Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 43: Tổng kết về từ vựng

B. Chuẩn bị của GV - HS: sgv/131

- GV: sgk, sgv, giáo án

- HS: sgk, bài soạn

C. Tiền trình các HĐDH:

(1) Khởi động: 5'

- Ổn định.

- Bài cũ: Có thể trao đổi vốn từ từ vựng bằng những cách nào? Cho vd.

- Giới thiệu Bài mới: Ôn lại kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - 9 gồm: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 43: Tổng kết về từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. Mục tiêu bài dạy: sgv B. Chuẩn bị của GV - HS: sgv/131 - GV: sgk, sgv, giáo án - HS: sgk, bài soạn C. Tiền trình các HĐDH: (1) Khởi động: 5' - Ổn định. - Bài cũ: Có thể trao đổi vốn từ từ vựng bằng những cách nào? Cho vd.. - Giới thiệu Bài mới: Ôn lại kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 - 9 gồm: Từ đơn, từ phức, thành ngữ, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa. (2) Hình thành kiến thức mới (40') Hoạt động của GV-HS N/dung bài giảng Hỏi: Thế nào là từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. A. Tìm hiểu bài. - Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng: Nhà, biển... - Từ phức: Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng. Vd: Quần áo, trầm bổng, câu lạc bộ - Từ phức gồm 2 loại: Từ ghép, từ láy. + Từ ghép: Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, Nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn. + Từ láy: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. I. Từ đơn, từ phức. Từ Từ đơn Từ phức Từ láy Từ ghép T.L giảm nghĩa T.L tăng nghĩa Hỏi: Xác định từ láy giảm nghĩa, tăng nghĩa? - Từ láy tăng nghĩa: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô. - Từ láy giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp. Hỏi: Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Tổ hợp nào là thành nghữ, tục ngữ? Giải thích nghĩa. - Thành ngữ: Là tổ hợp từ cố định biểu thị một khái niệm, nó có giá trị tương đương với một từ có sẵn trong kho từ vựng. Vd: Mẹ tròn con vương : Trọn vẹn (tốt đẹp) Ăn cháo đá bát: Tráo trở (bội bạc). II. Thành nghữ. - Tục ngữ: Thường là một câu biểu thị một phán đoán hay một nhận định, thường khuyết chủ ngữ,. Vd: (Người ta) gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Người ta) ăn quả nhớ kẻ trồng cây. a. Tục nghữ: - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng -> Hoàn cảnh, môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. - Chó treo mèo đây: -> Muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại. Thành ngữ Tục ngữ - Ngữ - Câu - K/niệm từ - Nhận định - Khuyết CN b. Thành ngữ: - Đánh trống bỏ dùi -> Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở thiếu trách nhiệm. - Được voi đòi tiên -> Tham lam, được cái này lại muốn cái khác. - Nước mắt cá sấu -> Sự thông cảm thương xót Giả dối nhằm đánh lừa người khác. Hỏi: Tìm 2 từ ngữ có yêu tố chỉ động vật, 2 từ ngữ có yếu tố chỉ thực vật, giải thích nghĩa và đặt câu. - Từ ngữ có yếu tố chỉ động vật: Như chó với mèo, đầu voi đuôi chột, mèo mả gà đồng, lên xe xuống ngựa, rồng đến nhà tôm, như vịt nghe sấm, miêng hùm gan sứa, vuốt râu hùm.chó cắn giẻ rách,... - Thành nghữ có yếu tố chỉ thực vật: Bãi bể nương dâu, bèo dạt mây trôi, cây cao bóng cả, cưỡi ngựa xen hoa, dây cà ra dây muống, lá rụng về cội, cành vàng lá ngọc, quýt làm cam chịu,... + Giả nghĩa, đặt câu: 1/ Chó cắn áo rách-> khốn khổ, đã khốn khổ lại còn gặp thêm tai họa. Câu: Anh ấy vừa bị mất trộm, nay lại bị cháy nhà đúng là cảnh chó cắn áo rách. 2/ Mèo mù với cá rán-> May mắn do tình cờ, do hoàn cảnh đem lại (không phải có được bằng tài năng, trí tuệ, hay sự cố gắng nào đó). Câu: Nó đã dốt lại lười biếng, thế mà vớ được cô vợ con nhà giàu, đúng là mèo mù vớ cá rán. 3/ Bãi bể nương dâu-> Theo thơờ gian, cuộc đời có những thay đổi ghe gớm khiến cho con người phải giật mình suy nghĩ. Câu: Anh đứng trước cái vườn hoang không còn dấu vết gì của ngôi nhà tranh khi xưa, lòng chợt buồn về cảnh bãi bể nương dâu. 4/ Điệu hổ li sơn-> Dụ đối phương ra khỏi nơi mà đối phương có lợi thế để dễ bề chinh phục, dễ bề đánh thắng. Câu: Công an đã dùng kế "Điệu hổ l sơn" để bắt tên cướp. Hỏi: Tìm dẫn chứng về việc sử dụng từ ngữ trong văn chương? - Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm (N.Du) - Hoạn thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới trắng liêu điều kêu ca (N.Du) - Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non (H.X.Hương) - Xiết bao ăn tuyết nằm sương Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao. Hỏi: Nghĩa của từ là gì? - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. Vd: Sự vật: Bàn, cây, thuyền,... Hoạt động: Chạy, đánh, đấm. Tính chất: Tốt, xấu, xanh, đỏ Quan hệ: Và, với, cùng, của... III. Nghĩa của từ: nội dung biểu thị: - Sự vật - Hoạt động - Tính chất - Quan hệ... Hỏi: Chọn cách hiểu đúng? A: Cách giải thích hợp lý B: Không chọn chỉ vì nghĩa của mẹ chỉ khác. C: Nghĩa từ mẹ trong 2 câu này có sự thay đổi. - Mẹ trong "Mẹ em rất hiền" -> nghĩa gốc - Mẹ trong "Thất bại là mẹ thành công" -> là nghĩa chuyển (kinh nghiệm cho thành công) d. Không chọn d, vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa của từ bà có phần nghĩa chung là người phụ nữ. Hỏi: Cách giải thích nào đúng? Vì sao? - Độ lượng là: a. Đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dễ tha thứ (sai) b. Rộng lượng, dễ thông cảm với người có sai lầm và dể tha thứ (Đúng). Vì: Dùng ngữ danh từ để định nghĩa tính từ. Hỏi: Nêu khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Vd: Từ 1 nghĩa: Xe đẹp, máy nổ. Từ nhiều nghĩa: Chân, mũi, xuân,... - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Trong từ nhiều nghĩa có: + Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hoàn thành các nghĩa khác. + Nghĩa chuyển: Được hoàn thành trên cơ sở nghĩa gốc. IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Từ 1 nghĩa nhiều nghĩa Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Hỏi: Từ Hoa trong "thềm hoa" "lê hoa" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Có thể coi đây là hoạt động chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? - Từ hoa trong "thềm hoa", "lệ hoa" -> dùng theo nghĩa chuyển. - Trong các câu trên "hoa" có nghĩa là đẹp, sang trọng, nếu tách "hoa" ra khỏi câu thơ trên thì nghĩa này không còn. Ta gọi chung có nghĩa lâm thời. -> Không thể coi hiện tượng chuyển nghĩa này làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Vì nó chỉ có nghĩa lâm thời chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.

File đính kèm:

  • docTIET 43.doc