Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11, 12 Trường THCS Minh Dân

I . Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Kiến thức: Có hiểu biết sơ lược về nhà thơ Huy Cận; Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động được thể hiện trong bài thơ

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm văn chương.

3.Thái độ: Biết yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp

II. Chuẩn bị của thầy và trò.

- GV: SGK, SGV

- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản.

 

doc31 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11, 12 Trường THCS Minh Dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 tiết 51 Dạy 9b...../...../ 2006 Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) I . Mục tiêu. Giúp HS: 1. Kiến thức: Có hiểu biết sơ lược về nhà thơ Huy Cận; Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động được thể hiện trong bài thơ 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm văn chương. 3.Thái độ: Biết yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp II. Chuẩn bị của thầy và trò. - GV: SGK, SGV - HS: Đọc và tìm hiểu văn bản. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra việc soạn bài của HS. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài Hoạt động của và thầy và trò Nội dung HĐ1:Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - HS đọc phần chú thích* SGK GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về nhà thơ Huy Cận? GV: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS: Giữa năm 1958 Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự trở lại và dồi dào cảm hứng thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài "Đoàn thuyền đánh cá" được sáng tác trong thời gian ấy. HĐ2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu. - HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS. - GV lưu ý HS các chú thích: 1,2,3,4,5,6. HĐ3: GV: Bài thơ được triển khai theo trình tự nào? HS: Chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. GV: Em hãy tìm bố cục của bài thơ? HS:2 khổ đầu: cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người. 4 khổ thơ tiếp theo: cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá. Khổ cuối: cảnh đoàn thuyền trở về) GV:Tìm hiểu về thiên nhiên và con người lao động? GV: Cảnh biển được tác giả miêu tả vào thời gian nào? HS:đêm. GV: Câu thơ nào miêu tả cảnh biển vào đêm? GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ? GV: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh liên tưởng? HS:Cảnh vừa rộng lớn vừa gần gũi với con người. GV: Từ đó có thể hình dung về một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? HS: Mặt trời lặn được ví như hòn lửa chìm xuống biển; Con sóng biển đêm được ví như then cài cửa biển-> Biển cả tráng lệ như thần thoại. - GV: Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là một tấm cửa khổng lồ với những con sóng là then cửa. GV: Trong khổ thơ đầu có sự đối lập giữa hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người. Hãy chỉ ra sự đối lập đó? HS: Biển cả khép lại một ngày- hai câu đầu- là lúc hoạt động của con người bắt đầu sôi động nơi biển khơi- hai câu sau. GV: Tác dụng của sự đối lập này? HS: Nổi bật tư thế người lao động. GV:Từ “lại”trong câu thơ có hàm ý gì? HS: Công việc diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc. GV: Câu thơ có gì đặc biệt? HS: Gắn kết ba sự vật và hiện tượng: câu hát, cánh buồm, gió khơi. GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu? GV: Tác dụng của biện pháp tượng trưng trong câu thơ? HS: Hình ảnh khoẻ khoắn, lạ mà vẫn thật-> niềm vui lao động, khí thế ra khơi của ngư dân vùng biển. GV: Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động như có một sức mạnh vật chất để cùng với ngọn gió làm căng buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi. - HS đọc câu hát. Theo em, nội dung bài hát gợi ước mơ gì của người đánh cá? HS: Mơ ước đánh bắt được nhiều hải sản... HĐ4: Luyện đọc diễn cảm. - HS đọc diễn cảm. I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Huy Cận (1919 – 2005) quê ở Hà Tĩnh là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Bài thơ được viết vào năm 1958 và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” II. Đọc và tìm hiểu chú thích. III. Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động a. Cảnh biển vào đêm - "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa." ->Nghệ thuật so sánh liên tưởng -> Biển cả tráng lệ như thần thoại. "Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi." ->Con người lao động khoẻ khoắn, vui, phấn chấn. * Luyện tập 3. Củng cố - Vẻ đẹp của thiên nhiên (biển cả) 4. Hướng dẫn học ở nhà - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Tiếp tục chuẩn bị bài. Ngày dạy: Tiết 52: văn bản Đoàn thuyền đánh cá (Tiếp theo ) I . Mục tiêu bài hoc Giúp HS: - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá." - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích. - Biết yêu quý và trân trọng những con người lao động . II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Đọc và tìm hiểu văn bản. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Cảm nhận của em về cảnh biển vào đêm trong bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá". 2. Bài mới Hoạt động của và thầy và trò Nội dung HĐ1:Tìm hiểu cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. GV:Tác giả miêu tả cảnh thuyền đánh cá lướt đi trên biển qua những hình ảnh nào? GV: Em nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ ? HS: Cảm hứng lãng mạn. GV: Đọc những câu thơ ấy, em hình dung như thế nào về con thuyền đánh cá? HS: Con thuyền vốn bé nhỏ trở thành kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ: "lái gió", "buồm trăng"," biển bằng"," dò bụng biển" ... GV:Công việc của người đánh cá được diễn tả như thế nào? HS: Khẩn trương, miệt mài, nặng nhọc nhưng đầy ắp niềm vui . GV: Bút pháp xây dựng hình ảnh của bài thơ có gì độc đáo? HS: Bút pháp lãng mạng và sức tưởng tượng phong phú của nhà thơ dã được làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống, biểu hiện niềm say sưa, hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người ... GV: Bài thơ có nhiều tư “hát”, cả bài cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì tác giả làm thay lời ai? HS: Khúc ca người lao động và về thiên nhiên đất nước giàu đẹp. GV: Hình ảnh các loài cá được miêu tả qua những câu thơ nào? ( Bảng phụ: Ghi các câu thơ có hình ảnh các loài cá ) GV: Đó là vẻ đẹp như thế nào? HS:lộng lẫy rực rỡ đến huyền ảo. GV: Trí tưởng tượng bay bổng đã làm cho hình thức trở nên kỳ ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có của tự nhiên. HĐ2: Tìm hiểu âm hưởng, giọng điệu của bài thơ -GV:Em có nhận xét gì về nội dung, tình cảm, giọng điệu của bài thơ? HS: lời thơ như thế nào? từ “hát” lặp lại mấy lần? sự lặp lại đó có tác dụng gì? cách gieo vần. GV: Em có nhận xét gì về nội dung, tình cảm, cảm xúc nổi bật của bài thơ? -GV:Bài thơ có gì đặc sắc về nghệ thuật? HS đọc ghi nhớ. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập - HS viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối. - Chia lớp thành hai nhóm. + Nhóm 1: Phân tích khổ thơ đầu. + Nhóm 2: Phân tích khổ thơ cuối. - Đại diện trình bày. GV - HS nhận xét. III. Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của thiên nhiên và lao động a. Cảnh biển vào đêm. b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng” -> Cảm hứng lãng mạn -> vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình. “Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” "Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” -> công việc lao động nặng nhọc đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. * Hình ảnh các loài cá. "Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng" "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em vẫy trăng vàng choé " "Vẩy bạc đuôi vàngloé rạng đông." - Mắt cá huy hoàngmuôn dặm phơi" -> vẻ đẹp lộng lẫy rực rỡ đến huyền ảo. 2. Âm hưởng, giọng điệu của bài thơ. - Lời thơ dõng dạc. - Điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới. - Cách gieo vần biến hoá linh hoạt. * Ghi nhớ. SGK(T.142) IV. Luyện tập 3. Củng cố. - GV cho HS đọc ý kiến bình giảng của Xuân Diệu vè bài “Đoàn thuyền đánh cá”.SGK (T. 164) 4. Hướng dẫn ở nhà - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng ( Từ tượng hình, từ tượng thanh, các phép tu từ... ) Tiết 53 Ngày dạy.../.../ 2006 Tổng kết về từ vựng I. Mục tiêu Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm vững hơn và vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng thanh , từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận giá trị của các biện pháp tu từ từ vựng tiếng Việt 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức trên trong nói và viết để đạt hiệu quả II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV: SGK, SGV, bảng phụ. - HS: Ôn tập về từ tượng hình, từ tượng thanh, các phép tu từ từ vựng III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong bài. 2. Bài mới. Hoạt động của thây và trò Nội dung HĐ1: Củng cố kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh - GV:nhắc lại khái niệm về từ tượng hình và từ tượng thanh? GV: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? - HS đọc đoạn trích SGK (T.147) GV: Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của nó? HĐ2: Củng cố kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng - GV cho HS nhắc lại một số phép tu từ từ vựng. HS: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - HS hoạt động nhóm: - HS thảo luận: vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích nét độc đáo của một số câu thơ trong truyện Kiều? - Đại diện các nhóm trình bày - Đối chiếu kết quả trên bảng phụ. - HS thảo luận : Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một sửctường hợp cụ thể - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. I. Từ tượng hình và từ tượng thanh 1. Khái niệm: 2. Tên những loài vật là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè ... 3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng - Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ -> miêu tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động. II. Một số phép tu từ từ vựng 1. Một số biện pháp tu từ từ vựng 2. phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ: a. Phép ẩn dụ: - Từ "hoa"->chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng. - Từ "cây", "lá" -> chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. =>Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình. b. Phép so sánh: - So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa. c. Phép nói quá: - Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức: "hoa ghen" "liễu hờn" - Tài sắc của Kiều: "nghiêng nước nghiêng thành......tài đành hoạ hai" =>Nhân vật tài sắc vẹn toàn. d. Phép nói quá - Tuy ở cùng trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau “trong gang tấc”nhưng giờ đây hai người cách trở “gấp mười quan san” -> Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh. e. phép chơi chữ: Tài và tai. 3. Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số biện pháp tu từ a. phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) -> Chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo. b. Phép nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c. Phép so sánh: Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng d. Phép nhân hoá:Trăng trở thành người bạn chi âm tri kỷ -> thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người. e. Phép ẩn dụ tu từ: mặt trời (2) -> sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. 3. Củng cố HS nhắc lại nội dung từ vựng vừa tổng kết. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn tập phần lý thuyết về từ vựng. Xem lại các bài tập đã làm. - Chuẩn bị bài: tập làm thơ tám chữ. Ngày dạy9b....../....../2006 Tiết 54 Tập làm thơ tám chữ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng diễn đạt 3. Thái độ: qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: đoc bài, tìm hiểu về thể thơ tám chữ III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới * Giới thiệu bài: HS kể tên một số thể thơ mà các em đã được tìm hiểu. ở lớp 6, 7 ,8 em đã được tập làm thơ theo những thể nào? -> bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn HS nhận diện thể thơ tám chữ - HS đọc các đoạn thơ SGK ( T.148- 149) - HS thảo luận: Nhóm 1 - 2 ý a Nhóm 3 - 4 ý b Nhóm 5 - 6 ý c + Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng thơ + Tìm các chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. + Nhận xét cách gieo vần, cách ngắt nhịp - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, khái quát -> bảng phụ - Qua tìm hiểu ví dụ, em hiểu biết gì về thơ tám chữ? - HS đọc ghi nhớ (SGK T.150) HĐ2: Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ - HS đọc bài tập 1,2 HS chia hai nhóm: - Điền các từ cho sẵn vào cuối mỗi dòng thơ Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 - HS đọc đoạn thơ trong bài "Tựu trường"(Huy Cận) - Bằng cảm nhận về vần, về thanh điệu, HS chỉ ra chỗ bị chép sai và sửa lại - HS đọc lại đoạn thơ (đã sửa) I .Nhận diện thể thơ tám chữ 1. Đọc các đoạn thơ 2. Nhận xét - Mỗi dòng thơ có tám chữ a. Gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: tan - ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật - Cách gắt nhịp: 2/ 3/ 3 3/ 2/ 3 3/ 2/ 3 3/ 3/ 2... b. Gieo vần chân liên tiếp: vè - nghe, học- nhọc, bà- xa - Cách ngắt nhịp 3/ 3/ 2 4/ 2/ 2 4/ 2/ 2... c. Gieo vần chân nhưng giãn cách: Ngát - hát, non- son, đứng- dựng, tiên- nhiên - Cách ngắt nhịp: 3/ 3/ 2 3/ 2/ 3... *Ghi nhớ (SGK) II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ Bài 1. Lần lượt điền các từ: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa. Bài 2. Lần lượt điền các từ: cũng mất, tuần hoàn, đất trời Bài 3: - Từ sai: rộn rã - Sửa lại: vào trường 3. Củng cố - Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 4. Hướng dẫn học ở nhà - HS trao đổi bài thơ đã chuẩn bị ở nhà ( theo cặp) * Yêu cầu: đọc- bình + Thể thơ. + Cách gieo vần, ngắt nhịp. + Kết cấu bài thơ. + Nội dung, cảm xúc (có chân thành, sâu sắc không) + Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì? Ngày dạy.../.../ 2006 Tiết 55 Trả bài kiểm tra văn I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Củng cố vững chắc hơn kiến thức về truyện trung đại 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá; nhận ra được ưu nhược điểm trong bài làm của mình và biết cách sửa lỗi 3. Thái độ: có ý thức sử dụng ngôn từ, diễn đạt chính xác, mạch lạc II. Chuẩn bị của GV và HS - GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: ôn lại kiến thức về tuyện trung đại III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới * Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học Hoạt động của thầy và trò nội dung HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng đáp án - GV đọc từng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS nêu đáp án - GV nhận xét - HS đọc đề tự luận -Xác định yêu cầu của đề - HS thảo luận lập dàn ý - GV nhận xét, khái quát bằng bảng phụ (* Dàn ý: - Giới thiệu khai quát về tác giả, tác phẩm - Vị trí đoạn trích - Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng trong tác phẩm - Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vì nghĩa của Lục Vân Tiên - Thái độ ứng xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài và cũng rất từ tâm, nhân hậu =>Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.) HĐ2: Nhận xét bài làm của HS - HS tự nhận xét. GV: So với yêu cầu, bài viết của em đạt được những nội dung nào? GV: Bài viết đã xây dựng bố cục rõ ràng chưa? GV nhận xét chung. HĐ3: Trả bài, hướng dẫn HS chữa lỗi. - GV trả bài cho HS. - HS tự chữa lỗi trong bài viết của mình. - GV chữa một số lỗi thường gặp. + GV nêu một số lỗi. + HS nêu cách chữa. + GV nhận xét. nghĩa, khinh tài, Vân Tiên đã từ chối hậu tạ bằng tiền bạc. SongVân Tiên không nhận vì trọng nghĩa khinh tài - GV công bố điểm Điểm 9- 10: Điểm 7- 8: Điểm 5- 6: Điểm 3- 4: I. Đề bài 1. Tìm hiểu đề - dàn ý a. Trắc nghiệm khách quan b. Trắc nghiệm tự luận * Đề bai: cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" * Dàn ý II. Nhận xét * Ưu điểm - Đa số HS trả lời đúng phần trắc nghiệm khách quan - Cảm nhận được những phẩm chất của Lục Vân Tiên qua đoạn trích - Một số bài có bố cục rõ ràng, mạch lạc - Một số bài trình bày sạch đẹp * Nhược điểm - Bài viết của một số HS bố cục chưa rõ ràng. - Một số em diễn đạt còn rườm rà, tuỳ tiện - Một số em còn hạn chế về khả năng cảm thụ văn học. - Nhiều bài viết còn sai chính tả. III. Trả bài- chữa lỗi 1. Lỗi chính tả Sửa lại Viết sai Gia Định Truyền thống nguy hiểm nghĩa hiệp gia định chuyền thống nghuy hiểm ngiã hiệp 2. Lỗi diễn đạt sửa lại Viết sai - Vân Tiên tế nhị, tôn trọng truyền thống của mọi người nên nói: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra..." - Tuy là Vân Tiên biết mình cứu giúp một cô gái nhà giàu và được Nguyệt Nga cám ơn và mong muốn ... lễ giáo phong kiến Vân Tiên cứu giúp cô gái, được Nguyệt Nga cảm ơn và mong muốn trả ơn song với bản chất trọng 3. Củng cố - GV nhận xét chung. 4. Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị bài: đọc và tìm hiểu bài thơ "Bếp lửa". Tuần 12 Ngày dạy.../.../2006 Tiết 56 Bếp lửa ( Bằng Việt ) I.Mục tiêubài học Giúp HS: 1. Kiến thức: Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu- và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ "Bếp lửa". - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm thụ tác phẩm văn học. 3. Thái độ: Trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. II. Chuẩn bị của thầy và trò - GV: SGK, SGV - HS: Đọc và soạn bài. III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: ở lớp 7, em đã học bài thơ nào nói về tình bà cháu? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ đó? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Từ bài thơ "Tiếng gà trưa" GV khái quát về tình cảm gia đình-> bài mới . Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm - HS đọc phần chú thích *. - Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa". - HS trình bày- GV khái quát những nét chính về tác giả, tác phẩm. HĐ2: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc văn bản: Đọc bằng giọng kể chậm rãi, xen bình luận. Đoạn tái hiện lời của bà ( trong tâm tưởng ) đọc hơi lên giọng. Đoạn cuối xuống giọng, nhấn giọng các cụm từ: trăm tàu, trăm ngả, trăm nhà. - HS đọc văn bản - Nhận xét cách đọc của HS - Kiểm tra chú thích 1,2. HĐ3: Tìm hiểu chung về văn bản "Bếp lửa". GV: Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai và về điều gì? HS: Bài thơ là lời của tác giả- người cháu- nói về tình cảm bà cháu. GV: Mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ được dẫn dắt như thế nào? HS: Mạch cảm xúc: - Hình ảnh bếp lửa-> những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà -> người cháu suy nghĩ thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống -> người cháu muốn gửi gắm niềm nhớ mong về với bà. GV:Dựa vào mạch cảm xúc, em hãy nêu bố cục bài thơ? HS: Bốn phần: 1. Khổ thơ thứ nhất: Hình ảnh bếp lửa ... 2. Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. 3. Khổ thơ thứ sáu: Suy nghĩ về bà và cuộc đời bà. 4. Khổ cuối: Nỗi nhớ không nguôi về bà. HĐ4: Tìm hiểu những hồi tưởng về tình bà cháu. -GV:Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh nào? HS: Bếp lửa. GV: Hình ảnh bếp lửa được miêu tả như thế HS: chờn vờn, ấp iu nồng đượm. GV: Các từ ngữ đó gợi lên một hình ảnh như thế nào? HS: Gợi hình ảnh bếp lửa hồng sớm mai trong mỗi gia đình; cảm giác ấm áp, thân thuộc. GV: Bếp lửa khơi nguồn nhớ thương của cháu với bà để tác giả viết tiếp "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa" GV: Vì sao nỗi nhớ bà lại được gợi lên từ hình ảnh bếp lửa? HS: Vì lo toan của người bà vùng quê nghèo luôn gắn bó với bếp lửa. GV: Nhớ tới hình ảnh người bà gắn bó với bếp lửa tại sao tác giả viết "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa". Có phải tác giả muốn nói tới thời tiết không? HS: "nắng mưa" trong bài thơ có tính đa nghĩa. ở đây không nói đến thời tiết mà nói thời gian kéo dài cùng bao nỗi vất vả của bà. GV: Đoạn thơ mở đầu đã hé mở về một tình cảm bà cháu như thế nào? HĐ5: Tìm hiểu suy ngẫm của nhân vật trữ tình về bà và hình ảnh bếp lửa. GV: Tác giả đã nhớ tới những kỉ niệm nào? GV: Đọc các câu thơ trên, em hiểu gì về tuổi thơ tác giả ? HS: Nạn đói, giặc tàn phá, cuộc sống nghèo khó... GV: Tuổi thơ ấy có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945, có mối lo giặc tàn phá xóm làng... Đó cũng là cảnh chung của nhiều gia đình Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: mẹ cha đi công tác xa nhà, cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc của người bà. GV: Câu thơ nào thể hiện rõ sự chăm sóc, dạy dỗ của bà dành cho đứa cháu? GV:Tại sao khi nói về nỗi nhớ bà, tác giả lại nhắc tới " tiếng tu hú"? HS: Âm thanh quen thuộc của đồng quê. GV: Theo em, câu thơ đó gợi nỗi niềm nào của người cháu? HS: Nhớ nhà, nhớ quê hương, thương bà lận đận... GV: Từ hình ảnh bếp lửa tác giả suy ngẫm về điều gì? GV: Em hãy phân tích làm rõ những suy ngẫm đó? GV: Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? HS:10 lần- Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. GV: Tại sao khi nhắc đến bếp lửa người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? GV: Mỗi lần tác giả nhắc tới lửa là mỗi lần hình ảnh người bà hiện diện - người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn nại, đầy yêu thương. GV: Từ cảm xúc đó, tác giả viết “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng, bếp lửa!” em hiểu câu thơ đó như thế nào? HS:Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu và mọi người -> hình ảnh bbếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu, thiêng liêng. GV: Tác giả còn nhận ra điều gì nữa qua hình ảnh bếp lửa? HS:Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà- ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, lòng tin. HĐ6: - HS nhắc lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - HS đọc ghi nhớ. GV: Em có cảm nghĩ gì về nhan đề bài thơ “Bếp lửa”? HS trình bày cảm nghĩ của mình? I. Tác giả, tác phẩm ( SGK) II. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích III. Tìm hiểu văn bản 1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. -> Hình ảnh người bà vất vả. => Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ, sâu nặng. 2. Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. " Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy" "Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi" -> Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, "Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học" -> Cháu sống trong sự yêu thương, đùm bọc của bà. - Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà: + Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà. + bếp lửa tay bà nhóm-> nhóm lên niềm yêu thương ... => Hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. - Ghi nhớ: SGK (146) * Luyện tập 3. Củng cố - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? - Em có suy nghĩ gì về tình cảm gia đình? 4.Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài, học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Ngày dạy.../.../ 2006 Tiết 57 Hướng dẫn đọc thêm: khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ( Nguyễn Khoa Điềm) I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Kiến thức: cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này - Nắm một số nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc hiểu. 3. Thái độ: Có lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. II. Chuẩn bị của GVvà HS - GV: SGK, SGV - HS: đọc và tìm hiểu văn bản III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ "Bếp lửa". Cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ? 2. Bài mới * Giới thiệu bài: giới thiệu khá

File đính kèm:

  • docV9 tuan 11-12.doc
Giáo án liên quan