Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 85

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao.

2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê, so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục.

3. Thái độ:- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ.

B. Chuẩn bị của thầy và trò:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.

- Đọc sách: Bác Hồ, Con người - phong cách.

 

doc185 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 85, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy 25 tháng 8 năm 2008 Tuần 1 – Bài 1 Tiết 1 phong cách hồ chí minh - lê anh trà - A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao. 2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê, so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục. 3. Thái độ:- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.... - Đọc sách: Bác Hồ, Con người - phong cách. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. * Giới thiệu bài mới: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn - một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi ấy. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản. - Giáo viên hướng dẫn cách đọc. - Giáo viên đọc đoạn 1,2 học sinh đọc tiếp: - Giáo viên nhận xét cách đọc. - Giáo viên kiểm tra một vài từ khó ở chú thích. ? Em hãy xác định thể loại của văn bản? ? Văn bản này được trích từ bài viết nào ? Của ai? ? Theo em văn bản trên có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn? Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản. Học sinh đọc đoạn 1. ? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ như thế nào? ? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy? ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy? - Giáo viên kết luận: Sự độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị.... -> Một sự kết hợp thống nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh… 2. Từ khó:- Bất giác: tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. - Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì, bày vẽ. 3. Thể loại: Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề: sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 4. Bố cục của văn bản: 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu.........rất hiện đại: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. - Đoạn 2: Tiếp.........hạ tắm ao : Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác. - Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh. II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. - Vốn trí thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng (ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác) - Nhờ Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân. + Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ Phương Đông đến Phương Tây, khắp các Châu lục: á, Âu,Phi,Mỹ.. + Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài...-> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới . + Qua công việc, lao động mà học hỏi ...đến mức khá uyên thâm. + Học trong mọi nơi, mọi lúc. + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay, phê phán những hạn chế tiêu cực. => Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, bình dị, rất Phương Đông, rất Việt Nam nhưng cũng rất mới và rất hiện đại. III. Hướng dẫn về ở nhà. - Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc) - Chuẩn bị tiết 2. D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày soạn 24 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy 26 tháng 8 năm 2008 Tiết 2 phong cách hồ chí minh - lê anh trà - A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới, giữa giản dị và thanh cao. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, Bình luận, liệt kê, so sánh để làm tăng hiệu quả thuyết phục. 3. Thái độ:- Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác Hồ, có ý thức tu dưỡng rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở và nơi làm việc của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch.... - Đọc sách: Bác Hồ, Con người - phong cách. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. * Kiểm tra bài cũ: ? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì? - Định hướng: Sự độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiên đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị.... * Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và phân tích văn bản. Học sinh đọc đoạn 2 ? Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? ? Vì sao có thể nói lối sống của Bác Hồ là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? - Giáo viên phân tích câu: "Thu...tắm ao" để thấy vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc thanh cao. Học sinh đọc đoạn 3 ? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp phong cách Hồ Chí Minh . ? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập. ? Để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng nhưng biện pháp nghệ thuật nào? ? Vậy qua bài học em thấy được những vẻ đẹp gì trong phong cách của Hồ Chí Minh ? I. Tìm hiểu chung: II. Phân tích: 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. 2. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh thể hiện trong phong cách sống và lam việc của Người. - Có lối sống vô cùng giản dị: + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.... + Trang phục hết sức giản dị.... + Ăn uống đạm bạc. - Cách sống giản dị đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng. + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. + Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. + Đây là lối sống có văn hoá -> môt quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. => Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh (gợi cách sống của các vị hiền triết xưa) 3. ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh - Giống các vị danh nho: không tự thần thánh hoá, tự làm khác cho đời, lập dị, mà là một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống. - Khác: Đây là một lối sống của một người cách mạng lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận - Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. - So sánh các bậc danh nho xưa. - Đối lập giữa các phẩm chất.... - Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ HánViệt. 2. Ghi nhớ: SGK IV. Hướng dẫn học ở nhà. - Học sinh thảo luận các tình huống, biểu hiện của lối sống có văn hoá (thuộc chủ đề hội nhập và giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc) - Soạn bài "Đấu tranh cho một thế giới vì hoà bình". D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày soạn 26 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy 27 tháng 8 năm 2008 Tiết 3 Các phương châm hội thoại A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:- Củng cố kiến thức đã học về hội thoại lớp 8. 2. Kỹ năng:- Nắm được các phương châm hội thoại học ở lớp 9. 3. Thái độ:- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội. B. Chuẩn bị của thầy trò. - Giáo viên đọc, soạn bài, bảng phụ, đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Học sinh đọc trước bài ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoat động dạy học. * Giới thiệu bài mới. - Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm "Hội thoại" - Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Tục ngữ có câu "Ăn không nên đọi nói không nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói trong giao tiếp. Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là những cách học mà ai cũng cần học, cần biết. - Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự....) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm phương châm về lượng. Giáo viên cho học sinh đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi ở sgk (T.8). ? Bơi nghĩa là gì (Di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể). ? Vậy An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Cần trả lời như thế nào? ? Câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó. Vậy câu trả lời của An là hiện tượng không bình thường trong giao tiếp. ? Từ đó có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? ? Yêu cầu học sinh kể lại chuyện "Lợn cưới áo mới" ? Vì sao truyện này lại gây cười? ? Lẽ ra họ phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe biết được điều cần hỏi và cần trả lời ? ? Qua câu chuyện này theo em cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? Giáo viên hệ thống hoá kiến thức. ? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Học sinh đọc to ghi nhớ 1, Giáo viên kết luận. Giáo viên liên hệ với thực tế : Có thể xem bài tập làm văn là một văn bản hội thoại giữa học sinh và giáo viên....Vì không đọc kĩ đề bài, nắm đúng yêu cầu của đề nên nhiều em bị phê là lan man, thừa ý , thiếu ý........... -> Đó là khuyết điểm vi phạm phương châm về lượng. Hoạt động 2: Hình thành phương châm khái niệm về chất. Giáo viên cho học sinh đóng diễn lại câu chuyện: "Quả bí khổng lồ" ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh? ? Nếu không biết chắc tuần sau lớp sẽ không cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không? Không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em nói với giáo viên: Bạn ấy nghỉ học vì ốm không? Giáo viên hệ thống hoá kiến thức: Khi giao tiếp phải: nói đúng sự thật, nói đúng cái tâm của mình, đúng tấm lòng mình, không nên nghĩ một đằng, nói một nẻo, nói thế này làm thế khác; Đừng nói những điều gì mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Nói đúng sự thật là phương châm về chất trong hội thoại. Giáo viên kết luận phương châm về chất. ? Kể tên những câu chuyện thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ chỉ cách nói liên quan tới phương châm hội thoại về chất. I. Phương châm về lượng. * Ví dụ 1: - Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. - Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông, hồ, biển. -> Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. - Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. - Lẽ ra chỉ hỏi: + Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? + Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. ->Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. *Ghi nhớ:(SGK): Khi giao tiếp cần chú ý : + Nói cho có nội dung. + Nội dung lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp (không thừa, không thiếu). => Đó là phương châm về lượng. II. Phương châm về chất. * Ví dụ: "Quả bí khổng lồ" - Phê phán tính nói khoác. -> Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. -> Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. * Ghi nhớ: SGK: Học sinh đọc to ghi nhớ. - Truyện: Con rắn vuông, Đi mây về gió.... - Nói có sách mách có chứng, nói nhăng nói cuội, nói trạng, nói dối...... Hoạt động III: Hướng dẫn luyện tập . Bài tập 1: Giáo viên đưa bài tập 1 lên bảng phụ . Học sinh lên chữa. a, "Trâu....ở nhà" -> thừa cụm từ: "nuôi ở nhà". Vì từ "gia súc" đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà. b, "én .......... có hai cánh " -> thừa "hai cánh " vì tất cả các loài chim đều có hai cánh . Bài tập 2: Học sinh làm theo ba nhóm trình bày kết quả trên bảng. Nhóm 1: a, Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng. b, Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là nói dối. Nhóm 2: c, Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò. d, Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội. Nhóm 3: Nói khoác loác........ là nói trạng . - Các từ ngữ này đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất. Bài tập 3: Học sinh đọc và làm bài tập. - Với câu “Rồi có nuôi được không”, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng . Bài tập 4: a, Các từ ngữ: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là....-> sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về chất .....người nói tin rằng những điều mình nói là đúng, muốn đưa ra bằng chứng thuyết phục người nghe. b, Các từ ngữ: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết .....-> Sử dụng trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng, nghĩa là không nhắc lại những điều đã được trình bày. IV.Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm được thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại - Làm bài tập 5. - Ôn tập lại văn bản thuyết minh. - Đọc kĩ văn bản "Hạ Long - Đá và Nước". Trả lời câu hỏi ở SGK trang 12. E. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày soạn 26 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy 28 tháng 8 năm 2008 Tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn. 2. Kỹ năng- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc tích cực, chủ động. B. Chuẩn bị của thầy trò: - Giáo viên đọc bài, soạn bài, đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng. - Bảng phụ. - Học sinh chuẩn bị bài (mục I) ở nhà . C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: *Giới thiệu bài: - ở chương trình ngữ văn 8 các em đã được học, bước đầu tạo lập văn bản thuyết minh. ở lớp 9 các em tiếp tục được học kiểu văn bản này với một số yêu cầu cao hơn như sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì và cụ thể như thế nào bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. *Bài mới: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động I: Ôn tập lại kiến thức về kiểu vản bản thuyết minh. ? Văn bản thuyết minh là gì? ? Đặc điểm chủ yếu của vản bản thuyết minh là gì ? ? Các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học là gì? Giáo viên cho học sinh phát biểu, học sinh khác nhận xét. Giáo viên kết luận. Hoạt động II: Hướng dẫn tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh qua một văn bản cụ thể: "Hạ Long - Đá và nước " Cho 2 hoặc 3 học sinh đọc diễn cảm văn bản ở SGK . ? Bài văn thuyết minh vấn đề gì? ? Văn bản ấy có cung cấp vấn đề tri thức đối tượng không? Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không? ? Vấn đề " Sự kì lạ của Hạ Long vô tận" được tác giả thuyết minh bằng cách nào? ? Theo em nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê (Hạ Long có nhiều nước , nhiều đảo, hang động lạ lùng) thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? ? Vậy tác giả hiểu sự "kì lạ" này là gì? Gạch dưới câu văn nêu khái quát sự kì diệu của Hạ Long? Câu: "Chính Nước.....có tâm hồn" ? Theo em tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long ? Dẫn chứng minh họa? ? Những biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì cho văn bản thuyết minh này? Giáo viên tiểu kết vấn đề. ? Qua việc tìm hiểu vản bản : " Đá- Nước - Hạ Long" em rút ra nhận xét gì? Học sinh phát biểu - Giáo viên kết luận, học sinh đọc to ghi nhớ. I. Văn bản thuyết minh. - Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm củng cố tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân.... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội. - Đặc điểm: Củng cố tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng. - Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh. II. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. * Văn bản: Hạ Long - Đá và nước. - Bài văn thuyết minh (đối tượng): Sự kì lạ của Hạ Long. -> Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng, người viết ngoài việc thuyết minh về đối tượng còn phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc. - Sự kì lạ của Hạ Long thể hiện : + Miêu tả sinh động: "Chính nước.... có tâm hồn". + Giải thích vai trò của nước: Nước tạo nên sự di chuyển, di chuyển theo mọi cách. + Nêu lên triết lý: Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả cho đến cả Đá. - Sự kì lạ: Đá - Nước Hạ Long đem đến cho du khách cảm giác thú vị: du khách có thể thả cho thuyền nổi trôi, hoặc buông theo dòng, hoặc trèo nhẹ, hoặc lướt nhanh, lúc nhanh, lúc dừng. Trong lúc dạo chơi, du khách có cảm giác hình thù các đảo đang biến đổi , kết hợp với ánh sáng, góc nhìn...các đảo đá Hạ Long biến thành một thế giới có hồn, một thập loại chúng sinh động. - Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng: + Tưởng tượng những cuộc dạo chơi: "Nước tạo....sắc". + Khơi gợi cảm giác có thể có: đột nhiên,bỗng, bỗng nhiên, hoá thân -> Dùng phép nhân hoá để tả các đảo đá (gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, bọn người bằng đá hối hả trở về.....). Tuỳ theo góc độ di chuyển của khách, theo hướng ánh sáng rọi vào đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng. -> Tác dụng: Giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ đá và nước mà là một thế giới sống có hồn->là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ Long. * Ghi nhớ : - Trong văn bản thuyết minh ngoài những phương pháp đã học, để bài văn thuyết minh được sinh động hấp dẫn, người ta vận dụng một số biện pháp nghệ thuật: kể, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá.....(liên tưởng, tưởng tượng) - Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh cần lưu ý sử dụng thích hợp, tập trung làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh gây hứng thú cho người đọc. Hoạt động III: Hướng dẫn luyện tập Bài tập1: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ văn bản, sau đó thảo luận nhóm theo câu hỏi ở SGK. a, Bài văn có tính chất thuyết minh vì đã củng cố cho người đọc những tri thức khách quan về loài Ruồi. - Tính chất ấy thể hiện ở các điểm: tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, củng cố các kiến thức chung đáng tin cậy về loài Ruồi, thức tỉnh ý thức giữ vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt Ruồi. - Những phương pháp thuyết minh được sử dụng: + Định nghĩa: thuộc họ côn trùng... + Phân loại: các loại Ruồi . + Số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp Ruồi ... + Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính.... b, Bài thuyết minh này có một số nét đặc biệt sau : - Về hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà. - Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài Ruồi. - Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả, nhân hoá..... c, Tác dụng biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị, gây hứng thú cho người đọc, làm nổi bật nội dung. Bài tập 2: (có thể làm ở nhà) - Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học có dịp nhận thức lại. - Biện pháp nghệ thuật: lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. IV. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Soạn kĩ mục I bài: " Luyện tập......thuyết minh", mỗi nhóm một đề . - Đề định hướng: Thuyết minh chiếc nón, chiếc quạt . * Yêu cầu: Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử,......, biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản sinh động, hấp dẫn. D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày sọan 27 tháng 8 năm 2008 Ngày dạy 28 tháng 8 năm 2008 Tiết 5 Luyện tập Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập, củng cố, hình thức hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh: nâng cao thông qua việc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về văn bả n thuyết minh . B. Chuẩn bị của thầy trò: - Giáo viên soạn bài, chuẩn bị các đoạn văn mẫu. - Bảng phụ. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động I: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. Giáo viên kiểm tra, cho học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét nhắc nhở. Hoạt động II: Tổ chức cho học sinh trình bày thảo luận một đề . * Nhóm 1: Thuyết minh về Cái quạt . - Cho một số học sinh ở nhóm 1 trình bày dàn ý, chi tiết, dự kiến cách sử dụng yếu tố nghệ thuật trong bài thuyết minh. Đọc đoạn mở bài . - Cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung, sửa chữa .... - Giáo viên nhận xét chung, hướng dẫn lập dàn ý, gợi ý cách sử dụng biện pháp nghệ thuật sao cho đạt hiệu quả. * Nhóm 2: Thuyết minh về Cái nón. Cách thức tiến hành tương tự nhóm 1. I. Chuẩn bị bài ở nhà. II. Lập dàn ý: *Nhóm 1- Đề 1: Thuyết minh về cái quạt. Lập dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc quạt. 2. Thân bài: - Định nghĩa về cái quạt là một dụng cụ như thế nào? - Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại ra sao? - Mỗi loại có cấu tạo và có công dụng như thế nào? Bảo quản ra sao? - Gặp người bảo quản thì số phận quạt như thế nào? - Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản ra sao? - Ngày xưa quạt giấy còn là một sản phẩm mỹ thuật (Người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm). - Quạt ở nông thôn...., quạt kéo ở các nhà quan ngày trước.... * Lưu ý: Nên sử dụng biện pháp nghệ thuật : tự thuật, nhân hoá để kể... 3. Kết bài : Cảm nghĩ chung về cái quạt trong đời sống hiện đại. *Nhóm 2 - Đề: Thuyết minh về cái nón. Lập dàn ý: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón. 2. Thân bài: - Lịch sử chiếc nón. - Cấu tạo chiếc nón. - Qui trình làm nón. - Giá trị kinh tế, văn hoá nghệ thuật của chiếc nón. 3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện đại. D. Hướng dẫn học ở nhà. - Soạn bài : " Đấu tranh.......hoà bình". - Viết hoàn chỉnh bài văn cho một trong hai đề trên theo dàn ý đã lập. E. Nhận xét sau bài dạy ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày soạn 2 tháng 9 năm 2008. Ngày dạy 3 tháng 9 năm 2008 Tuần 2 - Tiết 6 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - G.G.Mác-két - A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. B. Chuẩn bị của thầy trò: - Giáo viên đọc tài liệu có liên quan đến bài dạy: Một vài mẩu tin thời sự quốc tế..... - Học sinh đọc bài, soạn bài, tìm hiểu chú thích .... C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: - Giáo viên nói về hậu quả của việc ném 2 quả bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki ở Nhật Bản. - Sự ra đời của nguyên tử hạt nhân, vũ khí giết người hàng loạt của thế giới . - Từ đó chỉ ra mối đe doạ tiềm ẩn đối với nhân loại, yêu cầu đấu tranh vì một thế giới hoà bình là một nhiệm vụ đi đầu của tất cả các nước. - Dựa vào chú thích * SGK giới thiệu tác giả Mác -két. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động I: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản. Giáo viên cùng 3- 4 học sinh đọc văn bản nhận xét cách đọc . ? Xác định kiểu loại của văn bản? ? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? ? Đoạn trích có bố cục như thế nào? Hoạt động II: Hướng dẫn đọc phân tích văn bản. ? Hãy nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản? ? Em có nhận xét gì về cách lập luận (trình bày) của tác giả ? I. Tìm hiểu chung:

File đính kèm:

  • docGA Ngu van 9Tap 1Co ca chuong trinh dia phuong Thanh Hoa.doc