Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu bài dạy (sgv/210)

B. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: sgk, sgv, giáo án.

- HS: sgk, vở bài tập.

C. Tiến trình bài dạy:

(1) Khởi động:

- Ổn định

- Bài cũ: Kiểm tra 15’. Viết một đoạn ngắn có sử dụng tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm.

- Bài mới: Tìm hiểu người kể chuyện trong văn bản tự sự.

(2) Hình thành kiến thức mới: 15’

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 70 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. Mục tiêu bài dạy (sgv/210) B. Chuẩn bị của GV - HS: - GV: sgk, sgv, giáo án. - HS: sgk, vở bài tập. C. Tiến trình bài dạy: (1) Khởi động: - Ổn định - Bài cũ: Kiểm tra 15’. Viết một đoạn ngắn có sử dụng tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm. - Bài mới: Tìm hiểu người kể chuyện trong văn bản tự sự. (2) Hình thành kiến thức mới: 15’ Hoạt động của GV - HS Nội dung bài giảng Đọc: HS đọc văn bản /192-sgk A. Tìm hiểu bài Hỏi: Đoạn trích kể về ai? về việc gì? - Kể về phút chia tay giữa người họa sỹ già, cô gái và anh thanh niên. Ai là người kể câu chuyện trên? - Người kể ở đây không xuất hiện, không phải là một trong 3 nhân vật đã nhắc tới ở trên. Trong đoạn văn trên 3 nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan. I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. vd/192: người kể vô nhân xưng, am hiểu mọi chuyện. Hỏi: Ch/m 3 nhân vật kể trên không phải là người kể chuyện. - Anh thanh niên vừa vào kêu lên… - Cô kỹ sư mặt đỏ ửng. - Bỗng nhà họa sỹ già quay lại…. Nếu người kể là trong trong 3 nhân vật kể trên thì ngôi kể và lời văn sẽ thay đổi. Hoặc xưng “Tôi” hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó đã kể lại chuyện. => Như thế người kể ở đây là vô nhân xưng không xuất hiện trong câu chuyện. Hỏi: Những câu “giọng cười như đây tiếc rẻ” “Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”… là nhận xét của người nào? Về ai? - Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật để nói họ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng nó vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó. Nếu đó là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều. Đọc: HS đọc câu hỏi c/193. Hãy nêu những căn cứ. Chốt: Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể điểm nhìn và lời van, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tả cả mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Như vậy, trong văn bản tự sự, ngoài hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng tôi, còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba. Đó là người kẻ giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hoạt động, tâm tư tình cảm của các nhân vật (HS đọc ghi nhớ/193) Hỏi: Theo em người kể chuyện có vai trò gì? - Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện. Qua việc: + Giải thích nhân vật tình huống. + Miêu tả người, tả vật. + Đưa ra nhận xét, đánh giá về những điều được kể. HS đọc ghi nhớ 2/ II. Ghi nhớ sgk/193 (3) Luyện tập: 15’ B. Luyện tập BT1: Đọc đoạn trích /193 cho biết: Người kể ở đây là ai? người kể trong đoạn văn của Nguyễn Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất), chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách. Ngôi kể này có ưu điểm gì? Hạn chế gì? So vối ngôi kể ở đoạn trên? - Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi đâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “TôI”. Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật. BT2: Chọn 1 trong 3 nhân vật (người họa sỹ già, cô kỹ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất. Gợi ý: Lời kể là cô kỹ sư nông nghiệp. Nghe tiếng chàng trai kêu to: “ Trời ơi chì còn có năm phút, và sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ, tôi cảm thấy giật mình, bâng khuâng,… Tôi chợt nhớ câu nói của ai đó.: “Cái gì đến sẽ đến”. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Sao nhanh thế? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sỹ già đáng kính nữa!.. Bỗng chàng trai chạy ra sau nhà, rồi trở lại ngay với một cái làn trên tay. Nhà họa sỹ già tắc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên, chợt cảm thấy lúng túng, bèn đưa tay ra đặt lại chiếc ghế, rồi thong thả đi đến chỗ nhà họa sỹ. Đúng lúc ấy, chàng trai kêu lên: - Ô! cô còn quên chiếc mùi xoa đây này! Tôi nhẹ nhàng quay lại, nhưng dường như không muốn để tôi phải khó nhọc trở lại bàn chàng trai đã nhanh chân bước tới, cầm chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách, đi tới chỗ tôi đang đứng và trả tận tay cho tôi. Tôi thực sự bối rối, măt nóng bừng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. Nhà họa sỹ già đã bước tơớ bậu cửa. bỗng quay lại chụp lấy tay chàng trai, lắc mạnh: - Chào anh! chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! tôi ở với anh ít hôm được chứ? Tôi cũng lặng lẽ bước tới chỗ chàng trai, chìa bàn tay của mình ra trước mặt anh. Anh nắm lấy bàn tay của tôi, bóp nhẹ. Hình như anhh hơi run thì phải? Và không hiểu sao, tôi cũng cảm thấy lòng mình xốn xang, hồi hợp lạ lùng? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói… Anh cũng lặng im nhìn tôi… Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả… Tôi bóp nhẹ bàn tay rắn rỏi của anh, thì thầm: - Chào anh. (4) Củng cố - Dặn dò: - Học ghi nhớ. - Soạn: Chiếc lược ngà.

File đính kèm:

  • docTIET 70.doc
Giáo án liên quan