Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II tiết 91 đến tiết 166 Trường THCS Nam Đông Thừa thiên Huế

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

- Vở soạn kì II

- Giới thiệu chương trình SGK kì II lớp 9

+ Văn: - Văn bản nhật dụng

 - Văn học hiện đại: thơ, truyện

 - Văn học nước ngoài

 - Kịch

+ TLV: - Nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí

 - Nghị luận văn học

 

doc230 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Học kỳ II tiết 91 đến tiết 166 Trường THCS Nam Đông Thừa thiên Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II Tuần 19 - Bài 18 Tiết 91, 92: Văn học BÀN VỀ ĐỌC SÁCH A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. B. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Vở soạn kì II - Giới thiệu chương trình SGK kì II lớp 9 + Văn: - Văn bản nhật dụng - Văn học hiện đại: thơ, truyện - Văn học nước ngoài - Kịch + TLV: - Nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lí - Nghị luận văn học 3. Bài mới: - Học trò nho TQ, VN thuộc lòng giáo huấn của thánh hiền. "Thiên tử trong hiền hào Văn chương giáo nhỡ tào Vạn bạn giai hạ phẩm Duy hữu độc như cao". (Nghĩa: Vua coi trọng người hiền đức, văn chương giáo dục con người, trên đời, mọi nghề đều thấp kém, chỉ có đọc sách là cao quý nhất ® bao ý kiến về đọc sách: Macxôm Gorky - học giả Chua Quan Tiểm là một minh chứng). Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Gọi HS đọc và giải nghĩa các chú thích? Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Bài viết chia bố cục như thế nào? Nêu rõ từng luận điểm? - Xem xét bố cục, nội dung và cách thể hiện, ta thấy văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - Chu Quag Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc. 2. Tác phẩm: - In trong cuốn "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách". 3. Đọc, hiểu văn bản a. Đọc, tìm hiểu chú thích. b. Bố cục: 3 phần - Phần 1: từ đầu đến ... thế giới mới: Sự cần thiết, ý nghĩa của việc đọc sách. - Phần 2: ... tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay. - Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách c. Phương pháp biểu đạt: Nghị luận về một vấn đề xã hội khá sáng tỏ, mạch lạc, chặt chẽ. Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích: - Gọi HS đọc kĩ phần 1 của văn bản. - Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào ? - Tại sao tác giả lại khẳng định như vậy ? - Học vấn là gì ? - Nhưng tích luỹ bằng cách nào? ở đâu ? - Trong thời đại hiện nay, để trau dồi học vấn, ngoạiu con đường đọc sách còn có những con đường nào khác ? tìm ví dụ? So sánh những con đường đó và rút ra kết luận về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay qua lời bàn của giáo sư Chu ? - HS suy nghĩ trả lời. - Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại. - Tích luỹ bằng sách và ở sách. - (VD: so sánh với con đường văn hóa nghe. II. Phân tích: 1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách: - Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất). + Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tin thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hóa của nhân loại. + Coi thường sách, không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuất. + Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ. + Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (chương trình vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới. -Tác giả nhấn mạnh: "nếu chúng ta mong tiến lên... làm điểm xuất phát". Điều đó có nghĩa là gì ? - Đọc sách giúp chúng ta khám phá và sử dụng kho tàng tinh thần của nhân loại, từ những thành tựu, những hiểu biết, những việc làm và cách làm để thúc đẩy cuộc sống tiến lên... - "Đọc sách là muốn trả món nợ..." nghĩa là thế nào ? - Đọc sách và làm theo những điều quý báu, những lời dạy thiết thực... đó là thế hệ trẻ ngày nay sẽ làm vừa làng thế hệ đi trước, đáp lại tấm thịnh tình của cha ông, giải tỏa những trăn trở, những khát khao thể hiện trong sách... đó là cách thể hiện tư tưởng đền ơn, đáp nghĩa thế hệ đi trước. - Nhận xét về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn trên. - HS suy nghĩ trả lời. - Cách lập luận hợp lí lẽ, thấu tình đạt lí và kín kẽ, sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người, đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học với các thấy vắng mặt... Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người. HS đọc tiếp đoạn 2. Chú ý hai đoạn văn so sánh: giống như ăn uống, giống như đánh trận... 2. Cái khó của việc đọc sách: - Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay là gì ? Lối đọc ấy có tác hại gì ? - Để minh chứng cho cái hại đó, tác giả so sánh biện thuyết như thế nào ? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không? - ý kiến của em về những con mọt sách (những người đọc rất nhiều, rất ham mê đọc sách) - Học sinh bàn luận trả lời. - Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, nghĩa là ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọc lại chẳng bao nhiêu. (So sánh với cách đọc sách của người xưa: đọc kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ. Một trong những lí do là sách ít, thời gian nhiều. Bây giờ ngược lại). - Học sinh tiếp tục phân tích cái hại thứ hai - Nêu nhận xét của em về hai hình ảnh so sánh: giống như đánh trận và như kẻ trọc phú khoe của ? - Từ hai cái hại trên dẫn tới kết luận quan trọng làm tiền đề cho luận điểm thứ ba như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - Lối đọc ấy không chỉ vô bổ, lãng phí thời gian và công sức mà có khi còn mang hại. (So sánh với việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều càng hay sinh bệnh. Thói xấu hư danh, nông cạn do đọc nhiều mà dối, đọc để khoẻ khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu sắc và chí lí) - Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực về những cuốn không thật có ích. * Cách lập luận theo kiểu so sánh nhẹ nhàng, mới mẻ mà vẫn quen thuộc và khá lí thú. Tác giả còn lấy dẫn chứng thực tế rất thuyết phục khiến cho nhiều người chúng ta không khỏi giật mình lo sợ trước tình trạng đọc sách hiện nay. Đọc đoạn 3 - Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách? Tác giả Chu gợi ý và hướng dẫn chúng ta nên theo một vài cách chọn sách hữu ích như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời. 3. Phương pháp đọc sách a. Cách chọn sách: - Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều + Đọc nhiều không thể coi là vinh dự (nếu nhiều mà dối), đọc ít cũng không phải là xấu hổ (nếu ít mà kĩ càng, chất lượng...) + Tìm được những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết đối với bản thân. - Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào ? Cái hại của việc đọc sách hời hợt được tác giả chế giễu ra sao? - Em hiểu câu thơ: "Sách cũ trăm lần xem không chán. Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay" như thế nào? - Em hiểu hình ảnh so sánh của ông Chu: "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của" như thế nào? - Tác giả đã triển khai luận điểm trên như thế nào ? Trên những mặt nào ? ý nghĩa giáo dục sư phạm của luận điểm này là ở chỗ nào? - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. + Chọn có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định, không tùy hứng, nhất thời. - Sách chọn nên hướng vào hai loại: + Loại phổ thông: (nên chọn lấy khoảng 50 cuốn để đọc trong thời gian học phổ thông và đại học là đủ). + Loại chuyên môn (chọn, đọc suốt đời). b) Cách đọc: * Đọc chuyên sâu - Đọc kĩ, đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đến thuộc lòng. - Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích. (VD: đọc của các học giả Trung Hoa thời cổ đại). * Đọc không chuyên sâu: là cách đọc liếch qua tuy rất nhiều, nhưng "đọc lại" thì rất ít. (VD: cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay). - Tác hại của lối đọc này: như người cưỡi ngựa qua chợ, mắt hoa ý loạn, tay không mà về; như trọc phú khoe của, lừa mình dối người, thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. - Đọc - hiểu: (có nhiều cách: đọc to, thành tiếng, đọc thầm bằng mắt, đọc một lần, nhiều lần, đọc kết hợp với ghi chép, thu hoạch...) 4. Mối quan hệ giữa học vấn phổ thông và học vấn chuyên môn với việc đọc sách - Bác bỏ quan niệm của một số người chỉ chú ý đến học vấn chuyên môn mà lãng quên hoặc coi thường học vấn phổ thông để trở thành phiến diện, khép kín. Tác giả phân tích rõ sự liên quan, gắn bó tương hỗ giữa hai loại học vấn này để chỉ ra rằng: bên ngoài thì chúng có phần biệt lập nhưng bên trong không thể tách rời... ÞĐó là những kết luận được trình bày một cách giản dị liên quan đến việc đọc rộng và sâu cần kết hợp với nhau. Þ Đọc sách cũng là công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thứcd mà đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyên học làm người. - Bài viết "bàn về đọc sách" có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào ? - Văn bản "bàn về đọc sách" có nhiều chỗ tác giả sử dụng cách ví von thật là cụ thể và thú vị. Như vậy văn bản này có thể coi là văn bản biểu cảm được không? - Qua văn bản này, em thấm thía nhất điều gì? Em hiểu gì về tác giả Chu từ lời bàn về đọc sách của ông? - HS suy nghĩ trả lời. - Không IV. Ghi nhớ : SGK trang 7 1. Nghệ thuật - Cách trình bày vừa đạt lý thấu tình - Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. - Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh. 2. Nội dung: (Ghi nhớ SGK tr7) 3. Chu Quang Tiềm là người yêu quý sách: - Là người có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách - Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người. b. Thái độ khen chê rõ ràng - Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục. - Em học tập được điều gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả này ? - Nếu chọn một lời bàn về đọc sách hay nhất để ghi lên giá sách của mình em sẽ chọn câu nào của ông Chu Quang Tiềm? Vì sao em chọn câu đó ? - HS suy nghĩ trả lời. V. Luyện tập: 1. Hãy viết bài nêu cảm nghĩ điều thu hoạch thấm thía nhất khi học bài "Bàn về đọc sách" này 2. Tập theo dõi các buổi đọc truyện đêm khuya trên đài tiếng nói VN, chuyên mục "mỗi ngày một cuốn sách, làm thẻ thư viện đọc, mượn, kế hoạch mua sách cho tủ sách riêng hàng tháng, hàng năm. 4. Củng cố luyện tập: Phát biểu điều em thấm thía nhất khi đọc văn bản "Bàn và đọc sách". HS tự bộc lộ GV có thể đọc bài: Mác xim Gorky viết về sách 5. Dặn dò: - Hoàn thành bài tập = 1 đoạn văn - Soạn bài : Khơi ngữ. TIẾT 93: TIẾNG VIỆT KHỞI NGỮ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu - Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò như sau: "cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này"?) - Biết đặt những câu có khởi ngữ B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt - Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ: I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu 1. Ví dụ: - Gọi HS làm bài 1 - Tìm chủ ngữ trong các câu a, b, c - Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ về: vị trí, quan hệ với vị ngữ - HS suy nghĩ trả lời. * Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm - ở (a), chủ ngữ trong câu cuối là từ "anh" thứ hai: "anh không ghìm nổi xúc động" - ở (b), chủ ngữ là từ "tôi" - ở (c), chủ ngữ là từ "chúng ta" * Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ: - Về vị trí: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ + Từ "anh" trong câu (a) quan hệ trực tiếp với chủ ngữ, nhấn mạnh chủ thể của hành động được nói đến trong câu. - Trước các từ ngữ in đậm nói trên có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào? - HS suy nghĩ trả lời. + Từ "giàu" trong câu b đứng đầu câu quan hệ trực tiếp với toàn bộ phần câu còn lại, chỉ cái đề tài được nói đến trong câu (việc giàu). + "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ" đứng đầu câu quan hệ trực tiếp với "tiếng ta", nêu lên đề tài được nói đến tronig câu là sự giàu đẹp của tiếng ta trong lĩnh vực văn nghệ. - Về quan hệ với vị ngữ, các từ in đậm không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ - Trước các từ in đậm thường có các quan hệ từ: còn, về, đối với... - Gọi HS đọc các ví dụ sau và nhận xét về vị trí của các khởi ngữ ? - HS suy nghĩ trả lời. 2. Ví dụ khác: a. Ba cuốn sách này, bố em vừa mua về sáng hôm qua. b. Mặt trời của bắp thì (nó) nằm trên đồi c. Ông giáo ấy, thuốc không hút rượu không uống d. Hăng hái học tập đó là đức tính tốt của học sinh e. Sống, chúng ta mong được sống làm người. Nhận xét: - Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ (a, b) - Khởi ngữ đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ (c) - Có thể thêm trợ từ "thì" vào sau khởi ngữ - Khởi ngữ có thể được lặp lại bằng đại từ (d) - Khởi ngữ cũng có thể được lặp lại bằng chính nó (e) 3. Ghi nhớ: (SGK - tr 8) - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) nêu lên cái đề tài liên quan tới việc được nói tới trong câu chứa nó. - Trước từ ngữ làm khởi ngữ, có thể sẵn hoặc có thể thêm các từ chỉ quan hệ như: về, đối với, còn... Đó cũng là dấu hiệu phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Có thể thêm từ "thì" vào sau khởi ngữ. - Xác định khởi ngữ trong hai câu sau: + Tôi đọc cuốn truyện này rồi (bổ ngữ) + Cuốn truyện này tôi đọc rồi (đề ngữ) - HS suy nghĩ trả lời. 4. Vai trò, tác dụng của khởi ngữ trong câu - Thông thường, khởi ngữ là một bộ phận trong câu những người viết đưa lên đầu câu làm khởi ngữ nhằm đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Nói cách khác, khi người viết muốn nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu thì bộ phận đó được đưa lên làm khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ là bộ phận gây sự chú ý cho người đọc. VD: Điều này, ông khổ tâm hết sức (Kim Lân) - Khởi ngữ có thể giúp cho các câu trong đoạn văn liên kết với nhau một cách chặt chẽ. VD: Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được (Nguyễn Đình THi). II. Luyện tập Bài 1: Tìmk hởi ngữ trong các đoạn trích Điều này Đối với chúng mình Một mình Làm khí tượng Đối với cháu Bài 2: Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ "thì"). a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được Hoạt động 2: hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. 4. Dặn dò : Thuộc ghi nhớ Làm BT4 Soạn : Phép PT và tổng hợp. TIẾT 94 :TẬP LÀM VĂN PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh: Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt * Hoạt động 1: Đọc văn bản "trang phục" Gọi 1 - 2 HS đọc văn bản I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp. 1. Đọc văn bản "trang phục" * Hoạt động 2: Tìm hiểu phép phân tích - Thông qua một loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét gì ? * Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề "ăn mặc chỉnh tề", cụ thể đó là sự đồng bộ, hài hòa giữa áo quần với giày, tất... trong trang phục của con người. * Hai luận điểm chính trong văn bản là: - Luận điểm 1: Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những "quy tắc ngầm" mang tính văn hóa xã hội. - Luận điểm 2: Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hòa với môi trường sống xung quanh. - Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào ? * Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích để xác lập hai luận điểm trên, cụ thể: - Luận điểm 1: "ăn cho mình, mặc cho người". + Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. + Anh thanh niên đi tát nước hay đi câu cá ngoài đồng vắng chắc không phải chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp + Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. + Đi dự đám tang không được mặc quần áo lèo loạt, nói cười oang oang. - Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả từ những dẫn chứng trên ? - Tác giả đã đưa ra những tình huống giả thiết để phân tích rõ cho ta thấy có một sự giàng buộc vô hình ở bên trong, (các từ "chắc không" đã nói rõ điều đó). * Hoạt động 3: Tìm hiểu phép tổng hợp - Câu "ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội" ở đoạn 3 có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở đoạn 2 không? Nó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không? - Câu văn "ăn mặc... xã hội" là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở trên và thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể ở trên. - Luận điểm 2: Y phục xứng kì đức - Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi - Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. - Để "chốt" lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản ? - Để chốt lại vấn đề, tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: "Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường là trang phục đẹp". Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp - Hãy nêu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp ? - Vai trò của phép lập luận, phân tích và tổng hợp: + Giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể. + Giúp ta hiểu ý nghĩa văn hóa và đạo đức của cách ăn mặc; nghĩa là không thể ăn mặc một cách tùy tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và "quyền" bất khả xâm phạm của mình. - Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK) 2. Ghi nhớ (SGK tr 10) II Luyện tập: 4. Dặn dò: - Thuộc ghi nhớ SGK / 10 - Hoàn thành bài tập trong vở - Chuẩn bị bài luyện tập: làm ở nhà ® đến lớp trình bày, chấm chữa. TIẾT 95 :TẬP LÀM VĂN PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp học sinh có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra + 4 - 5 HS thuộc phần ghi nhớ + Phần chuẩn bị bài cho tiết luyện tập 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt * Hoạt động 1: Đọc và nhận dạng đánh giá - Gọi HS đọc đoạn văn (a). Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn văn a ? - Để chỉ rõ cho từng cái hay ấy, tác giả đã nêu ra các dẫn chứng cụ thể như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. I. Tìm hiểu các đoạn văn 1. Đoạn văn a: Tác giả đã sử dụng phép lập luận phân tích. * Luận điểm: "thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài", tác giả phân tích từng khía cạnh của cái hay hợp thành cái hay của cả bài. * Trình tự phân tích: + Cái hay ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo... + ở những cử động : chiếc thuyền con lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động. + ở các vần thơ: kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay + ở các chữ không non ép: nhất là hai câu 3, 4 (có phép đối thật tài tình...) - Đọc đoạn văn b Nêu luận điểm và trình tự phân tích ở đoạn b? - Đoạn nhỏ tiếp theo, tác giả đã phân tích nguyên nhân của sự thành đạt như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. 2. Đoạn văn b: Tác giả đã vận dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp * Luận điểm:"Mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu?" * Trình tự phân tích: - Thứ nhất, do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần): gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú... - Thứ hai do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ) tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi và không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp. * Hoạt động 2: Thực hành phân tích II. Thực hành phân tích Bài 1: Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ. - Học đối phó là học như thế nào ? - HS suy nghĩ trả lời. - Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. - Học đối phó có những biểu hiện nào ? - Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. Học cốt để khoe mẽ là có bằng nọ bằng kia, nhưng thực ra đầu óc rỗng tuếch, chỉ quen "nghe lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo" người khác... Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết một tí nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống sâu sắc. - Học đối phó dẫn đến tác hại gì ? - HS suy nghĩ trả lời. - Học đối phó dẫn đến hậu quả: + Đối với bản thân: do bị động nên khôgn thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp. Dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch, kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt... Nếu cứ lặp đi lặp lại kiểu học này thì người học ngày càng trở nên dốt nát, trí trá, hư hỏng: vừa lừa dối người khác vừa tự huyễn hoặc mình.Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng "tiến sĩ giấy" đang bị xã hội lên án gay gắt. + Đối với xã hội: những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho xã hội về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống... Bài 2: Phân tích các lí do khiến mọi người phải đọc sách * Hoạt động 3: Thực hành tổng hợp: - Viết đoạn văn tổng hợp lại những điều đã phân tích trong bài "bàn về đọc sách" 4. Dặn dò: - Làm nốt bài tập: viết đoạn (sửa lại sau khi đã chữa) - Soạn bài "tiếng nói của văn nghệ" + Trả lời câu hỏi SGK. Tiết 96: Văn học TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh: - Hiểu được nội dung của văn nghệ là sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người. - Hiểu thêm cách viết bài nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giấu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi. B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra : + Tác giả Chu Quang Tiểm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách ntn? Em đã học theo lời khuyên ấy được đến đâu ? (1 HS trả lời miệng). + Phân tích 1 trong những so sánh trong bài "Bàn về đọc sách" mà con cho là thú vị nhất. (3 - 5 HS viết đoạn văn). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung - Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Thi ? Trả lời. 1. Tác giả: Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) - Một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời tổng thư kí Hội nhà văn VN hơn 30 năm. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: viết tại chiến khu V.Bắc vào năm 1948- thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. 3. Đọc: rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm các dẫn chứng thơ. - Gọi HS giải thích một số từ khó trong chú thích SGK? Trả lời. 4. Giải thích từ khó: - Phật giáo diễn ca: bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo phật. - Phân khích: kích thích căm thù, phẫn nộ - Rất kị: rất tránh, không ưa, không hợp, phản đối - Kiểu văn bản của bài văn này là gì? Được viết theo phương thức lập luận như thế nào ? Trả lời. 5. Kiểu loại văn bản: nghị luật về một vấn đề văn nghệ; lập luận giải thích và chứng minh. - Bố cục của bài viết ? 6. Bố cục đoạn trích: - Luận điểm 1: Từ đầu đến sự sống: sức mạnh kì diệu của văn nghệ - Luận điểm 2: Phần còn lại: Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận. * Hướng dẫn HS phân tích II. Phân tích văn bản: - Theo dõi đoạn đầu... chung quanh" Luận điểm đầu tiên mà tác giả muốn nêu là gì? - Cái đã có: là cái khách quan - Muốn gửi... muốn góp một phần vào đời sống chung quanh: cái tư tưởng, tình cảm chủ quan của người nghệ sĩ sáng tạo. 1. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. a. * Văn nghệ không chỉ phản ánh cái khách quan mà còn biểu hiện cái chủ quan của người sáng tạo. - Những dẫn chứng văn học + Hai câu thơ là cảnh mùa xuân tươi đẹp trong "Truyện Kiều": "cỏ non... bông hoa". - Để chứng minh cho nhận định trên tác giả đưa ra phân tích những dẫn chứng văn học nào? + Những cái đã có được ghi lại là gì? + Chúng tác động như thế nào đến con người? Trả lời. + Nàng Kiều 15 năm đã chìm nổi những gì? + An-na Ca-rê-nhi-na (trong tiểu thuyết cùng tên của L.tôn xtôi) đã chết thảm khốc ra sao? + Mấy bài học luân lí như cái tài, chữ tâm, triết lí, bác ái. Þ Chúng làm cho trí tò mò hiểu biết của ta thỏa mãn. - Tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm - Những điều mới mẻ muốn nói của hai nghệ sĩ này là gì? - Chúng tác động đến con người như thế nào ? + Những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phẫn khích. + Bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ, từng trang sách. + Bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 9 hoc ki 2.doc
Giáo án liên quan