Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 09 Tiết 41 Chương trình địa phương phần văn

A. Mức độ cần đạt

 - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975.

 - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

 B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

 - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

 - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

 - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

 2. Kĩ năng

 - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

 - Đọc, hiểu và thẩm bình văn, thơ viết về địa phương.

 - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

 3. Thái độ: Quý mến, trân trọng những tác giả, tác phẩm viết về quê hương mình.

 C. Phương pháp

 Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1., 9A5.)

 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS

 3. Bài mới: Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với chương trình địa phương. Sau năm 1975, các tác giả cũ và mới tiếp tục sáng tác về địa phương Lâm Đồng hoặc các tác giả Lâm Đồng viết tác phẩm văn học. Chúng ta cùng tìm hiểu về văn học địa phương trong tiết học hôm nay.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 09 Tiết 41 Chương trình địa phương phần văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: 12/10/2013 Tiết: 41 Ngày dạy: 14/10/2013 Chöông trình ñòa phöông phaàn vaên A. Mức độ cần đạt - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975. - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương. - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975. 2. Kĩ năng - Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc, hiểu và thẩm bình văn, thơ viết về địa phương. - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3. Thái độ: Quý mến, trân trọng những tác giả, tác phẩm viết về quê hương mình. C. Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS 3. Bài mới: Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với chương trình địa phương. Sau năm 1975, các tác giả cũ và mới tiếp tục sáng tác về địa phương Lâm Đồng hoặc các tác giả Lâm Đồng viết tác phẩm văn học. Chúng ta cùng tìm hiểu về văn học địa phương trong tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung * Lập bảng thống kê Gv hướng dẫn HS lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 đến nay theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm. HS thảo luận theo nhóm, hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dựa vào tư liệu của giáo viên và bản thống kê của HS ) - Nhóm trưởng tập hợp vào thành một bản. - Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình - Gv hướng dẫn Hs bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm, tác giả còn thiếu. * Sưu tầm một số tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông ĐÀ LẠT MỘT LẦN TRĂNG Nguyễn Duy Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng Ngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồi Tiếng móng ngựa gõ dòn trên dốc vắng Nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi. Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ Ngọn lửa lấp đi khoảng vắng giữa hai người Ta lơ đãng nhìn, em lơ đãng Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi. Em biết chứ chả ai lơ đãng cả Hòn than kia đang đỏ đến hết lòng Mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói Mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng. QUÊ MỚI ĐAM RÔNG (Lê Ích Ngãi) Từ buổi khai hoang đã tới đây, Bãi bồi khe suối cỏ giăng đầy. Nương trèo lẽo đẽo trên triền đá, Quán mọc lơ thơ dưới rặng cây. Đảng đã khơi nguồn quang đãng núi, Dân vào mở lối rạng ngời mây. Điện, đường, trường, trạm vây quanh bản, Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập GV cho HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quê hương ĐạRsal thân yêu - HS: Viết bài trình bày theo cách cảm nhận của riêng mình. - GV: Nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài Ôn tập truyện trung đại: các em xem lại tất cả phần văn học trung đại đã học bắt đầu từ Chuyện người con gái Nam Xương đến Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, nắm nội dung, ý nghĩa văn bản, thể loại, tác giả, tóm tắt tác phẩm… I. Tìm hiểu chung 1. Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương từ năm 1975 đến nay (xem bảng phụ lục cuối giáo án) 2. Sưu tầm giới thiệu tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (Hàn Mặc tử) Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ. Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để xem trời giải nghĩa yêu. Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm Hư thực làm sao phân biệt được Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm. Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. ĐAM RÔNG KHỞI SẮC (Lê Ích Ngãi) Non xanh nước biếc tỏa ngàn hoa Hùng vĩ biết bao cảnh nước nhà Suối vọng ngân nga rền khúc nhạc Gió reo trầm bổng rộn lời ca Môi sinh phát triển càng vươn mạnh Nhịp sống chan hòa sẽ vượt xa Đảng mạnh, dân giàu thêm khởi sắc Hoa rừng hương núi quyện quanh ta. II. Luyện tập 1. Giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ sau năm 1975 2. Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương 3. Nhận xét về tác giả, tác phẩm văn học địa phương sau 1975 4. Viết và trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Rsal thân yêu: III. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà văn, nhà thơ địa phương. - Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện trung đại. TT Tác giả Năm sinh Quê quán Tác phẩm chính 1 Phạm Quốc Ca Nghệ An Trong rừng Thăm chị 2 Hà Linh Chí Nơi mùa xuân quê em 3 Lê Bá Cảnh 1941 Quảng Bình Trăng chờ Huyền thoại hồ Than Thở 4 Xuân Ngọc Viếng mộ thầy 5 Bùi Lương Gặp em ở Đam Rông 6 Phạm Vũ Mái trường ai nhỏ 7 Lê Công 1958 Thung lũng trắng 8 Mộng Hòa Thanh 1958 Hoa rụng trong sương 9 Khắc Dũng 1960 Bóng của chiều 10 Phạm Thị Thảo Chùm nhạc Dế 11 Bạch Nhật Phương Về việc tôi làm hôm nay 12 Nguyễn Vinh Buổi sáng đến giảng đường 13 Bùi Minh Quốc 1940 Hà Đông Lên miền Tây Bắc 14 Ngô Viết Dinh Đất quê ta 15 Nguyễn Thị Phương Lan 1960 Quảng Bình Phấn thông bay 16 Lê Ích Ngãi (Hồng Cường) 8/1929 Thanh Hóa Đam Rông khởi sắc Chào Đam Rông Quê mới Đam Rông 17 Hàn Mặc Tử (Nguyễn Trọng Trí) 1912 - 1940 Quảng Bình Đà Lạt trăng mờ 18 Nguyễn Duy (Nguyễn Duy Nhuệ) 1948 Thanh Hóa Đà Lạt một lần trăng E. Rút kinh nghiệm Tuần: 09 Ngày soạn: 12/10/2013 Tiết: 42 Ngày dạy: 15/10/2013 Oân taäp truyeän trung ñaïi - Höôùng daãn laøm baøi kieåm tra truyeän trung ñaïi - A. Mức độ cần đạt - Củng cố lại kiến thức đã học về truyện trung đại theo hệ thống: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. - Nắm được những kiến thức cơ bản các tác giả và tư tưởng về thời đại. - Nắm bắt được những yêu cầu cơ bản để chuân bị làm bài kiểm tra về truyện trung đại. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Hệ thống hóa những tác phẩm văn học trung đại đã học. - Nắm những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật 2. Kĩ năng - Tổng hợp các tác phẩm truyện trung đại. - Cảm nhận vẻ đẹp, số phận, tích cách, phẩm chất của các nhận vật truyện trung đại. - Phân tích, so sánh những nghệ thuật tiêu biểu trong các tác phẩm truyện trung đại. 3. Thái độ: Yêu mến, tự hào về nền văn học trung đại của dân tộc với những tác phẩm đỉnh cao. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Tóm tắt ngắn gọn “Truyện Lục Vân Tiên”? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. 3. Bài mới: Để hệ thống các tác giả, tác phẩm cũng như giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm truyện trung đại, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra văn phần văn trung đại sắp tới. Chúng ta sẽ thực hiện qua tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn Tìm hiểu chung * Hướng dẫn HS Lập bảng thống kê về tác giả tác phẩm đã học Hãy thống kê theo bảng những tác giả cùng tác phẩm đã học theo mẫu SGK? Gv kiểm tra vở soạn của học sinh. Bổ sung những nội dung còn thiếu sót. Gv lưu ý: Với các tác phẩm: Nắm được thông tin về tác giả và tác phẩm. Học thuộc lòng đoạn trích thơ, tóm tắt tác phẩm truyện. Nắm và phân tích nội dung, nghệ thuật đặc sắc. Ý nghĩa chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. * Hướng dẫn ôn tập theo chủ đề Qua việc tìm hiểu các tác phẩm truyện trung đại, ta có thể chia thành mấy chủ đề chính? Nêu nội dung từng chủ đề với từng tác phẩm cụ thể? Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ qua “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”? - Thúy Kiều và Vũ Nương có số phận như thế nào? - Vẻ đẹp của 2 nhân vật này có gì giống nhau? - Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều? Phân tích hình tượng người anh hùng? - Có mấy kiểu hình tượng người anh hùng mà em đã học trong các tác phẩm VHTĐ? Phân tích hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ? - Sáng suốt trong việc lên ngôi vua: - Sáng suốt trong việc nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa ta và địch: - Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: thể hiện qua cách sử trí với tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc. - Sáng suốt với tầm nhìn xa trông rộng: Đối với Quang Trung, việc đánh giặc không khó, cái khó là dẹp yên “việc binh đao” sau chiến tranh. - Vị tướng có tài thao lược hơn người: - Quang Trung là vị lãnh tụ có khí phách lẫm liệt: Thân chinh cầm quân ra trận vẫn ung dung tỉnh táo. Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi đốc thúc binh sĩ là một hình ảnh tuyệt đẹp. Nhân vật Lục Vân Tiên? - Là người có lí tưởng đạo đức cao đẹp: sẵn sàng làm việc nghĩa một cách vô tư, không màng danh lợi. - Lục Vân tiên tài ba dũng cảm: một mình, không vũ khí, giữa đường đánh tan một đảng cướp hung bạo. - Lục Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài: đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. * Hướng dẫn tìm hiểu về Truyện Kiều + Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều”: - Khẳng định, đề cao giá trị chân chính của con người: Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, tài năng, trí tuệ của Thúy Vân, Thúy Kiều. - Thương cảm trước những khổ đau, bi kịch của con người. Đề cao tấm lòng nhân hậu, thủy chung, hiếu nghĩa; ước mơ công lí, chính nghĩa (Kiều ở lầu Ngưng Bích) + Những thành công về nghệ thuật của truyện Kiều qua các đoạn trích: - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện: Ngôn ngữ không chỉ mang chức năng biểu đạt, biểu cảm mà còn mang chức năng thẩm mỹ. - Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: Tả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp gợi tả với những nét chấm phá, điểm xuyết; Tả cảnh sinh hoạt bằng bút pháp gợi tả cụ thể, chi tiết với những từ ngữ giàu tình tạo hình (từ ghép, từ láy…) - Tả cảnh ngụ tình: Miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Khắc họa nhân vật bằng bút pháp ước lệ: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. - Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích) Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học * Hướng dẫn làm bài kiểm tra truyện trung đại: Để chuẩn bị cho bài kiểm tra truyện trung đại sắp tới các em cần nắm vững thông tin về tác giả, tác phẩm. Nắm được đặc điểm nghệ thuật, giá trị nội dung các văn bản. Rút ra ý nghĩa sau mỗi bài. Và biết vận dụng kiến thức vào làm bài cụ thể có kết hợp các đơn vị kiến thức tiếng Việt, Tập làm văn. Chú ý các nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm truyện trung đại có sự phân tích, so sánh đối chiếu. Chúc các em học tốt để đạt kết quả cao nhất. I. Tìm hiểu chung 1. Lập bảng thống kê về tác giả và tác phẩm đã học (Xem bảng phụ lục cuối giáo án) 2. Các chủ đề chính: Có 3 chủ đề chính: * Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị: - “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: Phản ảnh cuộc sống ăn chơi xa xỉ, hoang phí vô độ, ham thích hưởng lạc không màng việc nước, để mặc muôn dân đói khổ lầm than. Quan lại xu nịnh, “thừa gió bẻ măng”, tác oai tác quái, vơ vét, cuớp đoạt của cải của dân à Báo trước sự suy vong tất yếu. - “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14): Phản ánh sự nhu nhược, đớn hèn, bán nước cầu vinh và sự thất bại thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống à Sự suy vong tất yếu của triều đại nhà Lê. * Người phụ nữ trong xã hội cũ: + Số phận bi kịch - Đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Tình yêu tan vỡ: Mối tình trong sáng của Kim Trọng và Thúy Kiều bỗng chốc tan vỡ. - Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, bị bức tử; Thúy Kiều bị xem như một món hàng đem ra mua bán, bị giam hãm ở lầu Ngưng Bích trong nỗi cô đơn tuyệt vọng. + Phẩm chất của người phụ nữ: - Đẹp về nhan sắc và tài năng (Thúy Kiều và Thúy Vân) - Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung, nhân hậu, vị tha, luôn khát vọng hạnh phúc chính đáng, tự do, công lí, chính nghĩa (Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga) * Người anh hùng: + Người anh hùng lý tưởng với đạo đức cao đẹp giả gửi gắm qua hình tượng Lục Vân Tiên: - Lí tưởng theo quan niệm tích cực của nho gia: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. - Lí tưởng theo quan niệm đạo lí của nhân dân: trừng trị cái ác, cứu giúp người hoạn nạn. + Người anh hùng dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ: - Lòng yêu nước nồng nàn. - Quả cảm, mưu lược, tài trí. - Nhân cách cao đẹp. 3. Tác phẩm Truyện Kiều - Những nét chính về tác giả Nguyễn Du. - Tóm tắt Truyện Kiều: - Giá trị Truyện Kiều: III. Hướng dẫn tự học - Nắm vững nội dung bài học. - Phân tích một số nhân vật tiêu biểu như Vũ Nương, Thúy Kiều, vua Quang Trung, Lục Vân Tiên. - Chuẩn bị bài tiết sau: bài thơ Đồng chí. Bảng thống kê về tác giả và tác phẩm truyện trung đại đã học: Stt Tên văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Khắc họa vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đồng thời thể hiện niềm cảm thương trước số phận nhỏ nhoi đầy bi kịch của họ. - Cách dựng truyện. - Xây dựng nhân vật kết hợp tự sự, trữ tình và kịch. - Sáng tạo từ cốt truyện dân gian “Vợ chàng Trương”. 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Thấy được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh. Ghi chép sự việc chân thực, cụ thể, sinh động. 3 Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) Ngô gia văn Phái. Tái hiện chân thực hình ảnh tuyệt đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong cuộc đại phá quân Thanh và sự thất bại thảm hại của bọn bán nước và cướp nước. - Có giá trị như là một tiểu thuyết lịch sử viết theo kiểu chương hồi bằng chữ Hán. - Lời trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động. 4 Truyện Kiều Nguyễn Du Tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói thương cảm trước số phận và bi kịch của con người; tố cáo những thế lực xấu xa; khẳng định và đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người. Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả mọi phương diện ngôn ngữ cũng như thể loại, là thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của văn học dân tộc. 5 Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. Nt ước lệ cổ điển, lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người. Nghiêng về cách gợi để tác động đến người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả tỉ mỉ, cụ thể. 6 Cảnh ngày xuân Nguyễn Du Bức tranh tuyệt vời, tươi đẹp, trong sáng về cảnh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân. Tả cảnh thiên nhiên, từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình. 7 Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du Tấm lòng chung thủy, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của TK, Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. 8 Truyện Lục Vân Tiên Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm viết về khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả. Khát vọng ấy thể hiện ở những phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và Kiều Nguyệt Nga nết na, hiền hậu, ân tình. - Truyện thơ Nôm mang dáng dấp của một truyện để kể nhiều hơn để đọc - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói bình dân Nam Bộ. - Tính cách nhân vật bộc lộ chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 09 Ngày soạn: 12/10/2013 Tiết: 43 Ngày dạy: 15/10/2013 ÑOÀNG CHÍ (Chính Höõu) A. Mục tiêu cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc hoạ trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này . B. Trong tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ . - Đặc điểm nghệ thuật của bài: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ. 3. Thái độ: Tự hào về những người lính cụ Hồ, từ đó có những hành động tích cực trong học tập để xứng đáng với cha anh. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,… D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng một bài thơ của tác giả ở địa phương em hoặc viết về địa phương em? 3. Bài mới: Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với nhân dân cả nước nhất tề đứng lên chống lại giặc ngoại xâm: Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. Trong đó, hình ảnh ảnh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh đẹp nhất, mãi mãi soi đường cho bao thế hệ trẻ noi theo. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ rất hay nói về tình đồng chí, đồng đội dù gian khó nhưng vẫn hiên ngang. Đó là bài thơ “Đồng chí”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nôi dung bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu? HS căn cứ chú thích * sgk/129 trả lời. Nêu xuất xứ của tác phẩm? Bài thơ Đồng chí có tuân thủ theo niêm luật nào không? Điều đó cho thấy nó được sáng tác theo thể thơ gì? Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (GV: Một lần ông bị ốm, ngẫm nghĩ viết bài thơ này…) Tác phẩm này được đánh giá ra sao? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản Yêu cầu đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu thơ tự do. Câu thơ Đồng chí được đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc giọng ngân nga. Giải thích từ khó: giải thích rõ hơn về từ đồng chí. Bố cục bài thơ mấy phần? Nêu nội dung từng phần? - 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí. - 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. - Còn lại: Vẻ đẹp của tình đồng chí. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong tác phẩm? Theo em, cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu? Khái quát đại ý của bài thơ ? -> Cảm hứng về tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong cuộc kháng chiến chống pháp. - Gọi HS đọc 7 câu đầu - Những hình ảnh quê anh nước mặn đồng chua, làng tôi đất cày lên sỏi đá nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi? Ở đây sử dụng nghệ thuật gì? -> Đều là những người nông dân lao động nghèo khổ. Quê anh là hình ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối. Còn làng tôi là làng trung du đất bạc màu, khô cằn sỏi đá. Từ những người xa lạ nhưng bắt nguồn từ đâu lại trở thành tri kỉ? -> Cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả, chung sự thiếu thốn: Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nữa chăn sui đắp cùng. (Tố Hữu) Vậy tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào? -> Bắt nguồn trước hết từ hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng, chung khó khăn gian khổ, chung tình bạn gắn bó. * Thảo luận nhóm: Nhận xét câu thơ “Đồng chí? -> Mạch cảm xúc dồn nén lại, câu thơ như bản lề khép mở hai phần. Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề của bài thơ, là tiếng gọi cất lên từ trái tim những người cùng chí hướng. Nó như một phát hiện, là tiếng gọi khai sinh. Nó giản dị, mộc mạc nhưng rất thiêng liêng, cảm động. - HS đọc tiếp 10 dòng thơ tiếp - Ruộng nương anh … ra lính, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng chí? -> Sử dụng từ tình thái “mặc kệ”, nghệ thuật hoán dụ, nhân hóa bộc lộ sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau, ở đây cụ thể là nỗi nhớ nhà, là tình cảm lúc lên đường tòng quân đi đánh giặc… Em hiểu ntn là “mặc kệ”? Có phải là sự vô tâm không? -> “Mặc kệ”: Nói được cái dứt khoát, mạnh mẽ, chàng trai cày vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng nhà mình, từ bao đời ít ra khỏi luỹ tre, ít ra khỏi cổng làng. Thế mà nay dứt áo ra đi đến phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải xuất phát từ tình cảm lớn lao. Mặt khác từ mặc kệ có phần tự nhiên vui đùa, hóm hỉnh, thể hiện tình cảm lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm với gia đình, vợ con, quê hương. Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thê. Ở đây những nghệ thuật nào được sử dụng? Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ này? -> Những câu thơ đối xứng nhau, hình ảnh thơ chân thực, chọn lọc thể hiện sự thiếu thốn… Em hiểu ntn về câu thơ “Miệng cười buốt giá”? Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện điều gì? -> bàn tay truyền hơi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội vượt qua mọi gian khổ. (Gv liên hệ bài thơ Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.) - HS đọc 3 câu thơ cuối - Em hiểu ntn về hình ảnh “rừng hoang sương muối”? -> Trời rất lạnh trong không gian hoang vu của rừng. Nhưng người lính vẫn “đứng cạnh bên nhau” cùng nhau chủ động chờ giặc tới để tiến công. * Thảo luận: Em có nhận xét gì về hình ảnh “đầu súng trăng treo”? Em hiểu về hình ảnh này như thế nào? (Liên hệ bài “Tây Tiến”: Heo hút cồn mây súng ngửi trời… ) Những câu thơ ấy gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? GV: Ước mơ của người lính đã trở thành hiện thực trong chiến thắng Điện Biên Phủ 1954: Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng. * Hướng dẫn Tổng kết Theo em vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí? -> Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung? Phát biểu về ý nghĩa của văn bản? * Hướng dẫn Luyện tập GV hướng dẫn HS làm ở nhà. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học - GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe. I. Giới thiệu chung 1. Tác giả Chính Hữu: (Sgk/129) 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966). - Thể loại: Thơ tự do - Hoàn cảnh ra đời: (Sgk/129) - Vị trí: Là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và giải thích từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 3 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả. 2.3. Đại ý: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết trong kháng chiến chống Pháp. 2.4. Phân tích a. Cơ sở hình thành tình đồng chí - Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. -> NT: đối, thành ngữ, từ ngữ gợi tả. -> Chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung giai cấp. - Súng bên súng, đầu sát bên đầu -> Hình ảnh tượng trưng, điệp từ, đối. -> Chung lí tưởng, chung chiến hào. - Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ -> Chung những khó khăn gian khổ. -> Chung tình bạn thân thiết, gắn bó. - Đồng chí ! -> Là nhan đề, biểu hiện chủ đề của bài thơ; Khép, mở hai đoạn thơ; Là tiếng gọi thiết tha cất lên từ trái tim những người cùng chí hướng: đánh giặc cứu nước; Là tiếng gọi khai sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. -> Câu thơ giản dị, mộc mạc, đầy cảm xúc: ca ngợi tình cảm cách mạng mới mẻ mà rất đỗi thiêng liêng – tình đồng chí. Xa lạ -> quen nhau -> tri kỉ -> đồng chí. b. Những biểu hiện của tình đồng chí - Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. -> Từ tình thái, hoán dụ, nhân hóa. -> Lòng yêu nước thiết tha, sẵn sàng hy sinh vì cuộc kháng chiến của dân tộc. - Anh với tôi … Áo anh – quần tôi… Chân không giày -> Những từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, các chi tiết thơ cụ thể, chân thực, nghệ thuật sóng đôi. => Người lính chia sẻ những khó khăn, bệnh tật, thiếu thốn của cuộc sống chiến đấu. - Miệng cười buốt giá -> Chi tiết thơ giàu sức biểu cảm. => Niềm lạc quan yêu đời. => Sức mạnh tinh thần của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp. - Thương nhau tay nắm lấy bàn tay -> Chi tiết thơ chọn lọc, biểu cảm -> Bàn tay truyền hơi ấm cho nhau; bàn tay giao cảm tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội vượt qua khó khăn gian khổ. c. Tình đồng chí trong chiến đấu - Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới -> Hình ảnh thực, chọn lọc. => Cuộc sống chiến đấu của người lính: khắ

File đính kèm:

  • docNV 9 tuan 9.doc
Giáo án liên quan