Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 87: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

I. Tìm hiểu chun

Nguyễn Ái Quốc

(1890 – 1969)

1. Xuất xứ: Tháng 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược, HCM sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh (Quảng Tây - TQ), Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam (8/1942 – 9/1943). Bác viết Nhật kí trong tù (134 bài thơ chữ Hán ).

- Đâ làbài thơ thứ 31 của tập thơ, sáng tác trên chặng đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình HCM. (không trực tiếp bộc lộ cảm xúc mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, hiện thực khách quan)

2. Đề tài: quen thuộc (vãn, vãn cảnh, Chiều hôm nhớ nhà ), bài thơ hướng về miêu tả cảnh thiên nhiên, cuộc sống bình dị của con người Tình cảm yêu thương bao la của Bác dành cho mọi sự sống chân chính trên đời.

II. Đọc hiểu bài thơ

1. Bức tranh thiên nhiên

 Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ.

 Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

- Cánh chim:

 Hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển (thơ xưa là cánh chim vô định, xa xăm, phiêu bạt)

 Chim đang bay về tổ, với nhịp sống thường ngày cảm giác sự sống gần gũi, yên bình.

 Cánh chim mỏi Cái nhìn tinh tế (không chỉ thấy sự chuyển động bên ngoài mà còn cảm nhận được trạng thái ở bên trong). Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng; có sự hoà hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên.

- Chòm mây:

 lẻ loi, cô đơn gợi cảm giác buồn vắng.

 trôi chậm rãi giữa bầu trời mở ra không gian cao rộng, êm ả + gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn.

 Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối miền sơn cước bao la, tĩnh lặng, buồn vắng. Nhà thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi được hồn của cảnh. Ẩn sau bức tranh thiên nhiên là tâm hồn cao rộng, thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác. (không gian trời chiều miền sơn cước + không gian tâm hồn).

2. Bức tranh sự sống

 Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

- “Cô gái xay ngô” hình ảnh đời thường chân thực, giản dị tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khoẻ khoắn, đầy sức sống.

- Điệp ngữ liên hoàn + đảo từ (ma bao túc – bao túc ma) diễn tả vòng quay liên tục, nhịp nhàng của cỗi xay ngô. Nhịp điệu, hơi thở cuộc sống đời thường đi vào thơ Bác hết sức tự nhiên Sự gắn bó thiết tha với người lao động.

- “Hồng” sự vận động của thời gian từ chiều đến tối.

 đem lại ánh sáng, hơi ấm cho cảnh vật, đem lại niềm vui bình dị cho người lao động, dường như xoá tan nỗi mệt nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả.

 làm ấm lòng, làm vơi nỗi cô đơn của người đi trên đường xa.

 Từ “hồng” – nhãn tự của bài thơ, mang lại thần sắc cho bức tranh buổi chiều tối nơi miền sơn cước heo hút, quạnh vắng.

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 87: Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 87 CHIềU TốI (Mộ - Hồ chí Minh) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nêu xuất xứ của bài thơ? Trong chùm 5 bài : Đi đường, chiều tối, Đêm ngủ ở Long Tuyền, Điền đông, Mới đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ viết về đề tài gì? Nhận xét về đề tài. HS đọc phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Nhận xét về bản dịch thơ (có điểm nào chưa phù hợp với nguyên tác)? Bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối được phác hoạ bằng mấy hình ảnh? (gợi, không tả) Cánh chim bạt gió lạc loài kêu sương (Đoàn Thị Điểm) Chim hôm thoi thót về rừng (ND) Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (BHTQ) Chúng điểu cao phi tận (LB) So sánh sự cảm nhận về hình ảnh cánh chim trong thơ xưa và trong thơ Bác? So sánh nguyên tác câu thơ thứ hai với bản dịch thơ? Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi – Thôi Hiệu cô vân độc khứ nhàn (Lí Bạch - Độc tọa Kính Đình sơn) Cảm nhận của em về tâm hồn của nhà thơ (trong hoàn cảnh khắc nghiệt)? Bức tranh đời sống được Bác cảm nhận trong hai câu thơ sau như thế nào? Hình ảnh người lao động có gì khác với thơ xưa? (Lom khom… (QĐN), Gác mái ngư ông… (CHNN) Trong nguyên tác, ở hai câu thơ cuối nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? có hiệu quả gì ? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ, nhịp thơ, từ ngữ trong hai câu cuối? Trong nguyên tác không nói tối mà người đọc vẫn cảm nhận được trời đã về đêm là nhờ vào hình ảnh nào ? lò than hồng ngoài tác dụng báo hiệu thời gian, còn có giá trị thẩm mĩ gì ? (Qua đèo Ngang- Bà HTQ - Có bóng người nhưng càng làm cho cảnh hoang vắng quạnh hiu, không nồng nàn ấm áp như thơ Bác). Em thử so sánh chủ thể trữ tình trong bài thơ này với một vài bài thơ cổ? Dừng chân ngoảnh lại… (QĐN) Kẻ chốn … hàn ôn (CHNN) Nhận xét chung về bức tranh “chiều tối” trong bài thơ? Xác định hình ảnh trung tâm của bài? Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? Qua bài thơ em có cảm nhận gì về con người Bác, tâm hồn Bác? HS đọc ghi nhớ SGK. Hướng dẫn học sinh làm bài tập I. Tìm hiểu chung Nguyễn ái Quốc (1890 – 1969) 1. Xuất xứ: Tháng 8/1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và phân bộ quốc tế phản xâm lược, HCM sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới, sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh (Quảng Tây - TQ), bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam (8/1942 – 9/1943). Bác viết Nhật kí trong tù (134 bài thơ chữ Hán ). - Đây là bài thơ thứ 31 của tập thơ, sáng tác trên chặng đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình HCM. (không trực tiếp bộc lộ cảm xúc mà biểu hiện qua cách cảm nhận hình ảnh, hiện thực khách quan) 2. Đề tài: quen thuộc (vãn, vãn cảnh, Chiều hôm nhớ nhà…), bài thơ hướng về miêu tả cảnh thiên nhiên, cuộc sống bình dị của con người đ Tình cảm yêu thương bao la của Bác dành cho mọi sự sống chân chính trên đời. II. Đọc hiểu bài thơ 1. Bức tranh thiên nhiên Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ. Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không - cánh chim: ã hình ảnh quen thuộc trong thi ca cổ điển (thơ xưa là cánh chim vô định, xa xăm, phiêu bạt) ã chim đang bay về tổ, với nhịp sống thường ngày đ cảm giác sự sống gần gũi, yên bình. ã cánh chim mỏi đ Cái nhìn tinh tế (không chỉ thấy sự chuyển động bên ngoài mà còn cảm nhận được trạng thái ở bên trong). Hình ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng; có sự hoà hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật thiên nhiên. - Chòm mây: ã lẻ loi, cô đơn đ gợi cảm giác buồn vắng. ã trôi chậm rãi giữa bầu trời đ mở ra không gian cao rộng, êm ả + gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn. ị Bằng vài nét chấm phá đơn sơ, tác giả đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối miền sơn cước bao la, tĩnh lặng, buồn vắng. Nhà thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi được hồn của cảnh. ẩn sau bức tranh thiên nhiên là tâm hồn cao rộng, thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Bác. (không gian trời chiều miền sơn cước + không gian tâm hồn). 2. Bức tranh sự sống Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. - “cô gái xay ngô” đ hình ảnh đời thường chân thực, giản dị tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khoẻ khoắn, đầy sức sống. - điệp ngữ liên hoàn + đảo từ (ma bao túc – bao túc ma) đ diễn tả vòng quay liên tục, nhịp nhàng của cỗi xay ngô. Nhịp điệu, hơi thở cuộc sống đời thường đi vào thơ Bác hết sức tự nhiên đ Sự gắn bó thiết tha với người lao động. - “hồng” ã sự vận động của thời gian từ chiều đến tối. ã đem lại ánh sáng, hơi ấm cho cảnh vật, đem lại niềm vui bình dị cho người lao động, dường như xoá tan nỗi mệt nhọc của công việc xay ngô nặng nề, vất vả. ã làm ấm lòng, làm vơi nỗi cô đơn của người đi trên đường xa. đ Từ “hồng” – nhãn tự của bài thơ, mang lại thần sắc cho bức tranh buổi chiều tối nơi miền sơn cước heo hút, quạnh vắng. ị - Sự vận động bất ngờ của tứ thơ (buổi chiều buồn vắng đ lò lửa rực hồng, ấm áp). - Vẻ đẹp tâm hồn của Bác: vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt để cảm thông, chia sẻ niềm vui bình dị người lao động đ Tình yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết của Bác. Nếu không có tình yêu thương tha thiết dành cho cuộc sống thì làm sao Bác có được cái nhìn tin yêu ấm áp như vậy giữa đất người xa lạ. Cả bài thơ là một bức tranh vừa bao la, phóng khoáng (trời, mây, núi), vừa thân mật, ấm áp (cô thiếu nữ, lò than hồng). Trung tâm của bài thơ là con người với ngọn lửa của sự sống, ngọn lửa ấy toả ra từ cuộc sống bình dị của người lao động và từ tâm hồn ấm nóng lạc quan của Bác (khác thơ cổ). II. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Bút pháp trữ tình tinh tế. - Kết hợp hài hoà màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại Màu sắc cổ điển - Bức tranh thiên nhiên - Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. - Sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên. Tinh thần hiện đại - Hình tượng thơ có sự vận động theo hướng ánh sáng, sự sống. - Con người là trung tâm của bức tranh. 2. Nội dung: Vẻ đẹp con người Bác: ã Tinh thần kiên cường, lạc quan; phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh. ã Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha. đ Sự thống nhất, hoà quyện giữa chất thép và chất tình trong con người Hồ Chí Minh. ú Ghi nhớ: SGK/42 III. Luyện tập Bài tập 1: Cảm quan biện chứng của người chiến sĩ cách mạng biểu hiện ở cách nhìn cuộc sống trong sự vận động tất yếu hướng tới cái tốt đẹp, sự sống, ánh sáng đ cho thấy niềm lạc quan yêu đời, niềm tin vào tương lai tươi sáng của người chiến sĩ cách mạng. Bài 2: Học sinh tự chọn, tuy nhiên phải thấy hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ là hình ảnh thiếu nữ xay ngô và bếp lửa hồng. Bài tập 3: Phân tích hai câu thơ của Hoàng Trung Thông để thấy những bài thơ trong NKTT của bác luôn có sự hài hòa giữa chất thép và chất tình (dũng khí kiên cường, tình cảm dào dạt trước thiên nhiên và con người) 4. Hướng dẫn tự học ở nhà: Làm tiếp bài tập, tìm đọc thêm Nhật Ký trong tù của Bác. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài Từ ấy (Tố Hữu)

File đính kèm:

  • docTiet 87 Chieu toi.doc