Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 11 Tiết 51, 52 BẾP LỬA

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối bà.

- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình hương, giàu đức hi sinh .

 - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

 2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.

 3. Thái độ: Biết yêu thương, kính trọng những người thân, yêu quê hương, đất nước.

C. Phương pháp

 Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

* HDÑT: KHUÙC HAÙT RU NHÖÕNG EM BEÙ LÔÙN TREÂN LÖNG Meï

A. Mức độ cần đạt

- Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

 2. Kĩ năng

- Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.

- Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.

- Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 3. Thái độ: Biết yêu thương, kính trọng những người thân, yêu quê hương, đất nước.

C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4055 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 Tuần 11 Tiết 51, 52 BẾP LỬA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn: 26/10/2013 Tiết: 51 – 52 Ngày dạy: 28/10/2013 BEÁP LÖÛA (Baèng Vieät) HDÑT: KHUÙC HAÙT RU NHÖÕNG EM BEÙ LÔÙN TREÂN LÖNG MEÏ (Nguyeãn Khoa Ñieàm) * BEÁP LÖÛA A. Mức độ cần đạt - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối bà. - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình hương, giàu đức hi sinh . - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kĩ năng - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước. 3. Thái độ: Biết yêu thương, kính trọng những người thân, yêu quê hương, đất nước. C. Phương pháp Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… * HDÑT: KHUÙC HAÙT RU NHÖÕNG EM BEÙ LÔÙN TREÂN LÖNG Meï A. Mức độ cần đạt - Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến. 2. Kĩ năng - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 3. Thái độ: Biết yêu thương, kính trọng những người thân, yêu quê hương, đất nước. C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình… D. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”? Nêu hoàn cảnh ra đời, giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ? 3. Bài mới: Tình yêu quê hương đất nước là mạch nguồn dồi dào trong mỗi con người. Tình cảm đó được thể hiện sâu sắc hơn khi đất nước có giặc ngoại xâm, phải xa quê hương, xa những người thân yêu. Đối với Bằng Việt, khi nhớ về quê hương là nhớ về tình bà cháu, một tình cảm quen thuộc và thấm thía với tất cả mọi người. Đối với Nguyễn Khoa Điềm, tình cảm đối với quê hương lại được thể hiện qua khúc hát ru con ngủ. Tất cả những điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu qua hai tiết học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hướng dẫn tìm hiểu bài “Bếp lửa” Hoạt động 1: Giới thiệu chung Trình bày những nét chính về tác giả Bằng Việt? Gv giới thiệu thêm vài điểm và cho Hs xem chân dung tác giả. Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -> Khi tác giả đang sinh sống và học tập xa quê hương, gia đình tại Kiép (U-crai-na – Liên Xô) xứ sở băng tuyết, lạnh giá với cuộc sống hiện đại.) Trong hoàn cảnh ấy nhà thơ trẻ nhớ tới hơi ấm của bếp lửa cùng hơi ấm của tình gia đình… Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? Tác dụng của thể thơ trong việc biểu đạt? -> Phù hợp giọng điệu, cảm xúc, suy ngẫm Kể tên một vài bài có cùng thể thơ mà em đã học? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - GV hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu; gọi HS đọc và nhận xét. Dựa vào mạch cảm xúc, em thấy bài thơ có thể chia bố cục thành mấy phần lớn? Hãy nêu ý chính của mỗi phần? -> Chia bố cục bài thơ làm 4 phần: - Phần 1: (3 câu thơ đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Phần 2: (4 khổ thơ tiếp): Những kỉ niệm tuổi ấu thơ sống bên bà và bếp lửa - Phần 3: (khổ thơ 5): Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa. - Phần 4: (khổ thơ cuối): Cháu đi xa nhưng vẫn nhớ về bà và bếp lửa. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Nêu đại ý của bài thơ? - Đọc lại 5 khổ thơ đầu - Người cháu nhớ về bà trong hoàn cảnh nào? Tại sao mạch hồi tưởng về bà lại bắt đầu bằng hình ảnh bếp lửa? Em có nhận xét gì về hình ảnh “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”? Nó gợi lên điều gì? -> Hình ảnh vừa rất thực, vừa rất gợi cảm với điệp ngữ, các từ láy gợi lên hình ảnh bà lo lắng yêu thương. Điều gì trong lòng người cháu cùng xuất hiện với bếp lửa nồng đượm? Câu thơ nào nói lên tình cảm đó? -> Đó là tình cảm “Cháu thương bà…”. GV bình: Cả bài thơ có hai chữ “thương” tác giả đã dành trọn để “thương bà” vì nỗi vất vả, khó nhọc của bà trở thành nỗi day dứt khôn nguôi trong lòng người cháu (có tới 2 lần tác giả nhắc đến “đời bà biết mấy nắng mưa”). Trong hồi tưởng của cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại đầu tiên? Năm cháu lên 4 tuổi, đó là năm cả nước chịu đựng cái đói mà người chết nằm đầy đồng (năm 1945)… Em có nhận xét gì về nghệ thuật ở khổ thơ này? Từ đó em có nhận xét gì về kỉ niệm tuổi thơ của cháu? -> Nỗi ám ảnh về những thiếu thốn, nhọc nhằn mà đến giờ dù đã đi xa không thể nào quên được. Hs đọc khổ thơ thứ 3 Chỉ rõ ở khổ thơ này những hình ảnh nào được nhắc đến? -> Hình ảnh bà và con chim tu hú. Nói đến bà, tác giả sử dụng nt gì qua đó ta thấy tình cảm của hai bà cháu ntn? -> Bà lo lắng cho cháu, cháu biết ơn bà. Nói về con chim tu hú với lời trách móc, theo em như vậy có lí không? -> Nghe thì vô lí nhưng thực ra rất có lí, đó là lí lẽ của trái tim vì cháu lo lắng cho bà. Nói về chiến tranh, qua khổ thơ này em có nhận xét gì? -> Chiến tranh khốc liệt, xóm làng bị tàn phá đau thương. Thế nào là “cháy tàn cháy rụi”? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hình ảnh ở khổ thơ này? Qua đó, em nhận thấy bà là người phụ nữ ntn? Trong khổ thơ thứ 5, tại sao tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không dùng từ “bếp lửa”? Điều đó có ý nghĩa gì? GV: Trong bài thơ có 7 lần nhà thơ trực tiếp nói đến “bếp lửa”, riêng ở cuối khổ 5 tác giả không nói là “bếp lửa” mà gọi là “ngọn lửa”. Sự chuyển hóa hình ảnh thơ thể hiện ý nghĩa: Từ hình ảnh bếp lửa thân quen, người cháu liên tưởng tới ngọn lửa vô hình – đó chính là tình bà nồng đượm, ấp ủ, sưởi ấm lòng cháu qua bao năm tháng của cuộc đời. Bà như ngọn lửa thắp sáng niền tin cho cháu, một niềm tin bất diệt. Hết tiết 51 chuyển tiết 52 Hs đọc khổ thơ thứ 6 So sánh khổ thơ đầu và khổ thơ thứ 6 và chỉ ra câu thơ nào được điệp lại? Điều đó có ý nghĩa gì? ->Tình bà trước sau vẫn trọn vẹn niềm yêu thương. Đọc khổ thơ, ta thấy rõ người cháu nói về bà không chỉ nhóm lửa mà còn nhóm những gì? Nghệ thuật nào được sử dụng? Nhằm ca ngợi ai? -> Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. nói bà nhóm bếp lửa cũng là ca ngợi bà biết giữ lửa và truyền lửa cho mọi người. Tại sao tác giả gọi đây là điều “kì lạ” và “thiêng liêng”? Những gì “kì lạ”, “thiêng liêng”? -> Bếp lửa gắn với bà, tuy bình dị nhưng rất cao quý, thân thuộc nhưng lạ kì. Nó đã trở thành nỗi nhớ mà cháu không bao giờ quên. * Liên hệ bài “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). Hs đọc khổ thơ cuối Em có nhận xét gì về dấu chấm câu ở giữa dòng thơ? -> Cuộc đời cháu đã bước sang trang mới. Dù vậy, điều gì vẫn luôn thôi thúc nhắc nhở cháu? Điều đó thể hiện đạo lí gì của nhân dân ta? Khổ thơ cuối có thể gợi cho em nhớ tới câu ca dao nào? -> “Anh đi anh nhớ quê nhà…” Hướng dẫn tổng kết Theo em, thành công về nghệ thuật của tác phẩm này là gì? Qua đó, phát biểu nội dung bài học? Nêu ý nghĩa văn bản? Hướng dẫn luyện tập: Hướng dẫn làm ở nhà. * Hướng dẫn đọc thêm bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Hoạt động 1: Giới thiệu chung Gv: Các em cần đọc kĩ phần chú thích * để nắm chắc những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể thơ) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản - Đọc diễn cảm bài thơ để bước đầu cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. - Tìm hiểu văn bản qua việc tìm bố cục, phương thức biểu đạt và phân tích cụ thể. - Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu VB. Chú ý phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi và mối quan hệ giữa công việc mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua những khúc hát ru . - Một số câu hỏi trọng tâm cần chú ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào? Tìm những câu thơ thể hiện điều đó? Nhận xét về NT mà tác giả sử dụng khi kể, tả về công việc của mẹ và nêu tác dụng. Em có nhận xét gì về hình ảnh “nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”? Với những câu thơ giàu sức gợi cảm, nội dung gì đã được thể hiện trong các câu thơ này? Em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ? Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của mẹ đối với con như thế nào? Em có nhận xét gì về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru? Em nhận thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc chiến chống Mĩ thể hiện qua các khúc ru? Tóm lại, sau khi học xong bài thơ, em có nhận xét gì về giọng điệu của bài thơ này? Qua giọng điệu ấy, nội dung gì của bài thơ đã được thể hiện? Nêu ý nghĩa của văn bản? Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. * Bài thơ: “Bếp lửa” I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: (Sgk/145) 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: (Sgk) - Xuất xứ: Trích tập “Hương cây – Bếp lửa” - Thể thơ: Tám chữ II. Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục: 4 phần 2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm. 2.3. Đại ý: Những cảm xúc và suy ngẫm về bà, về bếp lửa. 2.4. Phân tích a. Bếp lửa khơi nguồn dòng hồi tưởng - Một bếp lửa: - chờn vờn sương sớm - ấp iu nồng đượm -> Điệp ngữ, từ láy gợi tả, gợi cảm. -> Hình ảnh bếp lửa bình dị, thân thuộc. => Đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của bà trong công việc nhóm bếp hàng ngày. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa -> Hình ảnh ẩn dụ. => Nỗi nhớ thương chân thành của cháu gửi đến bà, người suốt đời khó nhọc,vất vả vì con cháu. b. Kí ức tuổi thơ - Lên bốn tuổi… đói mòn đói mỏi … sống mũi còn cay. -> Nt tách từ, từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm -> Nỗi ám ảnh về những năm tháng tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn. -> Trong tâm trí cháu bếp lửa, ngọn khói, mùi khói trở thành ấn tượng không thể nào quên cùng với hình ảnh bà. - Tám năm ròng… cánh đồng xa + Hình ảnh người bà: - Phép liệt kê: Sự tận tụy, tình yêu thương, đùm bọc, chở che bà dành cho cháu. -> Nỗi lo lắng, lòng biết ơn sâu sắc của cháu đối với bà. + Tiếng chim tu hú: - Giọng thơ chuyển đổi tự nhiên mà chân thành, câu hỏi tu từ. -> Nỗi nhớ thương, sự lo lắng của cháu dành cho bà khi cháu xa nhà. - Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi … vẫn được bình yên”. -> Nghệ thuật tách từ, hình ảnh gợi tả, ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc. => Chiến tranh khốc liệt. Tinh thần bà vững vàng , bền bỉ vượt qua khó khăn, thử thách. - Rồi sớm rồi chiều… Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… -> Điệp ngữ, hình ảnh biểu tượng có sức khái quát cao. => Bếp lửa của bà còn được nhen lên bởi ngọn lửa của tình yêu thương ấm áp, của niềm tin vững bền, của sức sống bất diệt. => Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả với biểu cảm: kí ức về bếp lửa, về bà mãi vẹn nguyên trong lòng cháu. Hết tiết 51 chuyển tiết 52 c. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa Lận đận đời bà… Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ - Nhóm: bếp lửa ấm, sự chăm sóc, tình làng nghĩa xóm, tâm hồn cháu những tình cảm tốt đẹp. à Điệp từ vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa trừu tượng. => Ca ngợi bà: người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa. - Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa ! -> Câu cảm thán, tính khái quát cao. => Bếp lửa bình dị mà cao quý, thân thuộc mà lạ kỳ, gắn liền với hình ảnh người bà. => Bếp lửa thiêng liêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu. d. Nỗi nhớ bà và bếp lửa - Giờ cháu đã đi xa… -> Điệp từ, câu hỏi tu từ. => Ở xa cháu vẫn nhớ về bà – nhớ quá khứ, cội nguồn, nhớ quê hương, đất nước. à Đạo lí uống nước nhớ nguồn. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung => Ghi nhớ: (Sgk/146) * Ý nghĩa văn bản: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình. * Bài: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: (SGK) II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2. Tìm hiểu văn bản 2.1. Bố cục 2.2 . Phương thức biểu đạt 2.3. Phân tích a. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi - Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối -> Câu thơ giàu sức gợi cảm, hình ảnh liên tưởng độc đáo. => Mẹ vất vả giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến. - Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp… Mặt trời của mẹ… -> Hình ảnh cụ thể, gợi cảm, ẩn dụ . => Sự chịu đựng gian khổ của mẹ giữa rừng núi mênh mông, heo hút và niềm tin, tình yêu con tha thiết. - Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng ..Mẹ địu em đi để giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn -> Điệp ngữ => Mẹ tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm, lòng tin thắng lợi. è Người mẹ bền bỉ chịu đựng sự vất vả, gian khổ ở chiến khu, quyết tâm trong công việc lao động, kháng chiến hàng ngày, thắm thiết yêu con, nặng tình thương buôn làng, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập tự do. b. Mối quan hệ giữa công việc mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua những khúc hát ru - Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sân …..Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi …Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do -> Mối liên hệ tự nhiên, chặt chẽ, điệp ngữ. => Mẹ gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con: mong con lớn khôn, khoẻ mạnh, mong con trở thành công dân của nước tự do. à Tình cảm và ước vọng của người mẹ phát triển tự nhiên è Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật b. Nội dung => Ghi nhớ: (Sgk/155) * Ý nghĩa văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà-ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III. Hướng dẫn tự học - Học thuộc lòng 2 bài thơ. - Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự, miêu tà, nghị luận và biểu cảm ở một đoạn thơ tự chọn trong bài Bếp lửa. - Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (tiết 4) E. Rút kinh nghiệm Tuần: 11 Ngày soạn: 27/10/2013 Tiết: 53 Ngày dạy: 29/10/2013 TOÅNG KEÁT VEÀ TÖØ VÖÏNG (Töø töôïng thanh, töôïng hình, moät soá bieän phaùp tu töø töø vöïng) A. Mức độ cần đạt Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức về từ vựng và một số biện pháp tu từ từ vựng. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức: Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 2. Kĩ năng - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. - Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt. C. Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.... D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Nêu các cách trau dồi vốn từ? Sửa lỗi dùng từ trong câu sau : VD: Cô giáo tổng quát ý kiến của học sinh rồi cô đưa ra kết luận của mình. Dùng sai từ: Tổng quát. à Nên sửa: Tổng hợp. 3. Bài mới: Ở những tiết tổng kết từ vựng trước ta đã tổng kết về một số kiến thức về từ vựng học từ lớp 6,7,8,9 và TCT này chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng đã học như từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ từ vựng trong suốt chiều dài chương trình THCS đã học. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung * Hướng dẫn ôn tập về từ tượng thanh, từ tượng hình: - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK theo trình tự các kiến thức. - GV theo dõi phần trả lời của các em để nhận xét, bổ sung (nếu cần). Hs đọc bài tập vận dụng trong Sgk. * Hướng dẫn ôn tập về một số phép tu từ từ vựng: - Gv lần lượt hướng dẫn, gợi ý giúp Hs nhớ lại khái niệm của các phép tu từ từ vựng - GV hướng dẫn các em phân tích tác dụng của một số phép tu từ từ vựng. HS vận dụng kiến thức đã học về các phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong một số câu thơ đã cho. GV chấm bài một số em, nếu điểm cao thì ghi vào cột điểm miệng d. Phép nhân hóa đã biến ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ; làm cho thiên nhiên trong bài thơ trở nên sinh động, có hồn và gắn bó với con người hơn. e. Phép ẩn dụ trong câu thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Nó biểu thị rõ tình cảm của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học GV hướng dẫn tự học, HS lắng nghe I. Tìm hiểu chung 1. Từ tượng thanh và từ tượng hình a. Khái niệm: - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con ngưởi. - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Vd: mèo, chim cuốc, tắc kè, bò,… b. Bài tập: Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. -> Mô tả hình ảnh đám mây cụ thể và sinh động. 2. Một số phép tu từ từ vựng a. Khái niệm: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. b. Bài tập Bt1: a. Dùng phép ẩn dụ: - Từ hoa và cánh: chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. - Từ cây và lá: chỉ gia đình của nàng và cuộc sống của họ. Thúy Kiều bán mình để cứu gia đình. b. Dùng phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Thúy Kiều với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh nó hay như do trời sinh ra, không còn gì để bàn cãi. c. Dùng phép nói quá: - Cái đẹp của tự nhiên tưởng đã hoàn mĩ nhưng vẫn thua cái đẹp của Thúy Kiều. - Cái tài của Kiều cũng chỉ có vài người trong thiên hạ. -> Kiều là người tài sắc vẹn toàn. d. Dùng phép nói quá: + Kiều và Thúc Sinh tuy cùng ở trong một nhà, gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây hai người cách trở gấp mười quan san. -> Tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh: chủ nhà và con ở. e. Dùng phép chơi chữ: Tài của Kiều là của hiếm, tai ương mà Kiều gặp phải cũng không ít. Vì thế, cái “tài” của Kiều nên sinh “tai” nên “tội”. Bt2: a. Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa). Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện được tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín đáo. b. Phép nói quá được dùng để nói về sự lớn mạnh và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn. c. Phép so sánh dùng để miêu tả một cách sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng. II. Hướng dẫn tự học - Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình. - Tập viết đoạn văn có sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Chuẩn bị dàn ý bài viết TLV số 2. E. Rút kinh nghiệm Tuần: 11 Ngày soạn: 27/10/2013 Tiết: 54 Ngày dạy: 29/10/2013 TRAÛ BAØI TAÄP LAØM VAÊN SOÁ 2 A. Mức độ cần đạt - Nhằm ôn lại những kiến thức và phương pháp làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cho HS. Giúp các em nhận ra chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này. - Các em nhận rõ được những ưu - khuyết điểm trong bài làm của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục sau khi tham khảo đáp án của GV. - Rèn luyện các kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt, tìm hiểu đề, lập dàn bài… B. Chuẩn bị - GV chấm bài, nhận xét ưu khuyết điểm cụ thể trong bài làm của HS, giúp HS rút kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo. - HS ôn kiến thức và phương pháp làm văn tự sự kết hợp với miêu tả. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: (Lớp 9A1.............................., 9A5.....................................................) 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của 2 HS. 3. Bài mới: Để giúp các em nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài văn của mình, rút kinh nghiệm, tìm cách sửa chữa để bài làm sau được tốt hơn, hôm nay cô sẽ trả bài tập làm văn số 2. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Nhắc lại đề Gv gọi Hs nhắc lại đề bài. Gv chép lại đề lên bảng. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý Thể loại của đề bài là gì? Đề yêu cầu chúng ta làm gì? Để làm được điều đó chúng ta phải xác định các ý ra sao? Gv treo bảng phụ ghi các ý cơ bản cần trình bày: - Phần đầu bức thư. - Nội dung bức thư: Em về thăm trường trong hoàn cảnh nào? Trường có thay đổi gì? Em gặp lại ai? em có suy nghĩ gì?... - Phần cuối thư. Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý - Thảo luận (5p): Từ dàn ý đã chuẩn bị ở nhà, các em hãy thảo luận với nhau xem bài làm của mình đã đạt được những yêu cầu nào, chưa đạt yêu cầu nào? Gv treo bảng phụ ghi dàn bài cho hs xem. Hs chép dàn ý vào vở. Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm Ưu điểm: - Đa số các em nắm tương đối yêu cầu của đề. Các em biết làm bài dưới hình thức là một bức thư. - Một số em có khả năng hình dung khá sinh động về ngôi trường mình học xưa kia sau hai mươi năm xa cách. - Những cảm nhận về trường khá sâu sắc (sự thay đối bên ngoài của trường, các thầy cô giáo cũ…) - Cách bộc lộ tình cảm của mình với trường khá sinh động mà vẫn chân tình, có sức thuyết phục người khác chưa có điều kiện trở lại thăm trường cũng phải sắp xếp công việc để về thăm… - Một số bài, hình thức bài văn đáng khen. Chính tả, ngữ pháp khá chuẩn. Tình cảm với bạn bè bộc lộ tự nhiên, chân thành. Nhược điểm: - Khá nhiều em còn sa vào miêu tả, biểu cảm nên yếu tố tự sự còn mờ nhạt. - Nhiều bài chỉ chú ý miêu tả sự thay đổi của ngôi trường mà không hề nói về thầy cô giáo cũ của mình - Một số còn chú ý đến việc hỏi han sức khoẻ bạn bè mà quên một số yêu cầu chính của bài văn. - Một số khác, trình tự ý sắp xếp chưa hợp lí. - Vẫn còn một số HS viết chữ xấu, cẩu thả, sai chính tả và ngữ pháp. - Nhiều em, cách sử dụng từ ngữ chưa phù hợp với lứa tuổi. ( lúc đó đã khoảng 35,36 tuổi) Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể (Xem cuối giáo án) Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, đưa ra các lỗi sai điển hình. Hs thảo luận nhóm và sửa ngay trong phiếu. Gv nhận xét. Sửa lỗi cho Hs. Hs chép vào vở. Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài Cho Hs xem kỹ bài làm của mình. Nhận xét lời phê và các chỗ có mực đỏ. Phát hiện lỗi sai trong bài làm của mình. Hs: Đối chiếu bài làm với dàn ý, sửa bài. Hoạt động 7: Đọc bài mẫu Một số đoạn trong bài của các em Hòa, Thọ. Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng Lớp Sĩ số >= 5 >= 8 < 5 <= 3 9A1 32 9A5 18 * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học thêm ở nhà. I. Đề bài: Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy. II. Tìm hiểu đề, tìm ý 1. Tìm hiểu đề - Thể loại: văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả. - Hình thức: một bức thư. - Nội dung: buổi thăm trường cũ đầy xúc động. 2. Tìm ý III. Dàn ý (Xem giáo án tiết 34 - 35) IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm V. Hướng dẫn sửa lỗi VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, sửa bài VII. Đọc bài mẫu VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng * HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xem lại dàn ý, làm lại bài kiểm tra một lần nữa. - Chú ý các lỗi mắc phải, ghi sổ tay để rút kinh nghiệm cho lần sau. - Xem lại cách làm bài tự sự kết hợp miêu tả. Hướng dẫn sửa lỗi Phần văn bản sai Nguyên nhân sai Sửa lại - Sau 20 năm miệt mài ở trường đại học Kinh tế quốc dân, giờ mình đã thành đạt trở lại thăm mái trường xưa.

File đính kèm:

  • docNV 9 tuan 11.doc