Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh cảm nhận đựơc ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

- Giáo dục tình cảm gia đình, yêu thương biết ơn mẹ.

- Tích hợp: Bài “con cò”, “khúc hát ru”. Các biện pháp tu từ văn kể truyện, văn miêu tả.

- Tích hợp giáo dục môi trường thiên nhiên và tình cảm gia đình.

B. Chuẩn bị.

 Giáo viên: Giáo án

 Học sinh: Đọc và soạn bài.

C. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra

 3. Bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126: Mây và sóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tiết 126 . Mây và sóng R.Ta Go A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh cảm nhận đựơc ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên. - Giáo dục tình cảm gia đình, yêu thương biết ơn mẹ. - Tích hợp: Bài “con cò”, “khúc hát ru”. Các biện pháp tu từ văn kể truyện, văn miêu tả. - Tích hợp giáo dục môi trường thiên nhiên và tình cảm gia đình. B. Chuẩn bị. Giáo viên: Giáo án Học sinh: Đọc và soạn bài. C. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên H/Đ của học sinh Nội dung Giáo viên cho học sinh đọc phân vai. ?: Nêu những nét chính về tác giả (Tago là một nhà thơ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm từ 1902 – 1907 ông đã mất 5 người thân. Vợ (1902), con gái thứ 2 (1904), cha và anh (1905), con trai đầu (1907). Phải chăng đó cũng là nguyên nhân khiến cho tác giả viết về đề tài tình cảm gia đình và đó là đề tài quan trọng trong thơ Tago). ?: Bài thơ là lời của ai nói với ai? ?: Dựa vào lời của em bé có thể chia bài thơ làm mấy phần? ý của từng phần? Phần 1: Từ đầu – Trời xanh thẳm: Em bé nói chuyện với mẹ và mây. Phần 2: Còn lại: Em bé nói chuyện với mẹ về sóng. ?: Em thấy những phần đó có gì giống và khác nhau? (giống: Số dòng thơ, lập lại về từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng hình ảnh nhưng không trùng lặp; khác: Lời tâm tình của bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau). ?: Nêu tác dụng của chỗ giống và khác nhau ấy? (làm nổi bật tình cảm con dành cho mẹ) ?: Phương thức biểu đạt nào đựơc sử dụng trong bài? (biểu cảm, tự sự, miêu tả) ?: Em thấy câu thơ có gì đặc biệt (thơ văn xuôi – nối thơ hiện đại, câu thơ ngắn dài khác nhau). ?: Có thể phân tích bài thơ theo cách nào? Bổ dọc: Theo nội dung lời nói của bé. Đọc ?: Những người sống trên mây và trong sóng đã nói gì với bé? (Chơi, ca hát). ?: Họ đã vẽ ra trước mắt em bé với một thế giới thiên nhiên băng những hình ảnh gì? (Chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ.) ?: Qua đó em thấy những người trên mây và trong sóng đã vẽ ra một thế giới thiên nhiên như thế nào? (một thế giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ màu sắc với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn ca du dương bất tận và được đi khắp mọi nơi). ?: Đứng trước thiên nhiên đó em bé có thích không? Lời nói nào của em chứng tỏ điều đó? (bé rất thích: Làm thế nào mình lên được đó? Làm thế nào mình ra ngoài đó được? "Bé đã bị mây và sóng quyến rũ). ?: Họ đã bày ra cách đến với họ như thế nào? khó hay dễ? ?: Điều đó ta cảm nhận tâm lý như thế nào của trẻ em? (ham thích vui chơi, hồn nhiên). ?: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ở đây? (nhân hóa). ?: Theo em lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng như thế nào mà em bé lại ham thích như vậy? (Thiên nhiên rực rỡ, bí ẩn, mới la, hấp dẫn, thú vị… dường như khó có ai có thể từ chối lời mời gọi đó. Thế nhưng em bé có đi chơi cùng những người sống trên mây và trong sóng không? vậy điều gì đã níu kéo bé lại và bé đã từ chối như thế nào?). ?: Đọc lời từ chối của bé? ?: Lý do nào khiến bé từ chối lời mời gọi (mẹ đợi). ?: Ta nhận thấy có một sức mạnh níu giữ những ham muốn đi chơi của bé trước thế giới kì diệu đó. Vậy đó là sức mạnh nào? (Tình mẫu tử – người mẹ hấp dẫn hơn bao giờ hết) ?: Nếu em là những người sống trên mây trong sóng thì em nghĩ gì về lời từ chối đó? (Lời từ chối dễ thương – em rất đồng tình). ?: Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng tình đó? (họ mỉm cười bay đi; họ nhảy múa lướt qua) ?: Qua đó em thấy tình cảm gì của con đối với mẹ và ngược lại? (vì tình mẫu tử bé đã chiến thắng sự quyến rũ của thiên nhiên, với bé mẹ là tất cả). ?: Còn em, em có tình cảm như thế nào đối với mẹ? ?: Đọc những câu thơ còn lại. ?: Từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng, bé đã tưởng tượng ra trò chơi với ai? (trò chơi với mẹ, trò chơi do bé tự nghĩ ra). ?: Theo em trò chơi của bé có gì hấp dẫn hơn cả đi chơi với mây và sóng? Vì sao? (vẫn có thiên nhiên và đặc biệt là có mẹ). ?: Trong trò chơi của bé ta nhận thấy điều kì diệu nào? ?: Đọc và cảm nhận câu thơ “con lăn, lăn, lăn mãi…” (cảm giác hạnh phúc được ở trong vòng tay âu yếm của mẹ). Tích: Nguyên Hồng đã diễn tả cảm giác hạnh phúc của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ “phải bé lại và lăn vào lòng mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ…”. Câu thơ vừa là lời kết cho phần 2, vừa là lời kết cho bài thơ - tình mẫu tử có ở bất cứ nơi nào thiêng liêng và bất diệt. ?: Qua việc phân tích những hình ảnh của thiên nhiên, em thấy hình ảnh của thiên nhiên có ý nghĩa gì trong toàn bộ bài thơ? Tích: Em thấy thiên nhiên có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người? Ta phải làm gì để có một môi trường thiên nhiên đẹp? ?: Từ ý nghĩa tượng trưng đó em có cảm nhận hạnh phúc của tuổi thơ là gì? ?: Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Đọc Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời I. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích * Tác giả: Tago (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của ấn độ. Được nhận giải thưởng Nô- ben về văn học năm 1913. * Tác phẩm: “Mây và sóng” vốn được viết bằng tiếng Bengan in trong tập “trẻ thơ” xuất bản năm 1909 và được chính Tago dịch ra tiếng Anh in trong tập “trăng non” xuất bản năm 1915. II. Đọc hiểu văn bản. * Bố cục (2 phần) 1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng. [Tiếng gọi của thế giới diệu kì của vũ trụ rực rỡ sắc màu, bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng ca du dương bất tận của sóng biển "thiên nhiên bí ẩn với bao điều mới lạ hấp dẫn trẻ thơ. 2. Lời từ chối của bé. "Sự níu kéo của tình mẫu tử "Con yêu mẹ " mẹ yêu con tha thiết cảm động. 3. Trò chơi của bé "Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. "hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: Mẹ, con tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt " hạnh phúc của tuổi thơ là có mẹ. III. Tổng kết Nội dung Nghệ thuật * Ghi nhớ (SGK) * Củng cố: * HDHB: Về đọc thuộc lòng bài thơ và tiết 127

File đính kèm:

  • docMay va Song(1).doc
Giáo án liên quan