tả, hình ảnh ẩn dụ, so sánh người -> tạo hóa Có thể ... triều. (liên tưởng miêu tả) Thập loại chúng sinh - kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca . . . - Bài văn sinh động hấp dẫn. Nêu rõ được đặc điểm của đối tượng gây hứng thú cho người đọc. - HS ghi nội dung.dung. + Bảo đảm tính chất của văn bản. + Thực hiện được mục đích thuyết minh. + Thể hiện các phương pháp thuyết minh. I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm có kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca . . . - Tác dụng: góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc. - Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc tạo lập văn bản thuyết minh, cần phải: + Bảo đảm tính chất của văn bản. + Thực hiện được mục đích thuyết minh. + Thể hiện các phương pháp thuyết minh. Hoạt động 3 luyện tập a/ Phương pháp:, giới thiệu, gợi tìm,… b/ Các bước hoạt động - Gọi HS đọc BT1 a) VB như 1 truyện ngắn, 1 truyện vui vậy có phải là văn bản thuyết minh không? Tính chất ấy dược thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp TM nào đã được sử dụng? b) Bài TM này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? c) Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và là nổi bật nội dung cần TM không? Chia nhóm cho HS thảo luận 3’, mỗi nhóm một câu hỏi lớn. GV cùng HS nhận xét , sửa. - Gọi HS đọc BT2, Biện pháp nghệ thuật ở vb này là gì? - nhận xét, sửa bài Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học - HS đọc. -HS thảo luận theo nhóm và ghi kết quả vào bảng con. - HS đọc. Trả lời II. LUYỆN TẬP: 1.a.Văn bản có tính chất thuyết minh. Thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống. Văn bản sử dụng các phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê. b.Có đặc biệt là thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, có tình tiết. c.Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa vui vừa học thêm được tri thức. 2. Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. * Câu hỏi: - Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là những biện pháp nào? - Việc đưa các biện nghệ thuật vào văn bản thuyết minh có tác dụng gì? - Vậy khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc tạo lập văn bản thuyết minh cần phải chú ý những gì? * Hướng dẫn tự học: - Học bài. - Chọn một đối tượng thuyết minh, tập viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Chuẩn bị bài “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh”. - Lập dàn ý cho đề bài Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái bút, chiếc nón. Chú ý: - Nêu được công dụng, cấu tạo chủng loại, lịch sử của chúng. - Vận dụng một số biện pháp nghệ thụât để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hóa... Tuần 1 NS: 1/8/2013 Tiết 5 ND: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU: Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái bút, chiếc nón) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Xác định yêu cầu của đề bài văn thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết và viết phần moẻ bài cho bài văn thuyết minh (có sử một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. 3.Thái độ:Có ý thức vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh II . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS: GV: SGV, SGK, giáo án,… HS: SGK, bài soạn, dụng cụ học tập,… III. TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1) Ổn định 2) KTBC : + Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh là những biện pháp nào? + Tác dụng của nó? - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. 3) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : khởi động a/ Phương pháp:, giới thiệu, gợi tìm,… b/ Các bước hoạt động - Giới thiệu bài: - Lớp trưởng báo cáo. - Tổ trưởng báo cáo. Hoạt động 2 : luyện tập a/ Phương pháp:, giới thiệu, gợi tìm,… b/ Các bước hoạt động - Chia lớp ra hai nhóm, mỗi nhóm lập một dàn ý chi tiết (cái bút, chiếc nón), chú ý cần sử dụng biện pháp nghệ thuật. Thời gian thảo luận: 10’ Gợi ý: + Về nội dung thuyết minh: nêu được công dụng, cấu tạo chủng loại, lịch sử của cái bút chiếc nón. + Về hình thức thuyết minh: vận dụng một số biện pháp nghệ thụât để làm cho bài viết vui tươi, hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hóa... - Gọi một số HS trình bày dàn ý chi tiết, dự kiến sử dụng biện pháp nghệ thuật. Đọc đoạn mở bài. - Yêu cầu HS nhận xét. GV nhận xét. Sau khi sửa hoàn chỉnh dàn ý, GV cho mỗi em tự viết phần mở bài (TM về cây bút) có sử dụng biện pháp nghệ thuật (4’) - Sau khi HS viết xong phần mở bài, GV yc 1 số em đọc, GV sửa. - GV treo bảng phụ cho HS tham khảo. - Cho HS ghi đoạn MB mẫu vào vở. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - HS thực hiện theo nhóm đã phân công, ghi kết quả vào bảng con. - HS trình bày ý kiến theo yêu cầu. - HS nhận xét, bổ sung, sửa chữa dàn ý chi tiết vừa trình bày. - HS trình bày ý kiến.

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9.doc